11/12/16

Tưởng niệm


Ta nghiêng tai nghe lại cuộc đời, thì hãi hùng hoàng hôn chợt tới
Ta nghiêng vai soi lại tình người, thì bóng chiều chìm xuống đôi môi
Đang mân mê cho đời nở hoa, chợt bàng hoàng đến kỳ trăn trối
Đang nâng niu cuộc tình lộng lẫy, bỗng ngỡ ngàng vụt mất trong tay

Ta khổ đau một đời, để chết trong tình cờ
Ta tìm nhau một thời, để mất nhau vài giờ
Bàn tay làm sao níu, một đời vừa đi qua
Bàn tay làm sao giữ, một thời yêu thiết tha

Mang ơn em trao tình một lần, là kỷ niệm dù không đầm ấm
Mang ơn em đau khổ thật đầy, là nắng vàng dù nhốt trong mây
Mang ơn trên cho cuộc đời ta, vài vạn ngày gió cuồng mưa lũ
Trong cơn đau một vùng nhang khói, kéo ta về, về cõi hư vô…




Hôm trước đã có một entry về Trầm Tử Thiêng. Hôm nay mời nghe Cát Linh (RFA) giới thiệu thêm về người nhạc sĩ tài hoa này,

Trầm Tử Thiêng - Một đời "Tưởng niệm"


Trầm Tử Thiêng (1937 - 2000)


Có một người nhạc sĩ mà gia tài âm nhạc ông để lại rất đa dạng và phong phú. Những sáng tác của ông là một mảng ghép giữa cuộc đời, tình yêu, và thân phận. Chúng ta sẽ thấy một Kinh khổ hoàn toàn không có tương quan với Mười năm yêu em. Hay một Mộng sầu sẽ hoàn toàn khác hẳn với Một đời áo mẹ áo em. Đó là cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, tác giả của những ca khúc bất hủ về tình yêu và chiến tranh. Cuối đời mình, ông đã cùng với nhạc sĩ Trúc Hồ viết lên những bản hợp ca oai hùng nói về tình yêu quê hương, nhân loại.

Trong chương trình, mời quí vị cùng nghe những lời chia sẻ của nhà thơ Du Tử Lê, người có một tình thâm với cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng từ khi còn ở Sài Gòn cho đến ngày ông mất ở quê người.

“Hôm nay, anh trình bày cùng với Khánh Ly bài Mây hạ. Xin anh cho biết bài hát này anh viết từ năm nào?”

“Bài hát này anh viết năm 1967, lúc đó anh vào quân đội được một năm rồi.”

“……”

“Khi một ca khúc, khi một tình khúc được ra đời thì nó mang nhiều ý nghĩa, và trong đó cũng có phảng phất một tình yêu của mình.


Tiếng nói, tiếng hát trầm, ấm, chân tình như chính bút hiệu của ông, Trầm Tử Thiêng. Một bút hiệu mà khi gọi lên, gợi cho người nghe những suy tưởng về một cuộc đời cô độc và có chút gì…ai oán.

Thế nhưng, không. Người bạn vong niên từ thưở còn ở Sài Gòn của Trầm Tử Thiêng cho đến suốt những năm sống ở quê người là nhà thơ Du Tử Lê nói rằng, bạn của ông là một người có cuộc sống khép kín chứ không cô độc, không lẻ loi.

Ông ấy ít tâm sự với bằng hữu về đời sống tình cảm, chỉ một vài người biết thôi. Ông ấy là người đối xử với bằng hữu rất tử tế, như bát nước đầy. Đó là một người đối với bằng hữu hay lắm, nhưng lại là một người rất kín đáo về đời sống riêng.”

Trầm Tử Thiêng để lại cho đời khoảng 200 ca khúc về tình yêu, thân phận, quê hương và chiến tranh. Hành trình sáng tác cũng như tác phẩm của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng gắn liền với thời cuộc của đất nước và của chính cuộc đời ông. Từng giai đoạn, từng biến cố của đất nước đều ảnh hưởng rất lớn đến ca khúc của họ Trầm. Cuộc đời sáng tác của Trầm Tử Thiêng có thể nhìn ở ba giai đoạn quan trọng, trước ngày 30 Tháng Tư năm 75, sau năm 1975 và thời gian ông lưu lạc ở quê người. Cả ba giai đoạn đều tồn tại một Trầm Tử Thiêng đau nỗi đau quê hương và một Trầm Tử Thiêng tôn thờ tình yêu thuỷ chung.

Trong một lần trả lời cố nhà báo Trường Kỳ, cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng có nói rằng “mỗi giai đoạn trong tác phẩm của ông đều có sự hiện diện của tình yêu, hoặc thân phận của con người qua mọi biến chuyển của cuộc sống. Dĩ nhiên, nó xen lẫn nỗi đau thương và niềm hạnh phúc.”(trích Tuyển tập Nghệ sĩ 3 xuất bản năm 1998).

Trầm Tử Thiêng, người đau nỗi đau quê hương

“Thứ nhất là những sáng tác ông ấy viết khi còn ở Việt Nam, tức là tính đến Tháng Tư năm 1975. Trong thời gian này, ông ta có hai loại nhạc. Loại nhạc thứ nhất là nhạc tình cảm. Một bài nổi tiếng của ông ấy mà tôi tin nhiều người biết đó là Hương ca vô tận.”

Cuối thập niên 1950, rất khó, hay nói đúng hơn là không có một nhạc sĩ nào dùng tên riêng của một người con gái để gửi vào nhạc phẩm của mình. Hương ca vô tận đã đánh dấu một cái nhìn mới, rất phóng khoáng của chàng thanh niên trẻ Trầm Tử Thiêng.

Thời đó, tính đến cuối năm 1975, thì các nhạc sĩ không muốn đem tên người vào trong nhan đề, cũng như ca khúc, vì họ cho như vậy là cá nhân quá, tư riêng quá.”

“Khi mà bà Thái Thanh chọn hát thì mình cũng hiểu là nó có một giá trị nghệ thuật nào đó, và bà đã rất thành công với bài Hương ca vô tận.

1968, Trầm Tử Thiêng kể lại câu chuyện cây cầu Trường Tiền bị gật sập trên sông Hương như thể ông đang chia sẽ nỗi đau với người dân xứ Huế, một nơi rất gần với Quảng Nam, miền đất quê ông. Đây cũng là ca khúc đầu tiên của Trầm Tử Thiêng đánh dấu việc ông chính thức dùng âm nhạc để phản ảnh biến cố lịch sử.

Nói về đặc thù của nhạc Trầm Tử Thiêng tôi nghĩ chúng ta nên đề cập đến bài Kinh Khổ, là bài ông ấy rất tự hào, chỉ xây dựng trên ba nốt nhạc mà thôi. Tôi cho rằng trong vòng tân nhạc Viêt Nam chưa có người nhạc sĩ nào sáng tác một ca khúc mà chỉ với ba nốt nhạc mà thôi.”

Từng đoàn người lũ lượt kéo nhau đi, rồi lũ lượt kéo nhau trở về trong tiếng cầu kinh. Đi đâu? Ai đi? Ai trở về? Trầm Tử Thiêng không hề nhắc đến. Chỉ thấy rằng trùm phủ trong 3 nốt nhạc ấy là thân phận của dân tộc Việt Nam, qua hình ảnh của người Mẹ đêm đêm vọng cầu lời kinh khổ.

Ba nốt nhạc vang lên đều đặn như tiếng gõ mõ cầu kinh, hiền lành nơi cửa từ bi nhưng tiếng vọng thì ai oán xé nát màn đêm.

Trầm Tử Thiêng yêu quê hương như chính thân phận mình. Ông ngồi đấy, nghiêng tai, soi lại đời mình, cũng chính là lúc ông nhìn lại hoàn cảnh thân phận của ngừoi Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam, ngậm nhắm những kỷ niệm dù là không đầm ấm.

Trầm Tử Thiêng, người tình thuỷ chung

Kỷ niệm là những gì đã trôi qua tầm tay, thuộc về một sân ga có tên là quá khứ. Mỗi một ngày là sân ga ấy lại xa hơn so với con đường phía trước. Thế nhưng, như định luật không thành văn, mỗi khi tình cờ nhìn lại một kỷ vật, hay đôi khi chỉ cần nghe một tiếng cười, đi qua một mùi hương thoảng quen nào đó, thì tất cả ký ức như ngọn lửa cuồn cuộn tràn về. Có ai đã từng một lần nhìn vào tấm ảnh úa vàng có in dấu những mảng vụn vỡ của Sài Gòn ngày cũ, rồi thẫn thờ nhớ về  tháng ngày đã qua, thấy mình như đứa trẻ mồ côi lạc loài? Trầm Tử Thiêng đã từng như thế.

Khi ông ấy nhớ lại một cuộc tình, hơi bi thảm, và tôi cho rằng vì cuộc tình ấy mà gần như cả cuộc đời ông ấy không có gia đình. Cái bài tiêu biểu cho cuộc tình bi thảm và thuỷ chung của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, đó là ‘Đêm nhớ về Sài Gòn’

Với đất nước, ông chọn cho mình là một người viết sử bằng âm nhạc. Với tình yêu, ông chọn làm người tình thuỷ chung, dù là mười năm, hay mười lăm năm, hay nhiều hơn nữa.

Linh hồn của 2 bản nhạc ấy là một người thôi. Ông ấy viết Mười năm yêu em là vì khi ông ấy qua đây là mười năm, cũng là thời điểm ông ấy viết Đêm nhớ về Sài Gòn. Như tôi hiểu, như tôi biết, sở dĩ ông ấy trân trọng như vậy là bởi vì người phụ nữ đó cho đến ngày ông ấy mất thì vẫn không có lập gia đình. Vì vậy ông ấy rất trân trọng mối tình ấy.”

Cho đến những ngày cuối đời, có thể gọi là giai đoạn thứ ba trong cuộc đời sáng tác của Trầm Tử Thiêng, là giai đoạn ông cùng với nhạc sĩ Trúc Hồ ghi dấu ấn với những bản hợp ca hùng tráng như Bước chân Việt Nam, Bên em đang có ta…

Trái tim của Trầm Tử Thiêng suốt một đời đập cùng nhịp đập của đất nước. Hơi thở của ông đầy, vơi theo con nước thuỷ triều trong dòng sông vận mệnh của nước Việt. Bao nhiêu năm sống lưu lạc xứ người, cho đến cuối đời mình, ông vẫn đau đáu nghĩ về “Một đời áo mẹ áo em”.

Nguồn RFI 2015-11-08




16 nhận xét:

  1. Trong tất cả các bài của TTT, em thích nhất bài "Cơn mưa hạ", TTT sáng tác chung với Trúc Hồ cho một bộ phim cùng tên, nội dung phim hình như là cô giáo yêu học trò của mình (em chưa được xem). Đây là bài hát luôn có trong list nhạc của em từ nhiều năm lắm rồi. Ca nghe lại mí em nè !

    Bản này Lâm Thúy Vân ca
    http://www.youtube.com/watch?v=K6f7QF55jb0

    Bản này Trần Thu Hà ca, nhạc phối tươi hơn một chút, cũng rất hay !
    http://www.youtube.com/watch?v=ebi7y9Hf86Y

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông này có vẻ thích Hạ. Mây hạ, Đưa Em Vào Hạ, Cơn Mưa Hạ, Người Tình Mùa Hạ

      Không ngờ em cũng biết và thích TTT nhé. Ông này có mấy bài rất nổi tiếng nhưng nhiều người nghe nhạc ông mà ko biết tên tuổi ổng. Ổng sống rất khép kín, hình như chả vợ con gì.

      Xóa
    2. Em nghe TTT lâu òi anh, hồi xưa bọn em hay nghêu ngao Trộm nhìn nhau hay Đưa em vào hạ ... :D Sến mà !

      Anh nhắc, em sẽ tìm nghe lại mấy bài về mùa "Hạ" của ổng, cũng "một thời kỷ niệm" như bà Mít hay nói, cả phim Cơn mưa hạ nữa, em cũng chưa xem, xem mối tình cô trò ấy có giống anh kể hong ! Hihi !

      Xóa
    3. ah, hồi xưa em cũng đôi khi trộm nhìn anh ấy, xem cái gì đấy có rắn ko ..

      TTT sáng tác đâu khoảng 200 bài, trong đó có khoảng 20 bài nổi tiếng. Trong số này có mấy bài rất nổi tiếng. Hồi xưa khi lần đầu nghe Khánh Ly ca Kinh Khổ anh cứ ngỡ là nhạc TCS. Sau này tìm nghe ông nhiu hơn, thấy ca từ của ông gần với Phạm Duy hơn, mượt mà nhưng dễ hiểu. Lát sẽ post mời em và mọi người nghe thêm vài bài của ông, ít nổi tiếng hơn nhưng anh cũng thích.

      Xóa
    4. Mắc mớ gì phải nhìn trộm ! Nhìn là phải nhìn thẳng vào sự thật như này nè ca ! =)) =)) =))
      https://upvinalo.com/05082016/vinalo-1470364381deU5zw7M.jpeg
      http://www.uniblog.com.br/img/posts/imagem31/319347.jpg
      http://image2.tin247.com/pictures/2013/05/28/lued1369719903.jpg

      P/s: Bọn con trai trong lớp em á, em chưa bắt gọi "Chị" là may lắm rồi, trợn mắt cái là im thít ! B-)

      Xóa
    5. :)) :)) :)) Hoan hô mụ Ớt! Cớ gì phải dòm trộm đúng hông? Có khi người ta còn mời dòm ấy chứ

      Xóa
    6. ui zoi ui, sao các cô bạo lực thế. Câu ca người ta chong xáng thế cơ mà Đôi khi trộm nhìn anh. Xem đôi tay rắn phong trần năm xưa. ...

      mà dường như đàn bà các cô tò mò tứ tấm bé nhỉ ? bé trai có bao giờ thế đâu ?

      Xóa
    7. @ Mít ! Yes Mít ! Cứ tưởng bở, Mít nhỉ ???? :)) :))

      @ Ca K ! [color="blue"]các cô tò mò tứ tấm bé nhỉ ? bé trai có bao giờ thế đâu ?[/color] Vâng ! Chắc là không ạ ! =)) =)) =))

      http://www.nadlanu.com/upload/thumbs/images/articles/2014/01/12/deca/deca17_1389540074_670x0.jpg
      Chỉ kiểm tra xem có rơi mất không thôi ạ !

      http://ostrnum.com/wp-content/uploads/2015/12/1449194516-73f9ab2c203dea7cefebe44a321303a8.jpg
      Xem chị ấy (cô ấy) có khác của mình không ?

      http://cdn.acidcow.com/pics/20140416/cute_kids_being_a_little_naughty_10.jpg
      Cô này bằng nhựa chắc khác một chút nhỉ ?

      http://ostrnum.com/wp-content/uploads/2015/12/1449194502-1e813ca5bb057fe40e22d539ec1da261.jpg
      Ồ ! Quả này to hơn mình nhiều !!!!

      http://www.gushiking.com/upimg/201407/30/1406714166_34942.jpg
      Tối quá ! Chẳng thấy giề !

      http://i.imgur.com/HUAH31g.jpg
      Eo ôi ! Kinh !!!!!

      Xóa
    8. =)) =)) =)) Mụ Ớt! Tui đang đao khổ lắm mún khó tu tu mà cừi té ghế lun nà. Mụ hài hước quá đi, yêu mụ thiệt!

      Đại ca nà! Lịu hồn nhá! Đừng có mờ giả đò "chong xáng" nhá, trên đời này có 2 bậc đờn ông "chong sáng" với đờn bà thôi nhá. Một là bạn đờn ấy hết hạn sử dụng, hai là bạn đờn ấy "cong" chứ hổng thẳng nha. Phải hông mụ Ớt! Ở đó mờ 2 đứa em bạo lực! Hic!

      Xóa
    9. @Ớt: nhận xét của anh được chứng minh bằng các hình em gởi nhé.
      H1: kiểm tra, ;à cẩn thận, ko phải tò mò.
      H3 tạo dáng theo mẫu
      H4 tập bắn thun
      H5 chơi trốn tìm
      H6 tình cờ trên phố.

      Tò mò chăng, chỉ ở H 2. Tỉ lệ là 1/6; so với 2/2 của hình bé gái cũng chính em up.

      @Mit: thì anh nói cô trong bài hát chong xáng mà, liên quan j các cây đờn mô. các cô ấy đôi khi trộm nhìn anh, xem đôi tay rắn .. em chú ý - rắn, not nắn. tức rất chong xáng.

      Xóa
    10. @ Ca K ! Vâng ! Thì em đã nói "Chắc là không" gòi mà ! Em chỉ mún nói thêm xíu thôi, là cái loài "không tò mò" mí lại "chong xáng" í, nó tuyệt chủng gòi ca ! :D
      Hihihi ! Ca cứ mún "ăn thua đủ" mí em hả ! Ca liệu hồn nhé ! B-)

      @ Mít ! Mụ lói đúng ! Chỉ có hai thể loại í thôi ! [color="blue"]Một là bạn đờn ấy hết hạn sử dụng, hai là bạn đờn ấy "cong"[/color] Hehehe ! Bọn "Chong xáng" nó toẹt chủng tất gòi ! :))

      P/s: Tui cũng đang đao mún nổ não lun đây Mít ! Mụ kím gì zui zui thư zãn đê ! Ca K cho nghe nhạc bùn mún chết à ! :(

      Xóa
    11. hic, các cô bi quan quá. Cuộc đời đầy dẫy sự tối tăm nhưng cũng ko ít điều chong xáng. Một ví dụ rất gần đây: anh Hoàng Kiều (chưa quá đát và chắc đàn ko cong) vẫn đến với em Ngọc Trinh bằng tình yêu chong xáng, bảo bọc người đẹp khỏi phải cạp đất, đem sức tàn chống lại ông trời xưa nay quen thói má hồng đánh ghen.

      Xóa
    12. @ Mụ Ớt! tui đang chán đời lắm mụ, chẳng nghĩ nổi cái gì hài hước. Sang đây để cà khịa đại ca để ảnh cãi lộn mà ảnh đóng vai Thị Màu lên chùa quá đi, òn èn dễ thương y Thị Màu hà.
      Mụ nghe bài này đi, tui đang nghe với vô lem mà hàng xóm có thể phi qua chưởi bất kỳ lúc nầu. Kệ! Tui thích sự mạnh mẽ đạp gai lướt tới!
      http://youtu.be/tLhsRovaqvM?list=UUqCgigpHYiR6adVFgEXnI2g

      @ Đại ca! Hổng bi quan mà thực tế hổng có sự "chong xáng" nầu cả, toẹt chủng òi anh. Còn zụ em Chinh, em tôn trọng sự lựa chọn riêng tư của em ấy, chúc mừng em, rất chân thành mong em hạnh phúc ....

      Xóa
    13. chân thành mong em hạnh phúc .... =D>

      Em bảo loại người chong xáng tiệt chủng là sao. Nếu em không tin anh Hoàng Kiều chong xáng thì ít nhất cũng còn cô gái trong bài hát chong xáng chứ. Cổ trộm nhìn nhưng rất chong xáng đấy thôi.

      Thôi không cãi nữa. Thứ bảy nghe vài clip nhạc đường phố cho vui đi

      Xóa
    14. Hic! Em nói thiệt bụng lắm đó đại ca! "Rất chân thành mong em hạnh phúc ..." Phạm trù nan giải, cả loài người vẫn mãi mãi tiếp tục tìm "hạnh phúc" đó thôi, âu cũng là luật nhân quả cả. Hạnh phúc luôn thuộc về người dũng cảm dám thực hiện những điều mình mong muốn. Thế là hạnh phúc rồi.

      Em không có khái nịm "chong xáng" giữa đờn ông và đờn bà, thực tế nó là vậy, anh đừng có làm Thị Màu lên chùa nữa, em biết tỏng Thị Màu lên chùa làm gì òi! :D

      Xóa
    15. Em không có khái nịm "chong xáng" giữa đờn ông và đờn bà, thực tế nó là vậy

      hỉu. Là em mỗi khi nhìn anh ấy đều không chong xáng, thực tế là vậy. :d

      Xóa

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)