28/11/16

Marx . Right here waiting . Anh vẫn chờ em




Oceans apart day after day
And I slowly go insane
I hear your voice on the line
But it doesn't stop the pain
If I see you next to never
How can we say forever

Wherever you go
Whatever you do
I will be right here waiting for you
Whatever it takes
Or how my heart breaks
I will be right here waiting for you
...


Biển cả chia lìa ta bao ngày
Anh dần dà trở nên điên dại
Dù vẫn nghe giọng em qua điện thoại
Nhưng nỗi đau vẫn chẳng nguôi ngoai
Nếu anh chẳng thấy em cạnh mình
Thì sao có thể nói câu ta bên nhau mãi mãi

Dù em đi đâu
Dù em làm gì
Anh vẫn sẽ ở đây chờ
Dù có chuyện chi
Dù tim anh tan vỡ
Anh vẫn sẽ ở đây chờ


 


Oh, can't you see it baby
You've got me going crazy

...

Ôi em yêu, em thấy được không này
Em đang làm anh phát điên
..

Bài hát với ca từ ngọt ngào tình tứ này được Richard Marx viết như một lá thư cho Cynthia bấy giờ đang quay phim ở Nam Phi. Trong cuộc phỏng vấn dành cho tờ Indian Express năm 2010 Marx kể lúc này hai người chưa cưới nhau, và anh rất muốn đến thăm cô vì hai người đã mấy tháng chưa gặp, nhưng visa của anh bị từ chối.

Marx kể thêm đây là ca khúc anh viết nhanh nhất, chỉ mất vỏn vẹn 20 phút. Khi ấy chưa có Skype và mạng xã hội, nên anh gởi bài hát theo đường bưu điện cho cô. Bài hát rất riêng tư nên anh cũng không có ý định công bố. Nhưng rồi bạn bè thuyết phục anh cho thu âm.

Ban đầu Marx muốn đưa bài hát cho Barbra Streisand. Barbara tỏ ý rất thích giai điệu bài hát, nhưng bảo nếu cô thu thì anh cần viết lại lời vì "tôi sẽ không có ở đây chờ ai cả", Marx kể thêm trong một cuộc phỏng vấn trên đài CBS năm 2013.

Ngay sau khi phát hành (tháng 6/1989) bài hát được hàng triệu người trên khắp thế giới yêu thích, đứng đầu bảng xếp hạng Hot 100 của Mỹ và nhiều nước khác, được cấp chứng nhận Đĩa bạch kim của RIAA.

Hai tháng sau, hai người lấy nhau.

Marx và Cynthia Rhodes lần đầu gặp nhau là vào năm 1983, khi Marx viết nhạc cho bộ phim Staying Alive (Cynthia vào vai nữ chính). Bấy giờ Marx 20. Cynthia hơn Marx 7 tuổi, nghĩ Marx quá trẻ để hẹn hò. Mãi hai năm sau, hai người mới gặp lại trong một bữa tiệc, và bắt đầu làm quen với nhau. Sau bốn năm hẹn hò, hai người nay quyết định cưới nhau. Cô diễn viên đồng thời là vũ công, ca sĩ xinh đẹp bỏ lại sự nghiệp đang dở dang sau lưng về với anh, không chỉ tạo một mái ấm để anh yên tâm sáng tác, mà còn góp tay vào đấy như là một thính giả đầu tiên, có trực giác tốt. Marx vẫn kể mãi chuyện sau khi sáng tác xong Harzard, anh chỉ muốn bỏ vì nghe lại không mấy thích, nhưng Cynthia nghe và bảo sẽ thành hit đấy. Y như rằng, đấy là bài hát sau này luôn được yêu cầu trong các buổi diễn của anh. Năm 1994, khi đang làm album thứ 4, Marx chợt nhớ ra đã khá lâu anh không viết gì về tình cảm của hai người từ sau khi cưới nhau và có ba mặt con. Thế là anh viết Now and for ever, như một lời hứa tới người vợ yêu thương của mình, rằng Now and forever I will be your man - Từ nay và mãi mãi, anh là của em ..



Trong một cuộc phỏng vấn, Marx nói thêm "Bài hát thực sự là rất riêng tư. Dù nó trở nên phổ biến thì mỗi mỗi dòng trong bài hát là tôi viết riêng cho tôi và Cynthia. Bài hát là viết về tôi và bà xã tôi. Nó cứ như tôi ngồi xuống, viết cho nàng lá thư và rồi chỉ việc đưa các nốt nhạc vào"

Xem lại hình ảnh Cynthya trong MV của Marx năm 1987



Don't Mean Nothing là single đầu tay của Marx, xếp hạng #3 Hot 100, và giúp Marx nhận được một đề cử Grammy cho Giọng hát đơn nhạc Rock hay nhất năm 1988.

"Tôi hát về tình yêu, bởi vì tôi hạnh phúc. Trong những năm tháng qua, tôi có Cynthia. Nàng là tình yêu, là chổ dựa, là nơi chốn tôi tìm về nương náu. Không ai hiểu tôi hơn nàng. Cynthia đã cho tôi ba người con trai tuyệt vời mà tôi rất tự hào. Và những đứa con của chúng tôi trở thành người như thế nào đều là công sức của cô ấy. Như mọi nghười nghệ sĩ khác tôi đi khắp nơi trên thế giới. Và cái ý nghĩ rằng có một mái nhà, ở đó đang có người phụ nữ và những đứa con mình yêu thương ngày ngày trông mong mình truyền cho tôi sức mạnh hơn bất cứ điều gì khác. Tôi cảm ơn số phận không chỉ đã phú cho tôi cái năng khiếu, mà còn đã cho tôi gặp Cynthia. Nếu không có nàng thì sẽ không có những bài hát như tôi đã có."

Những lời có cánh ấy Marx nói trong một cuộc phỏng vấn năm 2012. Năm sau họ quyết định sống li thân, và năm tiếp đó thì họ chia tay, kết thúc gần 25 năm chung sống.

Nghe lại Right Here Waiting với cover của

Monica, 1998


John Barrowman · 2008


Sarah Geronimo · 2009


Với vietsub, dành cho ai muốn luyện tiếng Anh


ref: songfacts,com, wiki và vài trnag mạng khác

6 nhận xét:

  1. Ngưỡng mộ thiệt nha ! ;;)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @ Mụ Ớt! Mụ ngưỡng mộ gì zậy? Nói rõ nghe coi.
      @ Đại ca. Right Here Waiting của Richard Marx một thời nghe nhức tai luôn. Giờ nghe lại vẫn thấy hay á đại ca. Richard Mark còn nhìu bài hay.
      Đại ca ảnh hưởng ngày 21/6 ghê nha, giật tít nghe mún choáng.

      Xóa
    2. http://youtu.be/gdmHHoI9beM
      Bài này cũng hay nhưng vẫn không bằng Ringht here waiting.Một câu chuyện rất buồn.

      Xóa
    3. Ngưỡng mộ 25 năm yêu thương ngọt ngào ! ;;)
      "Tôi hát về tình yêu, bởi vì tôi hạnh phúc. Trong những năm tháng qua, tôi có Cynthia. Nàng là tình yêu, là chổ dựa, là nơi chốn tôi tìm về nương náu. Không ai hiểu tôi hơn nàng. Cynthia đã cho tôi ba người con trai tuyệt vời mà tôi rất tự hào. Và những đứa con của chúng tôi trở thành người như thế nào đều là công sức của cô ấy. Như mọi nghười nghệ sĩ khác tôi đi khắp nơi trên thế giới. Và cái ý nghĩ rằng có một mái nhà, ở đó đang có người phụ nữ và những đứa con mình yêu thương ngày ngày trông mong mình truyền cho tôi sức mạnh hơn bất cứ điều gì khác. Tôi cảm ơn số phận không chỉ đã phú cho tôi cái năng khiếu, mà còn đã cho tôi gặp Cynthia. Nếu không có nàng thì sẽ không có những bài hát như tôi đã có."

      Nhưng tui cũng đang nghĩ nếu Marx đừng nhìn lại thì cuộc hôn nhân ấy có thể không chỉ có từng ấy năm ? 25 năm ! Xem như một nửa đời người rồi !

      Thường thì khi nhìn nhận lại quá trình của một vấn đề, một sự việc hay một câu chuyện ... ít nhiều quan điểm cũng sẽ thay đổi.

      Xóa
    4. @Ớt: Chuyện tình Marx - Cynthia trên mạng viết rất nhiều, anh lười chả tìm đọc, vì đoán là cũng chỉ nói mò chuyện vì sao sau những lời có cánh ấy ít lâu thì hai người chia tay, và Marx có người mới. Chuyện tình cảm nhiều khi khó giải thích cho logic

      @Mit: định gt thêm mấy bài nữa của Marx nhưng mấy hôm nay mất mạng. Hom nay chưa biết sao đây. :(

      Xóa
    5. @ Mụ Ớt! Hiểu rồi, tui hông suy tư bài viết ở trên đâu, tui chỉ nghe nhạc thôi, đồng ý quan điểm của mụ "Thường thì khi nhìn nhận lại quá trình của một vấn đề, một sự việc hay một câu chuyện ... ít nhiều quan điểm cũng sẽ thay đổi."
      Để duy trì 1 cuộc hôn nhân 25 năm là 1 nỗ lực lớn cho cả 2 phía, còn nữa 35 năm 45 năm 55 nam ... thì ôi thôi cả sự khâm phục nhiều khía cạnh ...

      @ Đại ca! Right Here Waiting của Richard Marx có lẽ là đỉnh cao nhứt của Richard anh nhỉ. Anh rảnh post đi, em nhảy zô mâm ké!

      Xóa

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)