30/3/16

Độc tấu phong cầm


Phong cầm, nhiều người quen miệng gọi accordion (tiếng Anh) hoặc accordéon, (tiếng Pháp) có nhiều loại, loại thường thấy nhất là mang trước ngực nhờ dây quàng trên vai.

Nghệ sĩ phong cầm. Tranh trên mạng
Chơi phong cầm, một tay bấm giai điệu; một tay vừa bấm hợp âm, vừa kéo hộp xếp ra vào để ép hơi tạo tiếng. Do vừa chơi được giai điệu, vừa chơi được phần đệm nên phong cầm được gọi là one-man-band (ban nhạc một người). Đây có lẽ cũng là một trong các lí do phong cầm được ưa chuộng trong các lễ hội dân gian, những sân khấu đại chúng - chỉ với một cây đàn là có cả một dàn nhạc.


Nghệ sĩ Phần-lan Veikko Ahvenainen cover bản nhạc nổi tiếng của accordionist Ý Pietro Deiro (1888 – 1950)

Phong cầm chỉ mới có mặt khoảng 200 năm nay từ Berlin (Đức, 1822), Vienna (Áo, 1829) nhưng đã sớm lan truyền ra khắp thế giới. Đến nay phong cầm đã được xem là nhạc cụ truyền thống tại nhiều quốc gia như ở Bosnia, Herzegovina, Colombia. Ở Nga, Bazil và nhiều nước khác phong cầm được dùng rộng rãi cả trong nhạc truyền thống lẫn nhạc pop.

Dù được xem là nhạc cụ dân gian, phong cầm cũng được một số nhà soạn nhạc đưa vào dàn nhạc nhạc cổ điển



Giai đoạn 190x - 196x được gọi là "Thời đại vàng son của phong cầm" với nhiều nghệ sĩ nổi danh - Pietro Frosini (Ý), anh em Deiro (Ý), anh em Avsenic (Slovenian), ..

Ngày nay phong cầm vẫn còn được nhiều người ưa chuộng. Nhiều tác phẩm nổi tiếng, kể cả nhạc cổ điển, được chuyển soạn cho phong cầm diễn tấu, solo hoặc với cả giàn nhạc.



Xem những cô nàng xinh đẹp ở nhiều lứa tuổi thuộc nhiều sắc dân sử dụng nhiều loại phong cầm biểu diễn



Hàng năm vào tháng 4 ở Colombia, trong festival âm nhạc lớn nhất của đất nước này, có cuộc thi dành cho các nghệ sĩ phong cầm. Và mỗi 10 năm lại tổ chức một cuộc tranh tài dành cho các người đã thắng giải trong các kì thi ấy. Đây là cuộc thi phong cầm lớn nhất thế giới. Nhiều nơi trên thế giới cũng có những cuộc thi dành riêng cho phong cầm



Riêng ở Việt Nam, đọc trên một trang web thấy có tác giả nhận xét rằng người Việt ít chơi phong cầm, có lẽ vì thể tạng bé nhỏ không kham nổi cây đàn 18 kg trên vai, giá đàn lại không rẻ. Một thời gian sau 1975 mới thấy có một số nhạc công chơi phong cầm mà tác giả đoán là do ảnh hưởng từ Nga & các nước Đông Âu. Bản thân tôi thì bé sống ở quê gần một ngôi nhà thờ nhỏ, cha xứ có cây phong cầm, chiều chiều vẫn thường nghe tiếng đàn dìu dặt từ nhà thờ vọng ra. Lớn lên học cấp 3 lại gặp đứa bạn có bố có cây phong cầm, thỉnh thoảng chiều đi học về lại ghé chơi, nghe ổng đàn. Ngoài ra bấy giờ (196x, 197x) trên các sân khấu ca nhạc ở địa phương vào các dịp lể lược kỉ niệm gì đấy, cũng rất thường thấy nhạc công phong cầm đệm cho ca sĩ hát. Sau 1975, càng  về sau càng ít thấy ai chơi phong cầm. Với sự xuất hiện của organ điện, lợi thế one-man-band của phong cầm nay đã không còn, keyboard cũng khá rẻ, gọn nhẹ; người chơi phong cầm ngày càng ít ỏi. Hãy nghe một trong những người ít ỏi ấy nói chuyện về cây đàn này


Nghe độc tấu accordion một số tác phẩm nổi tiếng




31 nhận xét:

  1. Nhiều cây accordion nhỏ dễ thương thật, trông các nàng ôm cây đàn í mới quyến rũ làm sao ! :D
    Thích nhất là list nhạc anh chọn. Hay tuyệt ! ~o) @};-

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ban đầu dự định chỉ chọn <10 thôi, nhưng nghe một hồi thấy list đã lên tới 30. Phải bỏ đi hơn một nửa, khó thật đấy.

      Xóa
  2. Hãy xem khả năng one-man-band của accordion
    http://youtu.be/fgU4MpoQmz0

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. so sánh

      http://youtu.be/pwkpfSMOyXU

      Xóa
    2. Khả năng one-man-band của accordion không thể chối cãi anh nhỉ ?
      Hồi nhỏ em từng nhiều lần xem ba đàn cho cả dàn tốp ca hai mươi mấy người của công ty khi thi văn nghệ toàn ngành Ngoại thương.
      Em thích cả 2 clip anh chọn, clip 2 kỹ thuật đệm & bè hay quá, nhất là tiếng huýt sáo, như nghe được từng tiếng gió, từng bước chân ngựa trên thảo nguyên ...
      ~o) @};-

      Xóa
    3. Bài này nghe hoài không chán. Hồi bé đi học ngang qua rạp chiếu phim, mỗi khi nghe loa phát bài này, chỉ muốn cúp cua. Mà nó ác lắm, rạp chiếu phim tình cảm vớ vẩn, nó cũng phát bài này quảng cáo.
      Chỉ với một cây accordion mà chơi bài này thế là quá tuyệt, nhỉ
      tks hoa và li trà nóng :D

      Xóa
    4. Thời của em toàn phim XHCN, Nga, Tiệp, thỉnh thoảng có vài phim Ấn Độ.
      Xem ngoài rạp thì phải xếp hàng.
      Nghe bài này em nhớ truyện "Những chiếc cầu hạt Madison", hình như có đoạn nào đó tả Robert Kincaid là tên cao bồi cuối cùng gì gì đấy ... em không nhớ được cụ thể.

      Xóa
    5. Anh cúp học bao giờ chưa ?
      Cấp 3 em cúp học đúng 1 lần năm lớp 11 ! Hehe !

      Xóa
    6. Thủa anh còn bé phim tarzan cao bồi charlot chiếu ở rạp khá nhiều. Không những phim mà người ta còn xuất bản cả truyện tranh.

      Cúp cua hả, hì anh rất gương mẫu, không bao giờ nghỉ học không phép quá số giờ qui định của nhà trường. Lỡ tháng nào vượt quá thì lén lên VP sửa sổ, v thành P hihi

      Xóa
    7. :D :D :D Sao em k nghĩ được vậy nhỉ ! hihi !

      Xóa
    8. Dấu đi, không cháu ngoại nó bắt chước bây giờ. :d

      Xóa
    9. Tầm 20 năm nữa em mới có cháu ngoại !
      Anh lo mà giấu đi ! :D

      Xóa
    10. anh nhắc chung thôi. Sợ có người hứng chí lên kể chuyện cúp cua hay gạ gẩm gia sư, cháu ngoại nghe được thì khó dạy :d

      Xóa
    11. Ai rứa hầy ? Nỏ phải em ! :D

      Xóa
    12. Uh, em ko quyến rũ gia sư mà quyến rũ thầy giáo, phải ko :D.
      Ah, mà anh cũng ko có ý ám chỉ LG quyến rũ gia sư nha :))

      Xóa
    13. Thầy á ! Để em kể anh nghe về thầy em ...
      12 năm phổ thông em học qua, có 2 thầy chủ nhiệm, năm lớp 7 & 8, cả hai thầy đều phụ trách môn toán & cả hai đều nổi tiếng vì rất dữ tính. Em k bao giờ nói chuyện với thầy, kể cả chuyện học dù em biết thầy rất thương học trò nữ trong khi ngược lại, các cô lại thường ưu ái trò nam hơn, bọn con gái mà không làm bài thì thầy chỉ mắng thôi, nhưng con trai thì ăn đòn. Một lần thầy CN (lớp 7) đánh bạn em, nó học chung với em từ lớp 1, nhà giàu, được cưng chiều nên rất nghịch, lười & bướng. Trong lớp nó chỉ thường nói chuyện với em, khi mua báo KQĐ lúc nào nó cũng giành mua cho em 1 tờ (1 lớp chỉ có 2 tờ) :D Em hay cho nó chép lại bài tập ở nhà vì nó cùng tổ. 1 lần do không làm bài tập, thầy đánh nó rất dữ, tay sưng tím, không chép bài được, em còn nhớ lần đó bọn con gái trong lớp nhiều đứa khóc rưng rức vì thương nó. Gia đình cho nó chuyển trường luôn sau khi làm um lên với BGH.
      Lớp 8, em chứng kiến thầy CN tát 1 bạn nam đến mức văng mạnh cái đồng ồ đeo tay vào tường, vỡ nát.
      Đó là 2 vụ nặng nề nhất hồi học cấp 2 ám ảnh em đến tận bây giờ. Trong em đã mất đi hình ảnh yêu thương giữa thầy với trò.
      Năm rồi, bọn bạn cấp 1 liên lạc được với nhiều thầy cô qua FB, thầy hiện ở Mỹ. Thầy nói thầy vẫn nhớ em là đứa nhút nhát nhất trong lớp. Em vẫn k muốn nc với thầy, dù chỉ là hỏi thăm. :(

      Xóa
    14. Lên cấp 3 thì em chẳng nhớ có những thầy nào đã dạy qua, chỉ toàn nhớ cô thôi ! Bọn bạn cấp 3 giờ gặp lại cô vẫn nhõng nhẽo tị nạnh là cô ưu ái bọn con trai nhiều hơn. hehe ! Các cô vẫn công nhận điều đó á anh !
      Cô Linh Giang chắc cũng vậy phải không ?
      Còn anh có ưu ái trò nữ như các thầy của em không ?

      Xóa
    15. @ Em vẫn k muốn nc với thầy, dù chỉ là hỏi thăm.
      Ui zoi, răng mà thù dai dữ rứa. Thời anh, cha mẹ uýnh con, thầy cô uýnh hs, là chuyện thường ngày. Nghe con bị đánh, cha mẹ còn khen thầy dạy giỏi :-?
      Bản thân anh thì thời tiểu học, vài ngày bị uýnh một lần. Cấp 2 chỉ bị một lần duy nhất. Là thầy kêu ra đánh trống (3 tiếng) ra chơi, anh sướng quá, đánh luốn 1 hồi 3 tiếng - tức trống bãi học. Học trò các lớp mừng quá, la hét ùa ra. Thầy hiệu trưởng từ văn phòng ra, hỏi cớ sự, uýnh anh 3 tát tai nổ đom đóm. Cấp 3 thì có thầy giám thị khi nào cũng cầm cái thước dài cả mét đi rảo quanh trường, tìm đứa tóc dài, quần ống túm (mốt bấy giờ), áo không bảng tên, hay trong giờ học trốn vào toilet hút thuốc.

      @cô ưu ái bọn con trai nhiều hơn
      Anh suốt thời đi học chả cô nào ưu ái. Nhỏ thì hay nghịch, lớn thì hay cãi.
      Không được cô nào yêu, nhưng yêu cô thì có. Là yêu thầm, tình một phương thôi :d. Nhưng anh có đứa bạn cùng lớp yêu cô, và được cô yêu nhé. Kết quả là năm nó học lớp 12, cô mang bầu. Cô tổ chức đám cưới không có chú rễ (anh ấy đi hành quân chưa về, cưới lấy ngày), bạn làm đứa chạy bàn trong đám cưới. Mấy năm sau thì đứa bạn đi lính, và về ở với cô thật. Kết thúc có hậu hơn cái truyện Vòng Tay Học Trò nổi tiếng thời ấy.

      Xóa
    16. Vài chục năm sau gặp lại những ông thầy "dữ tợn" thời tiểu học, anh vẫn rất quí mến, và thực lòng thấy rất gần gũi. Mấy ông uýnh nhiều, lại nhớ anh kĩ nhất :d

      Xóa
    17. Chuyện anh & bạn anh hay nhỉ ? Học trò mà dám yêu cô ! Lớp em chắc không có đứa nào yêu kiểu đó, hoặc nếu có chắc cũng giống anh, không dám nói ! Mà sao anh không nói nhỉ, biết đâu ... ?? :D :D
      Mấy ông thầy nhớ anh chắc do anh quậy quá nên không quên được á ! Như cô em vẫn nhắc mấy đứa ngỗ nghịch làm cô ... xỉu hoài ! hihi !

      P/s: Em không thù dai !

      Xóa
    18. Em đọc Vòng Tay Học Trò của Nguyễn Thị Hoàng chưa ? Cuốn này bả viết hồi 196x, rất nổi tiếng bấy giờ. Nội cung là câu chuyện tình giữa một cậu học trò với cô giáo.

      Chuyện trò yêu cô dù có nhưng hơi hiếm. Nhưng trò yêu thầy thì nhiều hơn. Bản thân NTH nghe nói thời htro cũng từng yêu thầy, có với thầy một đứa con. Anh có đứa bạn hồi mới ra trường về dạy ở một tỉnh lẻ, bị nhiều trò nữ tống tình, khiến mấy bạn nam các cô rất ngứa mắt. Nó sợ gây scandal phiền phức, vờ quên xấp bài kiểm tra ở nhà, nhờ mấy đứa htro về nhà trọ lấy giúp. Htro mở cửa, thấy trong phòng treo bộ võ phục Taekwondo với cái đai đen một chấm, hết hồn .. :D

      Xóa
    19. Hai cái ngừi này lạ hầy...bàn chiện nhoạc nhẽo rùi chiển qua cup cua rồi phóng vèo qua kính thầy iêu bạn, iêu lun cô tới độ có em bé...xong dưng lại lôi tui vầu x( x(
      Mà nhá...
      1) Hồi nhỏ đi học tuyệt đối em k có cup cua gì hết trơn nhá anh K, gia cảnh khó khăn, 2 chị em (1 trai, 1 gái) đi học cấp 3 chung nhau có đúng 3 cái quần...đổi nhau mặc nên em hỏng có đi học gia sư nha
      2) trước em cũng có bị cô vụt vào tay côm cốp vì tội viết cẩu thả...đau nhưng đổi lại chừ em viết rất đẹp...có lần lớp đi chơi với thầy cô thực tập quên k về lao động bị thầy chủ nhiệm phạt ngồi nắng...nhưng mà em cũng k ghét thầy vì nhờ đó em giữ được thói quen lập kế hoạch cho công việc. :D
      3) em là ngừi nghiêm khắc trong bài vở với trò nhưng khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chúng, em cũng luôn hoà mình vào hoạt động cho nên chúng SỢ nhưng mà không có GHÉT anh ạ. May xế ;)

      Xóa
    20. 1) Cũng phải. Thiếu quần mặc mà mời gia sư tới nhà thì phiền to, nhỉ.
      Ah, mà anh nói rõ ko ám chỉ em rồi mà :d
      2) Thời tiểu học anh bị đánh nhiều nhất tội viết sai hỏi ngã và vở bẩn. Hồi ấy đi học phải dùng viết lá tre, cấm xài viết máy. Dù đã cẩn thận chùi tay vào áo, vào quần rồi, lát sau trang vở cũng cứ lem nhem đầy mực, chả hiểu.
      Nhưng mà bị thầy cô đánh đỏ đít, lát cũng quên ngay. Và thật sướng khi được thầy cô nhờ vả gì đó.
      3) Cô giáo LG thế là giỏi rồi.
      Tâm lí hs nói chung là kính, quí thầy cô. Chúng ghét chỉ khi thầy cô có hành vi bất công, bất chính gì đấy thôi.

      Xóa
    21. Em chưa đọc VTHT, thú thật câu cú & lời thoại trong truyện ngày xưa em không thích lắm ! Mí lại em không thích kiểu thầy trò yêu nhau đâu ! Kỳ kỳ sao á !
      Ô ! Rứa anh ám chỉ em à ? Em không hề ! Anh liệu hồn !
      Em chưa bị cô thầy đánh đòn lần nào ! hehe !
      Ngày xưa bọn bạn em phần nhiều là nghèo, khó khăn, nhiều đứa ba bị đi học tập nữa nhưng bọn em vẫn chơi rất thân, ăn cùng nhau củ khoai, hay gói xôi, chấm chung lọ mực (bọn em cùng dùng bút lá tre đến hết cấp 1 á). Đến bi giờ vẫn còn liên lạc dù cách nhau nửa vòng trái đất.
      Em vẫn quí thầy í ! chỉ là không muốn nc thôi mà.
      @ LG ! Bồ lặn đâu mừ giờ mới chồi lên vại ????
      Bồ thì ai mừ ghét được ! Lúc nào cũng tươi như hoa thế mà !

      Xóa
    22. cũng ko ám chỉ em :d. Anh nghĩ thời hs em bé tẹo như que tăm, dẫu có ai muốn yêu cũng chả dám yêu :d

      Xóa
    23. Đúng rồi anh ! Em hồi đó như que tăm thật ! Mà lúc đó bé tẹo, có biết yêu là gì đâu ! Ngố pà cố !

      Xóa
    24. Uh. Nhưng những người yêu muộn, sau đó thường lại yêu rất mặn. Như giã bữa í. :d

      Xóa
    25. Dạ cũng khá mặn ! hihi :D
      [color="blue"]giã bữa[/color] là gì anh ?

      Xóa
    26. anh sai chính tả. giả (dấu hỏi). Sau khi ôm dậy ăn nhiều như bù cho thời gian bị ốm, thế gọi là ăn giả bữa.

      nhiều người bé rất nghịch, lớn lại hiền khô; và ngược lại, nhiều người bé như cục đất, lớn lại nghịch thầy chạy.

      Xóa
    27. Vậy nghĩa từ "giả" tương tự "trả".
      Anh nghĩ coi hổng lẽ hồi nhỏ hổng yêu ai, tới lớn yêu bù lại năm ba người được hả trời ?
      "nhiều người bé rất nghịch, lớn lại hiền khô; và ngược lại, nhiều người bé như cục đất, lớn lại nghịch thầy chạy" Chắc em ở cái thể loại sau ! :">

      Xóa
    28. Anh nghĩ coi hổng lẽ hồi nhỏ hổng yêu ai, tới lớn yêu bù lại năm ba người được hả trời ?
      Anh biết mô :))

      Xóa

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)