30/9/15

You don’t bring me flowers


You don’t bring me flowers
You don’t sing me love songs
You hardly talk to me anymore
When you come thru the door
At the end of the day




29/9/15

I've dreamed of you


I've dreamed of you, always feeling you were there
And all my life I have searched for you everywhere
I caught your smile in the morning sun
I heard your whisper on the breeze at night
I prayed one day that your arms would hold me tight

And just when I thought love had passed me by, we met
That first look in your eyes I can't forget
You melted me with your tender touch
I felt all fear and sorrow slip away
Now here we stand hand in hand, this blessed day




I promise you as I give to you my heart
That nothing, nothing in this world shall keep us apart
Come happily ever after be the man I'll love until the very end
I've dreamed of you my great love and my best friend

For God must know how I love you so
He's blessed us here today as man and wife
Come dream with me as I've dreamed of you all my life
Come dream with me as I have dreamed of you all my life


Ca khúc được Barbra hát trong đám cưới của bà với diễn viên James Brolin năm 1998. Lời lời như rót mật vào tai .. do Ann Hampton Callaway viết, giai điệu là của Rolf Løvland (bản Heartstrings, album Songs From a Secret Garden, 1996).



Bài hát sau đó được thu cho album A Love Like Ours (1999).

27/9/15

Truyện cổ tích kể đêm trung thu


Trung Thu, lại nhằm hôm chủ nhật rảnh rổi, kể chuyện cổ tích cho các cháu nghe chơi. Hình mượn tạm trên mạng để minh họa, không dính dáng gì với nhân vật trong truyện. Trong truyện có đặt một số link (cụm chữ đổi màu tím), nếu thích, click vào sẽ vào Youtube vừa nghe nhạc vừa đọc truyện. Nào, mời.

26/9/15

What kind of fool . Ôi khùng gì đâu


Hôm qua nghe Woman in Love, bài hát nằm trong album thứ 22 của Streisand, Guilty (1980). Woman in Love là single đầu tiên trích xuất từ album này



Single thừ 2 từ album là ca khúc chủ đề Guilty do cả 3 anh em Bee Gees viết, Barbra và anh cả Barry Gibb song ca. Bài hát đã đứng #3 trên Hot 100 và giành được Grammy cho Song ca trình diễn nhạc pop hay nhất.



25/9/15

Woman in love . Khi nàng yêu


Lang thang vào RFI mới nhớ ra Woman in Love đã 35 năm. Đúng là đã xa xôi lắm, những khuya nằm ôm chiếc radio nghe nhạc, nghe tiếng ca xen với tiếng rít tiếng sôi... Rồi một hôm trong tiếng lạo sạo ấy, một giọng ca vút lên



Life is a moment in space
When the dream is gone
It's a lonelier place
..
When eyes meet eyes
And the feeling is strong
I turn away from the wall
I stumble and fall
But I give you it all…

Đời là phút giây nơi này
Khi giấc mơ tan rồi
Trở thành chốn cô liêu khôn khuây..
..
Khi ánh mắt trao nhau
Và sóng lòng dạt dào
Em quay đi rời xa bức tường
Em liêu xiêu rồi em té nhào
Nhưng tất cả em đã trao anh rồi
..

Lời ca đắm đuối, giọng ca nồng nàn mà vẫn sang cả. Và tiếng ngân ấy .. 35 năm qua đã làm nhức tim bao nhiêu người ?

I am a woman in love
And I do anything
To get you into my world
And hold you within
..

We planned it all at the start
That you and i
Would live in each others hearts
We may be oceans away
You feel my love
I hear what you say
No truth is ever a lie
I stumble and fall
But I give you it all

Em là người đàn bà đang yêu
Và em sẽ làm mọi điều
Để có anh trong cuộc đời này
Và giữ chặt anh trong vòng tay
..

Như đôi ta ước nguyện từ đầu
Anh và em

Sẽ mãi mãi có nhau trong lòng
Dù ngăn cách núi sông
Anh biết tình em thắm nồng
Như em vẫn nghe anh dịu dàng
Chân tình có bao giờ dối gian
Em liêu xiêu và em té nhào
Nhưng tất cả em đã trao anh rồi
..
(dịch đại)

22/9/15

Xem phim học tiếng Anh . Extr@! English


Xem phim là một cách luyện nghe tiếng Anh rất hiệu quả. Khác với nghe audio, khi xem phim nhờ bối cảnh, nét mặt cử chỉ của nhân vật, ta có thêm gợi ý để hiểu được nội dung lời thoại, việc luyện nghe thuận lợi hơn nhiều.

Tuy nhiên, lần đầu xem phim tiếng Anh, nhiều người không khỏi hoảng, nản vì nhân vật nói nhanh quá, nghe không kịp. Phim có phụ đề tiếng Anh cũng đọc không kịp.

Thật ra đây không phải là khó khăn, mà là lợi thế của việc dùng phim học tiếng Anh. Ta cần học thứ tiếng Anh thực, được sử dụng trong cuộc sống đời thường. Phim giúp ta làm quen với chính thứ ngôn ngữ ấy, không phải là thứ ngôn ngữ đã được sửa đổi cho phù hợp như trong các bài học ở lớp. Nhờ phim nói nhanh (thật ra là nói bình thường, không cố ý chậm như thường gặp ở nhiều giáo trình) nên ta sẽ không có thời gian dịch, phân tích ngữ pháp .. ta tập quen với việc hiểu trực tiếp, không qua khâu dịch xuôi dịch ngược trong đầu như thường làm. Có thể vài lần xem đầu chưa hiểu, xem đi xem lại nhiều lần sẽ hiểu. Thêm một lần nghe là thêm một lần "tắm" trong thứ ngôn ngữ ta muốn chinh phục, thêm quen với cách phát âm, ngữ điệu,.. của nó, tăng cường phản xạ nghe thẳng tiếng Anh.

Tất nhiên để việc học bằng phim có hiệu quả, cần phải chọn phim phù hợp. Với ai chưa quen xem phim bằng tiếng Anh, ban đầu nên chọn phim dễ nghe tí, số từ mới không quá nhiều. Sau đây xin giới thiệu một phim dành cho người mới bắt đầu

21/9/15

Chỉ còn bóng đổ dài


Chiều, mây đen âm u kín trời. Ngồi nhìn mấy bông hoa súng khép cánh, nghiêng mình tạm biệt một ngày qua, chợt nhớ câu thơ của Nguyễn Đức Sơn

Các em rồi sẽ xa xôi 
Mình tôi ở lại bóng ngồi thiên thu

Lại nhớ bài hát của Trần Quang Lộc



chiều về đứng một mình
chiều qua đời chẳng hay
bơ vơ một làn khói
bếp ấm của nhà ai ...


19/9/15

Master Spoken English - Feeling Phonics


Định kiến chết người khi học tiếng Anh

Trả lời chất vấn Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã nói: “cách dạy, cách học, cách thi ngoại ngữ của Việt Nam không giống ai trên thế giới”, “trò phát âm chuẩn, cô chê” và thế là có hàng loạt trao đổi liên quan đến việc dạy tiếng Anh, đặc biệt là phát âm, được chia sẻ.
Theo tôi chuyện học và dạy tiếng Anh của người Việt “không giống ai” vì chúng ta đang tồn tại một số định kiến rất sai lầm.

Định kiến lớn nhất đó là “cần phải phát âm chuẩn”. Đã bao năm nay, cả nền giáo dục tiếng Anh ở Việt Nam bị ám ảnh mê muội bởi cái chuẩn là chúng ta phải phát âm theo giọng Anh hoặc Mỹ. Chúng ta tự hào khi con mình nói giọng Anh - Mỹ và khoái trá chê con người khác; tán đồng khi con “cười sằng sặc” nói thầy cô phát âm không ”chuẩn”. Ám ảnh phải nói “chuẩn” đã gây ra không biết bao tốn kém.

Bạn đâu cần phải phát âm chuẩn giọng “Anh – Mỹ” thì mới làm được việc. Tại Mỹ hàng năm có hàng trăm nghìn người nhập cư đến từ khắp nơi trên thế giới, những nước mà tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ, như Italy, Hà Lan, Đức, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam. Có hàng nghìn giáo sư, bác sĩ, luật gia xuất chúng, những nhà khoa học được giải Nobel, họ đều nói giọng không “chuẩn”. Bạn đã đến Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới chưa? Bạn đã nghe hàng trăm giọng phát âm tiếng Anh, mỗi người một kiểu chưa? Ấy thế mà những nơi đó tập trung những kinh tế gia, nhà ngoại giao hàng đầu thế giới hàng ngày làm việc với nhau đấy.

Đã bao giờ bạn thấy một người Singapore, Philippine hay Ấn Độ xấu hổ và mặc cảm vì nói tiếng Anh không giống giọng “Anh Mỹ” chưa? Những đất nước đó có hàng triệu, hàng trăm triệu đến hàng tỷ dân nói và sử dụng tiếng Anh thành thạo mà chả ai quan tâm đến giọng của người kia giống Anh/Mỹ hay không? Cả thế giới kính trọng Lý Quang Diệu của Singapore, say mê những kiến giải kinh tế học của Amartya Sen (nhà kinh tế học Ấn Độ được giải Nobel), có ai quan tâm là họ nói tiếng Anh không giống giọng Anh - Mỹ không?

Mỗi đất nước, con người, dân tộc có một phương ngữ, chất giọng khác nhau. Tại sao lại cứ khăng khăng bắt người ta phải nói giọng Anh, giọng Mỹ. Ngay cả ở Mỹ, những người Mỹ da đen cũng có cách phát âm riêng mà không ai phán xét họ cả. Chúng ta chưa bao giờ bắt người Nghệ An, người miền Tây phải nói giọng Bắc thì tại sao lại cứ mong con mình phải nói như những ông Tây? Hãy tìm ở Việt Nam mà xem, có bao nhiêu người thực sự phát âm được giống giọng “Anh Mỹ”? Tôi dám đặt cược là không quá con số nghìn.

Ám ảnh phải nói “chuẩn” gây ra sự tốn kém rất lớn khi học tiếng Anh. Thay vì học với cô thầy giỏi người Việt, chúng ta tốn rất nhiều tiền học với “tây” và làm mọi cách để phát âm cho “chuẩn”. Đành rằng học với “tây” thì phản xạ sẽ tốt hơn, nhưng chi phí sẽ đắt gấp 2-3 lần. Và ám ảnh ấy sẽ mãi là một vòng luẩn quẩn vì chừng nào chúng ta không học bằng tiếng Anh liên tục từ nhỏ, không sống một thời gian dài tại Anh, Mỹ thì phần lớn chúng ta cũng không thể nào phát âm “chuẩn” được.

Tôi từng là một học sinh chuyên Anh tại một trường trung học nổi tiếng Hà Nội, đã học đại học tại Australia, làm tiến sĩ tại Mỹ, tham gia học, dạy và làm việc ở các môi trường nói tiếng Anh, tổng cộng hơn 24 năm sử dụng tiếng Anh. Đến bây giờ tôi vẫn không nói tiếng Anh có giọng Anh Mỹ và tôi cũng chưa bao giờ mặc cảm vì điều đó. Các bậc thầy và đồng nghiệp đáng kính của tôi đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, Italy, Ấn Độ, Hàn Quốc, Rumani. Ai cũng nói tiếng Anh lơ lớ, thậm chí còn khó nghe. Nhưng họ đều rất thành công.

Một trong những thầy hướng dẫn luận văn tiến sĩ của tôi là một người Anh gốc Ấn. Bà sinh ra ở Anh, học đại học tại Cambridge và làm tiến sĩ tại Yale, những đại học lừng danh nhất trên thế giới, và làm ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Ấy thế mà bà vẫn nói tiếng Anh theo phương ngữ Ấn Độ, theo văn hóa Ấn Độ. Và bà rất tự hào về điều đó.

Mặc cảm nói tiếng Anh không “chuẩn” một phần phản ánh tư duy “nhược tiểu”, luôn coi mình không bằng với Tây Âu, cảm thấy mình thấp kém, lấy việc giống “tây” làm một phần thước đo giá trị. Tôi chắc không có đất nước nào ngoài Việt Nam lại có khái niệm tiếng “bồi”, nghĩa là tiếng Anh (của bồi bàn) không phát âm chuẩn, thiếu văn phạm.

Vậy phát âm “chuẩn Mỹ Anh” có tốt gì không? Xin thưa là không có bất cứ một lợi ích gì hơn so với việc phát âm để nghe được, hiểu được, dùng được cả. Còn cái hại của việc sợ phát âm không “chuẩn” sẽ là vô số: Nó sẽ dẫn đến mặc cảm, tự ti khi học tiếng Anh để rồi mãi không học được; nó sẽ dẫn đến việc tốn kém khi cứ đầu tư suốt vào việc kiếm thầy bản ngữ để học rồi ba bữa lại quên vì mình làm sao mà phát âm đúng giọng được. Nó cũng gieo vào đầu bao thế hệ tư duy “nhược tiểu” tự đánh giá mình kém cỏi bằng một giọng phát âm “chuẩn” hay không “chuẩn”.

Hãy cứ mạnh dạn nói tiếng Anh đi, tiếng “bồi” cũng được, rồi dần dần bạn sẽ thành thạo. Hãy cứ thoải mái giao tiếp bằng tiếng Anh đi dù bạn nói có không hay. Cô cứ mạnh dạn dạy học trò biết tiếng Anh đi, đừng “lăn tăn” mình nói chuẩn hay không chuẩn vì ít nhất các em sẽ được cô dạy một cách tự tin. Cha mẹ cũng hãy mạnh dạn tiết kiệm hàng triệu đồng một tháng thay vì tốn tiền cho con học tiếng Anh với tây đi, dành tiền đó đầu tư cho con học với thầy cô giỏi. Các cán bộ nhân viên cũng đừng mặc cảm là phải học cho đến khi nào nói “chuẩn” thì mới dám dùng.

Hãy tự tin lên, dù cho tiếng Anh chúng ta nói có là Ving-lish (Vietnamese  English) đi chăng nữa, vì sẽ có một ngày chúng ta thực sự gia nhập thế giới nói tiếng Anh của một nước phát triển như Singapore nơi người ta nói tiếng Sing-lish (Singaporean English); của cường quốc quân sự, văn hóa như Ấn Độ nơi hơn một tỷ người nói tiếng Ing-lish (Indian English). Hãy cứ làm được như thế đã, trước khi mơ về cái gọi là tiếng “chuẩn”.

Nguyễn Quốc Toàn
Nguồn: vnexpress

17/9/15

Butterfly . Cánh bướm Carey

nghe tiếp giọng hát Mariah Carey



Honey trích từ album Butterfly, được phát hành single tháng 8/1997.  Cảnh trong phim gợi lên những đồn đoán về sự rạn nứt giữa nàng lọ lem và chàng hoàng tử ngày nào. Thật ra, chỉ là chưa công bố, còn thực tế thì hai người đã li thân từ lúc đang thu  album, và lúc này Carey cũng đã kịp tìm được người tình mới, một cầu thủ bóng chày.

Ngay sau khi phát hành, Honey đã leo ngay lên vị trí #1 trên Hot 100 và trụ ở đó 3 tuần liền. Trên bảng xếp hạng nhiều nước, bài hát cũng nằm trong top 10. Nhiều nhà phê bình nhận xét bài hát đánh dấu một bước chuyển biến tích cực của Carey, khẳng định khuynh hướng R&B và hip hop manh nha từ thời Daydream và đã bị giám đốc hãng đĩa Columbia đồng thời là chồng của cô phản đối kịch liệt.

16/9/15

Trăm năm thời trang nữ




Tình cờ thấy cái clip Trăm năm thời trang nữ này, xem xong lại ước gì có Trăm năm thời trang nội y nữ. Hóa ra có thật



Tiếc rằng đạo diễn đưa cái bình phong lên sân khấu trông thật .. phản cảm.
Còn đây là thời trang áo tắm qua các thời kỳ



What's next ? huhu chưa kịp nhìn.

15/9/15

Yesterday

Nghe lại một ca khúc nổi tiếng của Beatles vừa tròn 50 năm tuổi, tính từ ngày dược phát hành dĩa đơn đầu tiên tại Mỹ (13/9/1965)


14/9/15

Từ chính tả tiếng Việt đến văn bản quy phạm pháp luật về ngôn ngữ và chữ viết

bài của GS TS Nguyễn Minh Thuyết,
cop về mọi người đọc cho biết và lưu làm tài liệu
   
SUMMARY
This article focuses on the analysis and discussion of the three issues which are attracting the attention of professionals and social opinions towards the spelling of Vietnamese today, and proposes policy recommendations for overcoming the three issues, namely: 1) The Vietnamese alphabet; 2) Rule for writing i/y and rule for using symbols and diachritis; 3) Rule for writing proper names.

TÓM TẮT
Bài viết này tập trung vào ba vấn đề đang thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn và dư luận xã hội về chính tả tiếng Việt hiện nay, từ đó kiến nghị giải pháp về chính sách để khắc phục. Ba vấn đề đó là: 1) Bảng chữ cái Việt; 2) Quy tắc viết i/y và quy tắc đặt dấu thanh; 3) Quy tắc viết tên riêng.

12/9/15

Như một vết thương


Trời mưa, ngồi nghe nhạc TCS với Khánh Ly

Album Khánh Ly với 10 ca khúc nhạc Trịnh phát hành 2009. Các bài hát trong album tương đối lạ với nhiều người như Đêm Hồng, Tôi Tìm Tôi, Như Một Vết Thương... Có thể nói Như Một Vết Thương là album đầu tiên có phong cách mộc kể từ sau 1975 của Khánh Ly, với phần đệm hầu như chỉ có tiếng guitar hát trên một nền nhạc giản dị. Nghe Khánh Ly 2009 có thể không bằng Khánh Ly thời 1970 vì những khuyết điểm của giọng ca đã ngoài 60, nhưng giọng hát ấy vẫn ngọt ngào và quyến rũ đối với những ai đã trót yêu mến tiếng hát Khánh Ly.

11/9/15

Biển nhớ

Nghe một giọng ca lạ hát nhạc Trịnh Công Sơn



Nghe anh chàng hát với tiếng guitar thùng, cứ bâng khuâng nhớ một thời đã xa, xa lắm.. Những chiều, những khuya, .. dăm đứa bạn ngồi quanh chiếc bàn nhỏ bên hiên nhà ai đấy, đứa cafe đứa đọc sách đứa ôm đàn hát.. Giọng có lẽ không có gì độc đáo, hát còn sai nốt lỗi nhịp.. Nhưng bao giờ cũng đầy cảm xúc. Lắm lúc đang cafe đang đọc sách bỗng sửng lại, bởi lòng chợt thấy nao nao trước một câu ca..



P/S: Người up clip lên Youtube giới thiệu Nghệ sỹ đầu tiên hát nhạc Trịnh - Nguyễn Đình Toàn có lẽ không đúng.

Nghệ sỹ Nguyễn Đình Toàn được nhắc đến ở đây có lẽ muốn nói đến nhà văn, đồng thời là người phụ trach chương trình Nhạc Chủ đề ở đài phát thanh Saigon trước 1975. Ông sinh năm 193x, tức cùng lứa tuổi với TCS. Hai người có thể quen biết nhau, nhưng bảo mỗi khi có bài mới đều đưa cho NĐT hát thì không thể, vì NĐT chủ yếu sống ở Saigon, trong khi rất nhiều ca khúc của TCS được viết tại Huế, nơi ông lớn lên; tại Qui Nhơn, nơi ông theo học Sư phạm; tại Đà Lạt, nơi ông đi dạy sau khi tốt nghiệp ..

Người hát trong clip trên, theo nhiều nguồn trên net, là Nguyễn Toàn, một ca sĩ không chuyên, chủ quán cafe ca nhạc. Và dĩ nhiên anh không thể là người đầu tiên hát nhạc TCS, vì anh sinh 196x, ít nhất cũng kém TCS 20 tuổi.

Xem lại bài về Nguyễn Đình Toàn ở đây
Nghe lại Hiên Cúc Vàng, nhạc Nguyễn Đình Toàn, Khánh Ly ca ở đây

17/11/19: thay link cho bài Biển Nhớ

9/9/15

Khi bạn quá thông minh ..


Thông minh thì ai cũng muốn có, đặc biệt muốn thiên hạ thấy mình có. Nhưng nhìn những người được công nhận là thông minh, thấy cuộc sống của họ nhiều khi cũng không dễ chịu gì. Trang web Quora đã đề nghị mọi người thảo luận về sự bất lợi khi bạn thông minh quá. Sau đây là kết quả, trích lại từ trang web m.ndh.vn. Cuối bài xin có vài nhận xét

Đôi khi chỉ số IQ cao lại gây ra phiền toái cho bạn

8/9/15

Always be my baby . Mãi là người yêu dấu ..


Xem video ca nhạc do chính Carey đạo diễn



Cảnh Carey ngồi trên đu dây quay tại một trại hè ở ngoại ô New York dành cho thiếu nhi nghèo, được Carey tài trợ nhiều. Lời ca sao mà tử tế đáng yêu ..

Now you wanna be free
So I'm letting you fly
'Cause I know in my heart babe
Our love will never die

You'll always be a part of me
I'm part of you indefinitely
Boy don't you know you can't escape me
Ooh darling 'cause you'll always be my baby
..

Giờ anh muốn tự do
Nên em để anh bay nhảy
Vì em biết trong trái tim này
Tình đôi ta không bao giờ phai.

Anh mãi là một phần đời em
Như em là một phần của anh, mãi mãi
Anh chẳng thể thoát khỏi em đâu
Vì anh mãi là người em yêu dấu..
(dịch đại)

7/9/15

Triết học và lịch sử


(Bài giảng của giáo sư Hồ Ngọc Đại tại trường viết văn Nguyễn Du. Giáo sư đầu bạc trắng, áo trắng, quần trắng, giọng nói sang sảng, giọng điệu hài hước và thẳng thừng).

5 điều cơ bản của buổi học:
1. Sự tương quan giữa triết học và lịch sử.
2. Sự tồi tệ của nghị quyết và chính sách.
3. Sự cần thiết của mở rộng/ phá bỏ tư duy cũ.
4. Phát hiện lớn nhất của con người là Công Nghệ Sinh Đẻ.
5. Ta tạo ra chính mình.

Tôi xin nói ngay là, tôi nói điều tôi nói, còn tiếp nhận hay không là việc của các anh các chị.
Thơ dù đề là "Vô đề/ Không đề" thì vẫn cứ là có đề. Vậy hôm nay bài giảng của tôi có đầu đề là "Triết học và lịch sử".

6/9/15

Nắng Hà Nội . tranh như ảnh


Hôm trước xem những bức ảnh đẹp như tranh của Đơn Hồng Oai. Hôm nay xem mấy bức tranh đẹp như ảnh của Phạm Bình Chương. Phạm Bình Chương (s. 1973) tốt nghiệp khoa Hội họa, ĐH Mỹ thuật năm 1995, hiện đang giảng dạy ở đó.

Nghe Thu Phương nhớ mùa thu Hà Nội và ngắm một số tranh vẽ nắng Hà Nội của ông


Hồng Nhung – Giọng hát đẹp Hà Nội


Dù không được đào tạo chính quy như nhiều ca sĩ khác, nhưng bằng sự đặc biệt trong tiếng hát, cùng kinh nghiệm tích lũy sau nhiều năm làm việc với những nhạc sĩ lớn, Hồng Nhung vẫn sở hữu nhiều kĩ thuật đáng nể. Sau đây là đôi nét về giọng hát của cô.

Loại giọng: lirico mezzo soprano (nữ trung trữ tình). Cũng có ý kiến cho rằng Hồng Nhung từng là một soprano trong những năm đầu đi hát.
Quãng giọng: D3 (Rê quãng 3) tới C#6 (Đô thăng quãng 6), gần 3 quãng 8.
Quãng trầm: D3 (Rê quãng 3) tới F3 (Fa quãng 3).
Quãng giọng ngực và giọng pha: A#4 (La thăng quãng 4) tới F#5 (Fa thăng quãng 5).
Quãng giọng giả thanh: A4 (La quãng 4) tới C#6 (Đô thăng quãng 6).
Longest notes (note dài nhất): 20 giây.

5/9/15

Người yêu trong mộng


Tiếp tục nghe Mariah Carey ca

Music Box là album thứ 3 của Carey gồm những bản ballad do Carey và Afanasieff sáng tác phát hành tháng 8/1993, là album rất thành công của Carey, #1 tám tuần liền trên Billboard 200. Bốn dĩa đơn phát hành từ album gồm Dreamlover, Hero, Without YouNever Forget You đều là hit trên các bảng xếp hạng



Giấc mơ màu tím . thaiphienphoto

2/9/15

Ảo mộng tình yêu . Mariah Carey


Nghe lại Vision of Love, ca khúc đem về cho Mariah Carey 2 giải Grammy Nghệ sĩ mới xuất sắc nhấtGiọng ca nữ nhạc pop hay nhất 1991. Video quay vào tháng 4/1990, cô ngồi hát trước cửa sổ trong một nhà thờ một nhà thờ.


1/9/15

Một ngày xa em . Never my love


Never My Love

You ask me if there’ll come a time
When I grow tired of you
Never my love
Never my love

You wonder if this heart of mine
Will lose its desire for you
Never my love
Never my love

What makes you think love will end
When you know that my whole life depends
On you (on you)...

Lá cờ thêu sáu chữ vàng ?

Đọc tiếp một bài nữa của levinhhuy

– Trần Quốc Toản bóp cam… bằng tay nào?

Câu hỏi đó không phải do tôi rắn mắt trớ trêu bày ra đâu, mà là ở một diễn đàn nọ, do các bạn trẻ đôi mươi đặt ra đó!

Sặc cười với những lời giải đáp của họ. Người bảo thuận tay nào bóp tay nấy; kẻ lại lý giải chi tiết hơn, rằng cứ theo thói quen… quay tay mà suy ra thì biết thuận tay nào! Nhưng thuận tay nào thì thuận, các bạn cùng nhất trí: phải là trái cam thúi thì mới dễ dàng bị Hoài Văn hầu bóp nát như vậy, he he!