Chợ Đông Ba nằm bên dòng sông Hương, cách chân cầu Trường Tiền vài trăm mét, là ngôi chợ lớn nhất Huế. Chợ do vua Đồng Khánh cho xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, được trùng tu nhiều lần, gần nhất là vào năm 1987.
Chợ có khu ẩm thực rất phong phú. Bánh bột lọc bánh nậm bánh bèo .. So với bánh cùng loại các nơi, bao giờ bánh Huế cũng bé hơn. Như giọng o gái Huế - nhỏ nhẻ, đằm thắm nhưng không kém nồng nàn (ý là ai không quen ăn cay thì vào một số hàng quán phải báo trước, không người ta cho ớt nhiều cay rán chịu).
Huế gọi ta về… Huế vẫn là Huế của ta, của một thời tinh si tuổi trẻ, của những ngày tháng nộ cuồng của lịch sử, Huế gọi ta về. Ta như con chim lạc bầy, gọi khan cổ kêu chim bạn. Ta như kẻ cô đôc ngồi trên băng dá trần gian mà vai chùng nặng những nỗi nhớ chất chồng. Ôi Con sóc dại khờ gặm hoài trái đắng, Và anh dại khờ nên mới yêu em… (Trần Hoài Thư)
Vĩnh Điện phổ thơ Trần Hoài Thư. Nguyên tác bài thơ
lang thang gặp bài thơ của Hồng Thanh Quang, cop về mọi người đọc chơi
Cũng chẳng biết lý do nào em ạ,
Tối nay anh lại ngồi nhớ về em.
Và nước mắt đọng đầy mi mắt
Thương thuở mình lặn lội cùng đêm…
Thương nghèo đói, lận đận và tuyệt vọng,
Ta ôm nhau cho ấm một tâm tình,
Không ai hiểu đàng sau lệch phận
Đang âm thầm nhen nhóm một huyền linh…
Không ai biết ta đã đau đớn thế
Để giúp nhau lành lại những điên cuồng..
Chân thật quá, ta đã thành đích ngắm
Của thói đời diễu cợt những yêu thương…
Giờ anh nhớ ánh nhìn luôn đau đáu
Dõi lá rơi trong cả giấc mơ buồn…
Giờ anh xót gân bàn tay buông thõng
Không làm sao đỡ nổi vụn sao hường…
Anh ngày đó trẻ trai khờ khạo quá,
Lỡ đam mê nhan sắc chẳng riêng dành…
Và số phận bắt mình đôi lối rẽ,
Và bền lâu là sự đã không thành…
Cũng chẳng biết lý do nào em ạ,
Tối nay anh lại ngồi nhớ về em.
Trong vườn biếc tưởng rất nhiều hoa trái,
Nhưng hóa ra, chỉ lá rụng bên thềm…
Hồng Thanh Quang
(10-4-2015)
Hồng Thanh Quang thì nổi tiếng quá rồi, nhất là từ khi tham gia chương trình 60 phút mở của Tạ Bích Loan mấy tháng trước. Nghe lại bài hát Phú Quang phổ nhạc bài thơ của ông viết tặng Lê Dung, bấy giờ là vợ ông.
Tối chủ nhật ngồi nghe lại mấy bản nhạc phim của bộ ba phim cao bồi nổi tiếng một thời The Dollars của đạo diễn Sergio Leone, nghe đi nghe lại, nghe hoài không chán. Cả ba phim đều do Ennio Morricone viết nhạc, Clint Eastwood thủ vai chính (ông cũng vào vai Robert Kinkaid trong bộ phim tình cảm nổi tiếng The Bridges of Madison County (1995) do chính ông đạo diễn và sản xuất).
Loạt bài do cô Hatcat_trongsamac dạy trên Paltalk (Room English Sharing and Learning) được Audio Book For Blind chuyển thành clip đưa lên Youtube. Ai cần thì down lưu nghe.
Trời mưa, lang thang trên Youtube gặp lại một giai điệu thân quen từ thời niên thiếu.
Apache do nhạc sĩ người Anh Jerry Lordan (1934 - 1995) sáng tác từ cảm hứng khi xem bộ phim cao bồi Mỹ Apache (1954). Bản thu của ban nhạc rock người Anh The Shadows xuật hiện đầu tiên trên thị trường vào giữa năm 1960, và chiếm ngay vị trí đầu bảng xếp hạng dĩa đơn Anh 5 tuần lễ liền.
Nhưng The Shadows không phải là người đầu tiên thu âm Apache. Trước đó, vào đầu năm 1960 tay guitar người Anh Bert Weedon (1920 - 2012) đã ghi dĩa, nhưng không phát hành. Sau thành công của The Shadows, ông mới cho ra thị trường, và cũng chiếm được thứ hạng cao trong BXH Anh.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, bản cover của Jorgen Ingmann (1961) cũng trở thành bản hit tại Mỹ
Từ đó đến nay đã có hàng trăm nghệ sĩ cover bản nhạc.
Ban nhạc Tây Ban Nha Los Pekenikes (1961)
Ban nhạc Mỹ The Ventures (1962)
phiên bản của Incredible Bongo Band (1973) với tiếng trống Jim Gordon
The Sugarhill Gang chơi Apache theo phong cách rap
Núi non ở Ngũ hành sơn không trùng điệp, hùng vĩ như núi non phía bắc - ngọn Thượng Thai ở Thủy Sơn cao nhất cũng chỉ hơn 100m. Nhưng bù lại là sự sắp đặt của bàn tay người. Những bậc đá thẳng thớm, đến em bé cũng leo được; ai lười thì đã có thang máy.
Rất nhiều hang động với đủ các loại ban thờ, từ Phật, Bồ tát đến các Thánh các Mẫu thỏa mãn mọi nhu cầu lễ bái. Hang Tam Thanh, động Huyền Không, động Tàng Chơn, .. Vào động Tàng Chơn định thử thọc tay vào các hốc đá, biết đâu may mắn thu được một bộ Cửu dương cửu âm gì đấy, nhưng nhìn cái động nông choèn choẹt, chỉ dăm bước là rảo khắp nên chả còn hứng thú thử. Vào một động quên tên gặp một gã khùng nào đấy đang gà cờ cho ông tiên
Ở đây cũng có rất nhiều chùa tựa lưng vào núi, rất đẹp
Chùa Quan Âm ở Kim Sơn
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt
Chùa Linh Ứng ở Thủy Sơn
Chợ Hàn, một trong hai chợ lớn nhất Đà Nẵng. Hải sản ở đây rất rẻ, so với Sài gòn (là nghe cô cháu bảo thế).
Trứng đà điểu, to bằng nắm tay, 300k/cái bán ở chợ Hàn
Phố cổ Hội An chỉ cách Đà Nẵng khoảng 30km. Về đây gặp rất nhiều khách Tây.
Khách du lịch tây trước tượng ông tây Balan Kazik ở Hội An
Mì Quảng, đặc sản của Quảng Nam, ăn ở Đà Nẵng, ở Hội An không hơn gì ăn ở chợ Bà Hoa, Sài gòn. Hay vì không phải dân Quảng nên không nhận ra cái khác biệt tinh tế giữa chúng ?
Bánh tráng cuốn thịt heo, món ăn rất quen thuộc, ở Đà Nẵng bỗng lạ hẳn với những lát thịt heo dài, giữa nạc hai đầu đều có lớp mỏng mỡ và da trông rất hấp dẫn. Ham ăn không chụp hình, mượn tạm hình trên net cho ai chưa thấy
Quán phục vụ cũng rất chu đáo. Vờ ngu không biết cuốn, gặp lúc quán không đông lắm, cô bồi bàn xinh xắn vui vẻ chạy đi rửa tay cuốn dùm một hai cái làm mẫu.
Nhưng thích nhất khi về Đà Nẵng là tắm biển. Thanh Khê thì nước sâu sóng êm dễ bơi, Mỹ Khê thì nược cạn sóng lớn dễ chơi .. đâu biển cũng sạch. Cả ngày đi chơi, nửa chiều ra biển tắm, tối về vừa ăn được nhiều, vừa ngủ rất ngon.
Bãi biển Mỹ Khê
Thích hơn nữa khi trong mấy đứa cùng đi, có đứa tự nguyện ngồi bờ trông áo quần, chụp ảnh cho ..
*
Đà Nẵng là do tiếng Chăm daknan có nghĩa là sông lớn, cửa sông cái, thuộc châu Lý được sát nhập vào Đại Việt từ thế kỉ XIV sau cuộc hôn nhân của Huyền Trân Công Chúa với vua Chăm Chế Mân. Năm 1858 Pháp mở đầu xâm lược Đại Việt bằng cuộc tấn công vào Đà Nẵng, sau đó ép triều đình Huế mở cửa Đà nẵng thông thương và lập khu nhượng địa ở đây. Thời Pháp thuộc Đà Nẵng có tên là Tourane. Hiện nay Đà Nẵng là một trong năm tp trực thuộc trung ương, với diện tích hơn 1200 km2 và dân số hơn 1 triệu. Quần đảo Hoàng Sa được qui vào tp Đà Nẵng.