30/6/13

Chuyện quả chuyện hoa



11. Những thanh gươm xanh (Hay là sự tích hoa Phượng)

Ngày xưa, xưa lắm, ở một vùng đất đồi kia, có một ông thầy dạy võ nổi tiếng về tài đánh kiếm. Vợ ông chết sớm, ông thương vợ, không lấy ôi nữa nên ông không có con. ông đi xin năm người con trai mồ côi ở trong vùng về làm con nuôi. Ngoài những giờ luyện võ, ông lại cho năm người đi học chữ, vì ông muốn năm người cùng giỏi võ, giỏi văn.

Tuổi năm người con xấp xỉ ngang nhau. Năm ấy, họ chỉ mới mười ba, mười bốn... Người nào học cũng khá và tài múa kiếm thì nổi tiếng khắp vùng. ôi cũng dễ nhận được họ vì ông sắm cho năm người năm bộ quần áo màu đỏ, để mặc ra đường. Thương bố nuôi nên năm người con rất biết nhường nhịn nhau và yêu quý mọi người trong làng... Năm ấy trong nước có loạn. Giặc ngoài kéo vào. Nhà cháy, người chết. Tiếng kêu khóc và lòng oán giận cứ lan dần, lớn dần. Đâu cũng đồn tên tướng giặc có sức khỏe kỳ lạ. Chỉ cần đạp nhẹ một cái cũng làm bật gốc được một thân cây to. Hắn lại sử dụng một cây thương dài và nặng, đâm chết từng xâu người một cách dễ dàng. Mọi người còn đồn thêm rằng hắn sở dĩ khỏe như vậy là vì hắn thích ăn thịt sống và đặc biệt hơn nữa là chỉ thích ăn toàn xôi gấc chứ không thích ăn cơm, mỗi lần hắn ăn hàng chục cân thịt cùng với một nong xôi gấc lớn.

Người thày dạy võ ở vùng đất đồi nọ định xin vua đi đánh giặc thì ngã ra ốm. Tay chân ông bị co quắp cả lại. Cụ lang giỏi nhất vùng đến xem bệnh và chỉ biết là ông uống phải thuốc độc. Ai cũng nghi tên tướng giặc đã ngầm cho những kẻ chân tay của hắn đi tìm giết trước những người tài giỏi trong nước. Người thày dạy võ vừa uống thuốc, vừa ngày đêm ra sức tập luyện để tay chân mình lại cử động được như xưa. Một buổi sáng, tên tướng giặc bất thình lình phóng ngựa, dẫn quân lính của hắn kéo ập vào làng.

Hắn thấy ông thày dạy võ đang lấy chân đạp vào một gốc cây sung to. Cây sung lúc đầu bị rung khe khẽ, rồi mỗi lúc rung một mạnh hơn. Sau đó, ông nhấc một cái cối đá to đưa lên, đưa xuống, vẻ còn mệt nhọc. Tên tướng giặc cười phá lên rồi xuống ngựa giơ chân đạp nhẹ vào thân cây sung. Thế là cây sung bị gãy ngang và ào ào đổ xuống. Hắn lại nhẹ nhàng đưa một tay tóm lấy cái cối đá ném vứt đi, như ta ném một hòn gạch con và cho rơi ùm xuống cái ao lớn gần đấy. Hắn gọi mấy tên quân đến trói chặt ông thầy dạy võ lại rồi bảo:

-Tao nghe mày muốn đi đánh tao phải không? Bây giờ thì mạng mày nằm trong tay tao rồi! Muốn sống thì hãy giết một con bò tơ, lọc năm mươi cân thịt ngon nhất, nấu một nong xôi gấc rồi mang đến chỗ ta đóng quân ở trên ngọn đồi giữa làng. Phải đội trên đầu mà đi chứ không được gánh. Đi luôn một mạch, không được dừng lại hay đặt xuống nghỉ. Đội thịt đến trước! Đội xôi đến sau!

Nói xong hắn ra lệnh cởi trói cho ông. người thày dạy võ giận tím ruột, tím gan nhưng chẳng nói gì. Lúc ấy năm người con đang đi vắng, họ phải đi học chữ xa làng và lại sắp đến mùa thi. Không ai dám rời cái bút cái nghiên. Nhưng vừa nghe tin giặc kéo đến làng, họ lập tức đeo gươm vào người mà xin thày cho về. Về đến nhà, nghe bố kể chuyện lại, năm người con nổi giận muốn chạy đi tìm tên tướng giặc hung ác để giết ngay. Người bố liền khuyên:
-Không được! Lúc nào quân lính của hắn cũng vây quanh, khó mà đến gần. Ngọn thương của hắn lại có thể đâm chết người từ rất xa. Các con cứ bình tĩnh, ta đã có cách khử nó! Người cha đi vay tiền mua một con bò tơ, mổ thịt rồi lọc lấy năm mươi cân thịt ngon nhất để vào một cái nia to. ông lại đi vay ba gánh nếp trắng, đi xin ba chục quả gấc đỏ, nấu một chục nồi xôi thật dẻo. Ông đội nia thịt bò tơ đến trước. Chân ông còn đau, năm mươi cân thịt đội trên đầu không phải là nhẹ. Ông đội nia đi, mồ hôi vã ra đầy trán. Tên tướng giặc thấy ông đội thịt đến, mồm cứ nuốt nước bọt ừng ực. Hết nuốt nước bọt ừng ực, hắn lại khoái trá cười to. Còn người đội thịt thì bấm ruột chịu đựng và nghĩ thầm: "Cho mày cứ cười rồi mày sẽ biết..." Tên tướng giặc cười nhận thịt xong quát to lên và giục:
-Còn nong xôi nữa, mày về đội đến đây ngay!
Người thày dạy võ lại về đội nong xôi đến. Nong xôi to và nặng hơn nia thịt nhiều. Nhưng xôi nấu ngon và nhìn đẹp quá. ông đội nong xôi đi đến đâu, ở đó cứ thơm lừng. Mới đi được nửa đường, mồ hôi ông đã vã ra đầy mặt, đầy người. Đôi chân ông mỗi lúc một yếu, cứ run lẩy bẩy. Cái cổ cứ như muốn gãy gập lại. ông vẫn bặm môi, cắn răng và bắt đầu leo lên đồi. Tuy mệt lử nhưng đôi mắt ông sáng quắc và lòng ông rất vui. ông tự nhủ: "Gắng lên! Chỉ cần một lúc nữa, một lúc nữa..." Tên tướng giặc ngồi trên cao theo dõi, vừa hả dạ, vừa lo lắng. Hắn nghĩ: "Thằng này không bị thuốc độc của ta thì khó mà trị được nó. Mà ngay bây giờ, hắn vẫn là một tay đáng sợ".

Cái nong xôi gấc to lớn, thơm lừng vẫn lù lù tiến lên đồi. Mặt người đội xôi tái hẳn lại. Chỉ có đôi mắt. Đôi mắt vẫn sáng quắc. Nong xôi có lúc lảo đảo, ngả nghiêng, nhưng liền đó lại gượng lại, rồi nhích dần lên. Tên tướng giặc vội giật lấy thanh gươm của tên lính hầu rồi đứng phắt dậy, phóng gươm đi. Đường gươm sáng rực lên như một tia chớp, cắm vào bụng người thày dạy võ làm ông chực gục xuống. Nhưng ông đã gượng đứng thẳng lên và đưa tay rút lưỡi gươm ra, phóng lại vào ngực kẻ thù. Tên giặc tránh được.

Bỗng từ trong nong xôi, năm người con nằm quây tròn được xôi phủ kín, đã vung kiếm nhảy ra và như năm làn chớp đâm phập cả vào ngực tên giặc ác. Tên tướng giặc không chống đỡ kịp, rú lên một tiếng rung cả ngọn đồi rồi ngã vật xuống. Thấy tướng đã chết, bọn lính giặc hoảng quá, kéo nhau chạy bán sống bán chết.
Dẹp giặc xong, năm người con trai trở về ôm lấy xác người bố nuôi khóc vật vã mấy ngày liền. Cả làng cùng năm người con lo chuyện chôn cất rất chu đáo. Dân làng mỗi người một nắm đất đắp cho ngôi mộ ông thày cao lên. Thương bố nuôi, năm người con lại trồng quanh khu mộ năm gốc cây con, một giống cây có lá đẹp như thêu và có nhiều bóng mát. Hàng năm, đến ngày giỗ bố, họ lại đem áo đỏ ra mặc. Họ nhớ tiếc người thày dạy võ đã có công giết giặc cứu dân. Đến lúc năm người lần lượt chết đi thì năm cái cây họ trồng quanh khu mộ người bố cũng lần lượt ra hoa màu đỏ thắm, đúng vào ngày giỗ người thày dạy võ.

Hoa đỏ như muốn nói với mọi người rằng: tuy chết đi, nhưng năm người con vẫn yêu thương người bố nuôi và hàng năm đến mùa giỗ bố, họ lại mặc áo đỏ để tưởng nhớ người đã khuất... Hoa có năm cánh đỏ rực và nhìn cả cây hoa nở rộ, người ta thấy giống như một mâm xôi gấc. Cái mâm xôi ngày nào người bố đã giấu năm người con trong đó và đội đi giết giặc. Đó là cây hoa Phượng ngày nay. Mỗi năm, khi mùa Hè đến, mùa thi đến, hoa Phượng lại nở đỏ đầy cây, đầy trời. Khi mùa Hè qua, trên khắp các cành cây, người ta lại thấy hiện ra những quả Phượng dài như những thanh gươm của năm người con trai ngày trước...


12. Chim lưu lá (Hay là sự tích cây Bông Lau)

Ngày xưa, xưa lắm, có một cụ già rất yêu chim. Cụ yêu nhất là những tiếng chim hót hay. Cụ đã yêu và sống với những tiếng hót ấy từ lúc tóc còn xanh. Bây giờ thì tóc cụ đã bạc trắng. Với những loài chim hót hay, hầu như cụ thuộc hết tính nết của từng loài. Lần ấy cụ bỗng nghe ngoài vườn mình có một tiếng chim hót lạ. Tiếng hót hay đến mức cụ phải sửng sốt. Cụ chạy vội ra xem hình dáng con chim thế nào. Nhưng chậm quá, cụ chỉ kịp nhìn thấy nó bay đi, sáng hồng lên như một viên ngọc khá lớn. Từ đó cụ quyết tâm dò, rình để nghe lại tiếng con chim kia. Vậy mà mãi vẫn chưa nghe được. Cụ bèn đi tìm gặp những người hay nuôi chim, bán chim để hỏi xem đó là loài chim gì. Một bữa, đi ngang qua ngọn đồi phía dưới nhà cụ, cụ bỗng thấy có một người gánh hai cái lồng chim đem đi xuống chợ vùng xuôi để bán. Trong một lồng có bốn con chim, màu hồng, đôi mắt to, mỏ nhỏ và sắc. Cụ liền hỏi người bán chim:
-Loài chim này tên là gì ông nhỉ?
-Giống này hiếm lắm! Tôi chỉ mới gặp được chúng cách đây vài năm. Tìm mãi mới bẫy được bốn con! Chưa biết chúng là giống gì nữa.
-Chúng hót hay lắm phải không?
-Còn phải nói! Hay hơn cả họa mi! ông cụ ngắm nghía bốn con chim rồi bỗng lại hỏi:
-Bốn con này đều hót được cả chứ?
-Vâng! ông cụ cười và lắc đầu:
-Trong này chỉ có một con hót được thôi. Ba con kia đều là mái cả. Chả nhẽ giống này, chim mái cũng hót được ư? Người bán chim lúng túng ra mặt và tìm cách chống chế:
-Tôi cũng không rõ lắm! Bẫy được thì tôi mang đi bán thôi. ông cụ vẫn vui vẻ, ôn tồn:
-Nhưng tôi sẽ không mua con trống kia mà chỉ mua của ông một con mái.
-ông mua để nghe hót chứ?
-Phải rồi!
-Vậy thì ông mua con mái làm gì? ông xem chim tinh quá nên tôi đành nói thật. Đúng là trong này chỉ có một con trống. Nhưng con trống thì giá đắt lắm...
-Đắt là bao nhiêu?
-Mười quan tôi mới có thể bán được! Tiếng hót của nó không loài chim nào sánh nổi!
-May ra thì tôi đã được nghe nó hót một lần. Nhưng để xem thử có đúng không. Ông cứ bắt con chim mái nhỏ nhất kia cho tôi, rồi tôi sẽ trả cho ông đủ mười quan tiền như giá con chim trống. Người bán chim cứ ngỡ mình nghe nhầm. Cụ già nhắc lại:
-Đấy, ông cứ bắt đúng con chim ấy cho tôi.
-Nhưng nó có hót được đâu!
-Tôi đã có cách! ông cứ xuống chợ đi. Bán xong ông trở về, ghé lại nhà tôi mà nghe chim hót. Nhà tôi ở ngay sau cái đồi này thôi. Và chỉ có mỗi ngôi nhà tôi ở đấy. Người bán chim đành làm theo đúng lời ông cụ, bắt con chim mái bé nhất và sung sướng nhận đủ mười quan tiền rồi hứa:
-Tôi chưa gặp ôi mua chim lạ như cụ cả! Vâng, mấy hôm nữa, tôi sẽ ghé lại thăm cụ...

Ghé thăm nhà ông cụ, người bán chim thấy con chim nhỏ mình bán hôm trước, được nhốt trong một cái lồng tuy chỉ làm bằng tre, trúc, nhưng nhìn thật là đẹp và trang nhã. ông cụ rất vui khi thấy người bán chim trở lại. Cụ nói:
-Con chim ông bán cho tôi đúng là một con chim quý... Và đây cũng là giống chim tôi đang đi tìm...
-Nhưng nó hót được thật ư cụ?
-Nó không hót, nhưng nó có thể gọi tất cả những tiếng hót hay nhất của loài chim này đến với nó!

-À ra thế. Nhưng cụ đã biết cách bẫy loài chim này chưa?
-Bẫy làm gì! Tiếng chim hót tự nhiên ở ngoài trời lúc nào cũng hay hơn tiếng chim hót trong lồng ông ạ! Người bán chim càng phục cụ già vì lời nói rất đúng và rất hay ấy.
-Thế nó đã gọi được con chim trống nào đến chưa cụ?
-Hôm đầu thì chưa. Nhưng hôm sau thì đã có vài con đến... Còn sáng nay thì chưa biết. Mời ông ăn uống nghỉ ngơi, sáng mai ta cùng xem sự thể ra sao... Sáng hôm sau, vừa thức dậy, người bán chim đã nghe tiếng loài chim quý hót rộn ở ngoài vườn. Còn cụ già thì đang ủ một ấm chè xanh để mời người bán chim cùng uống.
-Ông nghe và đoán xem có tất cả mấy con trống đến hót nào? Người bán chim lắng nghe một hồi lâu rồi nói:
-Có lẽ bốn năm gì đó! Cụ già cười, vẻ mặt thật rạng rỡ.
-Đúng là năm con! Không biết mai kia rồi sẽ còn bao nhiêu con đến nữa. Người bán chim bỗng hỏi:
-Tại sao trong ba con mái tôi mang đi, ông lại chọn con này?
-Tôi phải xét nhiều mặt rồi mới chọn chứ! Trước hết vì nó bé nhưng lại xinh nhất. Với lại khi con trống đến bên hai con kia, tôi biết là hai con kia vui sướng lắm... Còn con này thì cứ bình tĩnh như không.
-Làm sao mà cụ lại biết được điều đó?
-Có những điều khó mà giải nghĩa cho cặn kẽ được. Nhưng chắc chắn là tôi đã cảm thấy điều đó khá rõ...
-Nghĩa là con mái này có ý xem thường con trống kia?
-Tôi nghĩ vậy... Và với một con chim khó tính như thế, nhất định nó sẽ gọi được con trống hót hay hơn đến với nó. Người bán chim uống thêm ngụm nước chè xanh rồi lại hỏi:
-Thế trong năm con chim đang hót ngoài vườn, theo cụ con nào là con hót hay nhất? Cụ già mỉm cười một cách kín đáo rồi đáp:
-Bây giờ thì chưa trả lời cho ông được. Phải chịu khó đợi. Lần sau ông lại ghé, may ra ông sẽ được gặp và được nghe con chim hót hay nhất đấy!

Lần thứ hai người bán chim lại ghé thăm nhà ông cụ. Vừa gặp nhau, người bán chim đã nói:
-Lần này tôi chẳng bẫy được con nào của giống chim quý kia... Đúng là chúng hiếm thật và lần trước chẳng qua chỉ là chuyện may mắn trời cho. Cụ già nghe nói vẻ mặt tươi cười hẳn lên:
-Vậy mà, cái ngày đông vui nhất ở đây đã có đến bảy con chim trống bay đến vườn tôi để hót đấy.
-Thế thì đúng là con chim mái của cụ đã gọi hết chúng về cho cụ rồi. Cụ già lại nói tiếp:
-Nhưng đến nay thì chỉ còn có... ông thử đoán xem còn mấy con nào?
-Chắc là năm sáu con gì đó!
-Không! Chỉ còn có... hai con thôi!
-Thế những con khác đi đâu?
-À hà! Giống chim này lạ lắm! Cứ con nào hót mà không thấy con mái kêu đáp lại, là chỉ mấy hôm sau nó không đến nữa... Chúng cứ ít dần đi theo kiểu ấy.
Phía Đông, ở giữa hai hòn núi cao, mặt trời sắp sửa mọc lên. Rừng núi cây cỏ dường như đang chuẩn bị thật gọn, thật đẹp để chào đón mặt trời... Tiếng hót của con chim đầu tiên đã cất lên và liền sau đó tiếng con chim thứ hai... Bỗng cụ già vỗ tay vào đùi, mừng rỡ nói với người bạn bán chim:
-Lại có một con trống nữa mới đến! Đấy, nó đang hót đấy! Người bán chim nheo mắt lại lắng nghe. Cụ già nói như reo:
-So với con chim này thì hai con còn lại trong số trước, chưa chắc đã sánh được. Nhưng phải đợi nghe và xem thêm... Ba con chim đua nhau hót. Trong buổi sáng, rừng còn mơ màng trong làn sương mỏng, mặt trời mờ mờ vừa như có thật vừa như không có, tiếng chim hót nghe thật tuyệt vời. Nó vừa trong suốt như sương, vừa tinh ônh như tiếng trẻ, vừa thiết tha tình cảm yêu thương. Cụ già bỗng nhẹ nhàng đứng dậy rồi rủ người bán chim cùng mình ra vườn. Cụ đã chọn trước một lối đi kín đáo, những con chim trống đang hót cũng không nhìn thấy mà cả con mái đang đứng trong lồng cũng không biết không hay. Ra đến nơi, cụ nấp sau một gốc cây mà từ đó có thể quan sát từng bước nhảy của con chim mái và nghe rõ từng tiếng nó kêu như thể thúc giục những con trống hót thêm, hót nữa cho nó nghe. Cụ ghé sát miệng vào tai người bán chim nói thầm:
-Ông chú ý con chim hót ở góc bên trái này nhé! Ba con chim vẫn đua nhau hót. Nhưng không phải với tất cả ba con, con mái đều tiếp nhận tiếng hót của chúng như nhau. Với con này nó chỉ quay đầu sang để tìm. Với con khác nó chỉ nhảy qua nhảy lại ở trong lồng. Nhưng đặc biệt, với cái con hót ở góc bên trái, mỗi lần nghe, con mái lại cứ kêu lên rối rít như gọi, như mời... Những con chim trống cứ bay gần lại dần. Và con chim mái mỗi lúc lại như xúc động hơn. Vài lần, cụ già và người bán chim có cảm giác như nó muốn húc cả đầu vào các thanh trúc để phá chuồng bay ra. Đến nửa buổi sáng thì chỉ còn có hai con trống ở lại.

Một con đã bay đi vì hình như nó biết là mình không còn hi vọng gì chinh phục con chim mái xinh đẹp, khó tính nữa. Chỉ còn lại hai con trong đó có con chim ở góc vườn trái và một con ở ngay phía trước mặt chỗ ông cụ cùng người bán chim đang nấp. Cụ già lại nói thầm với người bán chim:
-Con ở ngay trước mặt là con chim mới đến sáng nay đó. Lúc đầu cụ già có hơi ngạc nhiên. Vì theo cụ con chim này mới là con chim hót hay nhất. Nhưng cụ đã nghe đi nghe lại thật kỹ và dần dần thấy con chim mái kia quả là một con chim rất tinh. Bởi vì tiếng hót của con chim kia tuy có đẹp hơn, sang trọng hơn, nhưng về cái tha thiết, cái tình thì không thể bì với con chim hót ở góc vườn bên trái được.

Hai con chim trống lúc này bay đến càng gần hơn. Cụ già và người bán chim đã thấy rõ hai đôi mắt đen nhanh của chúng và càng nghe rõ như kề bên tai, tiếng hót tuyệt vời của chúng. Hai con không hẹn nhau cùng bay vù đến và bám sát cái lồng trúc trong đó có con chim mái. Đến bây giờ thì sự lựa chọn của con mái càng rõ hơn mười mươi. Nó đã bay về phía con chim trống đã làm nó xúc động từ bao hôm nay... và cũng bám vào thành lồng như để được gần kề con chim trống nọ. Chỉ một lúc sau thì con chim có giọng hót đẹp và sang trọng đã buồn bã bay đi mà không hề gây gổ đánh nhau với con chim tình địch của mình. Cùng ngay khi đó, cụ già đã không cần ẩn nấp nữa. Cụ vui vẻ bước đến gần cái lồng trúc, mở cửa lồng ra. Con chim mái mừng rỡ và kinh ngạc bay vù đi, bay theo hướng con chim trống mà nó yêu thích. Người bán chim lạ lùng chưa kịp hỏi gì thì cụ già đã quay lại nói:
-Ông cứ tin ở tôi! Sáng mai cả đôi chim lại sẽ bay trở về vườn này và tôi sẽ pha một ấm trà ngon để chúng ta đón nghe tiếng hót hay nhất của loài chim ấy.
-Cụ tin chắc như vậy ư?
-Chắc chứ! Chúng có một trái tim đầy tình nghĩa, lẽ nào chúng lại quên tôi, quên mảnh vườn chúng đã gặp nhau... ông cứ thử ở lại thêm một ngày mà xem tôi nói có đúng không...
Sáng hôm sau, vừa thức giấc, người bán chim đã thấy cụ già nói đúng thật. Đôi chim kia đã trở lại khu vườn. Con chim trống đang hót. Cụ già nghe tiếng nó hót mà tay cầm chén trà cứ run run lên vì xúc động. Đối với cụ, có lẽ trên đời này không có gì đáng trân trọng và đáng ca ngợi hơn là tiếng hót của con chim kia... Mà hình như... cho đến bây giờ đây mới đúng là tiếng hót mà suốt cả một đời, ông cụ đã đi tìm... Trưa hôm ấy cụ gìà tiễn người bán chim ra về và lại dặn:
-Khi nào có dịp, mời ông ghé nhà tôi chơi và gặp lại đôi chim đáng yêu, đáng trọng này, trong đó có con chim mái rất tinh đời mà ông đã bán cho tôi...

Một tháng sau, người bán chim trở lại. Nhưng ông không gặp cụ già, mà chỉ gặp người cháu của ông cụ. ông hỏi:
-Cụ đi lâu chưa và bao giờ trở về? Người cháu ông cụ liền đáp:
-Ông tôi đã đi được vài mươi hôm. Còn lúc nào về thì ông tôi không hẹn chắc. Nhưng có phải ông là người đã bán cho ông tôi con chim mái mà trước đây ông tôi thường nhốt trong cái lồng trúc treo dưới gốc cây kia không? Người bán chim nói như reo:
-Đúng rồi, tôi đây!
-Thế thì ông tôi ra đi chính là vì đôi chim ấy...
-Sao lại vì đôi chim?
-Ông tôi dặn, ông có đến thì kể cho ông nghe là sau khi ông ở đây về, đôi chim ấy vẫn ngày ngày bay đến hót ở khu vườn này rồi sau đó lại bay vào phía rừng xa... Nhưng chỉ được có năm sáu hôm. Sau đó chỉ có con chim mái bay về. Còn con chim trống hót hay nhất thì bặt tăm... ông tôi đoán chắc có kẻ nào ác đã bắn chết con chim quý kia... Rồi đến lượt con chim mái cũng biến mất nốt. ông tôi nhớ tiếng hót và tiếc hai con chim ấy quá nên nhờ tôi lên đây trông nhà hộ, để ông tôi đi tìm...
-Biết đâu mà tìm? Còn không mà tìm?
-Tôi cũng đã nói với ông tôi như thế. Nhưng ông tôi không trả lời. ông tôi chỉ nói: đi để há vọng là tìm thấy chúng, được nghe thấy tiếng hót của chúng nó, còn hơn là cứ ngồi ở nhà mà buồn, mà tiếc...
-Ông cụ đi về ngả nào?

-Ông tôi đi về phương Bắc. Vì trước đây ông tôi đã từng thấy đôi chim quý từ phía ấy bay về đây...
Khu vườn lặng im như chết... Đúng là trong sự im lặng này, người ta dễ nhớ và tiếc tiếng hót hay nhất trên đời của loài chim kia. Người bán chim sau đó cũng đã theo hướng người cháu chỉ để thử đi tìm ông cụ. ông đi mãi mà chẳng làm sao gặp được. Mấy năm sau, khi người trong vùng không còn ôi thấy bóng cụ già yêu chim nữa, một hôm người cháu cụ già bỗng thấy trên con đường ông cụ đi tìm chim xuất hiện một loài cây mới, hoa trắng phất phơ như một mái đầu bạc. Khi có gió thổi, chùm hoa trắng nghiêng qua nghiêng lại, người cháu có cảm giác như đây là mái tóc bạc của ông mình đang quay sang bên này, bên kia để tìm kiếm bóng hình và tiếng hót của loài chim quý. Cây hoa ấy ngày nay ta gọi là cây Bông Lau. Còn cái tên chim Lưu Lá mà cụ già đặt cho loài chim ấy
Theo lời người cháu kể thì có một thời người ta còn nhắc đến, nhưng sau đó không còn ai nhắc nữa... Vì giống chim Lưu Lá, từ rất lâu, rất lâu, đã không còn có nữa ở trên đời.


13. Cây đàn và bầu rượu của người thày... (Hay là sự tích cây hoa Ngô Đồng)

Ngày xưa, xưa lắm có một người đánh đàn rất hay. Khi ông đàn, người ham nói chuyện đến mấy cũng phải dừng lại để nghe. Người ít nói, nghe xong cũng phải ghé vào tai người ngồi cạnh thì thầm vài tiếng gì đó để tỏ lòng ngưỡng mộ. Đặc biệt cây đàn của ông cũng có một hình dáng khác thường. Mặt đàn không tròn như cây đàn nguyệt mà lại uốn lượn thành năm cánh. ông không chỉ chơi đàn. ông còn nghĩ ra các điệu đàn: đủ các điệu vui buồn, hờn, giận, trách móc, ôn ủi, van lơn, của đủ các loại người ở trên đời. ông không bao giờ đặt lời cho các điệu đàn kia. ông nói: Tiếng đàn đã nói đủ! Không nên làm những chuyện thừa! Mặt ông lúc nào cũng đượm một vẻ buồn sâu kín. ông uống ít thôi nhưng lúc nào cũng mang theo bên mình một bầu rượu nhỏ.

Ít ai biết chuyện về đời riêng của ông. Người ta chỉ biết đôi nét chính mà cũng không dám chắc là đúng: Nghe nói bố ông xưa cũng là người chơi đàn nổi tiếng một thời, nhưng vì bị bệnh nên mất sớm. Mẹ ông nuôi ông đến tuổi lên mười thì cũng nhắm mắt lìa con. ông đến ở với người bác ruột, cũng được học đàn, lớn lên cũng đã lấy vợ. Nhưng cô vợ chỉ thích có nhiều tiền, trong lúc ông chỉ thích đàn. Hai vợ chồng sống với nhau được vài năm.

 Không chịu được tính nết của vợ, ông buồn bực, bỏ nhà ra đi. Cô vợ ở nhà vin vào cớ ông đã bỏ mình, đi lấy ngay một lão nhà giàu khá nhiều tuổi. ông mang cây đàn đi khắp đó đây. ôi có con cần học đàn, ông ở lại dạy. Sau đó lại đi. Không nơi nào ông ở lâu. Mặc dù có nhiều nhà cứ nài nỉ ông ở thêm, càng lâu càng tốt. ông không nói ra nhưng trong thâm tâm, ông mơ ước hai điều: Gặp được đứa học trò có tài để ông truyền nghề, và gặp được người phụ nữ nào hiểu ông và ông có thể yêu được. ông đã đi suốt mấy chục năm nay mà cả hai điều mơ ước của ông vẫn cứ còn là mơ ước. Đôi lúc ông nghĩ rằng cho đến chết có lẽ ông sẽ không bao giờ đạt được một trong hai điều mơ ước nói trên.

Lần ấy, đi đến bên một con sông có một khúc lượn rất đẹp, ông bỗng gặp trên chuyến đò ngang một người đàn ông vẻ mặt thật phúc hậu. Thấy ông đeo cây đàn sau lưng, người ấy liền đến ngồi bên và hỏi chuyện. Người ấy mừng rỡ kêu lên khi được biết tên ông.
-Thật may mắn! Mấy năm nay tôi vẫn thường mong được gặp ông...
-Thưa, để làm gì?
-Tôi có con cháu bé rất thích đàn mà chưa tìm được thầy, rất mong ông vui lòng nhận lời dạy cho cháu. Nhà người ấy ở ngay bên bờ sông. Nhà có vườn cây ăn quả, có trồng hoa quí và lạ. ông thầy dạy đàn cảm thấy dễ chịu khi ngồi trong nhà nhìn ra vườn. Khúc lượn của con sông ở đây càng ngắm kỹ càng thấy đẹp. Những cây sung và những lùm tre ở bờ bên kia xanh biếc, um tùm soi bóng xuống dòng sông nhìn nửa hư, nửa thực như trong tranh vẽ. Xa xa là những rặng núi xanh mờ tím nhạt như trong mơ. ông càng sững sờ khi chủ nhà gọi con gái của mình ra chào khách quí. Cô gái có một vẻ đẹp hiếm có. Không lộng lẫy mà càng nhìn càng thấy lạ và cao quí.

 Nhưng giải nghĩa vì sao lại thế, thì cũng thật khó. Do màu tóc đen và mềm của cô ư? Do đôi mắt hiền lành, đen sáng nằm hơi xa nhau và đôi chân mày thanh như vẽ ư? Hay là do đôi môi hồng nhẹ và tươi mát? Hay là do dáng người thon thả mà tròn trĩnh như được nặn bằng một thứ bột tinh chất và mịn màng? Ngay đêm hôm ấy, dưới ánh trăng đầu tháng, ông thầy đã được cô gái mười sáu tuổi ấy đàn thử cho ông nghe. Cô gái ôm cây đàn nguyệt. Bàn tay này gẩy vào dây đàn, bàn tay kia lướt đi, khi lên khi xuống trên các phím. Hai bàn tay càng nhìn càng thấy nõn nà... ông thầy đàn hơi dim mắt lại ngồi nghe. Đúng là một tiếng đàn chưa được học. Một tiếng đàn của một tâm hồn trong sáng tinh tế, nhưng chưa có dấu hiệu của một tài năng. Dù sao cũng cứ thử dạy xem. Biết đâu sẽ chẳng có những chuyển biến bất ngờ
-Cuộc đời đi dạy đàn của ông đã cho ông khá nhiều kinh nghiệm.

Cô gái rất mê tập đàn. Cô thích được nghe thầy nói về những cái hay của tiếng đàn. Càng ngày cô càng tỏ ra hiền dịu và cao quí. Và ông thầy dạy đàn cũng càng ngày càng lạ lùng khi nhận ra rằng: có lẽ cô gái này có đủ tất cả những nét đẹp của người phụ nữ mà ông mơ ước được gặp. si! Giá mà ông được gặp cô bé này cách đây vài chục năm. Bây giờ thì tóc ông đã điểm bạc rồi. ông thầy cố không để cho tình cảm mình bộc lộ ra. ông dấu hết những xúc động sâu kín khi những buổi trưa vừa ngủ dậy cô gái ra tập đàn với ông. Đôi môi cô lúc ấy đẹp một cách lạ lùng. Cứ hồng và mát hơn cả những cánh hoa hồng, hoa đào... Và đôi mắt như chứa đựng một thế giới tình cảm không ôi có thể nhìn thấy và hiểu nổi... ông thấy vui sướng được nhìn cô gái ngồi đàn hơn là nghe tiếng đàn của cô. Nhưng không phải cô gái nào cũng có thể đàn được như cô. ông chủ nhà, một hôm bỗng nói với ông:
-Thưa ông, bạn tôi ở phía ngoài cũng có một cháu muốn xin về đây học ông. Bạn tôi tha thiết mong ông nhận lời dạy cháu và bạn tôi sẽ xin đưa cháu vào đây ngay nếu ông cho phép. ông thầy dậy đàn định từ chối thì ông chủ nhà lại nói tiếp:
-Cháu của bạn tôi có một ngón đàn rất lạ, ôi nghe cũng phải nhớ mãi, dù cháu chỉ tự học đàn lấy. ông thầy bỗng dưng há vọng: biết đâu ta lại chẳng gặp được một tài năng! Thế là ông nói với ông chủ nhà bảo người bạn cứ đưa con đến. Cô gái vẫn ngày ngày học đàn.

Đối với thầy, cô luôn tỏ ra quí mến và kính trọng. Cô mồ côi mẹ chỉ sống với cha cùng hai đứa em. Nghe lời cha dặn, cô chăm sóc thầy rất chu đáo, hết lòng. Cô rất phục tài thầy và những điệu đàn của thầy lúc nào cũng làm cho cô xúc động. Nhất là những điệu đàn buồn. Một hôm hai thầy trò đang ngồi tập đàn thì có khách đến. Đó là người bạn của ông chủ nhà đưa đứa con trai của mình vào xin học. ông thầy đàn vừa nhìn thấy cậu con trai đã linh cảm ngay là mình sắp được gặp một điều không bình thường. Khi nghe người con trai mười bảy tuổi ấy dạo ngón đàn mà ông chủ nhà đã giới thiệu trước thì chính ông thầy đàn cũng cảm thấy bồi hồi. Đúng là một tiếng đàn ông chưa hề được nghe. Nó vừa trong sáng, sâu lắng, vừa mới và lạ. ông thầy mừng vô cùng. Nhưng đồng thời, không hiểu sao, ông cũng cảm thấy lo lo. ông sợ mình đánh giá nhầm chăng. Hay vì một điều gì khác...

 Điều gì khác đó cứ mỗi ngày mỗi hiện lên rõ dần. Cô con gái ông chủ nhà và cậu con trai của người bạn ông rất nhanh chóng trở nên đôi bạn thân thiết. Cô gái vẫn kín đáo, thầm lặng. Nhưng người con trai thì rất mạnh dạn, tự nhiên. Nghe họ nói chuyện với nhau, nhìn thấy họ đi hái những trái ổi chín trong vườn tặng cho nhau. ông thầy dạy đàn giật mình nhận ra rằng: Hai cái điều ông mơ ước, ôi ngờ ông đã gặp cùng một lúc ở tại đây. Chúng vừa làm ông vui mừng, vừa làm ông đau khổ.

Người con trai rất say mê tập đàn, tiếng đàn của ônh thay đổi từng ngày. Chính ông thầy cũng không ngờ ônh học giỏi và nhanh đến như vậy. Có những điệu đàn ông đánh cho nghe một lần, ônh học trò đã đánh lại được ngay tuy có chỗ cũng còn ngập ngừng đôi chút
-Điều mà ông thầy quí nhất là sau đó, anh học trò vô cùng thông minh kia đã đánh theo cái lối riêng của anh ta. Vẫn giữ cái điệu buồn, vui của bản đàn nhưng vẫn có cái ngón đàn riêng độc đáo của anh. Tự nhiên như ánh nắng ban mai hòa vào trong không khí của trời đất, đôi bạn trẻ càng ngày càng gần nhau, hiểu nhau... Từ tình bạn, họ đã chuyển sang tình yêu lúc nào không ai biết. Nhưng ai cũng thấy. Và thấy rõ nhất có lẽ là ông thầy...

Ông vẫn đem hết lòng ra dạy cho đôi trẻ, nhất là cho người con trai có nhiều tài năng kia. ông rất vui khi dạy đàn, nhưng những lúc ngồi im, hoặc đi lững thững bên bờ sông, mặt ông vẫn còn đượm một vẻ buồn khó tả. Cái bầu rượu chóng vơi hơn trước. Nhưng ông vẫn giữ không bao giờ uống say... Một năm trôi qua... Chưa đâu ông lại ở lâu như chốn này. Rồi hai năm... Cô gái càng ngày càng đẹp. Người con trai càng ngày càng tỏ rõ tài năng kiệt xuất của mình. ônh đã bắt đầu đặt ra những điệu nhạc mới. ônh thích làm những điệu nhạc về làng quê, về sông nước... Nhà vua mở cuộc thi chọn những người tài giỏi trẻ tuổi. ông thầy liền khuyên đôi bạn trẻ đi thi. Cô gái không muốn đi vì biết mình tài không có mấy. Nhưng ông thầy biết rằng không dễ có một cô gái đánh đàn khá như vậy mặc dù cô không phải là một tài năng. Với lại ông hiểu rằng có cô gái cùng đi, người con trai kia sẽ đánh đàn hay hơn. Vì vậy ông khuyên cô gái cứ nên đi. Người con trai bỗng nảy ra cái ý mời thầy cùng về kinh với hai người. Anh nói:

-Có thầy chúng con sẽ như có chỗ dựa, chúng con đàn mới hay được. Cô gái cũng van nài:
-Xin mời thầy cùng đi với chúng con để chúng con được vững tâm hơn. ông thầy cuối cùng đã nhận lời. Về đến kinh, qua mấy ngày thi tài năng của người con trai đã làm cho mọi người kinh ngạc và cảm phục. ônh được nêu danh là người trẻ tuổi đánh đàn hay nhất trong cả nước. Cô gái cũng được khen thưởng vì trong những cô gái, cô là người đánh đàn được mọi người yêu thích và ngưỡng mộ. Nhà vua cho mời tất cả những người được giải và được khen thưởng vào cung. Vua cũng là người rất yêu thích âm nhạc. Đêm ấy, trong cung vua, người con trai và cô gái cùng đánh đàn cho vua nghe. Vua tấm tắc khen chàng trai và bảo chưa bao giờ vua được nghe những tiếng đàn hay đến thế. Vua hỏi:
-Cháu học ai mà đàn hay như vậy? Nghe chàng trai nói rõ tên họ người thầy kính yêu của mình, vua liền đặt tay lên vai chàng trai mà nói:
-Trẫm có nghe tên tuổi của thầy cháu. Vậy thầy cháu bây giờ ở đâu?
-Tâu bệ hạ, thầy chúng con đang ở ngoài quán trọ. Nhà vua liền ra lệnh ngày mai mời ông thầy dạy đàn vào cung cho vua gặp. Người con trai và cô gái nghe vua nói mừng vô cùng. Sau đêm vui, đôi trai gái vội vàng về quán trọ để báo tin cho thầy biết. ôi ngờ lúc về thì không còn thấy thầy ở đó nữa. ông chủ quán cho biết là ông thầy đã ra đi từ lúc chiều và dặn đưa lại cho hai người một phong thư. Mở thư ra đọc, hai người mới biết là thầy đã quyết định đi đến một vùng thầy chưa bao giờ đến và mong sẽ có ngày gặp lại. Đôi bạn trẻ thương thầy, ngơ ngẩn cả người. Họ không hiểu vì sao thầy lại ra đi đột ngột như vậy.

Trước khi đến cái vùng mà ông muốn tới, ông thầy quyết định ghé lại thăm ngôi nhà lâu nay ông đã sống với bố con cô gái và người học trò tài giỏi của mình. ông định chỉ ở lại một ngày và hôm sau sẽ ra đi sớm. Thấy ông về và nghe ông kể tỉ mỉ về chuyện đôi bạn trẻ được mời vào cung để đàn cho vua nghe, ông chủ nhà mừng rỡ khôn xiết. ông càng thấy công ơn của ông thầy rất lớn. ông bảo người nhà làm bữa cơm thật sang để thết thầy. Ông ngỏ lời mời thầy ở lại chơi mươi ngày để đợi đôi bạn trẻ cùng về cho họ có dịp tạ ơn. Người thầy liền đáp:
-Tôi chỉ xin ở thêm một ngày để đáp lại thịnh tình của ông. Tôi cần phải đi gấp...
Đêm hôm sau là đêm rằm. Bầu trời trong vắt. Trăng sáng đầy trời. Ông thầy xin phép ông chủ nhà, bố cô gái, mang bầu rượu và cây đàn của mình ra bờ sông để ngắm trăng và dạo một điệu đàn mới. ông ngồi một mình trên bãi cát ven sông. Sông sáng rực dưới ánh trăng. Không bóng một con đò. ông uống rượu và ôm cây đàn vào lòng đánh lên những âm thanh đầu tiên của điệu đàn đang ngân nga trong lòng ông. Rồi mấy câu. Rồi đánh cả bài. ông dừng lại sửa đoạn này, sửa đoạn khác. Rồi ông đánh đi, đánh lại cả bài khi đã thấy ưng ý. Thỉnh thoảng ông dừng lại để uống một ngụm rượu nhỏ. ông chủ nhà đã biếu ông một bầu rượu cúc ngon tuyệt. Trăng sáng. Rượu ngon. ông vừa đánh đàn vừa thấy mình như đang chơi vơi ở lưng trời, ở trên mặt con sông sáng rực ánh trăng. Tiếng đàn như muốn nói hộ nỗi lòng ông:

Đời tôi 
Cả cuộc đời tôi 
Suốt cuộc đời tôi 
Tôi đã lặn lội 
Đi tìm hai người 
Tưởng tuyệt vọng rồi 
Không ngờ được gặp 
Một mơ ước thành rồi 
Còn mơ ước kia... 
Ôi thôi! Đời tôi 
Cả cuộc đời tôi 
Suốt cuộc đời tôi 
Một đám mây trôi 
ột cánh chim giữa trời 
Một tiếng đàn vừa khóc vừa cười 
Một chiếc lá cứ xoay tròn không chịu rơi 
Bao giờ lá chạm đất? 
ao giờ chim bay khuất? 
Bao giờ mây ngừng trôi? 
Ôi ơi! Đàn ơi! Đời ơi! 

Bỗng có tiếng kêu lên ở phía sau lưng:
-Thầy ơi! Chúng con xin thầy thứ lỗi! ông thầy quay lại và thấy cả ông chủ nhà và đôi bạn trẻ đang đứng trước mặt mình. ông chủ nhà cũng lên tiếng:
-Hai cháu ở kinh về vừa bước chân vào nhà, nghe ông ra đây, đã vội rủ tôi cùng ra...
Ông thầy tay không rời cây đàn cũng vừa đứng dậy. Ông bối rối, bàng hoàng cứ lặng im nhìn mọi người. Người con trai nói như cầu khẩn:
-Xin thầy hãy cho chúng con được nghe lại điệu đàn mới của thầy! Bây giờ thì ông thầy mới lấy lại được bình tĩnh và nói rất khẽ:
-Ta thật không thể nào chiều được ý con. Con hiểu dùm cho ta.
Cô gái nép bên cha mình chỉ im lặng nhìn thầy. Gió mát từ giữa sông thổi vào nhè nhẹ. Tóc ông bay phơ phất. Cây đàn trong tay ông như đang thở phập phồng... Sau đó mọi người cùng kéo nhau về nhà. ông thầy cáo mệt vào phòng riêng nghỉ.
Sáng hôm sau trời chưa mờ đất ông đã dậy rất sớm và lặng lẽ ra đi không để cho một ôi hay biết. Thế mà vẫn có một người hay biết. Đó là cô gái, con ông chủ nhà. Nhìn ông thầy ra đi trong làn sương sớm. Cô chỉ khẽ ôm lấy mặt để khỏi khóc nấc lên rồi lặng lẽ đưa tay lau hai giọt nước mắt vừa trào ra...

Sáu con trăng sau, một hôm bỗng có người đi đò ngang, từ bờ bên kia sang, ghé vào nhà cô gái. Người ấy vác một cái bọc khá to, nhưng không nặng lắm. ông chủ nhà ra tiếp khách. Khách nói, giọng buồn buồn!
-Tôi được một người nhờ tôi mang đến gửi biếu ông những món quà này.
-Ai vậy hở anh?
-Xin ông cứ xem quà thì rõ. Khách mở cái bọc ra. Một cây đàn. Một bình rượu! ông chủ nhà và cô gái cùng kêu lên:
-Trời ơi! Cây đàn và bình rượu! Đúng là của ông thầy rồi!
Khách bây giờ mới kể
-Tôi từ một nơi khá xa lên đây. ông thầy dạy đàn đến nhà tôi để dạy cho cháu. Mới đây, ông bị cảm nặng sau một đêm ngồi đàn ở ngoài hiên lạnh... Rồi nằm liệt hơn mười ngày... chúng tôi mời thầy đủ các nơi về mà ai cũng lắc đầu, bó tay...
Khách nói đến đây thì cậu con trai đàn hay nhất nước vừa đến. Cậu sắp làm rể nhà này... Cô gái liền kể qua câu chuyện cho cậu con trai nghe. Ông chủ nhà bây giờ mới hỏi tiếp:
-Thế ông ấy mất đã lâu chưa?
-Chỉ cách đây chừng mươi hôm.
Ai cũng thở dài, thờ thẫn. Bỗng khách lại kể thêm:
-Vậy mà trước khi chết, ông ấy vẫn bảo tôi mang cây đàn lại, đỡ ông ngồi dậy cho ông đánh cái bài khi chưa lâm bệnh ông vẫn chơi đêm đêm. Lúc mọi người đã đi ngủ cả... Nhưng chỉ đàn được hai câu thì ông buông cây đàn ra và gục xuống. Được một lúc thì ông thở dốc mấy cái liền. Tôi vội rỏ mấy giọt sâm vào miệng cho ông sống thêm vài giây lát xem ông có trối trăng gì không. ông chỉ lấy tay chỉ vào dưới gối rồi tắt thở... Tôi xem dưới cái gối thì thấy một mảnh giấy ông đã viết sẵn từ trước để nhờ tôi mang đến tặng ông và gia đình cây đàn cùng bình rượu này để làm kỷ niệm. Người con trai bây giờ mới hỏi:
-Ông nói thầy chúng tôi hay đàn một điệu đàn về khuya. ông có thuộc bài ấy không?
-Ai đàn thì tôi nghe, tôi biết, chứ tôi có biết đánh đàn bao giờ. Giá có con tôi ở đây! Nó thuộc làn điệu đàn ấy và nó thường nói đó là điệu đàn nó nghe hay nhất từ trước đến giờ.
Người con trai liền nhấc cây đàn lên, so giây rồi ngồi xuống. Tiếng đàn cất lên làm mọi người bàng hoàng. Nghe như tiếng ông thầy vừa nói chứ không phải là tiếng đàn nữa. ônh vừa đàn được hai câu thì người khách đã kêu lên:
-Đúng là bản đàn ấy rồi. Anh đàn cũng hay lắm. Nhưng không thể hay bằng ông thầy đâu.
Người con trai đàn tiếp. Đó là bản đàn đêm xưa, anh và bố con cô gái đã rình nghe trộm khi ông thầy ngồi đàn một mình ở dưới trăng, trên bãi cát ven sông. Anh chỉ nghe có lần ấy mà vẫn nhớ. Và nhiều lần anh cũng đã đàn cho bố con cô gái cùng nghe...
Người khách bỗng sực nhớ một điều gì quan trọng. ông lấy trong túi áo một cái gói nhỏ, nhẹ nhàng mở ra. Một túm sợi bông trắng được cuộn lại. Mọi người giật mình. Có vết gì như vết máu ở giữa túm lông kia. Bấy giờ người khách mới kể tiếp:
-Khi ông ấy buông cây đàn và gục xuống, tôi bỗng thấy có hai giọt nước mắt vừa rơi trên mặt cây đàn. Nhưng đó không phải là hai giọt nước mắt thường tình, mà đó là hai giọt huyết lệ. Tôi vội gọi người lấy cho tôi túm sợi bông này để tôi lau đi và giữ lại. Có tiếng ai vừa nức nở kêu lên:
-Thầy ơi!
Hóa ra đó là cô gái. ông chủ nhà và cậu con trai vội đỡ lấy cô dìu vào phòng trong... Chính ông chủ nhà và cậu con trai kia cũng đang nước mắt lưng tròng...

Ông chủ nhà bàn với mọi người đặt một cái bia ở trong vườn nơi có mấy khóm cúc màu tím, nơi trước đây ông thầy thường ra ngắm và khe khẽ đọc thơ. Để mọi người mãi tưởng nhớ đến ông. Cây đàn của ông gửi tặng cho gia đình, ông chủ nhà cũng đã treo ngay ở bên cạnh bàn thờ ông. Bình rượu cũng được đặt ngay trên cái bàn thờ đó. Một hôm, nhân đêm trăng rằm, ông chủ nhà rót đầy một bình rượu cúc, mang ra đặt ở bên cạnh cái bia. ông định khi nào vò rượu cạn đi thì sẽ lại tiếp rượu thêm cho ông thầy luôn có rượu để uống.

Mùa Xuân năm đó, khi mọi người ra thắp hương ở chỗ cái bia, ông chủ nhà bỗng thấy từ cổ cái bình rượu bỗng nẩy ra hai cái lá con. Ai cũng kinh ngạc. Hai cái lá lớn lên rất nhanh. Cọng lá khỏe, vươn dài như cái cần cây đàn của ông thầy, còn lá thì cứ xòe to ra và có hình dáng rất giống cái mặt cây đàn. Mọi người trong xóm, trong làng nghe nói kéo nhau đến xem. Có người đem cả hương đến thắp. Một thời gian sau, cây trổ hoa.
Hoa màu đỏ tươi, năm cánh bé tẹo và túm tụm vào nhau. Nhìn xa như những vết máu đỏ li ti...
Cây hoa ấy ngày nay ta gọi là cây hoa Ngô Đồng. Thân cây Ngô Đồng giống hệt cái bình rượu. Lá cây Ngô Đồng rất giống mặt cây đàn của ông thầy ngày xưa. Còn những hoa đỏ nhỏ li ti thì đúng như những vệt máu đỏ. Xem hoa, chưa chắc ai cũng đã biết sự tích của hoa!


14. Cô gái bán trầm hương (Hay là sự tích hoa Huệ)

Ngày xưa, xưa lắm có một người hay chữ nhưng lại thích lên rừng hái lá thuốc, nhất là tìm kiếm trầm hương để chữa bệnh cứu người. Trầm hương là một thứ nhựa do cây gió tiết ra như thể tự chữa những chỗ cây bị chém, bị gẫy. Nó có mùi thơm và chữa được nhiều thứ bệnh cho người nhưng tìm được nó không phải là dễ. Phải lặn lội trong rừng sâu và trước mỗi lần đi kiếm trầm hương, người ta phải làm những việc thiện, phải tắm rửa thật sạch sẽ.

Người thích đi tìm trầm hương kia đã góa vợ. ông có hai người con trai đã ra ở riêng với một cô gái nhỏ người mảnh khảnh, da trắng mát. Cha đi lên rừng thì cô ở nhà phơi thuốc cho cha. Cô cũng được học một ít chữa nghĩa, hiểu được nhiều điều phải trái ở trên đời. Cô rất thương cha và chăm sóc cha với tất cả lòng thương yêu của mình. Lần ấy, có một tên tướng cướp đẹp trai nhưng tính khí lại độc ác, đem quân sang cướp phá vùng hai cha con đang ở. Bà con bị chúng sát hại ngày một nhiều mà quân lính nhà vua thì không thấy bóng dáng đâu cả. Biết tên giặc có căn bệnh đau đầu quái ác, người cha bàn với các cụ già trong vùng để ông đem mẩu trầm hương quý nhất đến bán cho tên giặc, nhân đó tìm cách trừ khử nó luôn. Một cụ già liền nói:
-Khó lắm! Nghe bảo không bao giờ nó cho người lạ gặp mặt! Cụ làm sao đến gần để giết nó?
Một cụ khác tiếp theo:
-Theo tôi, với thằng giặc này phải con gái đẹp may ra mới trừ được nó.
Cha cô gái liền nói:
-Nhưng tôi nghe đồn rằng thằng này đẹp trai lắm, lại có nhiều của quý thành ra đàn bà con gái đến gần nó là mê nó liền.
Các cụ bàn rất lâu, rất lâu, cuối cùng việc trước mắt là phải đi tìm cho được một cô gái đẹp, vững vàng không bị nó mê hoặc mà còn đủ sức để giết nó. Sau khi các cụ già ra về, cô gái mảnh khảnh, da trắng mát liền thưa với cha:
-Cha ơi, cha để con mang trầm hương xuống gặp tên giặc ác kia, nhất định con sẽ trừ được nó. Con nghe bao nhiêu người bị chết vì nó, con không thể chịu được!
Ông cụ nghe con nói trúng ý mình, lòng rất vui nhưng cũng rất lo. Liệu nó có làm được công việc nguy hiểm và quan trọng ấy không? Ông cụ nhìn con rồi nói:
-Việc không dễ dàng gì đâu con ! Khi nghĩ trong đầu thì khác, mà khi vào việc lại khác.
-Xin cha đừng lo! Con nhất định làm được mà.
Vừa lúc đó hai người con trai ông cụ, các anh của cô gái cũng vừa rủ nhau về để xin cha cho đi trừ khử tên tướng cướp. Nghe cha cho biết ý kiến của cô em gái, người anh thứ hai liền gạt đi:
-Thưa cha không được đâu! Nó là thân gái, chúng con là trai lẽ nào chúng con lại để cho nó đi vào nơi nguy hiểm chết người trong khi chúng con lại ru rú ở nhà. Người anh cả tiếp theo:
-Nó đi thì cũng có cái lợi, nhưng cái bất lợi thì lớn hơn gấp bội. Chắc điều ấy cha đã biết rồi.
Ý người anh cả muốn nói là chưa chắc gì khi gặp tên tướng cướp đẹp trai, cô em mình có đủ sức để khỏi bị nó quyến rũ như bao cô gái khác. Người em gái liền nói:
-Cám ơn hai anh đã lo cho em. Nhưng hai anh thử nói cách hai anh định giết nó như thế nào? Người anh thứ hai bèn đáp:

-Hai anh đã bàn rồi. Anh và anh cả sẽ mang trầm hương loại quý xuống bán cho nó rồi hứa: "Nếu trong ba ngày thuốc không trị hết cái bệnh đau đầu quái ác của nó thì nó cứ chém anh đi". Vậy là trong ba ngày ở gần nó anh và anh cả thế nào cũng tìm cách giết được nó.
-Nếu trong ba ngày đó nó cứ giam hai anh ở một nơi xa thì làm sao mà giết được.
-Các anh sẽ làm ra vẻ đần độn và hết lòng khâm phục nó.
-Nhưng các cụ cho biết thằng này là một đứa chưa hề cho ai đến gần, dù là một đứa bé lên ba! Chỉ trừ có những người con gái như em... Người anh cả bỗng hỏi lại:
-Còn nếu em đi thì em làm cách nào mà giết được nó?
-Em đã nghĩ rồi. Em chỉ xin cha một cây kim có tẩm thuốc độc. Em gói rồi giấu kỹ vào búi tóc, em chỉ cần rạch khẽ một đường vào tay nó là đủ để giết nó. Người cha nhìn đứa con gái, lạ lùng và sung sướng vì nó lại nghĩ đúng như ý mình. Bốn cha con bàn cãi với nhau mãi. Cuối cùng người anh cả được cha cho phép đi với em gái tìm gặp tên tướng cướp lợi hại kia, tìm cách giết cho được nó, cứu giúp bà con cả vùng.

Các cụ già được tin rất cảm phục và quý trọng cô gái. Cụ nào cũng ân cần dặn dò điều nọ, điều kia. Hai anh em vừa đi, vừa nghe ngóng tin tức về bọn cướp rồi cùng bàn thêm cách diệt trừ nó. Hai ngày sau, hai anh em đã đến chỗ bọn cướp đóng, một nơi có khá đông người. Chúng chưa phá phách gì vùng này, chỉ ở rồi hàng ngày kéo đi cướp phá các vùng xung quanh, tối lại kéo về. Tên cướp rất đẹp trai, có cái bệnh đau đầu kỳ quái, ở trong một ngôi nhà to nhất, nằm giữa nhiều ngôi nhà khác, xung quanh đều có lính canh gác cẩn mật. Sáng hôm ấy, cô gái vừa đi vừa rao to:

Từ vết đau, từ vết thương 
Mà Sinh nên loại trầm hương nhiệm màu 
Ai mua trầm ra mua mau 
Trầm này trăm chứng đau đầu khỏi ngay 

Thấy dáng con gái, lại rao bán trầm quý, những tên lính một mặt chạy ra bắt hỏi, một mặt báo cho tên tướng cướp biết là có người rao bán trầm hương. Tên tướng cướp liền lệnh cho khám xét thật kỹ và đưa cô gái vào cho nó gặp mặt một cách kín đáo. Đứng ở trong trướng nhìn ra thấy cô gái mảnh khảnh, da trắng mát, nó thích lắm. Nó cho lính hỏi kỹ và bảo đưa trầm hương cho nó xem. Cô gái liền đáp:
-Trầm hương này chỉ đổi bạc hoặc vàng. Đưa vàng bạc trước tôi mới đưa trầm hương.
-Bao nhiêu bạc, bao nhiêu vàng?
-Vàng thì một nén còn bạc thì mười nén. Tên tướng cướp ra lệnh đưa mười nén bạc để lấy trầm hương. Tên lính cầm mảnh trầm hương trong tay rồi hỏi:
-Nếu trầm hương giả thì sao?
-Thì tôi chịu tội.
-Tội gì?
-Tội gì cũng được! Trầm hương này là của quý thật mà!
-Trầm hương chữa bệnh như thế nào?
-Đeo trầm trước ngực, lúc đau đầu thì mài ra uống. Lần đầu còn lâu mới khỏi, về sau cứ uống một lúc là khỏi ngay. Cô gái nói xong cầm mười nén bạc quay ra. Tên lính bỗng chạy theo đứng chặn trước mặt bảo:
-Mời cô vào gặp chủ soái của tôi.
-Chủ soái à, chủ soái là gì, là ai?
-Cô cứ vào khắc rõ.
-Không, cha tôi đang đợi ở nhà, tôi phải về. Nhà tôi xa lắm.
-Nhà cô ở đâu?
Cô gái theo lời người anh dặn, đã nói tên một cái làng cách đấy khá xa mà bọn cướp chưa đến quấy phá. Tên lính gật đầu nói:
-Vậy thì không xa lắm đâu. Cứ vào gặp chủ soái tôi một lúc rồi hãy về. Cô gái vừa mừng vừa hồi hộp đi theo tên lính. Nhìn thấy tên cướp, cô gái bỗng bàng hoàng cả người. Sao nó lại có thể đẹp đến như vậy! Tướng cướp đấy ư? Cô thấy như mình đang nằm mơ. Tên lính vẫn đi ở cạnh cô, đề phòng mọi bất trắc. Tên tướng cướp tươi cười mời cô ngồi xuống ghế, cách hắn không xa lắm. Cô gái không dám nhìn hắn thêm. Giọng hắn nghe thật ấm áp:
-Nếu tôi mời cô ở lại luôn tại đây, cô có bằng lòng không? Cô gái nhớ đến cha đến ônh, đến việc cần phải làm liền nhìn hắn giây lâu rồi đáp:
-Tôi sợ lắm! Cha tôi đang chờ tôi ở nhà!
-Tôi sẽ mời cha cô đến ở đây luôn! Cô vừa lòng chứ? Cô gái nhìn hắn, càng sững sờ vì sao hắn lại đẹp thế mà không có một chút vẻ gì là tàn ác cả!

-Tôi sợ lắm!
-Cô sợ gì? Sợ ai?
-Tôi không biết.
-Chẳng có gì phải sợ cả. Cô cần gì có nấy. Tôi sẽ quý cô hơn cả thứ trầm hương kia. Vì có cô tôi sẽ hết mọi thứ bệnh.
Thật ra những điều hắn nói là những điều cô gái đang mơ ước đạt được. Cuối cùng cô gái nói, giọng rụt rè:
-Nhưng ông phải cho cha tôi cùng đến đây với tôi kia!
-Được rồi, chỉ vài hôm là tôi sẽ cho người đi rước cha cô đến.
Đang nói chuyện, tên lính bỗng dẫn vào một cụ già mặt mày xây xát, có chỗ máu còn chưa kịp đông lại.
-Thưa chủ soái, lão già này đã dám dùng dao chém phó tướng bị thương và nhất định không chịu nộp một hạt thóc nào. Vẻ mặt tên cướp hơi thay đổi một chút, hắn nhìn chăm chăm vào cụ già rồi nói:

-Hãy cho lão ta ăn món "thịt nướng" xem lão có chịu nghe không?
Tên lính dẫn cụ già ra. Cụ già lườm mắt nhìn tên tướng cướp và cô gái rồi đi ra theo tên lính. Cô gái hiểu ngay và bỗng nhớ đến cha mình... Tên tướng cướp đang ngồi im nhìn cô gái bỗng đưa tay ôm lấy đầu, vẻ mặt hơi nhăn nhó. Hắn nhăn nhó mà nhìn vẫn đẹp. Hắn hỏi cô gái:
-Mài trầm hương uống được chứ?
-Vâng, xin cứ mài và mời ông uống thử luôn! Tên tướng cướp gọi lính hầu vào mài ngay trầm hương theo cách cô gái bày cho. Nó đã đến gần cô gái hơn một chút. Cô gái nghĩ bụng: Giá anh mình đừng dặn, mình có thể giết ngay nó bây giờ. Nhưng anh mình đã dặn: "Đừng có vội vàng sốt ruột, phải giết được nó mà vẫn trở về với cha, với hai anh và bà con hàng xóm. Cha sẽ không tài nào sống nổi nếu thiếu em..."
Tên tướng cướp uống xong mấy ngụm trầm hương rồi đi vào nằm nghỉ ở buồng trong. Hình như cơn đau của nó có dịu đi. Cô gái được tên lính đưa qua một buồng bên và bảo:
-Mời cô tạm nghỉ ở đây, cần gì xin cứ sai bảo!
Đêm đó tên tướng giặc đem ra bao nhiêu quần áo đẹp, bao nhiêu của quý tặng cô gái và nói:
-Nàng mà nhận làm vợ ta, nàng sẽ tha hồ sung sướng.
Cô gái chỉ im lặng. Nhưng Tên tướng cướp đêm đó vẫn để cô được yên vì hắn vẫn còn ngờ vực. Hắn biết rằng: nếu người con gái mà chưa mê hắn thì vẫn có thể làm hại hắn được. Biết đâu người con gái này lại chẳng đến trả thù cho cha mẹ mình, cho ônh em mình! Hắn biết là hắn đã gây nên bao tang tóc. Mà của đã ở trong tay, còn sợ gì mất được.
Cô gái lo quá. Vì theo lời anh đã dặn thì đêm ấy cô phải lấy kim rạch cho được vào tay tên tướng cướp rồi sau tìm cách chạy đến ngả đồi phía tây, nơi dễ trốn nhất, và anh cô sẽ đón cô ở đó. Vậy mà suốt đêm hôm ấy người anh cả đợi mãi không thấy cô ra. Anh bắt đầu lo. Lẽ nào nó lại cũng như bao đứa con gái khác, bị tên tướng cướp mê hoặc mất rồi. Tính anh hay sốt ruột. Vì vậy, sáng hôm sau, anh giả vờ là người bán vải, đi ngang qua xóm đó để nhìn xem có thấy người em gái của mình. Vừa đúng lúc cô gái đang đứng ở trong phòng và bưng đưa cho tên tướng giặc một chén rượu. Thôi! Đúng là nó mê cái thằng tướng cướp đẹp trai kia rồi. Người anh cả giận quá, nhưng vẫn giả vờ rao bán vải rồi đi luôn. Vải thì lũ cướp cần gì mua. Chúng muốn cướp ở những nơi chúng quấy phá bao nhiêu chẳng có.

Người em gái từ xa cũng thấp thoáng thấy bóng anh mình. Nhìn cái dáng đi cô biết là anh đang giận lắm. Anh ơi đừng nghi oan cho em. Em phải làm cho nó tưởng là em mê nó, và đêm nay em sẽ dùng cây kim của cha cho vừa bảo vệ mình vừa trừ khử nó luôn... Đêm đó tên tướng giặc vẫn để cô gái được yên thân. Hắn khôn khéo nói với cô:
-Ta muốn chờ ông cụ đến rồi ta sẽ làm lễ xin nàng làm vợ. Người anh đêm ấy vẫn đến đợi em ra. Bây giờ thì anh đinh ninh là em mình đã bị tên tướng cướp đẹp trai mê hoặc thật rồi. Anh giận lắm và nghĩ: "Ngay từ đầu mình đã đoán không sai... thôi, mình phải nghĩ cách khác trừ khử tên tướng cướp vậy". Đến đêm thứ ba, tin là cô gái đã mê mình, tên tướng cướp ở lại trong buồng với cô. Nhưng hắn vừa ôm lấy cô thì cô đã kịp lấy cây kim có tẩm thuốc độc rạch một cái vào tay hắn. Hắn kêu lên một tiếng rồi hoảng hốt hỏi:
-Nàng làm cái gì vậy? Cô gái liền khéo léo nói:
-Ai, em xin lỗi chàng! Em vừa lấy cái kim ra khâu lại cái khăn mà quên chưa cất, chàng có đau lắm không?
-Không, không việc gì! Nói rồi hắn lại ôm chầm lấy nàng. Bỗng hắn ngã vật ra, nằm lịm đi như ngủ say. Cô gái liền mở cửa buồng chạy ra ngả đồi phía tây. Đêm tối giơ bàn tay ra không thấy. Cô gái mừng lắm, nhưng chạy đến bờ rào thì chẳng thấy người ônh đâu cả. Cô hoảng quá đang nhìn trước, nhìn sau thì một tiếng quát vang lên:
-Ai đó!
Mấy tên lính chạy đến, bắt cô dẫn trở về buồng. Ở đây tên tướng giặc chỉ còn là một cái xác. Tên phó tướng nghe tin chạy đến. Nó biết ngay là cô gái đã giết chết chủ soái của nó. Nó rút gươm đâm chết cô ngay. Nhưng cũng ngày hôm sau, nó ra lệnh cho quân lính của nó mau mau rút lui về nước. Vì nó nghĩ bụng: ở một nơi mà một đứa con gái cũng dám xông vào sào huyệt của bọn chúng để giết tên chủ tướng, thì nơi đó không nên ở lại lâu thêm. Nhất là hắn lại nghe tin quân lính của nhà vua cũng đang trên đường đến đây để trừ khử chúng. Trước khi đi, bọn chúng không quên vơ vét của cải của bà con xung quanh lâu nay đã phục dịch chúng.

 Người anh cả của cô gái, sau khi tìm được xác em, đã cùng bà con chôn cất cô rất chu đáo. Anh trở về nhà, lòng đau buồn vô hạn. Ngày đi thì có đủ hai anh em. Ngày về chỉ có một mình anh. Cha mình rồi sẽ sống ra sao? anh ân hận vô cùng vì đã nghi ngờ chính em mình. Nếu đêm thứ ba anh vẫn đến đón thì biết đâu em gái anh đã chẳng thoát được khỏi tay bọn ác quỷ. Về đến nhà, anh kể hết sự tình rồi nhận tội với cha. Cha anh giận quá đuổi anh đi ngay. Anh vào rừng, buồn rầu, sau đó chết đi hóa thành con ve kim cứ kêu và tự than trách một mình. Bà con trong vùng thương tiếc cô gái mảnh khảnh, da trắng mát đã chết đi để cứu bà con cả vùng gần xa khỏi tai họa lớn.

Bà con dựng một cái ôm nhỏ để tưởng nhớ cô. Bà con thường đem hoa đến trồng ở quanh ôm. Một lần có một ông cụ mang đến một cây hoa lấy từ trong rừng về. Hoa trắng muốt, năm cánh nở như sao và đặc biệt về đêm có mùi hương thật ngát, thật đậm phảng phất như có cả mùi trầm hương. Hoa kết thành chuỗi dài nở từ thấp đến cao, mỗi ngày nở một vài bông như để dành, để dụm về sau. Loài hoa ấy chưa có tên. Các cụ già liền bàn nhau lấy tên cô gái đặt tên cho hoa để sau này thấy hoa thì nhớ người. Tên cô là Huệ, nên hoa ấy ngày nay ta gọi là hoa Huệ.


15. Bài thi nhập học (Hay là sự tích cây Nhân Sâm)

1.

Ngày xưa, xưa, xưa… ở tại một nước nọ có một cậu bé rất thông minh và ham học. Lúc đầu, cậu học ở nhà. Ông bố dạy cậu được nửa năm thì hết chữ. Cậu đi học ông thầy đồ ở làng bên. Được một năm thì ông đồ cũng hết sách.

Mọi người đồn rằng ở vùng tít trên xa, có một ông thầy sách đầy ba gian. Và không phải ai cũng được ông nhận cho vào học.

Cậu bé liền xin phép cha mẹ lên đó.

Cậu đã đi mấy ngày đường mà hỏi ai, ai cũng bảo: “Hãy còn xa!” Nghe nói đã có nhiều người đi đến nửa đường là đuối sức và nản trí quay về.

Đến ngày thứ mười, ngôi nhà của ông thầy mới hiện ra trước mặt. Nhà ở gần một ngôi chùa khá lớn. Cậu bé lên tiếng. Chẳng một ai thưa.

Nhìn qua cái chắn song cửa, quả là sách để chật ba gian.

Cậu bé ngồi ở ngoài hiên, chờ người để hỏi.

Chờ từ trưa cho đến xế chiều.

Mệt quá, cậu bé nằm xuống ngủ thiếp, quên cả chuyện đem gói cơm nắm từ lúc sáng ra ăn.

Hương hoa ngâu, hoa đại bay sáng, thơm phảng phất.

Tiếng khánh gió khua cứ kêu lanh canh lanh canh.

Cậu bé giật mình mở mắt thì thấy một cụ già cao dong dỏng, vẻ mặt lành như mặt Phật đang cúi xuống định đánh thức cậu bé dậy.

- Cháu đến đây lúc nào? Đến để làm gì?

- Thưa cụ, cháu đến từ trưa và đến để xin cụ nhận cho vào học.

Ông cụ dắt tay cậu bé, đưa vào trong phòng của mình.

Sau khi hỏi chuyện cặn kẽ, ông cụ liền vui vẻ bảo cậu bé:

- Nhiều người đã đến đây tìm ta. Ta cũng đang muốn chọn người để mở lớp.

- Thưa cụ, xin cụ hãy rủ lòng thương, nhận cho con được vào học…

- Ta trọng sự công bằng. Vì vậy với ai ta cũng đưa một bài thi. Cứ mang về nhà ngẫm nghĩ cho kĩ rồi trở lên đây trả lời cho ta hay. Con thấy được chứ?

- Thưa cụ, con xin làm theo đúng lời cụ dạy ạ!

- Nhưng con cứ ở lại đây vài ngày, nghỉ ngơi cho lại sức rồi hãy trở về…

Cậu bé liền cám ơn ông cụ và lui vào phòng trong.

Ăn cơm xong, cậu nằm im mở mắt, nghe ngóng xem ông cụ ở phòng ngoài đang làm gì.

Đêm yên tĩnh đến kì lạ. Nếu không có con chim gì đó lúc lúc lại kêu lên, cậu bé sẽ có cảm giác như gian nhà đang trôi nổi trên lưng chừng trời và trên đời này chỉ có ông cụ cùng cậu với mùi hương hoa ngâu, hoa đại, với tiếng khánh khua lanh canh, lanh canh như đang to nhỏ với nhau điều gì.

Ông cụ ở phòng ngoài vẫn thức ngồi đọc sách bên cạnh ngọn đèn dầu đến quá khuya mới đi nằm.

Sáng ra, cậu bé dậy sớm định đi nấu nước pha trà cho ông cụ thì thấy ông cụ đã uống xong và đang chuẩn bị đi đâu.

- Ta đi vào rừng hái thuốc cho bà con, xẩm chiều mới về. Ở nhà con cứ nấu cơm mà ăn. Gạo có sẵn trong cái hũ kia. Còn rau quả, con tìm hái ở ngoài vườn.

Cậu bé ở lại với ông cụ hai hôm.

Đến ngày thứ hai, ông cụ gọi cậu bé lên và hỏi:

- Con định sáng mai về phải không?

- Thưa cụ, vâng ạ!

Cậu bé rất nóng lòng muốn biết đề bài thi ông cụ sắp ra cho mình.

Ông cụ liền đứng dậy, đến bên cái kệ con có để mấy tập sách mỏng, rút ra hai tờ giấy trắng rồi gấp đôi lại thành bốn tờ nhỏ.

Cụ lấy bút, chấm vào nghiên mực rồi hoa bút vẽ rất nhanh.

Ở tờ đầu, cụ vẽ một đôi đũa. Ở tờ hai, một cái nhà. Ở tờ ba, một vườn rau có cả mấy quả mướp treo lủng lẳng nhìn rất vui. Tờ cuối cùng, cụ vẽ một cây nến đang cháy.

Vẽ xong, cụ đưa cho cậu bé rồi bảo:

- Ở đây ta không viết ra mà vẫn có chữ. Vậy thì mấy chữ là chữ gì? Đấy bài thi của ta ra chỉ có thế thôi!

Ông cụ lại dặn tiếp:

- Con phải tự mình tìm ra câu trả lời, và ta chỉ muốn con trả lời ta một lần thôi! Con nhớ chứ?

- Thưa cụ, con nhớ ạ.

Cậu bé mang bốn cái tranh vẽ trở về phòng, xem đi xem lại.

Đôi đũa… Cái nhà… Vườn rau…Cây nến…

Bốn thứ này có liên qua gì với nhau không? Bốn cái tên ấy kết lại có thành câu và có thành ý nghĩa gì không? Trật tự những thứ ấy có thể đảo lên, đảo xuống được chứ?

Ở phòng ngoài, ông cụ vẫn lại ngồi im đọc sách đến tận khuya rồi mới đi nằm.

Sáng hôm sau, cậu bé chào ông cụ trở về làng:

- Thưa cụ, khi nào tìm được lời đáp, con xin phép được lên đây ngay với cụ!

- Con càng lên sớm, trả lời đúng, ta càng vui!

Trên đường về, cậu bé đã nghĩ ra hàng trăm câu trả lời, nhưng chẳng câu nào vừa ý.

Cậu rất hiểu là ông thể nào ra những câu hỏi quá dễ. Nhưng câu trả lời nào đúng nhất thì cậu nghĩ là mình chưa tìm ra. Cậu lại nhớ đến cái điều cụ đã dạy: chỉ được trả lời một lần. Nghĩa là nếu trả lời sai thì xem như hỏng hết.

Đến ngày thứ mười, sắp bước chân vào cổng nhà, cậu bé bỗng kêu lên:

- Ôi! Không khéo ta đã tìm ra được câu trả lời rồi! Nhưng liệu đã đúng thật chưa?

Thấy con trở về, cha mẹ cậu mừng rỡ hỏi han đủ mọi thứ chuyện. Cậu bé vừa trả lời cha mẹ, vừa nghĩ đến cách giải đáp mình vừa tìm ra.

Sáng hôm sau, trước sự ngạc nhiên của cả nhà, cậu bé xin phép cha mẹ được trở lên ngay với cụ.

2.

Đường lên mười ngày lần này cậu bé đi chỉ mất có năm.

Chính cậu cũng hết sức lạ lùng. Vì vậy khi gặp lại ông cụ, cậu liền hỏi ngay về chuyện ấy. Ông cụ khẽ gật đầu và đáp:

- Cũng con đường ấy, nhưng thuộc rồi, ta sẽ đi chóng đến hơn… Với lại, ai lần đầu lên đây, ta cũng muốn thử thách xem họ kiên trì đến mức nào…

Cùng lên với cậu bé lần này còn có hai anh học trò khác. Cả hai đều lớn hơn cậu bé vài ba tuổi.

Ngay đêm hôm đó, ông cụ đã gọi ba người lên và hỏi anh học trò lớn tuổi nhất:

- Con hãy trả lời cho ta nghe đi. Trong bốn cái tranh ta vẽ có những chữ gì và mấy chữ?

- Thưa cụ, con xem tranh và nghĩ: sống ở trên đời phải lo cái ăn (đôi đũa), phải lo cái ở (cái nhà), phải có đất (để làm vườn) và muốn có được những thứ ấy phải biết cúng tế và cầu xin Thần Phật (cây nến). Như vậy, có tám chữ: cái ăn, chỗ ở, đất đai, Thần Phật!

Ông cụ liền khẽ mĩm cười và hỏi lại:

- Theo con, sống ở trên đời chỉ có thế và như thế thôi ư?

Anh học trò lớn tuổi lúng túng chưa biết thưa lại thế nào thì ông cụ đã chỉ vào người thứ hai rồi hỏi:

- Còn theo con, con hiểu thế nào?

- Thưa cụ, con nghĩ là đũa thì phải có đôi mới gắp được. Con người vì vậy không thể sống một mình. Nhà cửa thì phải có con, cháu, sống một thân chỉ thấy khổ. Trong thiên nhiên có cây mới có lá, có hoa mới có quả, mọi sự đều liên quan với nhau. Còn cây nến mà sáng được là chính nhờ có sáp và bấc. Theo con, cụ muốn dạy chúng con luôn phải nhớ: “Không chỉ có mình ta trên đời”. Như vậy có tất cả bảy chữ ạ!

Ông cụ liền quay sang cậu bé và hỏi:

- Còn con, con định trả lời ta ra sao?

Vẻ mặt cậu bé tuy có thoáng một chút lo âu nhưng cậu vẫn bình tĩnh :

- Thưa cụ, chắc là con đoán sai mất rồi !

- Con cứ nói đi !

- Thưa cụ, theo con nghĩ bài của cụ ra chỉ có... một chữ thôi ạ !

- Vì sao chỉ có một chữ ?

- Thưa cụ, vì ăn bằng đũa chỉ có con người, loài vật ở hang, ở hốc, cất nhà mà ở chỉ có con người ; cây cỏ không trồng cũng mọc, nhưng trồng thành vườn rau, vườn quả, chỉ có con người ; loài vật ăn rồi lo ngủ, biết học hành cũng chỉ có con người. Vì vậy, bài của cụ ra tóm lại chỉ có một chữ : Người ! Và ý cụ là muốn dạy bảo chúng con phải nhớ mình là người, và học trước hết là để làm người.

Ông cụ từ từ đứng dậy, vẻ mặt tươi hẳn lên :

- Con trả lời rất đúng ý ta...

Hai anh học trò kia nghe ông cụ nói, tỏ vẻ lo lắng. Ông cụ liền vui vẻ nói tiếp :

- Thế là được rồi ! Ta sẽ nhận cả ba con vào học vì cả ba đều ham học. Nhưng học có thành người, thành tài hay không là do chính ở các con.



3.

Ông cụ cuối cùng đã chọn được mười người vào lớp.

Học được chừng nửa tháng, tính nết mỗi người đã lộ rõ ra. Anh học trò lớn tuổi dạo nào được trả lời bài thi trước nhất với ông cụ, hết giành chỗ nằm tốt lại tranh miếng ăn ngon với bạn bè. Còn việc học hành thì càng ngày càng lười nhác.

Anh em trong lớp sau đó còn bắt gặp anh ta đang hái trộm cam của bà con ở xóm dưới.

Ông cụ biết chuyện, không mắng mỏ lời nào, nhưng kiên quyết không cho anh ta học nữa.

Xấu hổ, anh ta hằm hằm mang khăn gói ra về.

Chín người còn lại ai cũng tốt và chăm học, chăm làm nên ông cụ rất vui. Nhưng học đâu phải chuyện dễ. Càng học lên cao, càng thêm có người rơi rụng. Rốt cuộc chỉ có năm người đeo đuổi học đến cùng. Trong số đó, cậu bé kia, từ trước đến sau, vẫn là người học trò được ông cụ yêu quý nhất.

Mấy năm sau, anh cùng các bạn đi thi. Anh đỗ Trạng nguyên và được nhà vua trọng vọng. Anh trở về làng, võng lọng rước đưa. Anh vẫn không quên lên chốn cũ thăm thầy. Gặp ông cụ, ông Trạng trẻ sụp xuống quỳ lạy để tạ ơn. Ông cụ bây giờ râu tóc đã trắng phau.

Ông cụ giữ ông Trạng trẻ ở chơi với mình ba hôm. Ban ngày, ông cụ vẫn dắt con dao nhỏ bên hông, vào rừng hái thuốc. Tối đến thầy trò mơi bàn chuyện văn chương và chuyện đời.

Ngày thứ hai, ông cụ lên rừng, trời đã xâm xẩm tối mà vẫn chưa về.

Ông Trạng trẻ sốt ruột vội đi tìm và bắt gặp ông cụ đang nằm chết giấc ở dưới một cái vực, cạnh một con suối. Ông Trạng trẻ vội cõng thầy về nhà, cứu chữa cho ông cụ tỉnh lại. Soi đèn xem kĩ thì mới thấy ngón tay út ở bàn tay bên trái của ông cụ bị đá sắc xắn gần muốn gãy lìa. Ông cụ liền bảo ông Trạng trẻ lấy con dao sắc cắt đứt hẳn đi, rồi lấy thuốc dịt vào.

Ông Trạng trẻ giấu thầy, đem ngón tay út ra chôn ở một góc vườn. Anh nghĩ : một chút gì của người thầy cũng phải được chăm lo cất giữ.

Ông Trạng trẻ vừa chôn xong, quay trở vào nhà thì thấy có người quen ở xóm trên dắt tới một người lạ mặt bị trói quặt tay ra sau lưng :

- Chính thằng này đã nấp chờ và xô ông cụ ngã xuống vực. Tôi bắt được, hỏi nó thì nó khai là có người đã thuê nó mấy quan tiền để làm việc ấy.

Ông Trạng trẻ tra hỏi thêm mới biết người đã thuê tên kia chẳng ai khác là gã học trò ngày trước đã bị ông cụ đuổi về không cho học nữa. Nó vẫn căm tức và chờ dịp để trả hận. Nghe tin ông Trạng trẻ về thăm nó càng tức sôi lên nên mới thuê tên vô lại kia rửa hộ mối hận cho mình.

Ông Trạng trẻ liền nhờ người đi báo quan, bắt luôn tên học trò khốn kiếp kia để trị tội. Anh ở lại thêm mấy ngày, chăm sóc sức khỏe ông cụ. Thấy vết thương đã đỡ, anh mới lạy tạ ưn thầy lần nữa rồi ra đi.

Ba năm sau, được tin ông cụ mất, ông Trạng trẻ và các học trò cũ cùng kéo nhau về chịu tang thầy.

Theo đúng ý muốn của ông cụ, mọi người đã làm lễ hỏa táng cho thầy.

Sực nhớ đến ngón tay út của ông cụ, chôn ở góc vườn, ông Trạng trẻ liền ra đó đào lên để hỏa thiêu luôn. Tại chỗ chôn ngón tay, anh bỗng thấy có một cái cây : hoa màu tím nhìn rất dung dị, hiền lành, từ trước đến giờ anh chưa hề thấy. Anh vẫn cứ đào để lấy các đốt xương lên. Chẳng thấy xương đâu cả, chỉ thấy một củ dáng vẻ rất giống hình người. Và cái củ ấy là của cây hoa kia.

Cây hoa ấy, cái củ ấy sau này thành cây nhân sâm, củ nhân sâm (nghĩa là củ sâm có hình dáng giống con người).

Củ nhân sâm ấy ngày nay đã trở thành một vị thuốc bổ vào loại quý nhất. Củ nhân sâm giúp con người khỏe ra, sống lâu hơn – và ai cũng biết, ngay cả người sắp chết, cứ đổ vào miệng vài giọt nhân sâm, người ấy có thể sống thêm vài giây lát với những người thân của mình, trước khi từ giã cuộc đời.



nguồn: http://qtrang.vnweblogs.com/ và một số trang web khác


6 nhận xét:

  1. Nặc danh30/6/13 20:36

    Tiêu em rồi. Tối nay lại khô cổ đọc cho chị Ruby. Hè hè...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phãm Hổ chắc cũng rất hân hạnh khi có một độc giả như bé UD :))

      Xóa
  2. Em xí cái tem bạc cái đã rùi mai qua đọc sau :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tem bạc anh chửa trao ngay
      Để anh đánh nhẫn đeo tay cho nàng
      =))

      Xóa
  3. Mình lụm các tem còn lại. Nghe nhạc và chờ hoa. :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. QT cũng thích sưu tầm tem hả ? Có nhà có tem đặc biệt kìa, QT biết chưa :d

      Xóa

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)