Dưới mái nhà
Một người đang ngủ
Với giấc mơ của những vì sao … (*)
Một người đang ngủ
Với giấc mơ của những vì sao … (*)
Tôi tìm mãi trong tủ của mình và hỏi rất nhiều bạn bè, không ai còn giữ được bản gốc cuốn video ca nhạc Văn Cao, Giấc mơ một đời người (*) tìm đến Hãng phim Trẻ “nhà sản xuất" của thời ấy, lại càng không…
Đây là một tác phẩm, một sản phẩm âm nhạc chất chứa trong lòng nó nhiều câu chuyện có thật, nhưng lại lãng mạn và đẹp như cổ tích.
Nếu bạn muốn nghe, tôi sẽ kể nhé, kể với niềm hạnh phúc và hãnh diện khôn nguôi vì được là một … trong rất nhiều người chung tay làm ra … giấc mơ ấy.
Vào khoảng cuối mùa thu năm 1993…
Bìa video Văn Cao, giấc mơ một đời người |
Hà Nội đang nắng vàng óng, đang mùa cốm xanh và lá bàng hơi hồng đỏ thì chúng tôi ngồi ở Sài Gòn, loay hoay tìm một đề tài để làm ca nhạc, theo mong muốn của anh Đinh Anh Dũng (vốn là nhà quay phim truyện nổi tiếng lúc bấy giờ). Dũng nói “Hà Nội mùa này đang đẹp quá, nhưng Dũng linh cảm những người nhạc sĩ già ở Hà Nội, họ không còn nhiều thời gian nữa, mà những bài hát của họ quá hay về mùa thu và Hà Nội, Dũng muốn ghi lại hình ảnh của họ càng sớm càng tốt. Mọi người nghĩ sao nếu mình ra Hà Nội ngay và làm phim ca nhạc về bác Văn Cao?”.
Văn Cao, ông vừa vào Sài Gòn, ghé quán Nhạc Sĩ, và nghe Ánh Tuyết hát, Văn Cao - Ánh Tuyết, một già một trẻ, tác giả và ca sĩ tri âm, đang là một hiện tượng “hot” thời bấy giờ.
Niềm mong muốn được sớm gâp Văn Cao cứ làm chúng tôi gấp gáp hàng ngày, như có sự hối thúc nào ở bên trong. Chúng tôi vội vàng biên tập, vội vàng mời ca sĩ, vội vàng hòa âm, vội vàng tổ chức đoàn phim và lên đường, không kịp chờ sự chấp thuận của lãnh đạo Hãng Phim Trẻ, không kịp chờ được cấp phép…
Chúng tôi bị nghi ngại rất nhiều, mọi thứ vào lúc đó đều chưa định hình, làm ra sản phẩm gì và buôn bán ra sao? Lại chạm vào Văn Cao, một tác giả lớn, có nhiều điều khúc mắc về tâm tư, tác phẩm lại xưa cũ, những người thiếu kinh nghiệm và hăm hở như chúng tôi sẽ làm gì cho hay, cho ăn khách?...v..v..
Có điều chúng tôi hoàn toàn không ngờ được, những ý tưởng mong manh và mơ hồ này lại trở thành một hiện thực rực rỡ, mở đầu cho thời kì video của nhạc Việt, kéo dài đến hàng chục năm sau…
Chúng tôi tìm đến căn gác 108 Yết Kiêu Hà Nội, lên từng bậc cầu thang quét vôi vàng cũ kỹ, đã chuyển sang loang lổ, trình bày với Văn Cao ý định sẽ làm một bộ phim ca nhạc. Ông cười hiền lành, nói sẽ sẵn sàng cùng đi với chúng tôi đến những nơi đã khắc dấu kỉ niệm của đời ông. Năm đó Văn Cao hơn 70 tuổi, nhưng ông yếu và già hơn những người đồng tuổi vì bao gian khó, vì rượu, vì thơ…Ông say sưa kể chúng tôi nghe những câu chuyện về hoàn cảnh ra đời của từng bài hát. Vì sao có những Suối Mơ, Thiên Thai, có Bến Xuân, có Trương Chi…Chúng tôi được ông chia sẻ, ấm áp và cởi mở, những câu chuyện, những mối tình, những khoảnh khắc chìm trong hồi ức…
Mấy bác cháu bắt đầu đi, từ làng Vân Kinh Bắc (bối cảnh chúng tôi quay bài hát Cung đàn xưa), qua ngoại thành Hà Nội, vào trong Bích Động - Ninh Bình, …lênh đênh trên sông Đà để quay bài hát… Sông Lô...Trên dọc đường thiên lý, những người nhận ra Văn Cao rất nhiều, chúng tôi chứng kiến họ yêu mến và kính trọng ông (những fans hâm mộ thật đằm thắm và hiểu biết, họ ngưỡng mộ ông bằng những cử chỉ chăm sóc thật dung dị. Chúng tôi đọc được trong ánh mắt của họ, đó là ngày hạnh phúc khi có một ông tiên tự dưng ghé qua nơi họ ở). Đoàn phim hầu hết là người miền Nam, hai nhân vật chính, anh Đinh Anh Dũng (đạo diễn) là dân phim truyện, anh Quốc Thành (một tay quay phim tài liệu kỳ cựu), khá ngỡ ngàng khi lần đầu tiên làm phim ca nhạc với những cú máy phải êm như nhung, phải nương theo những ráng chiều, những hoàng hôn, những giọt sương mai, những khung cảnh đẹp như mơ của thiên nhiên miền Bắc với những khoảnh khắc ngẫu hứng… của “diễn viên” Văn Cao, với những câu nói ý nhị, dí dỏm, hóm hỉnh rất đặc biệt của ông. Thí dụ như: Tôi là …cái người luôn luôn thất bại về tình yêu… bởi vì tôi không giỏi về cách… giao lưu với những người đàn bà, mà đối với người đẹp, tôi lại càng bối rối …tôi..bèn nói trong thơ thôi… hề, hề…( phần mở đầu album).
Việc tìm kiếm diễn viên và ca sĩ cũng rộn ràng không kém. Chúng tôi tìm mãi nhưng không ra những “nàng thơ” của Văn Cao, một hình bóng mộng nhiều hơn thật, sẽ thấp thoáng từ đầu đến cuối phim (nếu có dịp xem lại, bạn sẽ thấy” nàng ấy” vẫn chưa vừa ý lắm, nhưng trong điều kiện của đoàn phim thời bấy giờ, chỉ có thể được như vậy).
Chọn Hồng Nhung hát Suối Mơ cũng là thể nghiệm đầy mạo hiểm. Suối Mơ đã in hằn trong lòng người nghe với tiếng hát của Lệ Thu, Thái Thanh, Kim Ngọc… thời xa xưa và gần nhất, thật lộng lẫy bởi Ánh Tuyết. Nhưng chúng tôi muốn nó tươi trẻ, gần gũi và mới mẻ hơn. Lúc đó, Hồng Nhung chỉ là một ca sĩ trẻ, và thật may mắn, Hồng Nhung đã mang đến một Suối Mơ thật tinh khôi, vừa… cách điệu vừa dịu mát, tôi nghĩ đó là một trong những clip dễ thương nhất của Hồng Nhung cho đến tận bây giờ. Chúng tôi cũng tìm ra một giọng hát đẹp như tiếng chuông ngân: Tịnh Quyên (trong bài Bến Xuân – Đàn chim Việt). Tịnh Quyên đến như một cuộc dạo chơi, thanh thản hát, và… mất hút, để lại dư âm dịu dàng, đầy nuối tiếc…
Văn Cao cứ lững thững đi, lững thững nói về âm nhạc, về nỗi buồn, nỗi cô đơn, về mùa thu và những người đẹp… chúng tôi ghi hình ông và mở lòng để tận hưởng cảnh sắc tuyệt vời của đất Bắc. (Sau này non nước Ninh Bình trong phim Thiên mệnh anh hùng cũng làm nao lòng người xem nhưng có mấy ai biết nó từng được “khai phá” để làm nền cho tuyệt phẩm Thiên Thai, Bến Xuân…với mái chèo khua nước và những chiếc thuyền nan mộng ảo…).
Hình ảnh và những cảm xúc phiêu bồng theo chúng tôi đến tận phòng dựng. Lúc ấy, kĩ thuật dựng băng hình video cũng chưa được tinh xảo, chúng tôi phải mày mò từng chút một : làm mờ chồng, nhuộm màu, làm âm bản …v..v.., với những khám phá thú vị khi dựng được những hình ảnh được coi là… mới lạ, đẹp nhất của thời đó.
Sau rất nhiều gian nan, buồn vui, vất vả, tác phẩm video ca nhạc nghệ thuật đầu tiên của Hãng Phim ra đời. Đạo diễn Đinh Anh Dũng đặt tựa là VănCao, giấc mơ một đời người. Và thật, tên đúng như …phim, với tác phẩm này, chúng tôi đã bay vào những giấc mơ của Văn Cao, mang những bài hát bằng hình của ông đến khắp nơi. Và kì diệu hơn nữa, chúng tôi thực hiện được giấc mơ của chính mình.
Album được đón nhận nồng nhiệt, bán chạy đến không ngờ, ghi một ấn tượng mạnh vào lúc đó, mở đầu cho những tác phẩm thành công về dòng album tác giả của Hãng Phim Trẻ: Gởi gió cho mây ngàn bay ( Đoàn Chuẩn – Từ Linh), Xin trả nợ người, Đóa hoa vô thường (Trịnh Công Sơn), Thuyền mơ (Dương Thiệu Tước)…và loạt album Những tình khúc vượt thời gian, với chất lượng nghệ thuật và doanh số như trong mơ. Năm 1995, Văn Cao mất, chúng tôi lại thực hiện album Buổi sáng có trong sự thật để tưởng nhớ ông, cũng thành công không kém.
Có thể nói, dù chưa thật hoàn hảo, nhưng những album này có thể xứng đáng là chứng nhân của một thời kì rực rỡ nhất của nhạc Việt, đã góp phần tạo ra một thị trường hấp dẫn, tạo ra hàng loạt tên tuổi nghệ sĩ, từ đạo diễn, nhạc sĩ, ca sĩ, họa sĩ, quay phim, kể cả người mẫu … thành danh đến bây giờ.(1)
Những ngày tháng phiêu du cùng Văn Cao là thời gian thăng hoa, ấm áp (mà mỗi chúng tôi khó có thể tìm lại sau này), khi được làm việc trong một không khí nghệ sĩ, tạm thời quên đi những bức bối vì phải chạy theo thị hiếu số đông, khi biên tập viên và nhà sản xuất có thể ủng hộ những ý tưởng, những sáng tạo rất… “máu me” của nghệ sĩ, khi nghệ sĩ hiểu được những giới hạn, khó khăn thực tế của người đứng mũi chịu sào mà san sẻ, hợp tác vui vẻ cùng nhau.
Nếu có dịp xem lại, bạn sẽ thấy nó dung dị, không lòe loẹt, không rỗng tuếch và lắm chiêu trò như các MV hôm nay. Dĩ nhiên , mỗi thời mỗi khác, nhưng thời nào người thưởng thức cũng cần những món ăn tinh thần có thể chạm được vào trái tim họ, để nuôi dưỡng tâm hồn và giúp họ giải trí lành mạnh nhất.
Trong hàng chục ngàn bản video đã được bán ra, chắc hiện nay ở đâu đó, vẫn có những người tri kỉ với Văn Cao còn nâng niu, lưu giữ ấn bản đầu tiên (2). Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn gặp họ, tuy không quen, nhưng “nhận ra” người thực hiện album, đã động viên và mong mỏi chúng tôi làm tiếp, đó thật sự là hạnh phúc lớn lao không phải ai cũng có được.
Tôi không dám nói Văn Cao, giấc mơ một đời người là thật hay, nhưng nó đã trở thành một di sản nhẹ nhàng, lẩn khuất đâu đó trong ký ức của nhiều người. Nhân kỉ niệm 17 năm Văn Cao về với THIÊN THAI, tôi chỉ xin viết một bài báo nhỏ, tưởng nhớ và trân trọng ông vì đã để lại quá nhiều tinh hoa cho cuộc sống trầm luân này.
Cám ơn ông, đã giúp chúng tôi đến được một “Suối Mơ” của thời trẻ trung, giàu tình yêu và khát vọng.
(*) những câu thơ của Văn Cao được đặt ở đầu phim.
(1) Giai đoạn “vàng” của những tác phẩm này sẽ được kể trong một câu chuyện khác.
(2) Năm 2009, Hãng Phim Trẻ đã tái sản xuất các tác phẩm phim ca nhạc về Văn Cao dưới hình thức DVD gồm 2 album: Văn Cao, Giấc mơ một đời người và Văn Cao, Buổi sáng có trong sự thật (đạo diễn Đinh Quang Dũng, quay phim chinh: Quốc Thành, Trinh Hoan, âm nhạc: Bảo Chấn, Đặng Hữu Phúc, Kim Lợi studio; ca sĩ: Ánh Tuyết, Cao Minh, Hồng Nhung, Thanh Thúy, Thùy Dương, Tam Ca Áo Trắng, Thu Hà, Tịnh Quyên…)
Nguồn: TT&VH Thứ Năm, 17/05/2012 18:25
Mời nghe album vừa được nhắc ở trên:
Văn Cao - Giấc Mơ Một Đời Người
Văn Cao, ông vừa vào Sài Gòn, ghé quán Nhạc Sĩ, và nghe Ánh Tuyết hát, Văn Cao - Ánh Tuyết, một già một trẻ, tác giả và ca sĩ tri âm, đang là một hiện tượng “hot” thời bấy giờ.
Niềm mong muốn được sớm gâp Văn Cao cứ làm chúng tôi gấp gáp hàng ngày, như có sự hối thúc nào ở bên trong. Chúng tôi vội vàng biên tập, vội vàng mời ca sĩ, vội vàng hòa âm, vội vàng tổ chức đoàn phim và lên đường, không kịp chờ sự chấp thuận của lãnh đạo Hãng Phim Trẻ, không kịp chờ được cấp phép…
Chúng tôi bị nghi ngại rất nhiều, mọi thứ vào lúc đó đều chưa định hình, làm ra sản phẩm gì và buôn bán ra sao? Lại chạm vào Văn Cao, một tác giả lớn, có nhiều điều khúc mắc về tâm tư, tác phẩm lại xưa cũ, những người thiếu kinh nghiệm và hăm hở như chúng tôi sẽ làm gì cho hay, cho ăn khách?...v..v..
Có điều chúng tôi hoàn toàn không ngờ được, những ý tưởng mong manh và mơ hồ này lại trở thành một hiện thực rực rỡ, mở đầu cho thời kì video của nhạc Việt, kéo dài đến hàng chục năm sau…
Chúng tôi tìm đến căn gác 108 Yết Kiêu Hà Nội, lên từng bậc cầu thang quét vôi vàng cũ kỹ, đã chuyển sang loang lổ, trình bày với Văn Cao ý định sẽ làm một bộ phim ca nhạc. Ông cười hiền lành, nói sẽ sẵn sàng cùng đi với chúng tôi đến những nơi đã khắc dấu kỉ niệm của đời ông. Năm đó Văn Cao hơn 70 tuổi, nhưng ông yếu và già hơn những người đồng tuổi vì bao gian khó, vì rượu, vì thơ…Ông say sưa kể chúng tôi nghe những câu chuyện về hoàn cảnh ra đời của từng bài hát. Vì sao có những Suối Mơ, Thiên Thai, có Bến Xuân, có Trương Chi…Chúng tôi được ông chia sẻ, ấm áp và cởi mở, những câu chuyện, những mối tình, những khoảnh khắc chìm trong hồi ức…
Mấy bác cháu bắt đầu đi, từ làng Vân Kinh Bắc (bối cảnh chúng tôi quay bài hát Cung đàn xưa), qua ngoại thành Hà Nội, vào trong Bích Động - Ninh Bình, …lênh đênh trên sông Đà để quay bài hát… Sông Lô...Trên dọc đường thiên lý, những người nhận ra Văn Cao rất nhiều, chúng tôi chứng kiến họ yêu mến và kính trọng ông (những fans hâm mộ thật đằm thắm và hiểu biết, họ ngưỡng mộ ông bằng những cử chỉ chăm sóc thật dung dị. Chúng tôi đọc được trong ánh mắt của họ, đó là ngày hạnh phúc khi có một ông tiên tự dưng ghé qua nơi họ ở). Đoàn phim hầu hết là người miền Nam, hai nhân vật chính, anh Đinh Anh Dũng (đạo diễn) là dân phim truyện, anh Quốc Thành (một tay quay phim tài liệu kỳ cựu), khá ngỡ ngàng khi lần đầu tiên làm phim ca nhạc với những cú máy phải êm như nhung, phải nương theo những ráng chiều, những hoàng hôn, những giọt sương mai, những khung cảnh đẹp như mơ của thiên nhiên miền Bắc với những khoảnh khắc ngẫu hứng… của “diễn viên” Văn Cao, với những câu nói ý nhị, dí dỏm, hóm hỉnh rất đặc biệt của ông. Thí dụ như: Tôi là …cái người luôn luôn thất bại về tình yêu… bởi vì tôi không giỏi về cách… giao lưu với những người đàn bà, mà đối với người đẹp, tôi lại càng bối rối …tôi..bèn nói trong thơ thôi… hề, hề…( phần mở đầu album).
Việc tìm kiếm diễn viên và ca sĩ cũng rộn ràng không kém. Chúng tôi tìm mãi nhưng không ra những “nàng thơ” của Văn Cao, một hình bóng mộng nhiều hơn thật, sẽ thấp thoáng từ đầu đến cuối phim (nếu có dịp xem lại, bạn sẽ thấy” nàng ấy” vẫn chưa vừa ý lắm, nhưng trong điều kiện của đoàn phim thời bấy giờ, chỉ có thể được như vậy).
Chọn Hồng Nhung hát Suối Mơ cũng là thể nghiệm đầy mạo hiểm. Suối Mơ đã in hằn trong lòng người nghe với tiếng hát của Lệ Thu, Thái Thanh, Kim Ngọc… thời xa xưa và gần nhất, thật lộng lẫy bởi Ánh Tuyết. Nhưng chúng tôi muốn nó tươi trẻ, gần gũi và mới mẻ hơn. Lúc đó, Hồng Nhung chỉ là một ca sĩ trẻ, và thật may mắn, Hồng Nhung đã mang đến một Suối Mơ thật tinh khôi, vừa… cách điệu vừa dịu mát, tôi nghĩ đó là một trong những clip dễ thương nhất của Hồng Nhung cho đến tận bây giờ. Chúng tôi cũng tìm ra một giọng hát đẹp như tiếng chuông ngân: Tịnh Quyên (trong bài Bến Xuân – Đàn chim Việt). Tịnh Quyên đến như một cuộc dạo chơi, thanh thản hát, và… mất hút, để lại dư âm dịu dàng, đầy nuối tiếc…
Văn Cao cứ lững thững đi, lững thững nói về âm nhạc, về nỗi buồn, nỗi cô đơn, về mùa thu và những người đẹp… chúng tôi ghi hình ông và mở lòng để tận hưởng cảnh sắc tuyệt vời của đất Bắc. (Sau này non nước Ninh Bình trong phim Thiên mệnh anh hùng cũng làm nao lòng người xem nhưng có mấy ai biết nó từng được “khai phá” để làm nền cho tuyệt phẩm Thiên Thai, Bến Xuân…với mái chèo khua nước và những chiếc thuyền nan mộng ảo…).
Hình ảnh và những cảm xúc phiêu bồng theo chúng tôi đến tận phòng dựng. Lúc ấy, kĩ thuật dựng băng hình video cũng chưa được tinh xảo, chúng tôi phải mày mò từng chút một : làm mờ chồng, nhuộm màu, làm âm bản …v..v.., với những khám phá thú vị khi dựng được những hình ảnh được coi là… mới lạ, đẹp nhất của thời đó.
Sau rất nhiều gian nan, buồn vui, vất vả, tác phẩm video ca nhạc nghệ thuật đầu tiên của Hãng Phim ra đời. Đạo diễn Đinh Anh Dũng đặt tựa là VănCao, giấc mơ một đời người. Và thật, tên đúng như …phim, với tác phẩm này, chúng tôi đã bay vào những giấc mơ của Văn Cao, mang những bài hát bằng hình của ông đến khắp nơi. Và kì diệu hơn nữa, chúng tôi thực hiện được giấc mơ của chính mình.
Album được đón nhận nồng nhiệt, bán chạy đến không ngờ, ghi một ấn tượng mạnh vào lúc đó, mở đầu cho những tác phẩm thành công về dòng album tác giả của Hãng Phim Trẻ: Gởi gió cho mây ngàn bay ( Đoàn Chuẩn – Từ Linh), Xin trả nợ người, Đóa hoa vô thường (Trịnh Công Sơn), Thuyền mơ (Dương Thiệu Tước)…và loạt album Những tình khúc vượt thời gian, với chất lượng nghệ thuật và doanh số như trong mơ. Năm 1995, Văn Cao mất, chúng tôi lại thực hiện album Buổi sáng có trong sự thật để tưởng nhớ ông, cũng thành công không kém.
Có thể nói, dù chưa thật hoàn hảo, nhưng những album này có thể xứng đáng là chứng nhân của một thời kì rực rỡ nhất của nhạc Việt, đã góp phần tạo ra một thị trường hấp dẫn, tạo ra hàng loạt tên tuổi nghệ sĩ, từ đạo diễn, nhạc sĩ, ca sĩ, họa sĩ, quay phim, kể cả người mẫu … thành danh đến bây giờ.(1)
Những ngày tháng phiêu du cùng Văn Cao là thời gian thăng hoa, ấm áp (mà mỗi chúng tôi khó có thể tìm lại sau này), khi được làm việc trong một không khí nghệ sĩ, tạm thời quên đi những bức bối vì phải chạy theo thị hiếu số đông, khi biên tập viên và nhà sản xuất có thể ủng hộ những ý tưởng, những sáng tạo rất… “máu me” của nghệ sĩ, khi nghệ sĩ hiểu được những giới hạn, khó khăn thực tế của người đứng mũi chịu sào mà san sẻ, hợp tác vui vẻ cùng nhau.
Nếu có dịp xem lại, bạn sẽ thấy nó dung dị, không lòe loẹt, không rỗng tuếch và lắm chiêu trò như các MV hôm nay. Dĩ nhiên , mỗi thời mỗi khác, nhưng thời nào người thưởng thức cũng cần những món ăn tinh thần có thể chạm được vào trái tim họ, để nuôi dưỡng tâm hồn và giúp họ giải trí lành mạnh nhất.
Trong hàng chục ngàn bản video đã được bán ra, chắc hiện nay ở đâu đó, vẫn có những người tri kỉ với Văn Cao còn nâng niu, lưu giữ ấn bản đầu tiên (2). Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn gặp họ, tuy không quen, nhưng “nhận ra” người thực hiện album, đã động viên và mong mỏi chúng tôi làm tiếp, đó thật sự là hạnh phúc lớn lao không phải ai cũng có được.
Tôi không dám nói Văn Cao, giấc mơ một đời người là thật hay, nhưng nó đã trở thành một di sản nhẹ nhàng, lẩn khuất đâu đó trong ký ức của nhiều người. Nhân kỉ niệm 17 năm Văn Cao về với THIÊN THAI, tôi chỉ xin viết một bài báo nhỏ, tưởng nhớ và trân trọng ông vì đã để lại quá nhiều tinh hoa cho cuộc sống trầm luân này.
Cám ơn ông, đã giúp chúng tôi đến được một “Suối Mơ” của thời trẻ trung, giàu tình yêu và khát vọng.
Thiên Thanh
--------------(*) những câu thơ của Văn Cao được đặt ở đầu phim.
(1) Giai đoạn “vàng” của những tác phẩm này sẽ được kể trong một câu chuyện khác.
(2) Năm 2009, Hãng Phim Trẻ đã tái sản xuất các tác phẩm phim ca nhạc về Văn Cao dưới hình thức DVD gồm 2 album: Văn Cao, Giấc mơ một đời người và Văn Cao, Buổi sáng có trong sự thật (đạo diễn Đinh Quang Dũng, quay phim chinh: Quốc Thành, Trinh Hoan, âm nhạc: Bảo Chấn, Đặng Hữu Phúc, Kim Lợi studio; ca sĩ: Ánh Tuyết, Cao Minh, Hồng Nhung, Thanh Thúy, Thùy Dương, Tam Ca Áo Trắng, Thu Hà, Tịnh Quyên…)
Nguồn: TT&VH Thứ Năm, 17/05/2012 18:25
Mời nghe album vừa được nhắc ở trên:
Văn Cao - Giấc Mơ Một Đời Người
Hãng Phim Trẻ (1994)
Bài Hát: Suối Mơ, Thiên Thai, Buồn Tàn Thu, Cung Đàn Xưa, Thu Cô Liêu, Đàn Chim Việt, Trương Chi, Sông Lô
Ca Sĩ: Ánh Tuyết, Hồng Nhung, Lan Ngọc, Tịnh Quyên, Cao Minh
Bài Hát: Suối Mơ, Thiên Thai, Buồn Tàn Thu, Cung Đàn Xưa, Thu Cô Liêu, Đàn Chim Việt, Trương Chi, Sông Lô
Ca Sĩ: Ánh Tuyết, Hồng Nhung, Lan Ngọc, Tịnh Quyên, Cao Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)
Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>
Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:
:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng
Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)