Nhạc Việt một thời xa vắng là loạt bài của tác giả Thiên Thanh đăng trên trang web Thể Thao Văn Hóa, bắt đầu từ ngày 9/5/2012. Được 4 bài thì tạm nghỉ để thay đổi không khí, và hẹn sẽ trở lại. Nhưng từ ấy đến nay gần 2 năm qua, chưa thấy thêm bài nào. Thấy đây là tài liệu quí về nhạc Việt một thời, nên cop về đây trước để mọi người đọc cho vui, sau để lưu.
Mời nghe nhạc và đọc bài
Mời nghe nhạc và đọc bài
(TT&VH Cuối tuần) - Showbiz Việt đầu năm 2012, đã hơn 20 năm từ khi bắt đầu câu chuyện này… Tin buồn về Whitney Houston, nỗi tiếc thương đậm sâu về một thế hệ vàng ca sĩ như câu chuyện dẫn về một thời chưa xa lắm. Những người trong cuộc ngày ấy, những người đã chứng kiến và hăm hở lao vào một cuộc “vỡ hoang” cho nhạc Việt, thỉnh thoảng gặp nhau đâu đó, tóc đã bạc màu, ngậm ngùi nói với nhau: “Bao giờ cho tới…ngày xưa”.
Ông Tư Lợi, người xây dựng Kim Lợi studio nổi tiếng ở TP.HCM |
Ngôi nhà này, rất tiếc, bây giờ đã được bán đi. Như mọi cuộc đổi thay dâu bể khác.
Từ ngã ba Cách Mạng Tháng 8, quẹo trái Tô Hiến Thành, đi 300m, quẹo trái vào một con hẻm, có mấy hàng hủ tiếu thơm lừng, quẹo trái 50m, lại quẹo trái vài bước chân, là đến cổng ngôi nhà đó. Địa chỉ 131/0-L Tô Hiến Thành. Số điện thoại (cũ): 8640385.
Cổng sắt, không cao, luôn thấy rõ hàng giày dép dài ngoằng của khách và tiếng đàn vọng ra. Bấm chuông. Người mở cửa có thể là chủ nhà, có giọng cười hênh hếch , đặc biệt xăng xái và mau mắn, có thể là những “tên tuổi” (của làng ca nhạc lúc đó và sau này) chạy ra mở cửa: nhiều lắm, những TH, BY, TL, NP., HN, TL, ML.LT, PT…. và,… hàng xóm chung quanh lúc ấy chưa nhận ra “ngôi sao” vì họ dung dị, ra vào ngôi nhà này thường xuyên. Ngôi nhà nhộn nhịp bắt đầu từ khoảng 11g đến tận khuya. Nơi đó, trong thời điểm vàng của băng đĩa nhạc Việt Nam, đã từng là studio hàng đầu, nơi hội tụ những tinh hoa âm thanh, những nhạc sĩ, ca sĩ, biên tập viên … đến từ khắp nơi trên đất nước, kể cả từ hải ngoại về. Nơi đó chính là KIM LỢI STUDIO, “điểm hẹn của một thời”, niềm hãnh diện của một thời, niềm ao ước của nhiều nghệ sĩ… Và lúc bấy giờ cũng là lúc hoàng kim nhất, đột phá nhất, nhiều dấu ấn nhất của thị trường băng đĩa nhạc Việt (giai đoạn sau 1975).
Ông chủ của KIM LỢI studio, anh TƯ LỢI, (đã mất năm 1994), chính là một trong những người đầu tiên nghĩ ra chuyện tư nhân làm phòng thu, mạnh dạn và mạo hiểm đầu tư vào những thiết bị âm thanh đắt tiền với mong muốn cháy bỏng: tại sao âm thanh của băng nhạc Việt Nam kém cỏi vậy, không ai muốn nghe? Tại sao ca sĩ Việt Nam (hát đâu có thua kém ai) không được hát trong một phòng thu chăm chút kỹ lưỡng về âm thanh? Anh sùng sục đi tìm…đối tác, tức là những người chịu khó nghe anh nói, hiểu và chia sẻ, ủng hộ anh. Chị Kim Phương (phó giám đốc Hãng Phim Trẻ), lúc ấy phải thường xuyên đón tiếp một vị khách đặc biệt, luôn rối tinh lên vì những dự tính, những mong muốn đau đáu còn rất lạ lẫm vào thời đó.
Điều đặc biệt, anh Tư Lợi không phải là một nghệ sĩ, nhạc sĩ hay nhạc công gì hết. Anh chỉ yêu âm nhạc, thích nghe và là một khán giả trung thành của nghệ thuật cải lương, anh lại đam mê tìm tòi về máy móc, muốn tìm cho ra … chìa khóa của âm thanh. Anh có hai đứa con trai (Hữu Minh, con lớn của anh, lúc ấy chỉ là một “teen” hồn nhiên, cũng bị anh thường xuyên nhắc nhở việc học nhạc, học đàn). Sự hăng say của anh lan truyền và làm cho cả gia đình náo động lên. Thế là hai căn phòng riêng của vợ chồng anh và anh em Hữu Minh (cạnh nhau) biến thành phòng thu nhạc và thu ca. Cả nhà phải thường xuyên di tản ra nhà bếp, (vì phòng khách cũng đầy … nghệ sĩ ngồi vỡ bài, tập dượt…). Thế nhưng mọi người không ai phàn nàn mà ngược lại, cực kỳ hăng hái làm việc. Hai căn phòng kín (không có kính ngăn như studio bây giờ, chưa có cả bàn mix, mọi người liên lạc với nhau bằng cách … gõ vào tường, nói vọng qua, hoặc chạy qua chạy lại, cửa phòng hai bên cứ đóng mở ầm ầm). Nhóm đầu tiên đến với phòng thu đặc biệt của anh, cùng anh “âm mưu”, làm những chương trình băng nhạc với chất lượng âm thanh thể nghiệm, là nhóm “đặc phái viên” của Hãng Phim Trẻ, gồm có NS Bảo Phúc, NS Trần Thanh Tùng, biên tập viên Thanh Thủy…, ít lâu sau có thêm anh Bảo Chấn, ca sĩ Ngọc Sơn, vv…và cứ thế đông dần lên.
Lúc bấy giờ người lo về kỹ thuật âm thanh là anh Viết Tân, xuất thân từ một người làm kỹ thuật trong đài truyền hình. Master đầu tiên ra đời. Một album nhạc thiếu nhi, âm thanh trong trẻo, réo rắt của tiếng hát Mộng Thi, “em sẽ là mùa xuân của mẹ,…”... Anh Tư Lợi sung sướng đến hả hê: “thấy chưa, tui nói mà, tìm ra được rồi!”. Thật vậy, âm thanh nhẹ, trong, bay bổng, không bị đục, bị … “xì” (vốn rất trầm kha trước đó) đã được các anh mày mò, chữa đúng bệnh. Album thứ hai là “Tiếng mưa đêm” với tiếng hát Hồng Hạnh, âm thanh hay vượt hẳn những phòng thu “quốc doanh” thời đó.
Âm thanh hay, ban nhạc với hòa âm sáng tạo và tiếng hát ca sĩ thăng hoa từ studio Kim Lợi (có thể sánh với chất lượng băng nhạc của các chương trình ở hải ngoại). Từ ngôi nhà trong hẻm, hàng loạt, nhiều vô số kể, những album hay và những ngôi sao ca nhạc dập dìu … đã làm nên một sự chuyển động đáng mừng của đời sống âm nhạc thời bấy giờ.
Chắc chắn nhiều ca sĩ, nhạc sĩ không thể nào quên, nơi đã nâng niu (đúng nghĩa) tiếng hát, tiếng đàn của mình. Nơi Như Quỳnh đã gửi lại tiếng hát cao vút, trong như tiếng chuông ngân sau giải nhất THTH lần 1, với ca khúc Mẹ yêu con, Cô nuôi dạy trẻ… trước khi trở thành một giọng hát ăn khách hàng đầu ở hải ngoại; nơi Thanh Lan khúc khích cười thật trẻ trung, trong bài Nhạc rừng, trước khi cất bước ly hương. Còn nữa, những nghệ sĩ Ngọc Bảo, Lê Dung, đã để lại cho đời sau tiếng hát trác tuyệt của mình từ studio Kim Lợi.
Còn anh Tư Lợi ra đi thật vội vàng, thật tức tưởi và bất ngờ. Lúc ấy, những chương trình video ca nhạc do Hãng Phim Trẻ và Kim Lợi Studio cùng làm (những tình khúc vượt thời gian, Mưa bụi, những video ca nhạc tác giả tác phẩm…) đang nổi đình nổi đám, rất ăn khách.
Có một số người không muốn công nhận sự đóng góp của Kim Lợi Studio, chỉ vì chủ nhân của nó là “tay ngang”. Nhưng sự thật là vậy. Lam Trường với Tình thôi xót xa, Trần Thu Hà lộng lẫy tinh khôi với Ngày em đến, Trái tim không ngủ yên đã làm nên một Bằng Kiều, Thanh Lam Ngồi hát ca bềnh bồng, Hồng Nhung Nhớ mùa thu Hà Nội, Mỹ Linh với Chị tôi, Thu Hiền với Hoa cau vườn trầu, Ánh Tuyết với Văn Cao và Trương Chi…, hay những nhóm ca lừng lẫy như 3A, Áo Trắng, Con Gái, Tik Tik Tak, Thế Hệ Mới,… đều làm được những sản phẩm có một không hai ở studio Kim Lợi. Kể cả những tiếng hát thiếu nhi Hiền Thục Hổng dám đâu, những Quang Vinh, Mắt Ngọc, Mây Trắng…bé con của ngày đó, cũng rộn ràng chạy tới chạy lui, hát vang lừng trong căn nhà nhỏ.
Lúc ấy không ai nghĩ đến chuyện lưu dấu hoặc chụp ảnh, ghi hình lại, thậm chí những bức ảnh hiếm hoi, những bìa băng cassette, bìa CD cũng không còn mấy. Nhưng ký ức nghệ sĩ chắc hẳn vẫn còn. Những “cặp đôi” một thời : Minh Thuận-Nhật Hào, Cẩm Ly-Minh Tuyết, Đình Văn-Tài Linh, Phương Thảo-Ngọc Lễ, Thu Phương-Huy MC…v.v… vẫn có thể kể cho chúng ta nghe những dấu ấn không thể nào quên trong những sự nghiệp của họ với những ngày tháng cộng tác với Kim Lợi.
Vì “dập dìu tài tử giai nhân”’ như vậy, nên Kim Lợi studio được sửa sang, trang bị hiện đại dần dần. Ông chủ mới, Hữu Minh, trẻ và nhạy bén, cũng nhiều năm liền làm nên chuyện cho các ca sĩ trẻ giai đoạn trước và sauLàn Sóng Xanh. Hiện nay Kim Lợi studio đã chuyển chỗ, dời về nhà riêng của Hữu Minh-Cẩm Ly, gần như trở thành một studio thuần túy gia đình. Dư âm của một phòng thu đẳng cấp vẫn còn, tuy rất tiếc, lại bị nhạt nhòa lẫn lộn giữa…các giá trị như hiện trạng của cái tạm gọi là showbiz hôm nay.
Bao nhiêu cuộc thăng hoa âm nhạc, bao nhiêu chuyện họp tan, bao nhiêu cuộc cãi vã, bao nhiêu chuyện buồn vui, bao nhiêu người còn, mất? Để có một gia tài ca khúc và nghệ sĩ được chắt chiu cống hiến trong giai đoạn…vàng của các studio Kim Lợi, Viết Tân, Việt Hùng…, những studio từng gánh vác sứ mệnh sản xuất âm nhạc của Sài Gòn thời đó…
(*) One Day When we were young : một ca khúc luân vũ rất nổi tiếng của nhạc sĩ Johann Strauss Jr.
Từ ngã ba Cách Mạng Tháng 8, quẹo trái Tô Hiến Thành, đi 300m, quẹo trái vào một con hẻm, có mấy hàng hủ tiếu thơm lừng, quẹo trái 50m, lại quẹo trái vài bước chân, là đến cổng ngôi nhà đó. Địa chỉ 131/0-L Tô Hiến Thành. Số điện thoại (cũ): 8640385.
Cổng sắt, không cao, luôn thấy rõ hàng giày dép dài ngoằng của khách và tiếng đàn vọng ra. Bấm chuông. Người mở cửa có thể là chủ nhà, có giọng cười hênh hếch , đặc biệt xăng xái và mau mắn, có thể là những “tên tuổi” (của làng ca nhạc lúc đó và sau này) chạy ra mở cửa: nhiều lắm, những TH, BY, TL, NP., HN, TL, ML.LT, PT…. và,… hàng xóm chung quanh lúc ấy chưa nhận ra “ngôi sao” vì họ dung dị, ra vào ngôi nhà này thường xuyên. Ngôi nhà nhộn nhịp bắt đầu từ khoảng 11g đến tận khuya. Nơi đó, trong thời điểm vàng của băng đĩa nhạc Việt Nam, đã từng là studio hàng đầu, nơi hội tụ những tinh hoa âm thanh, những nhạc sĩ, ca sĩ, biên tập viên … đến từ khắp nơi trên đất nước, kể cả từ hải ngoại về. Nơi đó chính là KIM LỢI STUDIO, “điểm hẹn của một thời”, niềm hãnh diện của một thời, niềm ao ước của nhiều nghệ sĩ… Và lúc bấy giờ cũng là lúc hoàng kim nhất, đột phá nhất, nhiều dấu ấn nhất của thị trường băng đĩa nhạc Việt (giai đoạn sau 1975).
Ông chủ của KIM LỢI studio, anh TƯ LỢI, (đã mất năm 1994), chính là một trong những người đầu tiên nghĩ ra chuyện tư nhân làm phòng thu, mạnh dạn và mạo hiểm đầu tư vào những thiết bị âm thanh đắt tiền với mong muốn cháy bỏng: tại sao âm thanh của băng nhạc Việt Nam kém cỏi vậy, không ai muốn nghe? Tại sao ca sĩ Việt Nam (hát đâu có thua kém ai) không được hát trong một phòng thu chăm chút kỹ lưỡng về âm thanh? Anh sùng sục đi tìm…đối tác, tức là những người chịu khó nghe anh nói, hiểu và chia sẻ, ủng hộ anh. Chị Kim Phương (phó giám đốc Hãng Phim Trẻ), lúc ấy phải thường xuyên đón tiếp một vị khách đặc biệt, luôn rối tinh lên vì những dự tính, những mong muốn đau đáu còn rất lạ lẫm vào thời đó.
Điều đặc biệt, anh Tư Lợi không phải là một nghệ sĩ, nhạc sĩ hay nhạc công gì hết. Anh chỉ yêu âm nhạc, thích nghe và là một khán giả trung thành của nghệ thuật cải lương, anh lại đam mê tìm tòi về máy móc, muốn tìm cho ra … chìa khóa của âm thanh. Anh có hai đứa con trai (Hữu Minh, con lớn của anh, lúc ấy chỉ là một “teen” hồn nhiên, cũng bị anh thường xuyên nhắc nhở việc học nhạc, học đàn). Sự hăng say của anh lan truyền và làm cho cả gia đình náo động lên. Thế là hai căn phòng riêng của vợ chồng anh và anh em Hữu Minh (cạnh nhau) biến thành phòng thu nhạc và thu ca. Cả nhà phải thường xuyên di tản ra nhà bếp, (vì phòng khách cũng đầy … nghệ sĩ ngồi vỡ bài, tập dượt…). Thế nhưng mọi người không ai phàn nàn mà ngược lại, cực kỳ hăng hái làm việc. Hai căn phòng kín (không có kính ngăn như studio bây giờ, chưa có cả bàn mix, mọi người liên lạc với nhau bằng cách … gõ vào tường, nói vọng qua, hoặc chạy qua chạy lại, cửa phòng hai bên cứ đóng mở ầm ầm). Nhóm đầu tiên đến với phòng thu đặc biệt của anh, cùng anh “âm mưu”, làm những chương trình băng nhạc với chất lượng âm thanh thể nghiệm, là nhóm “đặc phái viên” của Hãng Phim Trẻ, gồm có NS Bảo Phúc, NS Trần Thanh Tùng, biên tập viên Thanh Thủy…, ít lâu sau có thêm anh Bảo Chấn, ca sĩ Ngọc Sơn, vv…và cứ thế đông dần lên.
Lúc bấy giờ người lo về kỹ thuật âm thanh là anh Viết Tân, xuất thân từ một người làm kỹ thuật trong đài truyền hình. Master đầu tiên ra đời. Một album nhạc thiếu nhi, âm thanh trong trẻo, réo rắt của tiếng hát Mộng Thi, “em sẽ là mùa xuân của mẹ,…”... Anh Tư Lợi sung sướng đến hả hê: “thấy chưa, tui nói mà, tìm ra được rồi!”. Thật vậy, âm thanh nhẹ, trong, bay bổng, không bị đục, bị … “xì” (vốn rất trầm kha trước đó) đã được các anh mày mò, chữa đúng bệnh. Album thứ hai là “Tiếng mưa đêm” với tiếng hát Hồng Hạnh, âm thanh hay vượt hẳn những phòng thu “quốc doanh” thời đó.
Âm thanh hay, ban nhạc với hòa âm sáng tạo và tiếng hát ca sĩ thăng hoa từ studio Kim Lợi (có thể sánh với chất lượng băng nhạc của các chương trình ở hải ngoại). Từ ngôi nhà trong hẻm, hàng loạt, nhiều vô số kể, những album hay và những ngôi sao ca nhạc dập dìu … đã làm nên một sự chuyển động đáng mừng của đời sống âm nhạc thời bấy giờ.
Chắc chắn nhiều ca sĩ, nhạc sĩ không thể nào quên, nơi đã nâng niu (đúng nghĩa) tiếng hát, tiếng đàn của mình. Nơi Như Quỳnh đã gửi lại tiếng hát cao vút, trong như tiếng chuông ngân sau giải nhất THTH lần 1, với ca khúc Mẹ yêu con, Cô nuôi dạy trẻ… trước khi trở thành một giọng hát ăn khách hàng đầu ở hải ngoại; nơi Thanh Lan khúc khích cười thật trẻ trung, trong bài Nhạc rừng, trước khi cất bước ly hương. Còn nữa, những nghệ sĩ Ngọc Bảo, Lê Dung, đã để lại cho đời sau tiếng hát trác tuyệt của mình từ studio Kim Lợi.
Còn anh Tư Lợi ra đi thật vội vàng, thật tức tưởi và bất ngờ. Lúc ấy, những chương trình video ca nhạc do Hãng Phim Trẻ và Kim Lợi Studio cùng làm (những tình khúc vượt thời gian, Mưa bụi, những video ca nhạc tác giả tác phẩm…) đang nổi đình nổi đám, rất ăn khách.
Có một số người không muốn công nhận sự đóng góp của Kim Lợi Studio, chỉ vì chủ nhân của nó là “tay ngang”. Nhưng sự thật là vậy. Lam Trường với Tình thôi xót xa, Trần Thu Hà lộng lẫy tinh khôi với Ngày em đến, Trái tim không ngủ yên đã làm nên một Bằng Kiều, Thanh Lam Ngồi hát ca bềnh bồng, Hồng Nhung Nhớ mùa thu Hà Nội, Mỹ Linh với Chị tôi, Thu Hiền với Hoa cau vườn trầu, Ánh Tuyết với Văn Cao và Trương Chi…, hay những nhóm ca lừng lẫy như 3A, Áo Trắng, Con Gái, Tik Tik Tak, Thế Hệ Mới,… đều làm được những sản phẩm có một không hai ở studio Kim Lợi. Kể cả những tiếng hát thiếu nhi Hiền Thục Hổng dám đâu, những Quang Vinh, Mắt Ngọc, Mây Trắng…bé con của ngày đó, cũng rộn ràng chạy tới chạy lui, hát vang lừng trong căn nhà nhỏ.
Lúc ấy không ai nghĩ đến chuyện lưu dấu hoặc chụp ảnh, ghi hình lại, thậm chí những bức ảnh hiếm hoi, những bìa băng cassette, bìa CD cũng không còn mấy. Nhưng ký ức nghệ sĩ chắc hẳn vẫn còn. Những “cặp đôi” một thời : Minh Thuận-Nhật Hào, Cẩm Ly-Minh Tuyết, Đình Văn-Tài Linh, Phương Thảo-Ngọc Lễ, Thu Phương-Huy MC…v.v… vẫn có thể kể cho chúng ta nghe những dấu ấn không thể nào quên trong những sự nghiệp của họ với những ngày tháng cộng tác với Kim Lợi.
Vì “dập dìu tài tử giai nhân”’ như vậy, nên Kim Lợi studio được sửa sang, trang bị hiện đại dần dần. Ông chủ mới, Hữu Minh, trẻ và nhạy bén, cũng nhiều năm liền làm nên chuyện cho các ca sĩ trẻ giai đoạn trước và sauLàn Sóng Xanh. Hiện nay Kim Lợi studio đã chuyển chỗ, dời về nhà riêng của Hữu Minh-Cẩm Ly, gần như trở thành một studio thuần túy gia đình. Dư âm của một phòng thu đẳng cấp vẫn còn, tuy rất tiếc, lại bị nhạt nhòa lẫn lộn giữa…các giá trị như hiện trạng của cái tạm gọi là showbiz hôm nay.
Bao nhiêu cuộc thăng hoa âm nhạc, bao nhiêu chuyện họp tan, bao nhiêu cuộc cãi vã, bao nhiêu chuyện buồn vui, bao nhiêu người còn, mất? Để có một gia tài ca khúc và nghệ sĩ được chắt chiu cống hiến trong giai đoạn…vàng của các studio Kim Lợi, Viết Tân, Việt Hùng…, những studio từng gánh vác sứ mệnh sản xuất âm nhạc của Sài Gòn thời đó…
Thiên Thanh
Tác giả loạt bài viết Nhạc Việt-thời xa vắng (tựa bài do TT&VH Cuối tuần đặt), khởi đăng trên mục Góc khuất (từ số 18 (247) ra ngày 4/5/4012), vốn là một người trong cuộc. Loạt bài này được gửi choTT&VH Cuối tuần kèm theo tâm sự: “Tôi viết những dòng này từ những hồi ức tản mạn của những người ngày hôm qua rất đầu xanh tuổi trẻ, rất “when we were young” (*) và vẫn còn là những người làm nghề tử tế của hôm nay. Những bài viết như thế này có thể sẽ rơi vào hư không, hoặc chỉ “để gió cuốn đi”, chìm nghỉm giữa hàng ngàn những trang mạng “hot”, không có “comment” vì không có scandal, không phải là những câu chuyện “phấn son” của các bạn ca sĩ trẻ. Nhưng tôi nghĩ,chính vì vậy, mà càng cần phải viết,và xin kêu gọi nhiều người cùng viết. Phải kể lại, phải giải mã những bước đi, vừa dễ thương, vừa chập chững của showbiz Việt, để hun đúc lại niềm tự hào của những người khai phá, phải “số hóa” những ký ức này, để … “đóa hoa vàng giờ đây cũng vội”…gửi lại cho những người đi sau. Tôi cũng hy vọng trang ghi chép chân thành của mình có thể góp phần tôn vinh thầm lặng những người được nhắc đến”.
|
(*) One Day When we were young : một ca khúc luân vũ rất nổi tiếng của nhạc sĩ Johann Strauss Jr.
Trở lên trên là bài cop từ trang web thethaovanhoa.vn. Sau đây mời nghe một album của Trần Thu Hà:
Em Về Tinh Khôi là album riêng đầu tiên của Trần Thu Hà, do Quốc Bảo biên tập, thu tại Kim Lợi Studio và hảng phim Trẻ phát hành 1999. Album này của Thu Hà có nhiều bài yêu thích: Lời ru cho con (Xuân Phương - nhạc phim Của đề dành), Tóc gió thôi bay (Trần Tiến), Ngày em đến (Từ Huy), Em Về Tinh Khôi của Quốc Bảo ..
Playlist sau đây lấy tên album Em Về Tinh Khôi thực ra là tôi gom các bài lẻ được nhiều người tải lên trang web nhaccuatui, ko rõ nguồn, và so với album gốc thì bị thiếu bài Dường Như
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)
Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>
Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:
:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng
Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)