6/11/15

Trả lại em yêu ..


Nhìn cảnh biểu tình hai hôm nay, nghe mọi người hát vang Dậy mà đi, nhớ Saigon xưa .. Lang thang gặp trên tờ Đô thị bài của Nguyễn Thị Hậu, cop về mọi người đọc cho vui





"Trả lại em yêu…"

Ai từng ở Sài Gòn, từng yêu Sài Gòn mà không biết đến câu hát “Trả lại em yêu khung trời đại học, con đường Duy Tân cây dài bóng mát…”, mà không nhớ những ki-ốt bán hoa tươi, bưu thiếp, đồ lưu niệm trên đường Nguyễn Huệ, mà không nghe nói về con đường sách cũ Đặng Thị Nhu…
Những hình ảnh đó của Sài Gòn chỉ là nét sinh hoạt văn hóa đô thị rất đỗi bình thường nhưng lại có sức sống bền lâu trong tâm tưởng nhiều thế hệ cư dân thành phố.

Thời gian trôi qua, đường Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch) tuy vẫn còn ngôi trường đại học ở đó (Đại học Kinh tế), hàng cây cao vút còn đó, nhưng không gian êm đềm của những chiều nhạt nắng với tà áo dài vấn vít trên hè phố thì từ lâu đã không còn. Nhiều ngôi biệt thự xinh xắn khiêm tốn lùi sau vỉa hè rộng rãi và bờ tường phủ giàn bông giấy đã biến mất.  Nhà cao tầng ngạo mạn mọc lên như đua chen với hàng cây, những quán hàng nhỏ cơi nới từ khuôn viên các biệt thự chen lấn ra vỉa hè… Con đường trở nên nhỏ bé như một con hẻm và ngày càng chật chội.

Nữ sinh Sài Gòn xưa. Ảnh: Life

Đường Nguyễn Huệ từ lâu không còn là con đường cho người Sài Gòn và người từ nơi khác đến đây dạo chơi bất cứ lúc nào trong ngày, dù hai bên đường có thêm dải phân cách trồng cây xanh, trông chỉn chu đấy nhưng không để lại ấn tượng gì bởi xe cộ chạy qua không ngừng, bởi đâu còn những ki-ốt đầy sắc màu các loài hoa tươi tắn làm dịu cả cái nắng của ngày oi bức. Những tháng gần đây, khi nó trở thành “phố đi bộ” thì chỉ vào chiều tối, khi ánh nắng và không khí nóng bức dịu đi, người ta mới đến đây đi lại nhìn ngó những ngôi nhà cao to đồ sộ hai bên đường, đến khu tượng đài, selfie vài tấm hình, rồi… hết. Cả quảng trường – mà đúng là quảng trường – rộng rãi sạch sẽ và trống trơn không tạo được cảm giác thân thiện của một không gian văn hóa bởi sự thiếu vắng những hoạt động của cộng đồng. Có lẽ không gian này chỉ thích hợp để tổ chức đường hoa đường sách vào khoảng thời gian Tết, cũng như trước khi nó được xây dựng lại “hoành tráng” như vậy.

Nói đến đường sách, lại nhớ ý tưởng của nhiều người về một “đường sách” cho Sài Gòn, bắt đầu từ sự liên tưởng đến những khu sách cũ đã tồn tại hàng trăm năm ở nhiều thành phố trên  thế giới. Người ta có thể tìm thấy ở đấy những vật phẩm văn hóa xưa cũ nhưng có giá trị như sách, tranh ảnh bưu thiếp, tiền xưa, đồ lưu niệm… Dạo chơi ngắm nghía phố sách cũ ta như được đi ngược thời gian trở về quá khứ của thành phố.Vài năm trước, tôi qua Paris cũng đến những ki-ốt bên bờ sông Seine. Một Paris cổ xưa hiện lên cụ thể và đa dạng trên từng quầy sách mà người bán là tourguide nhiệt tình và hết lòng yêu nghề, họ say mê tất cả những gì họ bán, một cuốn sách bán đi, một tấm bưu thiếp có người mua, một bức tranh có ngừơi chủ mới… người bán dường như phải chia tay với người bạn thân thiết, họ gửi gắm cho người mua cả tình yêu của mình đối với Paris, với nước Pháp. Rất đông du khách đến đây để khi chia tay người ta sẽ nhớ mãi Paris từ nơi bình dị này.

Bây giờ Sài Gòn có còn nơi nào như thế?

Quá trình “hiện đại hóa” khu vực trung tâm Sài Gòn đã làm mất nhiều không gian là nơi lưu giữ “hồn đô thị” – một đặc trưng văn hóa tinh tế có được từ đời sống hàng trăm năm của cộng đồng. Ký ức cộng đồng không phải là một tâm lý “nệ cổ”, nó gắn liền với một không gian nhất định, nơi ấy quen thuộc đối với mỗi “cái tôi”, sự quen thuộc do được lặp đi lặp lại mà có khi chỉ cần một kỷ niệm. Mỗi không gian văn hóa có ý nghĩa với một cộng đồng nhất định, nhờ đó cộng đồng mới có ý thức giữ gìn và nếu có biến đổi thì cũng không làm thay đổi hoàn toàn.

 Trong sự tiếc nuối những cảnh quan quen thuộc của Sài Gòn nay đã không còn, bỗng bật ra ý nghĩ: trong vô vàn công trình xây mới, sao không có công trình nào “trả lại” cho Sài Gòn một không gian văn hóa cộng đồng gần gũi quen thuộc như đường Duy Tân, Nguyễn Huệ, Đặng Thị Nhu?

Anh bạn là giảng viên trường Đại học Kiến trúc thành phố - ngôi trường nằm giữa hai con đường vào loại đẹp nhất Sài Gòn (Pasteur và Nguyễn Đình Chiểu), nói: “Tôi sẽ đưa ý tưởng này cho sinh viên thi thiết kế “đường sách”, bởi vì con đường Nguyễn Văn Bình dự kiến là nơi sẽ tổ chức đường sách hội đủ các yếu tố: nằm ở khu trung tâm có lịch sử lâu đời, trong phạm vi những công trình kiến trúc tiêu biểu của Sài Gòn, con đường nhỏ nhắn bình yên với hàng cây xanh rợp mát là hình ảnh quen thuộc của Sài Gòn. Chỉ cần có thêm dãy ki-ốt xinh xắn khiêm nhường chứa đựng trong đó biết bao câu chuyện về Sài Gòn từ những gì được trưng bày mua bán… Một không gian văn hóa Sài Gòn cổ xưa mà hiện đại sẽ hiện lên giữa thành phố đang thay đổi không ngừng. “Đường sách” này sẽ trở thành “ký ức đô thị” của những thế hệ  cư dân Sài Gòn trong thời đại toàn cầu.

Ừ nhỉ, tại sao không?

Nguyễn Thị Hậu
Nguồn: nguoidothi

Mấy thước phim cũ: Phụ nữ Saigon, 1968


Đêm nhớ trăng Sài gòn . thơ Du Tử Lê . nhạc Phạm Đình Chương . Trần Thái Hòa ca




2 nhận xét:

  1. Giật tít hay nha...em cứ ngỡ anh trả lại cho ai đó cái giề liền nhảy vào xem nhóc đó là ai vì nhìn lần em và Mít "tra tấn" mà anh đâu có khai...càng đọc lại thấy chiến sang con đường :)) liên quan gì nhau anh nhể :)) :))

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. Em thử nghe lại bài hát, coi anh chàng Elvis Phương trả cái gì cho ẻm ? - con đường, cây dài bóng mát, ngôi trường, hạt sương, mây trời ..
      Đấy, giá như ai trả cho em. em cần ko ?
      Nghe trả lại em yêu mà em nghĩ có cái gì đấy trả lại thật thì .. em lạc quan thật đấy
      Em thử vờ đòi cái đùi gà ngày xưa trao cho người ấy, xem nó có trả lại em ko ? :d


      Xóa

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)