Nguyễn Đức Dương
Không ít ý kiến cho rằng giới trẻ ở độ tuổi 8X, 9X ngày nay đang quá thờ ơ với tục ngữ [TN]. Một cô giáo dạy văn ở THCS tôi quen đã không chia sẻ nhận định ấy, mà thậm chí còn gay gắt bác lại.
Theo cô, các em chỉ thờ ơ khi chưa thấu hiểu nội dung thôi. Chứ một khi đã nắm được rồi, lắm em còn tỏ ra thích thú là đằng khác.
Được nghe nói thế, tôi liền soạn ra hai bản danh sách [DS], rồi thử nhờ cô làm giúp một cuộc trắc nghiệm bỏ túi ngay tại lớp cô. Đầu tiên hãy trao cho các em bản DS1, trong đó kê ra khoảng mươi câu TN kèm theo những lời giải nghĩa được trích từ Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân (NXB Văn hoá, 1989). Sau đó vài tuần là bản DS2. Bản này cũng gồm chính những câu trên, nhưng lời cắt nghĩa lại được trích từ Từ điển TN Việt của chúng tôi (NXB Tổng hợp TPHCM, 2002). Yêu cầu của cuộc trắc nghiệm rất đơn giản: Chỉ đề nghị các em khoanh tròn vào ba ô “thích”, “không thích” và “không có ý kiến”.
Dưới đây là hai bản danh sách:
DS 1
1. Áo cứ chàng; làng cứ xã = (Xã: Chức dịch trong làng) Nói tính ỷ lại của người đàn bà, cũng như tính ỷ lại của những người dân trong thôn xóm, không thấy được vai trò làm chủ của mình (tr 10).
2. Ẵm con chồng hơn bồng cháu ngoại = Khuyên những người vợ kế nên thương yêu con người vợ trước (tr 11).
3. Ăn lúc đói; nói lúc say = Chế (hay chê?) người say rượu hay nói nhiều (tr 15).
4. Ăn no; lo được = Như Ăn no; lo đặng (tr 55).
5. Ăn no; lo đặng = (Đặng: Được) Ăn nhiều, ăn khoẻ thì có sức khoẻ để đảm đương công việc (tr 55).
6. Chết sông chết suối, không ai chết đuối đọi đèn = Thà thua kém chỗ đáng thua kém, chứ không chịu thua kém kẻ bất tài (tr 63).
7. Lúa tốt xem biên; người hiền xem tướng = (Biên: Bờ ruộng. Trong chế độ cũ, người thợ cấy thường cấy cẩn thận những hàng lúa ở gần bờ hơn là ở giữa ruộng). Ý nói: Chỉ nhìn tướng mạo một người cũng biết được người đó là hiền hay dữ (tr 168).
8. Rắn mai tại lỗ; rắn hổ về nhà = (Mai: Mai gầm; hổ: Hổ mang) Nhận xét cho rằng rắn mai gầm thường ở trong hang; còn rắn hổ thì hay ra ngoài (tr 224).
9. Thứ nhất thả cá; thứ nhì gá bạc = Việc thả cá có lợi là đúng và cần khuyến khích; còn gá bạc thì ngày nay là một tội phạm, vì đó là một việc làm ăn bất chính (tr 277).
10. Vịt già gà to = Vịt già thì ăn được; còn gà thì phải to béo, chứ gà già thì thịt dai (tr 311).
DS 2
1. Áo cứ tràng; làng cứ xã = (Tràng: Vạt trước của cái áo dài thời xưa; xã: lý trưởng) Với áo thì hãy lấy tràng làm chỗ dựa (mà cắt may/bình phẩm); với làng thì hãy lấy lý trưởng làm chỗ dựa (mà bình phẩm/đánh giá).
2. Ẵm con chồng hơn bồng cháu ngoại = Nên chăm bẵm cho con cái của người chồng mình sắp lấy (chứ đừng ở vậy cùng con gái sau ngày chồng chết và chăm bẵm cho con cái của nó vì đó là những đứa mà, theo người xưa, thì chả bao giờ thèm đoái [thương] tới bà, như tục ngữ từng chỉ rõ: Cháu ngoại không bao giờ đoái hoài đến mồ [bà ngoại]). Hay dùng để khuyên các quả phụ trẻ đang lo chưa biết nên nương tựa vào ai (khi về già) rằng chớ có ở vậy cùng con gái mà dễ lâm vào tình cảnh bơ vơ khi ở tuổi xế chiều.
3. Ăn khi đói; nói khi say = Ăn là chuyện hay diễn ra khi bụng đói; nói là chuyện hay diễn ra khi đã ngà ngà say.
4. Ăn no; lo đặng = (Đặng: Được) Nh. Ăn thì no; lo thì được.
5. Ăn thì no; lo thì được = Ăn vào thì bụng tất no thêm; khéo lo liệu tất thu xếp được mọi việc (cần lo liệu).
6. Chết sông, chết suối, không ai chết đuối đọi đèn = (Đọi đèn: Thứ bát đựng dầu lạc và một/vài sợi bấc mà người xưa hay dùng làm đèn ở thời chưa ra đời đèn dầu hoả) và được coi là “đấng” thiêng liêng để chứng giám cho mọi lời thề) Chỉ thấy người ta hay chết đuối dưới sông, dưới suối, chứ chưa hề thấy ai bị chết đuối trong bát dầu (lạc) vẫn được người xưa dùng làm đèn. Hay dùng để nhắc mọi người chớ có vội tin vào những lời thề, ngay cả những lời thề độc, trước ngọn đèn, bởi lẽ độ xác thực của nó, nhìn chung, đều rất thấp.
7. Lụa tốt xem biên; người hiền xem tướng = Lụa muốn biết tốt xấu ra sao, chỉ cần xem biên của nó khắc rõ; người muốn biết có hiền minh không, chỉ cần xem tướng mạo khắc rõ.
8. Rắn mai tại lỗ; rắn hổ về nhà = (Lỗ: Hang rắn; kinh nghiệm của dân chuyên sống với nghề bắt rắn) Bị mai gầm cắn thì dễ chết ngay tại hang của nó (vì nọc của mai gầm cực độc); bị hổ mang cắn thì có thể lê về tới nhà mới tắt thở (vì nọc của hổ mang kém độc hơn mai gầm tới bốn lần).
9. Thứ nhất thả cá; thứ nhì gá bạc = (Thả cá: thách cá; gá bạc: cho đám con bạc thuê chỗ mở sòng để thu tiền hồ) Thách cá cũng như gá bạc là hai trò đỏ đen mau sinh lãi bậc nhất thời trước.
10. Vịt già; gà tơ = Vịt thì nên ăn những con đã già (cho đỡ bị “hôi lông”); còn gà thì nên ăn những con còn đang tơ (cho sướng miệng).
Dưới đây là kết quả trắc nghiệm.
Tổng số HS tham dự: 35.
Với bản đầu, thích: 3 (8,57%); không thích: 27 (77.14%); không có ý kiến: 5 (14.28%).
Với bản sau, thích: 26 (74.28%); không thích: 4 (11.43%); không có ý kiến: 5 (14.28%).
Nhận xét cuối cùng xin để bản đọc tự đưa ra.
Riêng về phần mình, chúng tôi chỉ có một nhận xét nhỏ: Làm cho nội dung của các đơn vị TN vốn vô giá của chúng ta sai lệch đi tới mức ấy thì ít người ưa và lắm người ghét âu cũng là chuyện thường. Chẳng phải vô cớ mà người xưa hay dặn: “Tiên trách kỷ; hậu trách nhân” (Nên tự trách mình trước khi trách người).
Theo cô, các em chỉ thờ ơ khi chưa thấu hiểu nội dung thôi. Chứ một khi đã nắm được rồi, lắm em còn tỏ ra thích thú là đằng khác.
Được nghe nói thế, tôi liền soạn ra hai bản danh sách [DS], rồi thử nhờ cô làm giúp một cuộc trắc nghiệm bỏ túi ngay tại lớp cô. Đầu tiên hãy trao cho các em bản DS1, trong đó kê ra khoảng mươi câu TN kèm theo những lời giải nghĩa được trích từ Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân (NXB Văn hoá, 1989). Sau đó vài tuần là bản DS2. Bản này cũng gồm chính những câu trên, nhưng lời cắt nghĩa lại được trích từ Từ điển TN Việt của chúng tôi (NXB Tổng hợp TPHCM, 2002). Yêu cầu của cuộc trắc nghiệm rất đơn giản: Chỉ đề nghị các em khoanh tròn vào ba ô “thích”, “không thích” và “không có ý kiến”.
Dưới đây là hai bản danh sách:
DS 1
1. Áo cứ chàng; làng cứ xã = (Xã: Chức dịch trong làng) Nói tính ỷ lại của người đàn bà, cũng như tính ỷ lại của những người dân trong thôn xóm, không thấy được vai trò làm chủ của mình (tr 10).
2. Ẵm con chồng hơn bồng cháu ngoại = Khuyên những người vợ kế nên thương yêu con người vợ trước (tr 11).
3. Ăn lúc đói; nói lúc say = Chế (hay chê?) người say rượu hay nói nhiều (tr 15).
4. Ăn no; lo được = Như Ăn no; lo đặng (tr 55).
5. Ăn no; lo đặng = (Đặng: Được) Ăn nhiều, ăn khoẻ thì có sức khoẻ để đảm đương công việc (tr 55).
6. Chết sông chết suối, không ai chết đuối đọi đèn = Thà thua kém chỗ đáng thua kém, chứ không chịu thua kém kẻ bất tài (tr 63).
7. Lúa tốt xem biên; người hiền xem tướng = (Biên: Bờ ruộng. Trong chế độ cũ, người thợ cấy thường cấy cẩn thận những hàng lúa ở gần bờ hơn là ở giữa ruộng). Ý nói: Chỉ nhìn tướng mạo một người cũng biết được người đó là hiền hay dữ (tr 168).
8. Rắn mai tại lỗ; rắn hổ về nhà = (Mai: Mai gầm; hổ: Hổ mang) Nhận xét cho rằng rắn mai gầm thường ở trong hang; còn rắn hổ thì hay ra ngoài (tr 224).
9. Thứ nhất thả cá; thứ nhì gá bạc = Việc thả cá có lợi là đúng và cần khuyến khích; còn gá bạc thì ngày nay là một tội phạm, vì đó là một việc làm ăn bất chính (tr 277).
10. Vịt già gà to = Vịt già thì ăn được; còn gà thì phải to béo, chứ gà già thì thịt dai (tr 311).
DS 2
1. Áo cứ tràng; làng cứ xã = (Tràng: Vạt trước của cái áo dài thời xưa; xã: lý trưởng) Với áo thì hãy lấy tràng làm chỗ dựa (mà cắt may/bình phẩm); với làng thì hãy lấy lý trưởng làm chỗ dựa (mà bình phẩm/đánh giá).
2. Ẵm con chồng hơn bồng cháu ngoại = Nên chăm bẵm cho con cái của người chồng mình sắp lấy (chứ đừng ở vậy cùng con gái sau ngày chồng chết và chăm bẵm cho con cái của nó vì đó là những đứa mà, theo người xưa, thì chả bao giờ thèm đoái [thương] tới bà, như tục ngữ từng chỉ rõ: Cháu ngoại không bao giờ đoái hoài đến mồ [bà ngoại]). Hay dùng để khuyên các quả phụ trẻ đang lo chưa biết nên nương tựa vào ai (khi về già) rằng chớ có ở vậy cùng con gái mà dễ lâm vào tình cảnh bơ vơ khi ở tuổi xế chiều.
3. Ăn khi đói; nói khi say = Ăn là chuyện hay diễn ra khi bụng đói; nói là chuyện hay diễn ra khi đã ngà ngà say.
4. Ăn no; lo đặng = (Đặng: Được) Nh. Ăn thì no; lo thì được.
5. Ăn thì no; lo thì được = Ăn vào thì bụng tất no thêm; khéo lo liệu tất thu xếp được mọi việc (cần lo liệu).
6. Chết sông, chết suối, không ai chết đuối đọi đèn = (Đọi đèn: Thứ bát đựng dầu lạc và một/vài sợi bấc mà người xưa hay dùng làm đèn ở thời chưa ra đời đèn dầu hoả) và được coi là “đấng” thiêng liêng để chứng giám cho mọi lời thề) Chỉ thấy người ta hay chết đuối dưới sông, dưới suối, chứ chưa hề thấy ai bị chết đuối trong bát dầu (lạc) vẫn được người xưa dùng làm đèn. Hay dùng để nhắc mọi người chớ có vội tin vào những lời thề, ngay cả những lời thề độc, trước ngọn đèn, bởi lẽ độ xác thực của nó, nhìn chung, đều rất thấp.
7. Lụa tốt xem biên; người hiền xem tướng = Lụa muốn biết tốt xấu ra sao, chỉ cần xem biên của nó khắc rõ; người muốn biết có hiền minh không, chỉ cần xem tướng mạo khắc rõ.
8. Rắn mai tại lỗ; rắn hổ về nhà = (Lỗ: Hang rắn; kinh nghiệm của dân chuyên sống với nghề bắt rắn) Bị mai gầm cắn thì dễ chết ngay tại hang của nó (vì nọc của mai gầm cực độc); bị hổ mang cắn thì có thể lê về tới nhà mới tắt thở (vì nọc của hổ mang kém độc hơn mai gầm tới bốn lần).
9. Thứ nhất thả cá; thứ nhì gá bạc = (Thả cá: thách cá; gá bạc: cho đám con bạc thuê chỗ mở sòng để thu tiền hồ) Thách cá cũng như gá bạc là hai trò đỏ đen mau sinh lãi bậc nhất thời trước.
10. Vịt già; gà tơ = Vịt thì nên ăn những con đã già (cho đỡ bị “hôi lông”); còn gà thì nên ăn những con còn đang tơ (cho sướng miệng).
Dưới đây là kết quả trắc nghiệm.
Tổng số HS tham dự: 35.
Với bản đầu, thích: 3 (8,57%); không thích: 27 (77.14%); không có ý kiến: 5 (14.28%).
Với bản sau, thích: 26 (74.28%); không thích: 4 (11.43%); không có ý kiến: 5 (14.28%).
Nhận xét cuối cùng xin để bản đọc tự đưa ra.
Riêng về phần mình, chúng tôi chỉ có một nhận xét nhỏ: Làm cho nội dung của các đơn vị TN vốn vô giá của chúng ta sai lệch đi tới mức ấy thì ít người ưa và lắm người ghét âu cũng là chuyện thường. Chẳng phải vô cớ mà người xưa hay dặn: “Tiên trách kỷ; hậu trách nhân” (Nên tự trách mình trước khi trách người).
Nguồn: laodong.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)
Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>
Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:
:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng
Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)