Hôm trước đã nghe một số danh ca trình bày Manhã de Carnaval. Hôm nay mời nghe Huyền thoại Manhã de Carnaval, bài của Tuấn Thảo trên RFI. Ai ko thích nghe radio thì click đọc bài, trong bài có mấy clip nhạc.
Huyền thoại Manhã de carnaval - Tuấn Thảo (RFI)
Diễn viên Marpessa Dawn trong phim Orfeu Negro (DR) |
Trong dòng nhạc bossa nova, nhạc phẩm Manhã de Carnaval (Bình minh ngày lễ hội) được xếp vào hàng kinh điển. Cũng như hai ca khúc Samba triste (Điệu samba buồn) và Desafinado (Cung đàn lạc điệu), bài hát chủ đề bộ phim Orfeu Negro nằm trong số 10 giai điệu của Brazil được ghi âm nhiều nhất từ trước tới nay.
Ra đời tại Rio de Janeiro cách đây nửa thế kỷ, bài hát Manhã de Carnaval với thời gian năm tháng đã trở nên quen thuộc đến nổi, một khi được chuyển dịch sang các ngoại ngữ, người nước ngoài vẫn xem đó là một bản nhạc của xứ mình chứ không còn riêng gì của đất nước Brazil. Manhã de Carnaval có tiết tấu êm đềm ngời sáng, giai điệu mê mẫn dịu dàng, nhịp chậm mà xuyên thế hệ, điệu buồn mà vượt thời gian.
Giai điệu mê hồn giúp cho bản tình ca vượt qua biên giới của ngôn ngữ, những rào cản của ca từ. Khúc nhạc tạo ra được nhịp cầu giữa hai tiếng hát ở hai phương trời cách xa khác biệt. Nhờ vào kỹ thuật hoà âm, Tuấn Thảo xin tặng cho quý thính giả và các bạn nghe đài RFI một bài song ca ảo (virtual duet), đan xen hoà quyện tiếng hát cao vút của Bằng Kiều trong tiếng Việt (Bài ngợi ca tình yêu) và chất giọng thiên phú của Luis Miguel (Manana de Carnaval) trong tiếng Tây Ban Nha.
Trong nguyên tác, tình khúc Manhã de Carnaval (Bình minh ngày lễ hội) được viết bằng tiếng Bồ Đào Nha, do Luis Bonfa soạn nhạc, do Antonio Maria đặt lời. Đây là ca khúc chủ đề của bộ phim Orfeu Negro (Black Orpheus) của đạo diễn người Pháp Marcel Camus. Tác phẩm điện ảnh này dựa trên một vở kịch mang tựa đề Orfeu da Conceição của Vinícius de Moraes, một trong những nhà thơ nổi tiếng của Brazil.
Gợi hứng từ mối tình của Orphée và Eurydice trong huyền thoại Hy Lạp, tác giả này đã lồng câu chuyện vào bối cảnh thời nay, tại những khu phố nghèo favelas của Rio de Janeiro. Câu chuyện diễn ra trước mùa lễ hội hoá trang carnaval, nơi mà Eurydice một cô gái từ thôn quê lên thăm gia đình ở thành phố, tình cờ gặp Orphée một thanh niên lái xe điện (tramway). Anh được mọi người thương mến nhờ cái tài chơi đàn có một không hai. Định mệnh oan nghiệt khiến cho cặp tình nhân không thành đôi, cô gái do bị kẻ lạ rượt đuổi, đột ngột qua đời vì tai nạn. Vào lúc cả thành phố chìm đắm trong liên hoan lễ hội, chỉ có một mình Orphée đi tìm người yêu, cung đàn sáng ngời ánh nắng bình minh của anh kể từ nay u uất bóng tối địa ngục.
Trong quyển sách viết về những giai điệu kinh điển của bossa nova, tác giả Jean Paul Delfino cho biết là nhà thơ Vinícius de Moraes đã viết tác phẩm này vào năm 1942, nhưng do không tìm được kinh phí tài trợ, cho nên vở kịch bị bỏ quên trong ngăn tủ, chưa một lần được dựng trên sân khấu. Mãi đến năm 1955, khi ông được cử sang Paris để làm tùy viên văn hoá tại tòa đại sứ Brazil, thì lúc đó ông Vinícius mới gặp nhà sản xuất Sacha Gordine trong lúc ông đang đi tìm dự án quay phim. Ý tưởng chuyển thể vở kịch thành một tác phẩm điện ảnh mới nảy sinh từ đó, và công việc viết lại kịch bản được giao cho đạo diễn Pháp Marcel Camus. Phim được khởi quay vào mùa thu năm 1958.
Một trong những thể loại điện ảnh thịnh hành vào thời đó là các bộ phim ca nhạc, và nhà sản xuất Sacha Gordine muốn làm một tác phẩm có đủ tầm vóc để cạnh tranh với loại phim musical đến từ Hollywood. Chính tác giả Vinícius de Moraes đã mời một trong những tên tuổi nối tiếng của Brazil thời bấy giờ là nhạc sĩ Antonio Carlos Jobim (còn được gọi một cách thân mật là Tom Jobim) hợp tác với mình. Nhạc sĩ này cùng với nhóm sáng tác của ông trong đó có tác giả Luis Bonfa, mới soạn nhiều ca khúc cho bộ phim.
Ca khúc ban đầu được chọn làm chủ đề cho bộ phim là nhạc phẩm O Nosso Amor (Tình yêu đôi ta) với nhịp điệu samba lặp đi lặp lại ba lần trong suốt bộ phim để minh họa cho ý tưởng chủ đạo của mùa lễ hội carnaval. Nhưng sự hưởng ứng của khán giả lại thiên về tình khúc Manhã de Carnaval, được hát hai lần trong phim như một lời thề nguyền đối đáp giữa hai nhân vật chính (Orphée và Eurydice).
Được đem đi công chiếu tại các liên hoan quốc tế, bộ phim Orfeu Negro liên tiếp đoạt nhiều giải thưởng lớn. Đầu tiên hết là Cành cọ vàng tại liên hoan Cannes vào năm 1959, cho dù vào lúc đó, bộ phim được trình chiếu trong phiên bản gốc mà không hề có phụ đề tiếng Pháp. Orfeu Negro sau đó lại thành công tại Venise, Berlin rồi Luân Đôn. Vào năm 1960, phim này đoạt luôn Quả cầu vàng và giải Oscar dành cho tác phẩm tiếng nước ngoài hay nhất.
Các bài hát trích từ cuộn phim này như Samba de Orfeu, A Felicidade, O Nosso Amor đều trở nên nổi tiếng. Nhưng ca khúc Manhã de Carnaval được liệt vào hàng bất tử, bởi vì qua nó mà người Âu Mỹ mới thật sự khám phá dòng nhạc bossa nova. Trong tiếng Brazil, bossa nova có nghĩa là phong cách mới, kết hợp hai điệu nhạc samba với cool jazz. Các tên tuổi lớn như Joao Gilberto, Stan Getz, Sergio Mendes, Baden Powell, Caetano Veloso sau đó góp phần phổ biến dòng nhạc này nhưng tình khúc Manhã de Carnaval có thể được xem như điểm khởi đầu của trào lưu âm nhạc khi nó lan rộng ra khắp thế giới.
Trước khi có nhạc phẩm Desafinado (Cung đàn lạc điệu) và Samba triste (Điệu samba buồn) đánh dấu sự hội ngộ trên tột đỉnh của thiên tài Charlie Parker với Stan Getz, người được mệnh danh là The Sound (Âm Thanh) do tiếng kèn gọi hồn có một không hai, bản nhạc Manhã de Carnaval thăng hoa vượt trội nhờ được chuyển tải bằng hình ảnh, nhờ vào sự minh họa tuyệt vời của nghệ thuật thứ bảy, hai thập niên trước khi các kênh truyền hình chuyên phát video clip ra đời.
Bài hát này lại càng được phổ biến rộng rãi hơn khi được chuyển dịch sang hàng chục thứ tiếng : tác giả Carl Sigman chuyển thể sang tiếng Anh thành nhạc phẩm "A day in the life of a fool". Lời tiếng Pháp La chanson d'Orphée là do tác giả François Llenas. Tiếng Tây ban Nha Manana de Carnaval là của Perry Como. Còn Trong tiếng Việt, bài được nhạc sĩ Phạm Duy chuyển thành Bài ngợi ca tình yêu.
Hầu hết các phiên bản dựa vào nền nhạc của Luis Bonfa để đặt lời phóng tác, chứ không chuyển dịch từ nguyên tác tiếng Bồ Đào Nha. Từ Frank Sinatra, Joan Baez, Helen Merril, Carly Simon cho đến Dalida, Julio Iglesias hay Luis Miguel, bài hát tìm thấy trong mỗi thứ tiếng một đại sứ có tầm cỡ giúp cho giai điệu ăn khách một thời trở nên muôn thuở, tựa như ánh nắng bình minh, khúc nhạc tình tứ lại lắng đọng trầm tư bao dư âm bất tử.
Ra đời tại Rio de Janeiro cách đây nửa thế kỷ, bài hát Manhã de Carnaval với thời gian năm tháng đã trở nên quen thuộc đến nổi, một khi được chuyển dịch sang các ngoại ngữ, người nước ngoài vẫn xem đó là một bản nhạc của xứ mình chứ không còn riêng gì của đất nước Brazil. Manhã de Carnaval có tiết tấu êm đềm ngời sáng, giai điệu mê mẫn dịu dàng, nhịp chậm mà xuyên thế hệ, điệu buồn mà vượt thời gian.
Giai điệu mê hồn giúp cho bản tình ca vượt qua biên giới của ngôn ngữ, những rào cản của ca từ. Khúc nhạc tạo ra được nhịp cầu giữa hai tiếng hát ở hai phương trời cách xa khác biệt. Nhờ vào kỹ thuật hoà âm, Tuấn Thảo xin tặng cho quý thính giả và các bạn nghe đài RFI một bài song ca ảo (virtual duet), đan xen hoà quyện tiếng hát cao vút của Bằng Kiều trong tiếng Việt (Bài ngợi ca tình yêu) và chất giọng thiên phú của Luis Miguel (Manana de Carnaval) trong tiếng Tây Ban Nha.
Trong nguyên tác, tình khúc Manhã de Carnaval (Bình minh ngày lễ hội) được viết bằng tiếng Bồ Đào Nha, do Luis Bonfa soạn nhạc, do Antonio Maria đặt lời. Đây là ca khúc chủ đề của bộ phim Orfeu Negro (Black Orpheus) của đạo diễn người Pháp Marcel Camus. Tác phẩm điện ảnh này dựa trên một vở kịch mang tựa đề Orfeu da Conceição của Vinícius de Moraes, một trong những nhà thơ nổi tiếng của Brazil.
Gợi hứng từ mối tình của Orphée và Eurydice trong huyền thoại Hy Lạp, tác giả này đã lồng câu chuyện vào bối cảnh thời nay, tại những khu phố nghèo favelas của Rio de Janeiro. Câu chuyện diễn ra trước mùa lễ hội hoá trang carnaval, nơi mà Eurydice một cô gái từ thôn quê lên thăm gia đình ở thành phố, tình cờ gặp Orphée một thanh niên lái xe điện (tramway). Anh được mọi người thương mến nhờ cái tài chơi đàn có một không hai. Định mệnh oan nghiệt khiến cho cặp tình nhân không thành đôi, cô gái do bị kẻ lạ rượt đuổi, đột ngột qua đời vì tai nạn. Vào lúc cả thành phố chìm đắm trong liên hoan lễ hội, chỉ có một mình Orphée đi tìm người yêu, cung đàn sáng ngời ánh nắng bình minh của anh kể từ nay u uất bóng tối địa ngục.
Trong quyển sách viết về những giai điệu kinh điển của bossa nova, tác giả Jean Paul Delfino cho biết là nhà thơ Vinícius de Moraes đã viết tác phẩm này vào năm 1942, nhưng do không tìm được kinh phí tài trợ, cho nên vở kịch bị bỏ quên trong ngăn tủ, chưa một lần được dựng trên sân khấu. Mãi đến năm 1955, khi ông được cử sang Paris để làm tùy viên văn hoá tại tòa đại sứ Brazil, thì lúc đó ông Vinícius mới gặp nhà sản xuất Sacha Gordine trong lúc ông đang đi tìm dự án quay phim. Ý tưởng chuyển thể vở kịch thành một tác phẩm điện ảnh mới nảy sinh từ đó, và công việc viết lại kịch bản được giao cho đạo diễn Pháp Marcel Camus. Phim được khởi quay vào mùa thu năm 1958.
Một trong những thể loại điện ảnh thịnh hành vào thời đó là các bộ phim ca nhạc, và nhà sản xuất Sacha Gordine muốn làm một tác phẩm có đủ tầm vóc để cạnh tranh với loại phim musical đến từ Hollywood. Chính tác giả Vinícius de Moraes đã mời một trong những tên tuổi nối tiếng của Brazil thời bấy giờ là nhạc sĩ Antonio Carlos Jobim (còn được gọi một cách thân mật là Tom Jobim) hợp tác với mình. Nhạc sĩ này cùng với nhóm sáng tác của ông trong đó có tác giả Luis Bonfa, mới soạn nhiều ca khúc cho bộ phim.
Ca khúc ban đầu được chọn làm chủ đề cho bộ phim là nhạc phẩm O Nosso Amor (Tình yêu đôi ta) với nhịp điệu samba lặp đi lặp lại ba lần trong suốt bộ phim để minh họa cho ý tưởng chủ đạo của mùa lễ hội carnaval. Nhưng sự hưởng ứng của khán giả lại thiên về tình khúc Manhã de Carnaval, được hát hai lần trong phim như một lời thề nguyền đối đáp giữa hai nhân vật chính (Orphée và Eurydice).
Được đem đi công chiếu tại các liên hoan quốc tế, bộ phim Orfeu Negro liên tiếp đoạt nhiều giải thưởng lớn. Đầu tiên hết là Cành cọ vàng tại liên hoan Cannes vào năm 1959, cho dù vào lúc đó, bộ phim được trình chiếu trong phiên bản gốc mà không hề có phụ đề tiếng Pháp. Orfeu Negro sau đó lại thành công tại Venise, Berlin rồi Luân Đôn. Vào năm 1960, phim này đoạt luôn Quả cầu vàng và giải Oscar dành cho tác phẩm tiếng nước ngoài hay nhất.
Các bài hát trích từ cuộn phim này như Samba de Orfeu, A Felicidade, O Nosso Amor đều trở nên nổi tiếng. Nhưng ca khúc Manhã de Carnaval được liệt vào hàng bất tử, bởi vì qua nó mà người Âu Mỹ mới thật sự khám phá dòng nhạc bossa nova. Trong tiếng Brazil, bossa nova có nghĩa là phong cách mới, kết hợp hai điệu nhạc samba với cool jazz. Các tên tuổi lớn như Joao Gilberto, Stan Getz, Sergio Mendes, Baden Powell, Caetano Veloso sau đó góp phần phổ biến dòng nhạc này nhưng tình khúc Manhã de Carnaval có thể được xem như điểm khởi đầu của trào lưu âm nhạc khi nó lan rộng ra khắp thế giới.
Trước khi có nhạc phẩm Desafinado (Cung đàn lạc điệu) và Samba triste (Điệu samba buồn) đánh dấu sự hội ngộ trên tột đỉnh của thiên tài Charlie Parker với Stan Getz, người được mệnh danh là The Sound (Âm Thanh) do tiếng kèn gọi hồn có một không hai, bản nhạc Manhã de Carnaval thăng hoa vượt trội nhờ được chuyển tải bằng hình ảnh, nhờ vào sự minh họa tuyệt vời của nghệ thuật thứ bảy, hai thập niên trước khi các kênh truyền hình chuyên phát video clip ra đời.
Bài hát này lại càng được phổ biến rộng rãi hơn khi được chuyển dịch sang hàng chục thứ tiếng : tác giả Carl Sigman chuyển thể sang tiếng Anh thành nhạc phẩm "A day in the life of a fool". Lời tiếng Pháp La chanson d'Orphée là do tác giả François Llenas. Tiếng Tây ban Nha Manana de Carnaval là của Perry Como. Còn Trong tiếng Việt, bài được nhạc sĩ Phạm Duy chuyển thành Bài ngợi ca tình yêu.
Hầu hết các phiên bản dựa vào nền nhạc của Luis Bonfa để đặt lời phóng tác, chứ không chuyển dịch từ nguyên tác tiếng Bồ Đào Nha. Từ Frank Sinatra, Joan Baez, Helen Merril, Carly Simon cho đến Dalida, Julio Iglesias hay Luis Miguel, bài hát tìm thấy trong mỗi thứ tiếng một đại sứ có tầm cỡ giúp cho giai điệu ăn khách một thời trở nên muôn thuở, tựa như ánh nắng bình minh, khúc nhạc tình tứ lại lắng đọng trầm tư bao dư âm bất tử.
Nguồn: RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)
Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>
Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:
:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng
Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)