Nghe nhạc và đọc bài viêt của Du Tử Lê viêt về nhạc sĩ Anh Viêt Thu
Tài hoa và nhân cách nhạc sĩ Anh Việt Thu
Du Tử Lê
Trong số những nhạc sĩ sinh trưởng ở miền Nam, thuộc thế hệ 1940s, chẳng những thành danh sớm mà, từ giai điệu tới ca từ cũng mượt mà, giầu có, là cố nhạc sĩ Anh Việt Thu.
Ông là tác giả nhiều ca khúc nổi tiếng khi còn rất trẻ. Nhưng dường như định mệnh ngỗ ngược đã chỉ dành cho ông nửa miệng cười! Tôi muốn nói, cùng thời với ông, có những nhạc sĩ được dư luận, báo chí nhắc nhở tới như những tài hoa trẻ của nền tân nhạc Việt, dù số lượng sáng tác của họ được quần chúng biết đến ít hơn, hoặc giá trị thực hữu của những ca khúc đó là điều cần phải xét lại!
Trả lời câu hỏi điều gì dẫn tới sự bất công này? Một bằng hữu cùng giới với nhạc sĩ Anh Việt Thu cho rằng, vì ông mất quá sớm! Khi ông chưa bước tới tuổi 37 (theo cách tính phương Tây). (1)
28/4/19
27/4/19
Nếu anh còn trẻ
Phạm Duy phổ nhạc bài thơ Nếu Anh Còn Trẻ của Hoàng Cầm. Duy Quang ca
thủ bút Hoàng Câm: dutule.net
Nếu anh còn trẻ như năm cũ
Quyết đón em về sống với anh
Những buổi chiều buồn phơ phất lại
Anh đàn em hát níu xuân xanh
Nhưng thuyền em buộc bờ sông hận
Anh chẳng quay về bến trúc thương
Ngày tháng em ca trong ánh nguyệt
Bao giờ em hết nợ Tầm Dương?
Nếu có ngày mai anh trở gót
Quay về thăm lại bên thu xa
Thì đôi mái tóc không xanh nữa
Mây trắng đêm vàng sẽ thướt tha
(1941)
Sen giữa hạ . Tranh Đỗ Đức
26/4/19
Thắp tạ
thơ Tô Thùy Yên
Một mai nàng lên núi chan chứa,
Hỏi tìm cho gặp đá tiên tri...
Về sau, đời có ra sao nữa,
Cũng đã đành tâm sẵn một bề.
Ðá, chẳng đá nào lên tiếng với...
Nàng đi thôi đã nát chân hồng,
Nghe con vượn ẩn thân khóc hối
Một lần bỏ lỡ chuyến lìa non.
Một mai nàng vô rừng u ẩn.
Nhặt trái nưa về nhuộm dạ sầu,
Thấy trăm họ cỏ cây chen quấn,
Nương náu nhau mà tội nợ nhau.
Con loan, con phượng bay đâu lạc,
Ðến nỗi nào, sao chẳng gọi bầy?
Nếu như hoa biết chiều nay rụng,
AÂu cũng vui mà nở sáng nay.
Một mai nàng qua cầu cam mặc,
Mưa nắng gì thôi cũng một thì.
Rau hạnh, rau vi từ lúc có,
Chưa từng nguôi biếc bãi Kinh Thi.
Cửa đẩy lầm, vô lường cuộc diện...
Ba ngàn thế giới đã nhà chưa?
Lâu ngày, thân thế rách như gió,
Thấy lại mình như kẻ đáng ngờ.
Một mai nàng đến thành hoa gấm.
Hát một chiều, tiền thưởng ngập chân.
Vui nốn náo trời, thốc tháo biển...
Một lần, thử đổi bỏ chân thân.
Gà nửa khuya gáy xộ trăng muộn.
Ai hồ nghi lộn kiếp bên này?
Con chó khóc tru ngoài địa giới,
Ngờ ngợ người góc biển chân mây.
Một mai nàng ra bãi vô định,
Nhìn sông đổi lòng, nhìn núi chuyển chân.
Mây bay bay như những vẫy biệt...
Nàng đứng cho tàn như một nén nhang
Thắp tạ càn khôn một vô ích,
Thắp tạ nhân quần một luyến thương.
Biển Ðông, đã một ngày xe cát...
Khuất giạt, mơ lai kiếp dã tràng.
1998
Thiếu phụ. Tranh Lương Xuân Nhị
Một mai nàng lên núi chan chứa,
Hỏi tìm cho gặp đá tiên tri...
Về sau, đời có ra sao nữa,
Cũng đã đành tâm sẵn một bề.
Ðá, chẳng đá nào lên tiếng với...
Nàng đi thôi đã nát chân hồng,
Nghe con vượn ẩn thân khóc hối
Một lần bỏ lỡ chuyến lìa non.
Một mai nàng vô rừng u ẩn.
Nhặt trái nưa về nhuộm dạ sầu,
Thấy trăm họ cỏ cây chen quấn,
Nương náu nhau mà tội nợ nhau.
Con loan, con phượng bay đâu lạc,
Ðến nỗi nào, sao chẳng gọi bầy?
Nếu như hoa biết chiều nay rụng,
AÂu cũng vui mà nở sáng nay.
Một mai nàng qua cầu cam mặc,
Mưa nắng gì thôi cũng một thì.
Rau hạnh, rau vi từ lúc có,
Chưa từng nguôi biếc bãi Kinh Thi.
Cửa đẩy lầm, vô lường cuộc diện...
Ba ngàn thế giới đã nhà chưa?
Lâu ngày, thân thế rách như gió,
Thấy lại mình như kẻ đáng ngờ.
Một mai nàng đến thành hoa gấm.
Hát một chiều, tiền thưởng ngập chân.
Vui nốn náo trời, thốc tháo biển...
Một lần, thử đổi bỏ chân thân.
Gà nửa khuya gáy xộ trăng muộn.
Ai hồ nghi lộn kiếp bên này?
Con chó khóc tru ngoài địa giới,
Ngờ ngợ người góc biển chân mây.
Một mai nàng ra bãi vô định,
Nhìn sông đổi lòng, nhìn núi chuyển chân.
Mây bay bay như những vẫy biệt...
Nàng đứng cho tàn như một nén nhang
Thắp tạ càn khôn một vô ích,
Thắp tạ nhân quần một luyến thương.
Biển Ðông, đã một ngày xe cát...
Khuất giạt, mơ lai kiếp dã tràng.
1998
Thiếu phụ. Tranh Lương Xuân Nhị
21/4/19
Trúc Phương
Chủ Nhật, nghe lại mấy bài nhạc sến của Trúc Phương cho vui.
Nghe nhạc và đọc bài của nhà văn Nguyễn Đình Toàn viết về nhạc Trúc Phương.
Chúng ta có ba nhà soạn nhạc gốc miền Nam mà nghe nhạc chúng ta có thể nhận ra điều ấy đó là: Nguyễn Mỹ Ca, Lam Phương và Trúc Phương. Nhạc của Nguyễn Mỹ Ca có vẻ như xuất phát từ một cây dương cầm, nhạc của Lam Phương có nguồn gốc từ chiếc ghi-ta phím lõm, còn nhạc của Trúc Phương là sản phẩm của một cây ghi-ta thùng.
Trong sinh hoạt âm nhạc của chúng ta nói chung, còn có một hiện tượng đáng ghi nhận khác nữa: có những bài hát gắn liền với tiếng hát và cả dáng dấp một ca sĩ, đồng thời nhắc nhở tới một quãng đời, một nơi chốn nào đó, người ta đã trải qua. Vâng, ai từng sống ở Sài Gòn cuối thập niên 50, đã nghe nhạc Trúc Phương, hẳn không thể quên Nửa Đêm Ngoài Phố cùng tiếng hát và dáng dấp một thời gian ta gọi là liêu trai của Thanh Thúy.
Buồn vào hồn không tên,
Thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời
Đường phố vắng đêm nao quen một người
Mà yêu thương trót trao nhau trọn lời..
……
Nửa đêm lạnh qua tim
Giữa đường phố hoa đèn
Có người mãi đi tìm,
Một người không hẹn đến
Mà tiếng bước buồn thêm ..
Tiếc thay hoài công thôi
Phố đã vắng thưa rồi
Biết rằng chẳng duyên thừa
Để người không gặp nữa
Về nối giấc mơ xưa
Nếu âm hưởng của những câu vọng cổ vốn là cái duyên thầm trong nhạc Lam Phương thì chính lời ca của Trúc Phương làm nên cái quyến rũ trong nhạc của ông. Riêng phần nhạc, phải nói cả Lam Phương lẫn Trúc Phương đều có cá tính mạnh mẽ. Người ta có thể nghe và nhận ra nhạc của họ một cách dễ dàng. Dù cả hai đều chịu nhiều ảnh hưởng cổ nhạc Nam phần. Ảnh hưởng ấy trong nhạc Lam Phương hình như được chiếu sáng bằng ánh điện, ánh đèn sâu khấu. Còn trong nhạc Trúc Phương nó lại chỉ được soi rọi bằng ánh đèn dầu hay ánh trăng thôi, nên tự nó toát ra vẻ u uẩn. Trúc Phương viết lời ca sắc sảo. Cứ đọc lại, nghe lại vài câu trong các đoạn được trích dẫn trên đủ rõ. “Buồn vào hồn không tên” có nghĩa là sao? Nỗi buồn không tên hay hồn không tên? Thức giấc nửa đêm là một câu bình thường. Nhưng “nhớ chuyện xưa vào đời” là một lối nói riêng của Trúc Phương. Về phương diện văn phạm hay cấu trúc câu có thể có vấn đề (có problem như lối nói thời thượng ở Mỹ hiện tại), song dường như người ta có thể cảm nhận được ý nghĩa của câu nói trước khi tìm cách hiểu được câu nói. Cùng lối viết lời ca ấy, Trúc Phương đã tạo nên cái thế giới tình ca riêng của mình:
Đường vào tình yêu có trăm lần vui
Có vạn lần buồn
Đôi khi nhầm lỡ
đánh mất ân tình cũ
Bao năm qua rồi còn nối tiếc
Nghe lòng đầy giá buốt
Thương nhau rồi
Xa nhau rồi
Một lần dang dở ấy
Đêm lạnh vui với ai?
Mình vào đời nhau lúc môi còn non
Tuổi mộng vừa tròn
Hương thơm làn tóc
Nước mắt chưa lần khóc
Có đau chỉ thế
Nếu thương chỉ thế
Xin mang theo tiếng yêu
khi gọi anh với em!
Thập niên 70, chúng ta có nhiều những ca khúc viết cho lính rất hay của Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Lam Phương, Trần Thiện Thanh, Anh Việt Thu… Những bài hát vinh danh sự hy sinh cao cả và anh hùng của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Trúc Phương cũng có một bài viết về đời lính. Bản thân ông cũng là một người lính. Bài hát của ông gây xúc động mạnh trong lòng nhiều người nghe, chứ không riêng gì những người lính. Đó là bài ” Kẻ ở Miền Xa” . Trong bài hát này Trúc Phương đề câ tới một điều, một sự thật, một khía cạnh buồn của đời lính (hình như) người ta muốn dấu đi, hay ít nhất, không muốn nói ra:
Tôi ở miền xa,
Trời quen đất lạ
Nhiều đông lắm hạ,
Nối tiếp đi qua
Thiếu bóng đàn bà,
Người không dám tới
Bèn viết cho tôi,
nhạc tình sao lắm lời
…
Xin xích lại một lần bên tôi
Cho tôi yêu bằng hình hài đó không thôi
Đến với tôi, hãy đến với tôi
Đừng yêu lính bằng lời
Như thế gọi là nhạc hiện thực được chưa? Trúc Phương, Y Vân, Lâm Tuyền… đều đã mất ở Việt Nam. Đã có một thời, sống ở trong nước, người ta sợ cả gặp nhau, vì không muốn nhìn thấy nhau trong cảnh quá đỗi tang thương. Đôi khi nghe tin ai đó chết, người ta có thể chảy nước mắt khóc nhưng cũng có phần mừng cho người ấy không phải sống nữa. Trúc Phương, Lâm Tuyền sống ra sao những ngày cuối đời? Chúng ta không biết. Nhưng giả thử biết thì chúng ta có thể làm gì cho họ? Và giờ phút này đây, muốn gửi một đóa hoa tạ ơn chúng ta sẽ gửi về đâu?
Đến nay thì đã
Đắng cay nhiều quá
Thơ ngây đi mất trong bước buồn
Giờ mới hay
(cop lại từ trang nhacxua.com)
Hình trên mạng
Nghe nhạc và đọc bài của nhà văn Nguyễn Đình Toàn viết về nhạc Trúc Phương.
Chúng ta có ba nhà soạn nhạc gốc miền Nam mà nghe nhạc chúng ta có thể nhận ra điều ấy đó là: Nguyễn Mỹ Ca, Lam Phương và Trúc Phương. Nhạc của Nguyễn Mỹ Ca có vẻ như xuất phát từ một cây dương cầm, nhạc của Lam Phương có nguồn gốc từ chiếc ghi-ta phím lõm, còn nhạc của Trúc Phương là sản phẩm của một cây ghi-ta thùng.
Trong sinh hoạt âm nhạc của chúng ta nói chung, còn có một hiện tượng đáng ghi nhận khác nữa: có những bài hát gắn liền với tiếng hát và cả dáng dấp một ca sĩ, đồng thời nhắc nhở tới một quãng đời, một nơi chốn nào đó, người ta đã trải qua. Vâng, ai từng sống ở Sài Gòn cuối thập niên 50, đã nghe nhạc Trúc Phương, hẳn không thể quên Nửa Đêm Ngoài Phố cùng tiếng hát và dáng dấp một thời gian ta gọi là liêu trai của Thanh Thúy.
Buồn vào hồn không tên,
Thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời
Đường phố vắng đêm nao quen một người
Mà yêu thương trót trao nhau trọn lời..
……
Nửa đêm lạnh qua tim
Giữa đường phố hoa đèn
Có người mãi đi tìm,
Một người không hẹn đến
Mà tiếng bước buồn thêm ..
Tiếc thay hoài công thôi
Phố đã vắng thưa rồi
Biết rằng chẳng duyên thừa
Để người không gặp nữa
Về nối giấc mơ xưa
Nếu âm hưởng của những câu vọng cổ vốn là cái duyên thầm trong nhạc Lam Phương thì chính lời ca của Trúc Phương làm nên cái quyến rũ trong nhạc của ông. Riêng phần nhạc, phải nói cả Lam Phương lẫn Trúc Phương đều có cá tính mạnh mẽ. Người ta có thể nghe và nhận ra nhạc của họ một cách dễ dàng. Dù cả hai đều chịu nhiều ảnh hưởng cổ nhạc Nam phần. Ảnh hưởng ấy trong nhạc Lam Phương hình như được chiếu sáng bằng ánh điện, ánh đèn sâu khấu. Còn trong nhạc Trúc Phương nó lại chỉ được soi rọi bằng ánh đèn dầu hay ánh trăng thôi, nên tự nó toát ra vẻ u uẩn. Trúc Phương viết lời ca sắc sảo. Cứ đọc lại, nghe lại vài câu trong các đoạn được trích dẫn trên đủ rõ. “Buồn vào hồn không tên” có nghĩa là sao? Nỗi buồn không tên hay hồn không tên? Thức giấc nửa đêm là một câu bình thường. Nhưng “nhớ chuyện xưa vào đời” là một lối nói riêng của Trúc Phương. Về phương diện văn phạm hay cấu trúc câu có thể có vấn đề (có problem như lối nói thời thượng ở Mỹ hiện tại), song dường như người ta có thể cảm nhận được ý nghĩa của câu nói trước khi tìm cách hiểu được câu nói. Cùng lối viết lời ca ấy, Trúc Phương đã tạo nên cái thế giới tình ca riêng của mình:
Đường vào tình yêu có trăm lần vui
Có vạn lần buồn
Đôi khi nhầm lỡ
đánh mất ân tình cũ
Bao năm qua rồi còn nối tiếc
Nghe lòng đầy giá buốt
Thương nhau rồi
Xa nhau rồi
Một lần dang dở ấy
Đêm lạnh vui với ai?
Mình vào đời nhau lúc môi còn non
Tuổi mộng vừa tròn
Hương thơm làn tóc
Nước mắt chưa lần khóc
Có đau chỉ thế
Nếu thương chỉ thế
Xin mang theo tiếng yêu
khi gọi anh với em!
Thập niên 70, chúng ta có nhiều những ca khúc viết cho lính rất hay của Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Lam Phương, Trần Thiện Thanh, Anh Việt Thu… Những bài hát vinh danh sự hy sinh cao cả và anh hùng của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Trúc Phương cũng có một bài viết về đời lính. Bản thân ông cũng là một người lính. Bài hát của ông gây xúc động mạnh trong lòng nhiều người nghe, chứ không riêng gì những người lính. Đó là bài ” Kẻ ở Miền Xa” . Trong bài hát này Trúc Phương đề câ tới một điều, một sự thật, một khía cạnh buồn của đời lính (hình như) người ta muốn dấu đi, hay ít nhất, không muốn nói ra:
Tôi ở miền xa,
Trời quen đất lạ
Nhiều đông lắm hạ,
Nối tiếp đi qua
Thiếu bóng đàn bà,
Người không dám tới
Bèn viết cho tôi,
nhạc tình sao lắm lời
…
Xin xích lại một lần bên tôi
Cho tôi yêu bằng hình hài đó không thôi
Đến với tôi, hãy đến với tôi
Đừng yêu lính bằng lời
Như thế gọi là nhạc hiện thực được chưa? Trúc Phương, Y Vân, Lâm Tuyền… đều đã mất ở Việt Nam. Đã có một thời, sống ở trong nước, người ta sợ cả gặp nhau, vì không muốn nhìn thấy nhau trong cảnh quá đỗi tang thương. Đôi khi nghe tin ai đó chết, người ta có thể chảy nước mắt khóc nhưng cũng có phần mừng cho người ấy không phải sống nữa. Trúc Phương, Lâm Tuyền sống ra sao những ngày cuối đời? Chúng ta không biết. Nhưng giả thử biết thì chúng ta có thể làm gì cho họ? Và giờ phút này đây, muốn gửi một đóa hoa tạ ơn chúng ta sẽ gửi về đâu?
Đến nay thì đã
Đắng cay nhiều quá
Thơ ngây đi mất trong bước buồn
Giờ mới hay
(cop lại từ trang nhacxua.com)
Hình trên mạng
15/4/19
Đàn bầu kể chuyện
Các nước Tàu, Nhật, Kampuchia, Ấn, Indonesia, Nam Phi, Uganda, Kenya, Croatia, .. đều có loại đàn một dây như cây đàn bầu của VN. Nhưng cây đàn bầu vẫn có nét đặc sắc, độc đáo riêng. Theo GS Trần Quang Hải, không có cây đàn một dây nào sử dụng bồi âm như đàn bầu; với âm vực rộng hơn ba quảng tám, rất phù hợp với các giai điệu trữ tình sâu lắng, nhưng vẫn có thể chơi các bài hát tươi vui, rộn ràng; có thể trình diễn tất cả các kĩ thuật rung nhấn luyến láy rất đặc trưng của dân ca Việt.
Chưa xác định được cây đàn bầu ra đời từ bao giờ. Có nhà nghiên cứu cho là có từ thế kỉ thứ X, XI; có người cho là ra đời vào thế kỉ thứ XVIII. Từ lâu đàn bầu đã gắn liền với đời sống tình cảm của người dân Việt, đến mức các cụ phải cảnh báo: Đàn bầu ai gảy nấy nge, làm thân con gái chớ nghe đàn bầu ..
Coi bộ phim tài liệu sau để biết thêm về cây đàn độc đáo này.
Chưa xác định được cây đàn bầu ra đời từ bao giờ. Có nhà nghiên cứu cho là có từ thế kỉ thứ X, XI; có người cho là ra đời vào thế kỉ thứ XVIII. Từ lâu đàn bầu đã gắn liền với đời sống tình cảm của người dân Việt, đến mức các cụ phải cảnh báo: Đàn bầu ai gảy nấy nge, làm thân con gái chớ nghe đàn bầu ..
Coi bộ phim tài liệu sau để biết thêm về cây đàn độc đáo này.
12/4/19
ngấn lệ thôi tìm môi tủi thân!.!
ngấn lệ thôi tìm môi tủi thân!.!
và, Lê Phú Giáp / Nam Phương Nguyễn
tìm nhau, khi lá chưa lìa gốc
mưa chưa hề biết chuyến đò ngang.
hoàng hôn chưa lẩn mình sau núi
nắng có về. nhưng không nhớ nhung.
.
tìm nhau, khi gió còn neo sóng.
ngấn lệ chưa tìm môi tủi thân.
hồn chưa biết gửi buồn lên mắt.
tiếng guốc chưa lìa xa tuổi xuân
.
tìm nhau, trí nhớ chưa lên nước
tựa chút gì như chưa rõ tên?
bàn tay nhấm nhẳng sau tà áo:
những thoáng mơ mòng được giấu, riêng…
.
tìm nhau, sấp ngửa thời bom, đạn,
mỗi kẻ trôi theo một hướng đời!!!
khăn tang đắp mặt. không bia mộ.
cũng gọi được ư? - một kiếp người?
.
và, năm, tháng ấy, như dao sắc
cắt vụn đời kia. những tưởng xong!.!
ngờ đâu gió trả mây về… mắt.
tay níu tay vào ẩn mật, chung.
tìm nhau, từ đấy như… cổ tích.
đò gọi mưa về ngang bến sông.
hồn bỗng phổng phao như mới lớn.
ngấn lệ thôi tìm môi tủi thân!.!
.
tìm nhau, ai đã tìm nhau nhỉ?
nghe được gì trong tiếng guốc, xưa?
Du Tử Lê,
(Garden Grove, Jan. 2019)
10/4/19
Thiếu nữ bên hoa sen
(Dân trí) - Nữ sinh Huyền Trang (sinh năm 1997) chọn trang phục áo dài truyền thống, búi tóc thấp, đội mấn và đi guốc mộc để thực hiện bộ ảnh mùa sen tháng Sáu.
Kim Bảo Ngân
Ảnh: Lương Trung Kiên