29/12/18

Hoành phi. Ẩm thủy tư nguyên. Hữu khai tất tiên


Có người bạn hỏi về mấy bức hoành phi, câu đối. Nên coi lại tập tài liệu Tự Học Chữ Hán đang soạn dở, chỉnh sửa lại và post dần lên đây, mọi người đọc cho vui. Nếu được, cho vài nhận xét thì rất cảm ơn.

Đây là một bài lấy ngang từ tập tài liệu dài nên khi đọc có một số bất tiện, có thể gây khó chịu, xin được thưa rõ, để bạn đọc dễ theo dõi hơn:

- mỗi chữ được trình bày theo thứ tự: chữ Hán, giản thể (nếu có, đặt trong ngoặc tròn), Âm Hán Viết. Bính âm [pinyin, đặt trong ngoặc vuông]. Nghĩa của chữ (đặt sau dấu = ). Bộ chữ Hán mà chữ đang xét thuộc vào. Giải thích cấu trúc của chữ giúp người học dễ nhớ mặt chữ hơn, giáp cốt văn chữ đang học (có thể có).
- những chữ đã học trong các bài trước, ở đây nói chung sẽ dùng mà ko nhắc, giải nghĩa lại.
- số thứ tự bài học, chữ Hán đánh liên tục từ bài 1.
- một số chữ viết tắt: BT = biến thể. TH = tượng hình. HT = hình thanh. CS = chỉ sự, HY = hội ý, GT = giả tá, CC = chuyển chú. Đây là tên các phép cấu tạo chữ hán (lục thư), ý nghĩa của chúng đã được giải thích trong phần trước của tài liệu nên ở đây không nhắc lại. Bạn thắc mắc có thể tự tìm hiểu trên mạng, cả trong blog này cũng có.
- ngoài ra, tài liệu soạn trên MS Word, khi chuyển qua blog phải chèn lại hình ảnh (khá nhiều trong bài) rất bất tiện; chưa kể một số font chữ Hán có thể ko đọc được trên số máy. Nên tôi chuyển qua file pdf. Các bạn có thể cuộn đọc ngay trên blog này, hoặc click vào nút mũi tên ở góc trên bên phải để đọc trên google drive, hay down về đọc online.



Đọc từ phải qua: Ẩm hà tư nguyên

Mộc bản thủy nguyên

Hình ảnh dùng trong bài lấy trên mạng.


10 nhận xét:

  1. Test, đọc bằng smart phone khá bất tiện vì file pdf chữ khá nhỏ. Click vào nút mũi tên ở góc trên-phải (trong khung file pdf) đọc đỡ hơn.

    Trả lờiXóa
  2. Hôm rồi có anh bạn nhà em cũng nói đến câu Ẩm hà tư nguyên....đang phân vân vì tra gúc gồ không có chỉ có Ẩm thuỷ tư nguyên là thường dùng...cơ mà hình như cũng k hợp với 2 câu đối nhà em anh nhỉ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trên một trang mạng, có trích ý kiến của nhà báo Nguyễn Như Phong:

      “Có lần tôi thấy nhà nọ treo hoành phi “Ẩm thủy tư nguyên" (飲水思源) và được giải thích đơn giản là “uống nước nhớ nguồn”. Xét ra nó đúng nghĩa theo kiểu… học vẹt, dịch vẹt. Chẳng lẽ uống nước... cống mà nhớ nguồn được ư? (sic). Phải là “Ẩm hà tư nguyên" (飲河思源) mới đúng. Nước sông thì mới có nguồn... Mà bức này đâu phải nơi nào cũng treo được. Phải treo nơi nhà thờ họ và do chính con trưởng, tự tay treo mới xong chứ đâu đơn giản...".

      Thật ra ông nhà văn nhà báo này viết tào lao. Ai mà đi uống nước cống thế? Còn uống nước giếng, nước sông, nước khoáng đóng chai .. thì đều có nguồn cả. Nguồn trên núi cao, nguồn từ nhà máy với công sức bao người .. Thủy trong tiếng Hán ko chỉ có nghĩa nước, còn có nghĩa sông, suối, khe, hồ ..

      Trên trang talawas có đăng lại góp ý (của Nguyễn Minh Tường), cop lại cho mọi người đọc, vì trang talawas bị chặn, khá khó vào:

      Từ nguyên viết: "Ẩm thủy tư nguyên: dụ bất vong bản dã. Dĩu Tín, Vi điệu khúc: Ẩm kỳ thủy giả, hoài kỳ nguyên" [Uống nước nhớ nguồn, là ẩn dụ của việc không quên nguồn gốc vậy. Trong bài Vi điệu khúc của Dĩu Tín viết: Uống nước dòng sông, thì nhớ nguồn của nó) (Từ nguyên, bộ Thực, tr. 1641).

      Vì sao Dĩu Tín (513-581) lại nói câu: “Ẩm kỳ thủy giả hoài kỳ nguyên" ở trên? Nguyên do là Dĩu Tín, vốn là sứ thần của Nam triều, bị giữ lại ở miền Bắc. Năm 555, Dĩu Tín phụng mệnh đi sứ Tây Nguỵ tới Trường An. Chính lúc đó quân đội Tây Ngụy vây hãm Giang Lăng, bắt giết Lương Nguyên đế Tiêu Dịch. Từ đó, Dĩu Tín ở lại làm quan với Bắc triều - từ Tây Ngụy, Bắc Chu cho đến đời Tùy Văn đế -, việc đó đối với ông không phải chỉ là xa lìa quê hương mà còn là một hành vi "thất lễ", khiến lòng ông cảm thấy vô cùng nhục nhã, đau khổ, không thể nào quên được nguồn gốc trước đây của mình...

      Qua đó, ta thấy nếu ai đó có treo bức hoành “Ẩm thủy tư nguyên" là việc học và dịch có chứng cứ hẳn hơi trong kinh sử, chứ đâu phải "học vẹt, dịch vẹt”! Còn nếu như người nào lại thích câu “Ẩm hà tư nguyên" thì đó là vì... họ không biết điển cố trên mà thôi.

      Câu ”Ẩm thủy tư nguyên" được sử dụng để nói về việc không quên nguồn gốc thì bức hoành ghi 4 chữ này, ai treo ở nhà mình mà chẳng được? Cứ gì là "Phải treo nơi nhà thờ họ và do chính con trưởng tự tay treo mới xong..." như nhà văn Nguyễn Như Phong quan niệm!


      Nói thêm, gúc trên các trang mạng Tàu, từ điển lớn của Tàu như Khang Hì, Từ Hải chỉ có Ẩm thủy tư nguyên, ko có Ẩm hà tư nguyên. Ẩm hà tư nguyên chỉ có trên các trang mạng Việt, và một vài từ điển Việt

      Xóa
    2. @cơ mà hình như cũng k hợp với 2 câu đối nhà em anh nhỉ

      Như nói trên, câu Ẩm thủy tư nguyên là bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên, nhớ về nguồn cội .. nên treo đình đền từ đường tư gia .. đâu cũng hợp.
      Các câu đối treo ở nhà, trước bàn thờ tổ tiên nội dung thường cũng là bày tỏ lòng nhớ ơn, ca ngợi công đức tổ tiên; ước vọng con cháu hòa hợp, hưng thịnh, .. nên cũng ko chỏi gì với câu ấy cả

      Chỉ là thích hay ko thôi.

      Xóa
  3. Hihi. Anh tìm thêm cho em một vài câu nữa nhé

    Trả lờiXóa
  4. K Ca ! Mấy bức hoành phi như này muốn treo không phải dễ đâu á anh.
    Ví như câu "Đức lưu quang" hay "Hữu khai tất tiên" mà treo trong tộc có tổ tiên hành nghề cho vay, cầm đồ hay từng làm đạo tặc thì ... kỳ lắm đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hì, kệ chứ. Người biết thì ko đọc được chữ, người đọc được chữ thì ko biết chuyện. Mấy ai được cả hai. Mà có biết thì dám nói ko? nhà cho vay, đạo tắc .. dám giỡn mặt à?

      Xóa
    2. Không lòe được thiên hạ đâu anh ơi :D :D

      Xóa

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)