từ em tiếng hát lên trời
tay xao dòng tóc, tay mời âm thanh
sợi buồn chẻ xuống lòng anh
lắng nghe da thịt tan tành xưa sau
Ngoài Tiếng Hát Liêu Trai, Tiếng ca U Hoài .. Thanh Thúy còn được biết tới với biệt danh Tiếng Hát Khói Sương theo nhan đề một bản nhạc của Đắc Đăng viết tặng cô
tay xao dòng tóc, tay mời âm thanh
sợi buồn chẻ xuống lòng anh
lắng nghe da thịt tan tành xưa sau
(thơ Hoàng Trúc Ly)
Ngoài Tiếng Hát Liêu Trai, Tiếng ca U Hoài .. Thanh Thúy còn được biết tới với biệt danh Tiếng Hát Khói Sương theo nhan đề một bản nhạc của Đắc Đăng viết tặng cô
Nhưng nhắc đến Thanh Thúy phải nhắc đến Trúc Phương (1933-1996). Hình ảnh Thanh Thúy là nguồn cảm hứng cho chàng nhạc sĩ quê Trà Vinh, và giọng hát Thanh Thúy đã làm cho dòng nhạc sến này đi vào tâm khảm bao người với các nhạc phẩm Chuyện Chúng Mình, Hai Lối Mộng, Ai Cho Tôi Tình Yêu, Chiều Cuối tuần, Buồn Trong Kỷ Niệm, Bóng Nhỏ Đường Chiều, Tàu Đêm Năm Cũ, ...
Nửa Đêm Ngoài Phố
nhạc sĩ Trúc Phương (1933 - 1996) |
Trúc phương sáng tác tổng cộng khoảng 70 ca khúc. Hãy nghe Thanh Thúy người hát nhạc ông thành công nhất, nói về ông trong một số báo tưởng niệm ở hải ngoại sau khi ông mất:
Anh và tôi không hẹn, nhưng đã gặp nhau trên con đường sống cho kiếp tằm. Anh trút tâm sự qua cung đàn, còn tôi qua tiếng hát. Trong khoảng thập niên 60, tên tuổi Anh và tôi như đã gắn liền với nhau: nhạc Trúc Phương, tiếng hát Thanh Thúy.
Như một định mệnh, tôi vào đời ca hát đúng vào thời điễm Anh say mê sáng tác, và tình cờ trở thành vị sứ giả đem tâm sự Anh đến mọi người, những người không nhiều thì ít cùng mang một tâm sự với Anh. Tâm sự về tuổi thơ mộng, về tình yêu dịu dàng của đôi lứa (dù trong bối cảnh đau thương của đất nước), về chuyện tình dở dang, về cuộc đời…
Đến khi nhạc phẫm “Nửa Đêm Ngoài Phố” ra đời, tên tuổi Anh đã vang dậy khắp nơi. Với thể điệu Rumba quen thuộc, diễn tả tâm trạng đau buồn của một người khi người yêu không đến nữa, “Nửa Đêm Ngoài Phố” đã ăn sâu vào lòng tất cả mọi người, từ những người lớn tuổi, cho đến lớp người trẻ lúc bấy giờ. Bất cứ buổi trình diễn nào, tôi cũng được yêu cầu trình bày “Nửa Đêm Ngoài Phố”, từ các sân khấu phòng trà, khiêu vũ trường cho đến Đại Nhạc Hội, từ các thôn làng nhỏ bé cho đến các tiền đồn hẻo lánh xa xôi. Ngoài ra, trong những chương trình phát thanh của đài Sài Gòn và đài tiếng nói Quân Đội, vào bất cứ chương trình nhạc nào cũng có bài này… (..)
Cũng như “Nửa Đêm Ngoài Phố”, những nhạc phẫm này đã trở thành gần gũi với mọi người và đã giúp tôi leo cao hơn trên nấc thang sự nghiệp. Các bài này gồm có: Nửa Đêm Ngoài Phố, Buồn Trong Kỹ Niệm, Hai Lối Mộng, Chiều Cuối Tuần, Mưa Nửa Đêm, Tàu Đêm Năm Cũ, Hai Chuyến Tàu Đêm, Chuyện Chúng Mình, Đêm Tâm Sự, Hình Bóng Cũ, Đò Chiều, Chiều Làng Em…
Thế rồi, theo như Anh hơn một lần tâm sự, đường đời đã chia đôi chúng tôi ra hai ngã, hai hướng đi. Tôi đã giã từ sân khấu, giã từ lời ca tiếng nhạc, giã từ tất cả, theo chồng đi đến những phương trời xa. Còn Anh vào quân ngũ, và vẫn tiếp tục hăng say sáng tác, hầu hết những nhạc phẫm đều nói về đời người lính phong sương, xa nhà, xa thành phố, xa người em nhỏ hậu phương… (24 Giờ Phép, Bông Cỏ May, Kẻ Ở Miền Xa, Trên 4 Vùng Chiến Thuật…)
Vào thời điễm này, Anh Duy Khánh, Anh Chế Linh và Hoàng Oanh có lẽ là những ca sĩ đã hát nhạc của Anh rất nhiều.
Kiếp tằm chưa dứt, tôi đã trở lại với sân khấu, với ánh đèn màu. Trở lại với “Nửa Đêm Ngoài Phố”, với “Buồn Trong Kỹ Niệm”…
Rồi lại thêm một lần cuộc đời lại chia đôi chúng tôi ra hai ngã: Anh kẹt lại quê nhà, tôi sống đời lưu vong. Tôi đã tìm đủ mọi cách để liên lạc hầu mong gởi về những gói quà biếu Anh. Sự liên lạc trong những năm đầu thật khó khăn, cho mãi tới sau này, qua một số bạn bè và qua Trần Quốc Bảo, tôi mới có thể liên lạc thường hơn với Anh. Tuy nhiên, tôi rất lo lắng về bịnh tình Anh do Trần Quốc Bảo kể lại. Nhìn những tấm ảnh Anh gởi qua đăng trên Thế Giới Nghệ Sĩ, trông Anh gầy gò, đau yếu, tôi đã không sao cầm được nước mắt. Tôi đã bàn với Trần Quốc Bảo thực hiện một cuốn băng với toàn nhạc của Anh, hầu có thể giúp Anh phần nào trên phương diện vật chất lẫn tinh thần. Chợt nghe tin Anh đau nặng… Chợt nghe tin Anh qua đời…
(thanhthuy.me)
Như một định mệnh, tôi vào đời ca hát đúng vào thời điễm Anh say mê sáng tác, và tình cờ trở thành vị sứ giả đem tâm sự Anh đến mọi người, những người không nhiều thì ít cùng mang một tâm sự với Anh. Tâm sự về tuổi thơ mộng, về tình yêu dịu dàng của đôi lứa (dù trong bối cảnh đau thương của đất nước), về chuyện tình dở dang, về cuộc đời…
Đến khi nhạc phẫm “Nửa Đêm Ngoài Phố” ra đời, tên tuổi Anh đã vang dậy khắp nơi. Với thể điệu Rumba quen thuộc, diễn tả tâm trạng đau buồn của một người khi người yêu không đến nữa, “Nửa Đêm Ngoài Phố” đã ăn sâu vào lòng tất cả mọi người, từ những người lớn tuổi, cho đến lớp người trẻ lúc bấy giờ. Bất cứ buổi trình diễn nào, tôi cũng được yêu cầu trình bày “Nửa Đêm Ngoài Phố”, từ các sân khấu phòng trà, khiêu vũ trường cho đến Đại Nhạc Hội, từ các thôn làng nhỏ bé cho đến các tiền đồn hẻo lánh xa xôi. Ngoài ra, trong những chương trình phát thanh của đài Sài Gòn và đài tiếng nói Quân Đội, vào bất cứ chương trình nhạc nào cũng có bài này… (..)
Cũng như “Nửa Đêm Ngoài Phố”, những nhạc phẫm này đã trở thành gần gũi với mọi người và đã giúp tôi leo cao hơn trên nấc thang sự nghiệp. Các bài này gồm có: Nửa Đêm Ngoài Phố, Buồn Trong Kỹ Niệm, Hai Lối Mộng, Chiều Cuối Tuần, Mưa Nửa Đêm, Tàu Đêm Năm Cũ, Hai Chuyến Tàu Đêm, Chuyện Chúng Mình, Đêm Tâm Sự, Hình Bóng Cũ, Đò Chiều, Chiều Làng Em…
Thế rồi, theo như Anh hơn một lần tâm sự, đường đời đã chia đôi chúng tôi ra hai ngã, hai hướng đi. Tôi đã giã từ sân khấu, giã từ lời ca tiếng nhạc, giã từ tất cả, theo chồng đi đến những phương trời xa. Còn Anh vào quân ngũ, và vẫn tiếp tục hăng say sáng tác, hầu hết những nhạc phẫm đều nói về đời người lính phong sương, xa nhà, xa thành phố, xa người em nhỏ hậu phương… (24 Giờ Phép, Bông Cỏ May, Kẻ Ở Miền Xa, Trên 4 Vùng Chiến Thuật…)
Vào thời điễm này, Anh Duy Khánh, Anh Chế Linh và Hoàng Oanh có lẽ là những ca sĩ đã hát nhạc của Anh rất nhiều.
Kiếp tằm chưa dứt, tôi đã trở lại với sân khấu, với ánh đèn màu. Trở lại với “Nửa Đêm Ngoài Phố”, với “Buồn Trong Kỹ Niệm”…
Rồi lại thêm một lần cuộc đời lại chia đôi chúng tôi ra hai ngã: Anh kẹt lại quê nhà, tôi sống đời lưu vong. Tôi đã tìm đủ mọi cách để liên lạc hầu mong gởi về những gói quà biếu Anh. Sự liên lạc trong những năm đầu thật khó khăn, cho mãi tới sau này, qua một số bạn bè và qua Trần Quốc Bảo, tôi mới có thể liên lạc thường hơn với Anh. Tuy nhiên, tôi rất lo lắng về bịnh tình Anh do Trần Quốc Bảo kể lại. Nhìn những tấm ảnh Anh gởi qua đăng trên Thế Giới Nghệ Sĩ, trông Anh gầy gò, đau yếu, tôi đã không sao cầm được nước mắt. Tôi đã bàn với Trần Quốc Bảo thực hiện một cuốn băng với toàn nhạc của Anh, hầu có thể giúp Anh phần nào trên phương diện vật chất lẫn tinh thần. Chợt nghe tin Anh đau nặng… Chợt nghe tin Anh qua đời…
(thanhthuy.me)
Trúc Phương viết tặng riêng Thanh Thúy một số ca khúc: Hình bóng cũ, Lời ca ca nữ, Mắt em buồn, Tình yêu trong mắt một người, Mắt chân dung để lại.
Mời nghe một số ca khúc của Trúc Phương với giọng hát Thanh Thúy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)
Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>
Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:
:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng
Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)