22/6/14

10 quy tắc về bố cục trong nhiếp ảnh

Mời tiếp tục nghe nhạc và đọc mọt số kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh


Trong nhiếp ảnh không có một quy tắc nào là luôn đúng. Dù vậy cũng có những quy tắc về bố cục có thể được áp dụng trong hầu hết các trường hợp, giúp cho bạn có được những bức ảnh đẹp hơn.

Những quy tắc này sẽ giúp cho bức ảnh của bạn có được sự cân bằng, thu hút sự chú ý vào những phần quan trọng trong ảnh. Một khi bạn đã quen với các quy tắc này, bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi thấy chúng được áp dụng rất nhiều. Bạn sẽ thấy những bức ảnh được áp dụng quy tắc ở bất cứ đâu, và dễ dàng nhận ra vì sao một số bức ảnh thực sự gây ấn tượng, trong khi có những bức ảnh trông như thể một bức được chụp vội vàng.

Dưới đây là 10 quy tắc phổ biến về bố cục, được tổng hợp từ PhotographyMad.


Quy tắc Một phần ba

Hãy tưởng tượng rằng bức ảnh của bạn được chia thành 9 phần, bởi 2 đường kẻ dọc và 2 đường kẻ ngang. Trong quy tắc Một phần ba, bạn nên đặt các phần quan trọng của khung cảnh dọc theo các đường kẻ, hoặc ở các điểm mà chúng giao nhau.

Khi thực hiện điều đó, bức ảnh sẽ có thêm sự cân bằng và thú vị. Một số máy ảnh có sẵn tính năng hiển thị các đường kẻ trên màn hình LCD, để bạn dễ dàng áp dụng quy tắc này.

Cả đường chân trời và căn nhà quan sát đều được đặt theo đường kẻ.

Các yếu tố cân bằng

Khi bạn đặt một chủ thể lệch khỏi tâm của bức ảnh, như khi áp dụng quy tắc Một phần ba, điều đó sẽ làm bức ảnh thú vị hơn, nhưng cũng làm lộ ra một phần trống trong ảnh. Bạn nên cân bằng "trọng lượng" của chủ thể trong ảnh bằng cách đưa vào một chủ thể khác, ít quan trọng hơn, để lấp vào chỗ trống đó.

Trong ảnh này, "sức nặng" của tấm biển chỉ đường được cân bằng với tòa nhà ở phía kia của bức ảnh

Đường dẫn ánh nhìn

Khi nhìn vào một bức ảnh, đôi mắt chúng ta sẽ tự nhiên nhìn vào các đường kẻ. Bằng cách suy nghĩ về việc đặt các đường kẻ trong bố cục, bạn có thể tác động đến cách người xem nhìn tấm ảnh, thu hút ánh nhìn vào chủ thể chính, hay lướt qua khung cảnh. Có rất nhiều loại đường dẫn – thẳng, chéo, cong, zigzag… –  và mỗi loại đều có thể cải thiện được bố cục của bức ảnh.

Con đường trong bức ảnh này sẽ dẫn ánh nhìn của bạn qua toàn bộ khung cảnh

Các khuôn mẫu và sự đối xứng

Xung quanh chúng ta có rất nhiều mẫu hình có tính đối xứng, cả trong tự nhiên và do con người tạo ra. Chúng có thể tạo nên bố cục rất bắt mắt, nhất là khiến người xem bất ngờ khi trong một khung cảnh đặc biệt lại có thể xuất hiện sự đối xứng. Một cách sắp xếp bố cục khác là phá bỏ khuôn mẫu đối xứng, bằng cách tạo ra các tiêu điểm lệch trung tâm.

Sự đối xứng của khung cảnh bị phá vỡ bởi cái xô ở góc dưới bên phải ảnh

Góc chụp

Trước khi chụp chủ thể, hãy dành thời gian để nghĩ xem bạn sẽ chụp nó theo góc nào. Góc chụp có ảnh hưởng lớn tới bố cục của bức ảnh, và do đó có thể thay đổi thông điệp người chụp muốn chuyển tải. Thay vì chụp bằng góc nhìn ngang tầm mắt, hãy thử chụp với góc nhìn từ trên cao xuống, từ dưới nhìn lên, từ bên cạnh, đằng sau, xa hay gần…

Góc chụp khác biệt giúp bức ảnh tạo được cảm giác thú vị, trừu tượng

Nền của ảnh

Đã bao nhiêu lần bạn xem ảnh mình chụp và thấy rằng bức ảnh thiếu ấn tượng, bởi chủ thể bị lẫn vào một nền có quá nhiều đối tượng đằng sau? Mắt người có thể nhận biết rất nhanh các yếu tố bị lẫn vào nhau, nhưng máy ảnh lại có xu hướng làm bẹt phần nền ở phía trước và phía sau, và điều này có thể làm hỏng một bức ảnh đẹp. Rất may là bạn có thể dễ dàng khắc phục vấn đề này ngay khi chụp – hãy chụp ảnh trên một nền đơn sắc và không gây chú ý, để người xem hoàn toàn tập trung vào chủ thể chính của ảnh.

Nền đơn sắc trong bố cục này giúp người xem hoàn toàn tập trung vào chủ thể của bức ảnh

Độ sâu của bức ảnh

Do nhiếp ảnh diễn tả hình ảnh hai chiều, ta cần chọn bố cục kĩ lưỡng để đảm bảo bức ảnh có thể diễn tả được độ sâu của khung cảnh thực tế. Bạn có thể tạo chiều sâu cho bức ảnh bằng cách đưa vào các đối tượng ở cả phần trước, giữa và sau của khung cảnh. Bạn cũng có thể che bớt một phần của chủ thể bằng một chủ thể khác. Mắt người có thể nhận ra các lớp trong bức ảnh và tách biệt chúng ra, tự tạo thành một bức ảnh có chiều sâu.

Tạo nên chiều sâu cho bức ảnh bằng cách đưa vào các đối tượng ở những khoảng cách khác nhau

Đóng khung

Có rất nhiều sự vật có thể tạo thành các khung ảnh tự nhiên, như cây cối, những con đường hay hố sâu. Bằng cách đặt các sự vật này quanh bố cục của bức ảnh, bạn có thể tách chủ thể chính ra khỏi khung cảnh bên ngoài. Nhờ đó ánh nhìn của người xem sẽ tự nhiên được dẫn vào điểm quan trọng nhất của ảnh.

Trong bức ảnh này, những đồi núi xung quanh tạo thành một khung tự nhiên, và mảnh gỗ trở thành tâm điểm của bức ảnh

Tập trung vào chủ thể chính

Thường thì một bức ảnh sẽ không gây ấn tượng nếu như chủ thể chính quá nhỏ, khiến cho nó bị hòa lẫn vào môi trường xung quanh. Bằng cách đặt khung ảnh thật sát vào chủ thể chính, bạn sẽ loại bỏ được sự chú ý của người xem vào môi trường xung quanh, đảm bảo chủ thể chính có được sự chú ý cần thiết.

Loại bỏ hết các chi tiết không cần thiết giúp người xem tập trung sự chú ý vào chủ thể chính

Hãy mạnh dạn thử nghiệm

Từ khi máy ảnh số trở nên phổ biến, chúng ta không còn phải lo về giá tiền của phim hay sợ hết phim khi đang chụp nữa. Do vậy, bạn có thể thử thật nhiều bố cục cho một bức ảnh; ta có thể chụp hàng trăm bức ảnh và sau đó xóa những bức không mong muốn mà không tốn kém gì cả. Hãy tận dụng điều này, thử nghiệm với các bố cục khác nhau – bạn sẽ không thể biết một ý tưởng có tốt không nếu như không thử.

Nhiếp ảnh số cho phép chúng ta thoải mái thử các bố cục cho tới khi tìm ra được bố cục hoàn hảo

Bố cục trong nhiếp ảnh không phải là một môn khoa học, và tất cả các "quy tắc" trên đều không phải bất biến hay luôn đúng. Nếu như bạn áp dụng một quy tắc với một khung cảnh nhất định và thấy nó không có tác dụng, hãy bỏ qua nó. Nếu như bạn nhận ra một bố cục không theo quy tắc nào nhưng vẫn rất thuyết phục, hãy chụp theo bố cục đó. Dù sao, các quy tắc trên cũng rất phổ biến, và cũng đáng để cân nhắc mỗi lần bạn chụp ảnh.

Tuấn Anh
Nguồn: vnrewiew.vn

23 nhận xét:

  1. Hay quá! Lần đầu tiên tôi biết đến những điều này, tôi sẽ học theo. Tôi hay chụp ảnh nhưng cứ đụng đâu chụp đó nên ảnh không đẹp gì cả. Cảm ơn Khung K nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúc cô sẽ có nhiều ảnh đẹp nhé.

      Xóa
  2. Hic! Em có biết một số nguyên tắc, dưng hông kỹ thế này. Xin cái này nữa nha Đại ce, Đại ce để nguyên em lười lắm, nhảy vào mâm của anh dọn sẵn cho lẹ. Sẽ hướng dẫn cả cho đệ tử đọc nữa. Củm ơn nha Đại ce! :D

    Đại ce à nhoạc phê hay rất!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chưa kỹ đâu. Thật ra mỗi nguyên tắc như thế cần một abì dài, với nhiều ví dụ minh họa, kể các các phản thí dụ - để người đọc thấy rõ như nào đúng, như nào sai v. v Nhưng mới đầu mà đi vào chi tiết quá sợ có người bỏ chạy mất dép :d

      Xóa
  3. Nặc danh22/6/14 22:52

    Thế mà hôm trước xem mấy cái hình hoa hoét anh Khung K chụp, hãi con bà hùng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hả ? nếu hình xấu thì đấy là do hoa xấu chứ ko phải chụp xấu, nhé.

      Xóa
    2. Nặc danh23/6/14 08:15

      Bố cục và canh chỉnh như thể một thằng bé mới cầm máy lần đầu tiên, há há!
      Đúng là từ lý thuyết đến thực hành là ba vạn bảy ngàn dặm.

      Xóa
    3. Hì, có người nhìn củ sâm mà ngỡ khoai lang

      Xóa
    4. Nặc danh23/6/14 12:56

      Anh thử đưa lên lại mấy cái hình chụp cảnh vườn nhà và con chó em nhớ có lần đã đọc.
      Hãi!

      Xóa
    5. Ok, để anh tìm

      Xóa
    6. Chim Biển tuyền dìm các gánh hàng hoa, khiêu chiến. Hãi cực. B-)

      Xóa
    7. Hì, chim đang ngứa mỏ đấy :d

      Xóa
    8. Èo, Cua cứ tưởng chị Chim Biển đang gợi ý một vài phản ví dụ đó chứ, hehe

      Xóa
    9. em Cua nói đúng. Một số bức ảnh của UD chụp co thể dùng làm phản thí dụ nhỉ :d

      Xóa
    10. Ủa, vậy ra "mấy cái hình chụp cảnh vườn nhà và con chó em nhớ có lần đã đọc" là chị Di chụp àh?? :D
      Ps: hong chơi xiên tạc gây chia rẽ nội bộ nghen a Khung K!

      Xóa
    11. hihi thế thì hiu nhầm rùi. Tưởng em nói một số hình của chị Di, bởi hình anh chụp thì sao lại có thể là phản thí dụ được ? :))

      Xóa
    12. Vậy ra là ảnh a Khung K chụp tệ đến mức làm phản thí dụ cũng hỏng được. Haizzz!

      Xóa
    13. Hihi Cua nói ngang ko thua chị Di nhở

      Xóa
  4. Ờ, thì ra khi a Khung K đồng ý thì sẽ nói ngta nói ngang, mới mẻ thật! Hì hì

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đồng ý hồi nào ? chỉ cãi ko lại :d

      Xóa
    2. Cua mới làm mẹt cá đầu chợ mờ, hehe
      A Khung K qua e coi phản thí dụ kìa, cả mớ :P

      Xóa
    3. vào blog mienyeuthuong gì đấy phải ko ? đâu thấy gì ?

      Xóa
    4. Blog đấy e ko vào đc nữa. Cua dùng G+, ko biết vì sao G+ của Cua khi cmt lại bị mất ava, hic

      Xóa

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)