Những năm Tiểu học, môn Tập làm văn tôi chưa bao giờ vượt qua điểm 5. Thường là 3, 4. Lí do thì nhiều, nhưng chủ yếu có lẽ là ba
Một, là bẩn. Hồi ấy ở Tiểu học thầy cô cấm viết bút máy, sợ hư chữ. Đi học phải kè kè bình mực với cây bút lá tre. Chả hiểu sao dù rất chi cẩn thận, buổi học nào quần áo tay chân sách vở cứ tèm lem mực, khổ.
Hai, là chính tả, cụ thể là hỏi ngã. Nhớ năm lớp Ba gặp ông thầy dữ. Làm bài, 3 lỗi đầu chỉ trừ điểm. Từ lỗi thứ tư, cứ mỗi lỗi một roi. Ngày đầu đi học về, lúc tắm bà già thấy mông lằn ngang lằn dọc, hỏi. Kể bà nghe xong, bà khen: Thầy dạy giỏi. Nhưng vốn thông minh, chỉ vài bữa là tìm được cách đối phó: Làm bài cứ viết thoải mái hỏi ngã, đến khi chuẩn bị nộp bài thì đem hỏi sửa thành ngã, và ngược lại. Quả nhiên từ chổ 5, 7 roi/bài đã giảm xuống 2, 3 roi, cũng đỡ.
Ba, là thì là mà. Bài tập làm văn sau khi chấm chi chít những dấu gạch chéo đỏ lòm, cứ mỗi gạch chéo bị trừ 0,5 đ. Chữ bị thầy gạch chéo chỉ một trong ba: thì, là, hoặc mà. Bị thầy cô khủng bố mấy năm Tiểu học đến nổi cho đến nay, viết gì xong, đọc lại, thấy thì là mà là mạnh tay gạch bỏ. Tuy nhiên, tôi thấy ko phải khi nào cũng có thể bỏ được.
Nỗi oan thì, là, mà
Đã nhiều lần tôi được xem lời phê vào các bài tập làm văn của học sinh, đại để như “Bài lủng củng, câu văn lắm thì, là, mà quá!”. Phê thế đúng, nhưng thật ra cũng chỉ đúng một phần. Bởi rất nhiều trường hợp không thể thay thì, là hoặc mà bằng một từ nào khác mà không làm câu văn mất vẻ sinh động hoặc làm giảm hẳn nghĩa đi. Vậy cần minh oan cho chúng.
Một lầm lần khác, lần này do chính các nhà ngôn ngữ - các nhà từ điển học, là đã gán cho chúng cái nghĩa mà chúng không có. Chẳng hạn, trong hầu hết các từ điển Việt-Anh hoặc Việt-Pháp từ thì thường được giái thích là để nối hai phần nhân và quá: then (A), alors (P). Sau đó lại cho nó là từ để nối quan hệ nhượng bộ - tăng tiến, nghĩa là trái với quan hệ nhân quả: but (A); mais (P).
Thế là thế nào? Chả lẽ một từ lại được dùng thể hiện hai quan hệ ngược nhau đến vậy?
Bởi vậy tôi muốn được minh oan cho mấy từ này qua những cách dùng đặc sắc, độc đáo không thay thế được của chúng. Có thế bạn cũng sẽ thoáng thấy ở bài này một khuynh hướng của ngôn ngữ học hiện đại; nghiên cứu ngôn ngữ dưới góc độ giao tiếp: các hành vi ngôn ngữ (Speech Acts).
Năm học 1982 -1983, có một đề luận văn tốt nghiệp cho sinh viên ngành ngôn ngữ học một trường đại học như sau:
Rốt cuộc, không sinh viên nào nhận đề tài này. Giống như mọi sự trên đời, bàn những chuyện to lớn và chung chung về đường hướng, chiến lược hình như ai cũng có thể nói và phán được; sinh viên sẵn sàng bình luận về “sự trong sáng của tiếng Việt”, về “đặc điểm ngôn ngữ của văn học lãng mạn”, về “chủ ngữ, vị ngữ...” Còn khảo sát một từ cụ thể, qua một vài câu cụ thể, và quan trọng hơn, qua cái cụ thể mà phát hiện vấn đề, khái quát lên thành cái chung, cái bản chất thì hình như lại không quen.
Đọc đề trên, hẳn có bạn sẽ phê “Sao mà rách việc! Cứ đặt ra những cách dùng oái oăm...”. Nhưng chắc cũng có bạn giải thích “Nhà ngôn ngữ học mà lại!” (Lại từ MÀ)
Tôi muốn bỏ ngỏ từ MÀ để các bạn bình luận. Chỉ xin gợi ý: các lối dùng từ mà trên đây phản ánh các hành vi ngôn ngữ khác nhau, nghĩa là trong những tình huống giao tiếp cụ thể nhất định thì phải dùng một lối nói nhất định. Và bỏ ngỏ từ MÀ để minh họa các hành vi ngôn ngữ liên quan đến từ THÌ.
*
Cuối những năm 60, bà A - một chuyên gia Nga, hồi đó hầu hết gọi là bà Liên Xô - sang Việt Nam. Một hôm bà đi chợ Đồng Xuân ở Hà Nội. Thời đó, còn ít người nước ngoài đến Hà Hội. Vả, mấy thuở chuyên gia đi chợ, nên người hàng phố và trong chợ để ý nhiều tới bà ta. Tôi nghiệm ra rằng hầu như phụ nữ để ý phụ nữ trước hết ở ngoại hình và cách ăn mặc.
Nghĩ rằng bà nước ngoài này không hiểu tiếng Việt, mấy bà bún ốc riêu cua bô bô bình luận:
- Khiếp, bà Liên Xô kia xấu quá! Béo ơi là béo!
Ai dè bà Nga này quay lại đốp luôn:
- Vâng, còn các bà thì đẹp!
Hoàn toàn bị bất ngờ, vả lại hình thức mấy bà bún riêu nào có hơn ai, thế là dù có bản lĩnh chợ Đồng Xuân, mấy bà cũng nín khe!
Hẳn khi học tiếng Việt, chuyên gia nọ đã học được lối nói mỉa trong truyện dân gian:
“Còn các bà thì đẹp!”, “Còn họ nhà mày thì thơm!”, “Còn các anh thì tử tế!”... Chỉ cần nghe những câu như thế, một câu thôi, chắng cần biết đoạn đầu ra sao, chúng ta cũng biết đó là những lời nói đay. Rõ ràng, bề ngoài là lời khen đẹp, khen thơm, khen tử tế... nhưng người nghe biết ngay thực chất đây là lời chửi xéo, “trả đũa” lại những lời phê phán, chê bai trước đó. Các bà chê tôi xấu, các bà cũng chắng hơn gì! Chí cần nghe “Còn ông thì liêm khiết! là chúng ta hình dung ngay ra tình huống sau: Trước đó có một người lên lớp chê bai người khác hoặc một số người khác là tham nhũng, là ăn bẩn, là thiếu đạo đức cách mạng... Người nghe không phản đối nhưng thấy chướng quá không chấp nhận cái kiểu “chó chê mèo lắm lông” này, người nghe có thế chính là bà vợ đã hiểu rõ về ông chồng “đạo đức” của mình, bèn đay lại bằng câu “còn ông thì liêm khiết!”.
Khái quát, phương thức nói đay như sau: Hãy dùng một từ X trái nghĩa với điều người ta đã chê mình để “khen” lại theo mẫu:
“Còn ông/ bà thì X!” (I)
Nếu không dùng từ thì, tôi chưa tìm được lối nói nào ngắn gọn mà vẫn diễn tả được đầy đủ tình huống và ý nghĩa như thế. Hành vi nói đay này mang sắc thái mỉa mai sâu cay hơn lối đối đáp trả miếng theo kiểu chất vấn trực tiếp:
Một giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, có lần cho sinh viên đọc truyện dân gian về anh Ngốc:
Sinh viên không hiếu cấu tạo ngữ pháp câu cuối, vì các sách ngữ pháp xưa nay không đề cập tới cách dùng từ thì như thế. Giải thích sao đây? Chúng ta nhìn các điếm nút trong đoạn hội thoại: Anh chồng bảo thiếu người vợ bảo thừa, hai từ thiếu và thừa trái nghĩa nhau. Người vợ nói theo mẫu “thừa thì có!” để bác bỏ lời khắng định thiếu của người chồng.
Vậy mời bạn khái quát: Có một người nói rằng A, bạn không đồng tình và muốn bác bỏ A theo cách khẳng định B, một điều trái ngược với A. Công thức của bạn sẽ là:
‘B thì có!” (II)
Thật ra, chỉ cần B khác biệt với A là đủ. Trong tiểu thuyết Giấy trắng của Triệu Xuân có một đoạn hội thoại mà câu cuối đúng theo mô hình này:
Vậy mô hình II phản ánh hành vi ngôn ngữ sau: Khẳng định B để bác bỏ một điều A mà người khác nói trước đấy.
*
Lại một tình huống khác. Trong Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng có kể lại những trận đòn vô lí:
Có bạn nào hồi nhỏ không nói câu này? Nhớ lại câu này, chúng ta thấy cách dùng từ thì trong câu trên giúp nó phản ánh được những nội dung sau: Chú nhỏ phạm lỗi gì đó, bị bắt lỗi và sẽ bị trừng phạt. Chú nhỏ nhận lỗi “Con trót dại” mong được tha phạt. Nhưng người nghe không chấp nhận lời nhận lỗi, nghĩa là không “khoan hồng”, vẫn bắt nằm xuống và đánh đòn.
Chúng ta khái quát tình huống này thành mô hình: Bạn đang có ý định thực hiện việc A thì xảy ra sự việc B. Mà sự việc B thường làm người ta không thực hiện việc A nữa. Nhưng bạn không chấp nhận quan hệ này, vẫn cứ thực hiện A. Vậy bạn hãy nói theo mẫu:
“B thì cũng (vẫn) A” (III)
Để minh họa, mời các bạn quan sát các đoạn hội thoại:
*
Một lần trên chuyến tầu chợ, tình cờ tôi được nghe hai bà nói chuyện với nhau:
Hóa ra hai bà đang nói về một cô gái và vụ tảo hôn, lớn lên chồng bồ đi biệt không nhòm ngó tới... Nhưng điều quan trọng hơn, nhờ câu đáp mà tôi hiểu ra ý nghĩa của từ thì trong kiểu câu “Đi thì đi”, “Mách thì mách”, “Phê bình thì phê bình”... Trong cách dùng lặp lại này, từ THÌ được dùng để liên kết hai hành vi ngôn ngữ mà hành vi thứ hai là sự chấp nhận miễn cưỡng và sẵn sàng chịu đựng của người nói. Đám bạn bè đang đi chơi, một người đề nghị vào xem một phòng tranh gặp trên đường đi, bạn không khoái lắm thì có thế chấp nhận theo kiểu “Vào, thì vào”. Trong câu này, từ thì đã liên kết hai hành vi đề nghị và chấp nhân. Còn “Bảo chưa thì cũng là chưa” có nghĩa là nếu bảo rằng cô ấy chưa chồng thì tôi cũng đồng ý, chấp nhận là chưa chồng. Ớ đây từ thì liên kết hai hành vi bảo và chấp nhận. Đây là sự chấp nhận miễn cưỡng, vì có nói ngược lại (bảo có) thì tôi cũng chấp nhận (là có).
*
Khái quát một lần nữa: THÌ là một từ dùng đế liên kết.
Có thế là sự liên kết hai hành vi ngôn ngữ khác biệt và thường đối lập nhau. Ở các ngôn ngữ khác nhau, các kiểu liên kết hành vi ngôn ngữ cũng khác nhau. Với câu “Thì có ai trái ý anh đâu!”, tiếng Pháp dùng mais quoi, còn tiếng Anh có thể dùng certainly hoặc for sure đế liên kết: “Mais quoi, personne ne contrarie vos idées (P)”; “For sure, no one contradicts you (A)”.
- Có thể là sự liên kết hai phần trong một phát ngôn, liên kết phần đề (thème) với phần thuyết (rhème). Thường xáy ra hai phát ngôn liên tiếp nêu hai thuộc tính đối lập nhau của cùng một người, cùng một vật. Thế là nhà từ điển học đã lầm lẫn cho rằng đó là nghĩa của từ thì: but (A), mais (p). Hai từ điến Việt-Pháp và Việt-Anh gần đây nhất của một nhà xuất bản có uy tín về các sách nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội đã ghi như thế. Với câu “Người thì đẹp, nết thì xấu” được dịch là “A beautiful person but a bad character” (A) và “Beau physiquement mais de conduite mauvaise” (P). Dịch thế đúng, nhưng rõ ràng các tác giả đã dùng but và mais đế dịch từ NHƯNG được lược bỏ trong câu tiếng Việt, chứ không phái đế dịch từ thì. Bởi lẽ, không cách nào dùng but hoặc mais để dịch một câu giống hệt như thế: “(Cồ ấy thật tuyệt vời.) Người thì đẹp, nết thì ngoan”.
*
Thế là, các cách dùng rất đa dạng của những từ hư, như THÌ, LÀ, MÀ, sẽ trở nên đơn giản và sáng súa nếu nhìn nhận, quan sát chúng dưới góc độ các hành vi ngôn ngữ. Cũng từ đây nên phát triển hướng nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ, đặc biệt cho các từ hư, dưới góc độ các hành vi ngôn ngữ. Nếu không, chúng ta sẽ sa vào một rừng khác biệt mà không nhìn ra bản chất. Chẳng hạn, chi riêng với mô hình “A thì A”, chấp nhận miễn cưỡng, khi chuyển sang tiếng Pháp ít nhất cũng tới 3 lối nói khác nhau rồi:
Vị trí đặc biệt của THÌ, LÀ, MÀ trong tiếng Việt là như thế.
Một lầm lần khác, lần này do chính các nhà ngôn ngữ - các nhà từ điển học, là đã gán cho chúng cái nghĩa mà chúng không có. Chẳng hạn, trong hầu hết các từ điển Việt-Anh hoặc Việt-Pháp từ thì thường được giái thích là để nối hai phần nhân và quá: then (A), alors (P). Sau đó lại cho nó là từ để nối quan hệ nhượng bộ - tăng tiến, nghĩa là trái với quan hệ nhân quả: but (A); mais (P).
Thế là thế nào? Chả lẽ một từ lại được dùng thể hiện hai quan hệ ngược nhau đến vậy?
Bởi vậy tôi muốn được minh oan cho mấy từ này qua những cách dùng đặc sắc, độc đáo không thay thế được của chúng. Có thế bạn cũng sẽ thoáng thấy ở bài này một khuynh hướng của ngôn ngữ học hiện đại; nghiên cứu ngôn ngữ dưới góc độ giao tiếp: các hành vi ngôn ngữ (Speech Acts).
Năm học 1982 -1983, có một đề luận văn tốt nghiệp cho sinh viên ngành ngôn ngữ học một trường đại học như sau:
“Quan sát đoạn hội thoại sau:
Sinh viên A: Có mỗi từ MÀ mà cũng làm một đề tài luận văn!
Sinh viên B: Mà nào có khó!
Sinh viên A: Hơn nữa, hay gì mà hay!
Sinh viên C: Ấy thế mà...
Phân tích cách dùng từ MÀ trong đoạn hội thoại trên. Tìm các đặc điểm khái quát của từ MÀ”.
Sinh viên A: Có mỗi từ MÀ mà cũng làm một đề tài luận văn!
Sinh viên B: Mà nào có khó!
Sinh viên A: Hơn nữa, hay gì mà hay!
Sinh viên C: Ấy thế mà...
Phân tích cách dùng từ MÀ trong đoạn hội thoại trên. Tìm các đặc điểm khái quát của từ MÀ”.
Rốt cuộc, không sinh viên nào nhận đề tài này. Giống như mọi sự trên đời, bàn những chuyện to lớn và chung chung về đường hướng, chiến lược hình như ai cũng có thể nói và phán được; sinh viên sẵn sàng bình luận về “sự trong sáng của tiếng Việt”, về “đặc điểm ngôn ngữ của văn học lãng mạn”, về “chủ ngữ, vị ngữ...” Còn khảo sát một từ cụ thể, qua một vài câu cụ thể, và quan trọng hơn, qua cái cụ thể mà phát hiện vấn đề, khái quát lên thành cái chung, cái bản chất thì hình như lại không quen.
Đọc đề trên, hẳn có bạn sẽ phê “Sao mà rách việc! Cứ đặt ra những cách dùng oái oăm...”. Nhưng chắc cũng có bạn giải thích “Nhà ngôn ngữ học mà lại!” (Lại từ MÀ)
Tôi muốn bỏ ngỏ từ MÀ để các bạn bình luận. Chỉ xin gợi ý: các lối dùng từ mà trên đây phản ánh các hành vi ngôn ngữ khác nhau, nghĩa là trong những tình huống giao tiếp cụ thể nhất định thì phải dùng một lối nói nhất định. Và bỏ ngỏ từ MÀ để minh họa các hành vi ngôn ngữ liên quan đến từ THÌ.
*
Cuối những năm 60, bà A - một chuyên gia Nga, hồi đó hầu hết gọi là bà Liên Xô - sang Việt Nam. Một hôm bà đi chợ Đồng Xuân ở Hà Nội. Thời đó, còn ít người nước ngoài đến Hà Hội. Vả, mấy thuở chuyên gia đi chợ, nên người hàng phố và trong chợ để ý nhiều tới bà ta. Tôi nghiệm ra rằng hầu như phụ nữ để ý phụ nữ trước hết ở ngoại hình và cách ăn mặc.
Nghĩ rằng bà nước ngoài này không hiểu tiếng Việt, mấy bà bún ốc riêu cua bô bô bình luận:
- Khiếp, bà Liên Xô kia xấu quá! Béo ơi là béo!
Ai dè bà Nga này quay lại đốp luôn:
- Vâng, còn các bà thì đẹp!
Hoàn toàn bị bất ngờ, vả lại hình thức mấy bà bún riêu nào có hơn ai, thế là dù có bản lĩnh chợ Đồng Xuân, mấy bà cũng nín khe!
Hẳn khi học tiếng Việt, chuyên gia nọ đã học được lối nói mỉa trong truyện dân gian:
“Con chồn chê chuột chù:
- Họ nhà mày hôi quá! (9)
Chuột chù đáp:
- Phải, còn họ nhà mày thì thơm”
- Họ nhà mày hôi quá! (9)
Chuột chù đáp:
- Phải, còn họ nhà mày thì thơm”
“Còn các bà thì đẹp!”, “Còn họ nhà mày thì thơm!”, “Còn các anh thì tử tế!”... Chỉ cần nghe những câu như thế, một câu thôi, chắng cần biết đoạn đầu ra sao, chúng ta cũng biết đó là những lời nói đay. Rõ ràng, bề ngoài là lời khen đẹp, khen thơm, khen tử tế... nhưng người nghe biết ngay thực chất đây là lời chửi xéo, “trả đũa” lại những lời phê phán, chê bai trước đó. Các bà chê tôi xấu, các bà cũng chắng hơn gì! Chí cần nghe “Còn ông thì liêm khiết! là chúng ta hình dung ngay ra tình huống sau: Trước đó có một người lên lớp chê bai người khác hoặc một số người khác là tham nhũng, là ăn bẩn, là thiếu đạo đức cách mạng... Người nghe không phản đối nhưng thấy chướng quá không chấp nhận cái kiểu “chó chê mèo lắm lông” này, người nghe có thế chính là bà vợ đã hiểu rõ về ông chồng “đạo đức” của mình, bèn đay lại bằng câu “còn ông thì liêm khiết!”.
Khái quát, phương thức nói đay như sau: Hãy dùng một từ X trái nghĩa với điều người ta đã chê mình để “khen” lại theo mẫu:
“Còn ông/ bà thì X!” (I)
Nếu không dùng từ thì, tôi chưa tìm được lối nói nào ngắn gọn mà vẫn diễn tả được đầy đủ tình huống và ý nghĩa như thế. Hành vi nói đay này mang sắc thái mỉa mai sâu cay hơn lối đối đáp trả miếng theo kiểu chất vấn trực tiếp:
“- Gớm, bà kia xấu quá!
- Còn các bà thì không!”.
- Còn các bà thì không!”.
Một giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, có lần cho sinh viên đọc truyện dân gian về anh Ngốc:
“Có một anh Ngốc, vợ sai đi chợ mua bò. Mua được 6 con. Chàng Ngốc khoái chí cưỡi lên một con và lùa đàn bò về nhà. Tới nhà, anh Ngốc hốt hoảng vì đếm đi đếm lại chí thấy có 5 con. Người vợ ra đón, hỏi cơ sự làm sao mà mặt mày buồn thiu vậy. Ngốc ta mếu máo:
- Mình ơi, tôi mua 6 con, giờ chỉ còn 5 con, thiếu một con rồi!
Thấy chồng đang cưỡi bò, người vợ hiểu ngay sự tình, rũ ra cười:
- Thôi, xuống đi, thừa một con thì có!”
- Mình ơi, tôi mua 6 con, giờ chỉ còn 5 con, thiếu một con rồi!
Thấy chồng đang cưỡi bò, người vợ hiểu ngay sự tình, rũ ra cười:
- Thôi, xuống đi, thừa một con thì có!”
Sinh viên không hiếu cấu tạo ngữ pháp câu cuối, vì các sách ngữ pháp xưa nay không đề cập tới cách dùng từ thì như thế. Giải thích sao đây? Chúng ta nhìn các điếm nút trong đoạn hội thoại: Anh chồng bảo thiếu người vợ bảo thừa, hai từ thiếu và thừa trái nghĩa nhau. Người vợ nói theo mẫu “thừa thì có!” để bác bỏ lời khắng định thiếu của người chồng.
Vậy mời bạn khái quát: Có một người nói rằng A, bạn không đồng tình và muốn bác bỏ A theo cách khẳng định B, một điều trái ngược với A. Công thức của bạn sẽ là:
‘B thì có!” (II)
Thật ra, chỉ cần B khác biệt với A là đủ. Trong tiểu thuyết Giấy trắng của Triệu Xuân có một đoạn hội thoại mà câu cuối đúng theo mô hình này:
“- Ai chết? Em chết hay anh chết?
- Cô ấy.
- Anh thì có. Anh sẽ chết vì em cho coi”.
- Cô ấy.
- Anh thì có. Anh sẽ chết vì em cho coi”.
Vậy mô hình II phản ánh hành vi ngôn ngữ sau: Khẳng định B để bác bỏ một điều A mà người khác nói trước đấy.
*
Lại một tình huống khác. Trong Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng có kể lại những trận đòn vô lí:
“Hừ! Trót dại thì cũng nằm xuống đây”
“Con trót dại rồi! Má tha cho con, má đừng đánh con!”.
“Con trót dại rồi! Má tha cho con, má đừng đánh con!”.
Có bạn nào hồi nhỏ không nói câu này? Nhớ lại câu này, chúng ta thấy cách dùng từ thì trong câu trên giúp nó phản ánh được những nội dung sau: Chú nhỏ phạm lỗi gì đó, bị bắt lỗi và sẽ bị trừng phạt. Chú nhỏ nhận lỗi “Con trót dại” mong được tha phạt. Nhưng người nghe không chấp nhận lời nhận lỗi, nghĩa là không “khoan hồng”, vẫn bắt nằm xuống và đánh đòn.
Chúng ta khái quát tình huống này thành mô hình: Bạn đang có ý định thực hiện việc A thì xảy ra sự việc B. Mà sự việc B thường làm người ta không thực hiện việc A nữa. Nhưng bạn không chấp nhận quan hệ này, vẫn cứ thực hiện A. Vậy bạn hãy nói theo mẫu:
“B thì cũng (vẫn) A” (III)
Để minh họa, mời các bạn quan sát các đoạn hội thoại:
(1) “- Con ơi, nhà nó nghèo lắm!
- Nghèo thì con cũng lấy. Con thương ảnh, má à”.
(2) - Đang chủ trương tinh giảm biên chế, đấu tranh anh không sợ bị cho về hưu sớm à?
- Nhưng tức lắm, vi hưu thì cũng làm cho rõ trắng đen đã!
- Nghèo thì con cũng lấy. Con thương ảnh, má à”.
(2) - Đang chủ trương tinh giảm biên chế, đấu tranh anh không sợ bị cho về hưu sớm à?
- Nhưng tức lắm, vi hưu thì cũng làm cho rõ trắng đen đã!
*
Một lần trên chuyến tầu chợ, tình cờ tôi được nghe hai bà nói chuyện với nhau:
“- Cô ấy có chồng chưa?
- Bảo có thì cũng là có mà bảo chưa thì cũng là chưa”.
- Bảo có thì cũng là có mà bảo chưa thì cũng là chưa”.
Hóa ra hai bà đang nói về một cô gái và vụ tảo hôn, lớn lên chồng bồ đi biệt không nhòm ngó tới... Nhưng điều quan trọng hơn, nhờ câu đáp mà tôi hiểu ra ý nghĩa của từ thì trong kiểu câu “Đi thì đi”, “Mách thì mách”, “Phê bình thì phê bình”... Trong cách dùng lặp lại này, từ THÌ được dùng để liên kết hai hành vi ngôn ngữ mà hành vi thứ hai là sự chấp nhận miễn cưỡng và sẵn sàng chịu đựng của người nói. Đám bạn bè đang đi chơi, một người đề nghị vào xem một phòng tranh gặp trên đường đi, bạn không khoái lắm thì có thế chấp nhận theo kiểu “Vào, thì vào”. Trong câu này, từ thì đã liên kết hai hành vi đề nghị và chấp nhân. Còn “Bảo chưa thì cũng là chưa” có nghĩa là nếu bảo rằng cô ấy chưa chồng thì tôi cũng đồng ý, chấp nhận là chưa chồng. Ớ đây từ thì liên kết hai hành vi bảo và chấp nhận. Đây là sự chấp nhận miễn cưỡng, vì có nói ngược lại (bảo có) thì tôi cũng chấp nhận (là có).
*
Khái quát một lần nữa: THÌ là một từ dùng đế liên kết.
Có thế là sự liên kết hai hành vi ngôn ngữ khác biệt và thường đối lập nhau. Ở các ngôn ngữ khác nhau, các kiểu liên kết hành vi ngôn ngữ cũng khác nhau. Với câu “Thì có ai trái ý anh đâu!”, tiếng Pháp dùng mais quoi, còn tiếng Anh có thể dùng certainly hoặc for sure đế liên kết: “Mais quoi, personne ne contrarie vos idées (P)”; “For sure, no one contradicts you (A)”.
- Có thể là sự liên kết hai phần trong một phát ngôn, liên kết phần đề (thème) với phần thuyết (rhème). Thường xáy ra hai phát ngôn liên tiếp nêu hai thuộc tính đối lập nhau của cùng một người, cùng một vật. Thế là nhà từ điển học đã lầm lẫn cho rằng đó là nghĩa của từ thì: but (A), mais (p). Hai từ điến Việt-Pháp và Việt-Anh gần đây nhất của một nhà xuất bản có uy tín về các sách nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội đã ghi như thế. Với câu “Người thì đẹp, nết thì xấu” được dịch là “A beautiful person but a bad character” (A) và “Beau physiquement mais de conduite mauvaise” (P). Dịch thế đúng, nhưng rõ ràng các tác giả đã dùng but và mais đế dịch từ NHƯNG được lược bỏ trong câu tiếng Việt, chứ không phái đế dịch từ thì. Bởi lẽ, không cách nào dùng but hoặc mais để dịch một câu giống hệt như thế: “(Cồ ấy thật tuyệt vời.) Người thì đẹp, nết thì ngoan”.
*
Thế là, các cách dùng rất đa dạng của những từ hư, như THÌ, LÀ, MÀ, sẽ trở nên đơn giản và sáng súa nếu nhìn nhận, quan sát chúng dưới góc độ các hành vi ngôn ngữ. Cũng từ đây nên phát triển hướng nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ, đặc biệt cho các từ hư, dưới góc độ các hành vi ngôn ngữ. Nếu không, chúng ta sẽ sa vào một rừng khác biệt mà không nhìn ra bản chất. Chẳng hạn, chi riêng với mô hình “A thì A”, chấp nhận miễn cưỡng, khi chuyển sang tiếng Pháp ít nhất cũng tới 3 lối nói khác nhau rồi:
- “Bạn thì bạn, hắn cũng lừa”
Les amis, il les trompe quand même.
- “Giấy này mỏng quá - Mỏng thì mỏng, không hề gì
Ce papier est trop mince - Mince, il lest, mais peu importe.
- “Chúng ta phải đi ngay - Đi thì đi”
- Nous devons partir tout de suite... - Soit, partons!.
Les amis, il les trompe quand même.
- “Giấy này mỏng quá - Mỏng thì mỏng, không hề gì
Ce papier est trop mince - Mince, il lest, mais peu importe.
- “Chúng ta phải đi ngay - Đi thì đi”
- Nous devons partir tout de suite... - Soit, partons!.
Vị trí đặc biệt của THÌ, LÀ, MÀ trong tiếng Việt là như thế.
Nguyễn Đức Dân
(Kiến Thức Ngày Nay số 84)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)
Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>
Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:
:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng
Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)