16/3/13

Phim Trần Anh Hùng

Trần Anh Hùng sinh 1962 tại Đà Nẳng, 4 tuổi theo cha mẹ qua sống ở Lào và sau đó định cư Pháp, học đạo diễn tại École Louis-Lumière, tốt nghiệp 1987.
Trần Anh Hùng nổi tiếng thế giới với bộ ba tác phẩm thường được gọi là Vietnam Trilogy gồm Mùi đu đủ xanh, Xích lô, và Mùa hè chiều thẳng đứng và mới đây là Rừng Na-uy chuyển thể tác phẩm cùng tên của nhà văn Nhật Murakami Haruki.
Trần Anh Hùng đã đoạt được nhiều giải thưởng lớn Camera vàng (Cannes 1993), Giải César cho phim đầu tay (1994), Sư tử vàng (Venice, 1995) ..
Ông cũng đã được mời tham gia ban giám khảo nhiều Liên hoan phim quốc tế quan trọng.

Mùi đu đủ xanh
Xích lô xem ở đây 
Mùa hè chiều thẳng đứng
Rừng Na uy

Trần Anh Hùng còn có làm một phim hành động, có thể xem ở đây:
I come with the rain 


Note: Giữa phim và truyện Rừng Na uy khác nhau khá nhiều.
Đây là cuốn truyện đưa Murakami Haruki lên vị trí một trong những nhà văn hàng đầu của Nhật. Ai chưa xem thì rất nên xem (18+ nhé :)) ) : Rừng Na uy - Trịnh Lữ dịch
Phim hơi khó theo dõi, đặc biệt với ai chưa từng đọc truyện. Bài điểm phim sau đây có kể sơ chuyện phim có thể có ích nếu xem lần đầu thấy mù mờ khó hiểu :)
Xem/ẩn bài Điểm Phim

Ra mắt lần đầu vào năm 1987, tiểu thuyết Rừng Nauy đã gây chấn động cho hàng trăm triệu độc giả trên khắp thế giới không chỉ bởi tính dục quá mạnh mẽ được thể hiện trong từng câu chữ, mà còn vì câu chuyện trong đó chính là cuộc đời của biết bao thanh niên Nhật Bản nói riêng và những người trẻ trên thế giới nói chung. Rừng Nauy đã đưa nhà văn Haruki Murakami trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của nền văn học Nhật Bản. Hơn 20 năm sau, đạo diễn gốc Việt Trần Anh Hùng đã giành quyền thực hiện bộ phim chuyển thể từ tác phẩm kinh điển này, sau khi mất tới 4 năm thuyết phục tác giả. Phim điện ảnh Rừng Nauy đã gây được tiếng vang khi trình chiếu lần đầu tại LHP Quốc tế Venice 2010. Tuy nhiên, khi được phát hành rộng rãi tại các rạp chiếu, phim đã gây nên nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Trần Anh Hùng vẫn giữ câu chuyện gốc trong tiểu thuyết nhưng đã xáo trộn các mốc thời gian và kể lại Rừng Nauy bằng ngôn ngữ điện ảnh của chính mình.

Phim lấy bối cảnh nước Nhật vào những năm 1960, khi xã hội đang nổ ra những cuộc cách mạng chống lại lề lối cổ hủ và những định kiến tồn tại trong thời kỳ cũ. Nhân vật chính là chàng thanh niên sắp tròn 20 tuổi Watanabe Toru. Sau khi người bạn thân Kizuki tự tử lúc mới 17 tuổi, Toru rời quê nhà lên Tokyo bắt đầu một cuộc sống mới. Tại đây anh tình cờ gặp lại và đem lòng yêu Naoko - bạn gái của cậu bạn thân đã qua đời. Sau lần đầu gần gũi Toru trong đêm sinh nhật, Naoko đột ngột bỏ đi và để lại trong chàng trai trẻ bao điều nghi vấn.
Trong lúc đang chìm đắm vào biết bao câu hỏi chưa có lời giải đáp, Toru lại bị thu hút bởi Midori - cô bạn cùng lớp. Mạnh mẽ, lạc quan, đầy khao khát và căng tràn nhựa sống - Midori là hình ảnh trái ngược hoàn toàn với một Naoko yếu đuối, nhạy cảm, mang đầy đau thương. Toru rơi vào mê cung tình cảm với hai người con gái và chênh vênh không biết lựa chọn bên nào. Naoko phải điều trị tâm lý tại khu nhà nghỉ Ami ở gần Kyoto và Toru chính là nguồn động lực lớn lao giúp cô chữa bệnh. Còn Midori dù đã có bạn trai, vẫn dành tình cảm cho Toru và càng lúc càng muốn gắn bó với cậu. Chàng trai trẻ mải miết đi tìm câu trả lời cho chính bản thân mình - "I wonder where I am now" (Tôi băn khoăn không hiểu mình đang ở đâu), lời của Watanabe Toru.

Điểm ấn tượng đầu tiên của Rừng Nauy chính là cách kể chuyện mượt mà bằng hình ảnh của Trần Anh Hùng. Cũng giống như những Mùi đu đủ xanh, Xích lô hay Mùa hè chiều thẳng đứng trước đây, vị đạo diễn người Pháp gốc Việt tiếp tục khiến người xem phải trầm trồ trước những khuôn hình trau chuốt ở từng đường nét và tinh tế ở cách dàn cảnh, sử dụng ánh sáng, góc máy. Rừng Nauy giống như một bức tranh mà khi nhìn vào đó, người xem có thể cảm nhận được mùa hè với dòng suối trong lành, mùa thu với từng cơn gió rì rào qua đồng cỏ xanh mướt hay mùa đông lạnh buốt với triệu triệu bông tuyết tuôn rơi trên một khoảng không gian rộng lớn. Màu sắc được thể hiện ở mỗi mùa cũng rất rõ nét và rực rỡ.
Từng khuôn hình của Rừng Nauy đều toát lên một vẻ man mác, ướt át và mang đầy chất thơ, kể cả những cảnh làm tình. "Lần đầu tiên" của Toru và Naoko là khi ngoài trời đổ cơn mưa. Hai con người trong tư thế trần trụi đang mải mê khám phá một thứ cảm xúc kỳ lạ trong đêm tối, tiếng thở gấp của họ trong căn phòng tĩnh lặng hòa chung với tiếng mưa rên ngoài hiên là một trong những hình ảnh "truyền cảm" nhất của Rừng Nauy. Khi mùa đông đến và Toru tới thăm Naoko, cả hai lại bộc lộ những tình cảm nồng nhiệt của mình trong căn phòng lạnh lẽo, ngoài trời tuyết rơi trắng xóa. Có thể nói phần nào Trần Anh Hùng đã thành công trong việc đưa những dòng chữ từ tiểu thuyết trở thành những khuôn hình đẹp đẽ.
Tuy nhiên, tiểu thuyết Rừng Nauy là một tác phẩm khó chuyển thể vì sự dẫn dắt cảm xúc người đọc qua cách kể văn chương của tác giả Haruki Murakami đã để lại những ấn tượng quá mạnh mẽ và khó có thể thay thế được. Chính vì vậy, Rừng Nauy của Trần Anh Hùng là một bộ phim khó xem, đặc biệt là đối với những khán giả chưa và không quen với phong cách điện ảnh của vị đạo diễn này, cũng như chưa hề đọc qua cuốn tiểu thuyết gốc. Với những khán giả phổ thông thì Rừng Nauy dường như là một thử thách cho sự kiên nhẫn trong suốt hơn hai tiếng đồng hồ ngồi trong rạp chiếu. Nhịp điệu chậm rãi, tiết tấu có phần lộn xộn tạo cảm giác hoang mang, khiến nhiều người xem không hiểu mình đang theo dõi cái gì, tại sao nhân vật lại có hành động như vậy...
Các nhân vật nữ được xây dựng có tính cách không rõ ràng. Nỗi đau đớn và sự tổn thương về mặt tâm lý của Naoko không được khai thác triệt để. Sự bất ổn tới mức quá đáng của cô cũng chưa thuyết phục được người xem. Đọng lại sau câu chuyện tình Naoko - Toru chỉ là sự day dứt của chàng trai trẻ không nỡ xa cô gái mà bản thân mình cảm thấy phải có trách nhiệm. Trong khi đó, Midori lại quá ngây thơ và non nớt một cách khiên cưỡng, và gần như bị "lép vế" trước Naoko. Tuy nhiên, nhân vật gây "hẫng" nhất ở phiên bản điện ảnh chính là Reiko - cô giáo dạy nhạc và là người thân thiết nhất với Naoko ở trại điều dưỡng. Toàn bộ quá khứ và cá tính của nhân vật này trong tiểu thuyết đã gần như bị xóa sạch khiến cho Reiko đúng nghĩa là một vai phụ nhạt nhòa và không có điểm nhấn.
Tính dục trong Rừng Nauy cũng chưa đi đến tận cùng cảm xúc. Các cảnh nóng được tiết chế hết mức có thể và chủ yếu những cái "nhạy cảm" chỉ được thể hiện qua lời thoại. Chính vì vậy, khán giả nào mong muốn được thấy sự "táo bạo" trong những câu chữ của Murakami thể hiện thế nào về mặt hình ảnh thì có thể từ bỏ ngay ý định đó. Các cảnh nóng được quay quá đẹp, quá trau chuốt nên tạo một cảm giác sắp đặt và không "thật", không chạm được vào trái tim của người xem.
Phần âm nhạc của Rừng Nauy cũng gây nhiều tranh cãi. Trong nửa đầu phim, tiếng guitar và những giai điệu Rock and Roll được lồng ghép thích hợp khiến người xem cảm thấy rất dễ chịu, nhưng càng về sau việc lạm dụng âm nhạc đã trở nên phản tác dụng. Trong một trường đoạn thể hiện sự đau khổ của Toru, trong khi hình ảnh chưa "tới" thì những âm thanh day dứt, da diết đã vang lên, dường như muốn áp đặt người xem phải như thế nào, phải ra sao dù cảm xúc là thứ không thể "bắt mà được".
Điều đọng lại khi những giai điệu bất hủ Norwegian Wood của nhóm The Beatles cất lên và phim kết thúc là một nỗi nghẹn ngào, một dấu lặng với bao nỗi niềm băn khoăn mà mỗi người xem đều có một câu trả lời riêng biệt. Nói tóm lại, để có thể đón nhận được Rừng Nauy của Trần Anh Hùng thì tất cả khán giả phải quên hẳn câu chuyện trong tiểu thuyết và đón nhận như một tác phẩm đứng độc lập hoàn toàn thì mới có thể "cảm" được.
Phim nhận được hai luồng ý kiến trái chiều sau khi công chiếu. Một nửa bày tỏ sự thất vọng và cho rằng Rừng Nauy chẳng khác nào một bức tranh đẹp nhưng vô hồn, trong khi nửa còn lại cảm thấy hài lòng với những cảm xúc mà phim đem lại. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những nỗ lực phi thường và kỳ công của Trần Anh Hùng trong việc cống hiến cho khán giả một "phiên bản hình ảnh đẹp của cuốn tiểu thuyết" như lời của dịch giả Trịnh Lữ, người đã dịch Rừng Nauy sang tiếng Việt, phát biểu sau khi thưởng thức bộ phim.
(Theo VnExpress.net)


20 nhận xét:

  1. Nặc danh16/3/13 13:26

    Lời bình luận về Rừng Nauy rất chính xác huynh à.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em coi hết mấy bộ rồi hả. Nhanh thế. hay trước đây coi rồi.

      Xóa
    2. Tối nay sẽ xem rừng. Cám ơn anh nhé.

      Xóa
    3. Kêu XO cùng xem cho vui :d. Nếu chưa đọc, có thời gian thì đọc truyện. Truyện hay hơn phim (theo anh).

      Xóa
    4. Nặc danh16/3/13 22:01

      Em coi cách đây hai năm rồi.

      Xóa
    5. K ơi có truyện Audio không cho em nghe với.
      Em chả có lúc nào đọc. Huhu.

      Xóa
  2. Mai em khỏe hơn sẽ ngồi xem mấy phim anh giới thiệu mới được.Nghe tên lâu rồi nhưng mới chỉ xem Mùi đu đủ xanh thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bệnh hay chỉ mệt thôi thế em. Chúc em chóng bình phục nhé.
      Phim TAH cuốn nào cũng đáng xem, Em xem đi, không uổng công đâu.

      Xóa
    2. Mấy hôm em bị cúm nằm bẹp 1 chỗ anh ạ.Phải đến hơn chục năm nay em mới bị ốm mà nằm 1 chỗ như vậy đấy.Mọi khi thì chỉ sổ mũi nhưc đầu,cảm lạnh sơ sơ thôi.Hôm nay thì em khỏe rồi.Chiều em sẽ xem phim. :)

      Xóa
    3. Uh, phim hay đấy em.
      Mà TA nhé, a hay đùa cợt trêu mọi ngui cho vui thôi, ko có ý gì đâu. Em thấy cái gì ko hợp với em hay với bạn bè của em thì cứ xóa đi nhé. Ko sao đâu :D

      Xóa
    4. Dạ!Em hiểu mà! :)

      Xóa
  3. Nhân tiện cái ảnh em lỡ xóa này định qua post lại cho em nhưng lười quá, thôi post lên đây nhé, khi nào thích thì vô đây ngắm cũng được =))

    http://nguoixudoai.com/wp-content/uploads/2012/06/TRE-CON-XEM-CHIM.jpg

    Đây là bức ảnh theo anh đẹp và đầy ý nghĩa.
    Đứa bé háo hức và đầy tò mò đang khám phá thế giới mới lạ chung quanh. Bức ảnh chụp vào đúng bước khởi đầu, sự khám phá thân xác. Cô bé phát hiện ra bạn khác lạ với mình, còn cậu bé thì thế đứng khá là vênh váo .. đây là những cơ sở đầu tiên hình thành cái mà Freud gọi là mặc cảm bị thiến ở mỗi người ?
    Những phút hồn nhiên như này rồi sẽ sớm mất đi .. cậu bé sẽ đỏ mặt khi cô bạn vô tình rơi nút áo, cô bé sẽ thẹn thùng khi bắt gặp ánh mắt lạ ..

    [color="blue"]người chưa tu nhìn núi thấy núi, tu rồi nhìn núi ko còn là núi .. [/color]
    Đứa trẻ hồn nhiên nhìn sự vật chỉ là sự vật. Lớn lên mỗi người sẽ nhìn sự vật bằng một cặp kính màu khác nhau, tùy theo những kiến thức, những trải nghiệm riêng .. Chẳng hạn, Em Di nhìn hai cô gái mặc hở hang là thấy nhờn nhợn .. trong lúc ấy ở vùng sơn cước, các cô các bà vẫn hàng ngày ngực trần giả gạo, cùng nhau xuống suối tắm tiên. Hay một ví dụ khác: Bọn Tây thấy hai cô gái Việt ôm nhau ngủ là hoảng hồn, trong lúc ở VN bạn gái ôm nhau ngủ là điều rất bình thường ..

    [color="blue"]người đã ngộ đạo, nhìn núi lại thấy là núi.. [/color]
    Mọi chấp trước giờ đây đã giải trừ, những cặp kính màu đã gở bỏ, nhìn đời với con mắt trong vắt như trẻ thơ.
    Ôi nhìn sự vật đúng như nó là sao mà khó thế.
    Chẳng thế mà Thiền, nghe rất cao siêu, cũng bắt đầu bằng những điều tưởng chừng cực kì đơn giản như thế: Quán chiếu thân xác. Và phép quán đầu tiên là quán hơi thở.
    Thở vào, biết mình thở vào. Thở ra, biết mình thở ra ..
    Nhưng ai hành thiền mới biết bước đầu nó gan nan như nào để nhận ra hơi thở của chính mình ..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em biết anh tặng ảnh cho em hoàn toàn trên tinh thần trong sáng,đùa vui với em thôi nhưng cái tuổi "mực tím mùng tơi" trong bài thơ của em thì lớn hơn thế này rồi anh ạ(vì nhỏ thế này biết chữ đâu mà ghi lưu bút)=)) Lúc đó phải tắm mưa kiểu này nè:
      http://www.ninhhoatoday.net/tammua.jpg

      Xóa
    2. uh, mặc đủ áo xống thế mà cậu bé vừa chạy vừa liếc thế kia .. :))
      Thời anh, mười tuổi đầu gái trai còn ở truồng tắm mưa ngoài đường đấy.
      Trẻ ngày càng thông minh :d.

      Em đi về cầu mưa ướt áo .. . Nge Mưa Hồng nhé.

      http://www.nhaccuatui.com/m/HfrATRkBWB

      Xóa
    3. He..he.."Con hơn cha là nhà có phúc" mà anh (hơn cái kiểu này hổng biết phúc hay họa nữa) =))

      Xóa
  4. http://youtu.be/vvrk1esyYsQ
    Cám ơn K đã vất vả vì đàn em mù văn hóa.

    Trả lờiXóa
  5. Trả lời
    1. tks. Vừa hay vừa tài vừa đẹp .. Mà các cô học theo nhóm Mặt Trời Đỏ nhà mình nhỉ :))

      Xóa
    2. Đúng rồi, nói như đại K thì Lý Thông không hề có tội nhỉ :D
      Em biết anh thích cái món này nên mới hối lộ anh chớ bộ.

      Xóa

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)