5/2/19

Ly rượu mừng


Ly rượu mừng của Phạm Đình Chương sáng tác từ 1952, từ lâu đã thành bài ca quen thuộc mỗi dịp xuân về.
Trước đây, bài hát bị cấm, nên thường chỉ nghe lại phiên bản của Ban Thăng Long, hoặc của những ca sĩ hải ngoại.
Ba năm trước, bài hát đã được cấp phép hát trở lại, đã có thêm nhiều phiên bản của các ca sĩ trong nước.
Ngày tết nghe lại bài hát này, và cả tiếng pháo lâu nay vắng, cho vui.



*
năm mới, chúc mọi người vui, khỏe.
riêng các cô các em chúc ăn nhiều ăn ngon người vẫn thon, ko tập người vẫn ko mập.



29 nhận xét:

  1. Em để lại đây bài viết của DTL cho anh đọc nha, tuy cái tựa có liên quan đến bài Ly rượu mừng nhưng trong bài còn nói thêm vài bài khác của PĐC nữa !

    Một phẩm vật tinh thần trong tết Việt

    Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sỹ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ. Vì từ ngày bắt đầu sáng tác, ở tuổi 17, đến ngày từ trần, ở tuổi 62, cuộc trường chinh âm nhạc của họ Phạm là, những ngọn cờ đã được cắm được trên đỉnh cao nghệ thuật. Khởi đầu với những ca khúc lấp lánh tin yêu lồng ngực tuổi trẻ, Phạm Đình Chương đi lần tới những ca khúc mang nhiều tính hiện thực, như Tiếng dân chài, Được mùa, hoặc đất nước, ca dao như Anh đi chiến dịch, Là thư người chiến sĩ, Khúc giao duyên, Mười thương, … Và, dĩ nhiên, tình ca, một đỉnh ngọn cao ngất khác của ông.

    Dù ở núi non âm nhạc nào, ca từ Phạm Đình Chương cũng vẫn thấm đẫm thi tính. Ngay từ những ca khúc thời khởi đầu sự nghiệp, khi chỉ mới 17, 18 tuổi, người ta đã thấy ông như một thi sĩ, viết lời cho ca khúc của mình.

    Thí dụ: “Bình minh xuyên qua khe núi (ú u ú u) / Nguồn vui leo tia nắng đây rồi / đem hơi ấm cho đời / trẻ như đôi mươi”. (Sáng rừng) Hay: “Có suối uốn thân ven chân núi ngân / hòa câu sơn nữ hát mong tình quân”. (Đất lành) …

    Sau này, chúng ta có: “Em ơi đừng khóc sầu chia ly / vì lệ tuôn rơi làm héo xuân thì / dù đêm sâu như hồn chúng mình”. (Đêm cuối cùng). Hay: “Ai chia tay ai đầu xóm vắng im lìm / Ai rung lên tia mắt ngàn câu êm đềm / Mong sao cho duyên nghèo mai nắng reo thềm / Đẹp kiếp sống thêm”. (Xóm đêm). Hoặc nữa: “Chiều nay nước xuôi dòng đại dương / có em tên sông Hồng / dâng sóng tuôn trên nguồn. / vẩn vơ nắng quái vươn trên phù sa / có những cô thôn mờ xa / đón bầy dân đánh cá”. (Hội trùng dương – Tiếng sông Hồng). Hay: “Miền Trung vọng tiếng / Em xinh em bé tên là Hương giang / đêm đêm khua ánh trăng vàng mà than / Hò ơi, phiên Đông Ba buồn qua cửa chợ, / bến Vân Lâu thuyền vó đơm sâu”. (Hội trùng dương – Tiếng sông Hương),…
    ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Riêng với ca khúc xóm đêm, tôi nghĩ, cố nhạc sỹ Phạm Đình Chương không chỉ hiển rộng bản chất thi sĩ, ông còn cho thấy khía cạnh nhà văn, hiểu theo nghĩa quan sát, nghi nhận một cách nhạy bén những chi tiết mà người bình thường (thậm chí một nhà văn tầm tầm…) khó thể nhận ra.

      Nói chung, Xóm đêm như tên gọi, vốn là cảnh đìu hiu của một khu lao động. Ở điểm này, Phạm Đình Chương không phải là nhạc sỹ duy nhất viết về sự nghèo khó hay, khốn khổ của giai tầng lao động. Trước và sau ông, có nhiều nhạc sỹ đã, vẫn vả sẽ còn khai thác đề tài ấy.

      Tuy nhiên, dù cho đó là những ca khúc viết về đói nghèo, kiếp nghèo, số hoặc phận nghèo thì, đa số ca từ của những ca khúc này, thường rơi vào một trong hai trường hợp: Hoặc thậm xưng tức, cực tả cảnh nghèo. Hoặc thô thiển với những hình ảnh, ngi nhận hời hợt. Có thể, do nới tác giả kia, chỉ đề cập tới cái nghèo như một phông, nền cho chủ tâm khác. Nên chúng dễ mang tính trừu tượng, lãng mạn, chứ không phản ảnh một nét thực trạng nào của cảnh đời.

      Căn bản ca khúc Xóm đêm là một tình ca, một tình ca xiển dương thương yêu (hay tin yêu), nơi bản chất thiện lương của con người dù ở hoàn cảnh nào, y cứ trên tính chung thủy. Nhưng, nghe kỹ, trong Xóm đêm của họ Phạm có một cụm từ, chỉ năm chữ thôi, ông đã vẽ lại (bằng ca từ và nốt nhạc) một trong những nét tiêu biểu nhất của sinh hoạt xóm nghèo. Đó là câu “Hắt hiu vàng ánh điện câu”, nằm trong đoạn nhạc mở đầu: “Đường về canh thâu / đêm khuya ngõ sâu như không màu / qua phên vênh có bao mái đầu / hắt hiu vàng ánh điện câu …”

      Ờ 3 cụm từ “qua phênh vênh”, chữ “vênh” là chữ “đắt” nhất. Nó không chỉ mang tính tượng hình (vật chất) mà, nhờ sự vênh = cong, he mở, chúng ta được dẫn tới hình ảnh kế tiếp: “có bao mái đầu” (con người) – một hình thức ảnh-dẫn hay thông-ngữ (chữ dùng trong lãnh vực thi ca về phương diện kỹ thuật) – cho thấy họ Phạm đã là một diệu-thủ. Mặc dù, tôi không loại bỏ trường hợp khi viết xuống, tác giả không hề có chủ tâm như tôi vừa trình bày.
      ...

      Xóa
    2. Trường hợp này, chúng ta vẫn có thể dùng một trong những định nghĩa về thiên tài: Người tình cờ “bắt được” những điều mang ý nghĩa to lớn hay đơn giản, nhỏ bé mà, người khác không “bắt được”!

      Nhưng khi chuyển từ ngữ-cảnh “qua phên vênh có bao mái đầu” tới “hắt hiu vàng ánh điện câu”, theo tôi, cả một thực tại xóm nghèo, đã được họ Phạm ghi khắc bằng những nhát búa cuối cùng, hoàn tất bức tượng ba chiều của cảnh đời hiu hắt này.

      Ở đây, tôi xin mở một dấu ngoặc, để bạn đọc sinh trưởng sau tháng 4-1975 tại Việt Nam hay ở hải ngoại hiểu rằng, tại những nước chậm tiến (như miền Nam Việt Nam, nhất là những xóm nghèo), không phải ai cũng có được cho gia đình mình một đường dây điện riêng. Muốn có điện dùng, người nghèo phải dùng dây câu điện từ những nhà có đường dây điện chính. Vì thế, dòng điện trở nên quá yếu. Những ngọn đèn vẫn sáng lên, nhưng nó cũng chỉ có thể cho những gia đình này, một thứ ánh sáng yếu ớt, vàng vọt ! …

      Tuy nhiên, tài hoa của cố nhạc sỹ Phạm Đình Chương không dừng ở Xóm đêm. Đỉnh cao nhạc thuật của ông được thời gian đánh giá, ghi nhận, qua trường ca bất tử Hội trùng dương, và ca khúc Ly rượu mừng. Với tôi, trường ca Hội trùng dương của Phạm Đình Chương là bức tranh toàn cảnh Việt Nam nghìn đời, với tất cả nét đẹp của phong tục, tập quán, truyền thống đùm bọc, thương yêu … được ông mượn hình ảnh ba con sông của ba miền, chảy trôi trên nền dân ca từng phần đất nước; trước khi chúng nắm tay nhau, cùng chảy ra biển lớn.
      ...

      Xóa
    3. Vẫn theo cảm nhận của tôi thì, trường ca Hội trùng dương của Phạm Đình Chương còn tàng ẩn ý nghĩa hợp nhất, chấm dứt cuộc phân ly, đoạn bào theo huyền sử trăm con của Việt tộc, với 50 con lên núi, 50 con xuống biển nữa. Phải chăng, đó là tính vĩ đại của trường ca này ?

      Dù vậy, cũng ở trường ca vừa kể, tôi biết có người đã đặt vấn đề:
      Nơi đoạn thứ hai Tiếng sông Hương của trường ca, có câu: “Ngày vui tan đao binh, mẹ bồng con sơ sinh, chiều đầu xóm, xôn xao đón người trường chinh”, là một khuyết điểm lớn, không thể chấp nhận được ! Số người này lý luận rằng, khi tác giả tả người chồng đi lính lâu năm (trường chinh), người vợ ở nhà, thủy chung chờ chồng thì, không thê có con mới đẻ (sơ sinh). Trừ phi … ngoại tình !

      Tới giờ, tôi vẫn còn kinh ngạc trước cái gọi là “khám phá” của người phát ngôn kia ! Họ đã không phân biệt được hiện thực trong văn nghệ, không hề là hiện thực trong đời thường !

      Theo tôi, một sự thực trăm phần trăm trong đời thường, khi được thi sỹ, nhạc sỹ … mang vào văn bản, sáng tác của họ, lập tức, nó không còn là sự thực “nguyên mẫu”. Nó đã bị khúc xạ. Tôi muốn gọi đó là sự-thực-khúc-xạ. Cách khác, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự thật. Nhất là với văn học, nghệ thuật, huống hồ chi, hình ảnh người vợ bồng con sơ sinh, đón chồng chinh chiến trở về, trong trường ca Hội trùng dương chỉ có tính biểu tượng (symbolization). Một biểu tượng đoàn viên. Gia đình, hạnh phúc.

      Tôi không nghĩ, một người có trình độ hiểu biết trung bình nào, lại đi tìm tính xác thực trong Chinh phụ ngâm khúc, hay Đoạn trường tân thanh. Tôi cũng không nghĩ, một người chưa mất trí nào, lại đi đo đếm độ chân xác trong Lửa thiêng của Huy Cận, Mê hồn ca của Đinh Hùng, hoặc Hòn vọng phu của Lê Thương,…

      Xóa
    4. Tuy nhiên trong số những sáng tác của cố nhạc sỹ Phạm Đình Chương, ở được với đời sau, tôi nghĩ có ca khúc Ly rượu mừng. ca khúc này theo tôi, đã như một phẩm-vật-tinh-thần dâng cúng tổ tiên mỗi độ xuân về. Vẫn theo tôi, đó là “ly rượu” đất nước gấm hoa, “ly rượu” tổ quốc độc lập, “ly rượu” ước mơ quê hương muôn đời thanh bình, được chia đều cho “anh nông phu”, “người thương gia”, “người công nhân”, qua tới “người chiến sỹ”, “bà mẹ già”, “đôi uyên ương”, “người nghệ sỹ”, … Một phân chia bình đẳng, đồng đều cho mọi tầng lớp. Tôi muốn nhấn mạnh thêm, người ta có thể tìm thấy đặc tính phân biệt giai cấp ở nhiều dân tộc, nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng Việt Nam thì không. Bằng cớ là trải qua nhiều đời, người Việt Nam vẫn vui vẻ, hãnh diện với câu ca dao: “Nhất sỹ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sỹ”. Trong Ly rượu mừng của họ Phạm, vai trò người nông dân đã được trân trọng, nhắc đến đầu tiên.

      Theo thời gian, một số tục lệ đón mừng Nguyên đán của chúng ta, có thể đã hay sẽ phải thay đổi. Như chúng ta đang bỏ dần tục “xông đất” đầu năm. Như nhiều gia đình người Việt ở hải ngoại, vì lý do gia cư, đã bắt đầu “thắp” những nén nhang điện (không mùi hương); đố những dây pháo điện (không xác pháo)… Nhưng, ca khúc Ly rượu mừng tôi tin, sẽ còn, mãi còn như một vật-phẩm-tinh-thần không thể thiếu của tập thể ta, mỗi mùa xuân về.

      Bởi vì, đó là “Ly rượu …mừng !”, ly-rượu-tâm-thức. Chúng ta không chỉ cùng nhau nâng cao ly rượu ấy, những dịp xuân, mà, chúng ta còn có thể chia nhau ly rượu tâm thức này, bất cứ lúc nào; khi hoan lạc mỉm cười với chúng ta.

      Rất mong cố nhạc sỹ Phạm Đình Chương, ở đâu đó trong cõi vô hình, hiểu rằng, chúng tôi đã tiếp nhận một ca khúc của ông, như thế !

      Du Tử Lê

      Xóa
    5. cảm ơn em. Rảnh sẽ post lại bài này của Du Tu Lê, kèm thêm list nhạc minh họa nhé

      Xóa
    6. so với nhiều nhạc sĩ cùng thời, PDC sáng tác ko nhiều, nhưng có rất nhiều bài hay; từ những ca khúc sáng thời trước 1954 ở Bắc, thời sống ở Nam, đến thời lưu vong ở Mỹ .. Hồi trẻ anh rất thích bài hát Mộng dưới hoa của ông. Có anh bạn hát bài này rất hay.

      Xóa
    7. Ngày xưa em cũng thích "Mộng dưới hoa", cả "Nửa hồn thương đau" nữa ! Nhưng sau này ít "mộng" lại nên nghe "Nửa hồn thương đau" nhiều hơn á anh !

      Xóa
    8. uh, các cô lấy chồng rồi là hết mộng, họa may còn mơ :d

      Xóa
    9. Em nghĩ nên ít mộng mơ lại cho đời nó lành anh ạ ! :D

      Xóa
    10. uh. Nhưng thỉnh thoảng cũng mơ một tí cho nó vui chứ. vd như mơ ngày 8/3 anh ấy rửa chén giúp một bữa chẳng hạn. :d

      Xóa
    11. Ui giời ! Đã thỉnh thoảng mới mơ mà chỉ mơ rửa chén có một bữa thì mơ làm gì hử anh, ít nhất cũng mơ phải làm ô sin cho mình cả đời chứ ! Nói như Mít hay Linh Giang á "Có ai quánh thuế giấc mơ đâu"! Lo gì ! Hihi ! :D

      Xóa
    12. ui, mơ ít còn có thể thành thiệt. Mơ như em họa may chờ đến thế giới đại đồng!

      Xóa
    13. À ! em thấy vấn đề không nằm ở "Ít hay nhiều, to hay bé", wan trọng là từ giờ tới đại đồng thế giới nó có thành hiện thực một xíu xiu nào hông mà thôi ! Như 1 câu trong bài hát của PĐC "... hay chỉ là giấc mơ thôi ..." :D

      Xóa
    14. ngày nay ra đường người như nêm. Và thấy mấy anh hồi này cũng galant gớm, xe anh nào cũng đầy hoa - hoa bó hoa lẳng. Chắc một năm có một ngày nên các anh ko tiếc tiền ..

      Xóa
    15. Ấy là bọn trẻ thôi anh ! Bọn em già rồi, qua cái thời thích tặng hoa rồi, cũng chẳng còn thích những thứ linh tinh như son phấn, mỹ phẩm, quần áo, túi xách, giày dép đồ ..., các thứ ấy có thể mua mỗi ngày, chẳng khó để tự mua cho mình cả mớ khi có đợt giảm giá.
      Mà ở VN nào có 1 ngày như thế đâu anh, nào Valentine, 8 tháng 3, nào 20 tháng 10 ... ấy là chưa kể các ngày khác như kỷ niệm 1 (2,3,4 ...) năm gặp nhao, kỷ niệm ngày cưới ... Ui giời ! Anh nào thích thể hiện thì không lo thiếu ngày đâu ạ ! :D

      Xóa
  2. Nhân ngày 8/3 chúc chị em vui, khỏe, trẻ, ăn nhiều ko béo.

    Trả lờiXóa
  3. http://www.youtube.com/watch?v=RrsSzleryuM

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. wow, clip đẹp quá. Anh đưa qua bài post mới nhé.
      Nhạc thì ông này thích lâu rồi, ko biết có bài nào về ông chưa nữa.

      Xóa
    2. Người tình của Mít á anh ! :)

      Xóa
    3. uh, ông nay đàn hay đẹp trai, chưa già.

      Xóa
    4. Cái giè mụ Ớt??? Ông nào zậy? Ông nầu là người tình của tui zậy? Để tui theo bám đuýt ổng lun.

      Xóa
    5. Giovanni Marradi
      https://photo-resize-zmp3.zadn.vn/w240h240_jpeg/covers/7/3/73688444a73a76169d03b689a7e785cf_1363609906.jpg
      Là ổng đó ! :D Vừa đẹp chai vừa có tài ! Tui biết bà mê ổng tít thò lò ! :D

      Xóa
    6. kekeke ừa bạn này đẹp chai, tài nữa, tui hơi bị lăng nhăng á mụ Ớt, yêu hơi nhiều. Eldar Mansurov , Maksim Mrvica, Moreza,Beethoven, Francisco Garcia,Omar Akram, Roni Benise & David Arkenstone, Chris Spheeris ... nhiều quá Ớt. Tyi thích dàn nhạc của nhạc sĩ người Mỹ gốc Trung Đông, âm nhạc của họ huyền bí, nhưng lại hiện đại không theo khuôn khổ nào, rất thư giãn

      Bà thử nghe kênh youtube phuthuyhatmit1008 nha.
      1 bài thử này

      https://www.youtube.com/watch

      Xóa
    7. Uh ! Đang nghe nè ! Bà giỏi thặc, cho cái link chẳng biết đi đâu về đâu luôn á ! :D @};-

      Xóa
    8. cái link ko biết dẫn đi đâu về đâu, nhưng vẫn đang nghe. Nghe con chép ca? :d

      Xóa
    9. Anh không tin em thì vô đường Mít dẫn thử xem !
      Em phải quẹo về nhà em rồi tìm đường qua nhà Mít mới nghe được chứ bộ ! :)

      Xóa
    10. Thì link Mit cho là dẫn về home youtube của chính mỗi người đó.
      Tưởng về đến nhà rồi nghe Chép ca, hóa ra còn chịu khó quẹo qua nhà Mít. :d.

      Xóa
    11. Hic hic hai anh em Ớt hiểu tui nói gì là hay lắm òi. Thế tui mới tài :D

      Xóa

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)