đọc lại mấy bài thơ bái hát học trò cho vui
Thơ Nguyễn Tất Nhiên, Nguyễn Tâm phổ nhạc. Minh Hùng ca26/3/19
23/3/19
Già đầu còn mê nhạc sến
Hồi nhỏ tôi mơ làm…kép cải lương. Ước mơ “khủng” này không xuất phát từ giọng ca đầy “tiềm năng” của tôi mà đơn giản vì… tiền. Một thằng nhóc 8- 9 tuổi mơ số tiền lớn cỡ cát xê danh ca Út Trà Ôn thì hơi không bình thường. Nhưng đó là nguyên nhân gần, chứ nguyên nhân sâu xa là tôi bị nhiễm cái máu giang hồ lục tỉnh.
Coi cải lương thì tôi có cơ hội đi ”ăn theo” mấy bà chị, nhưng xem xi nê, dù xoay sở cách mấy tôi cũng đành phải coi… cọp. Tôi thường lê la ở rạp Văn Cầm gần cầu Kiệu, thấy anh chị nào quởn quởn là lẩn theo như em út vào xem ké. Giao du với đám nhóc gần đó, tôi cũng biết thêm vài mánh xem cọp, chẳng hạn chỉ cần mua một vé, một thằng vào trước, rồi lẩn ra góc rạp đưa vé đã xé cho thằng khác, có sẵn cái cùi vé vất đi, dán sơ xịa vào, rồi tỉnh bơ chìa cho ông soát vé vào rạp, rồi lại tiếp tục tuồn vé cho thằng sau….
Coi cải lương thì tôi có cơ hội đi ”ăn theo” mấy bà chị, nhưng xem xi nê, dù xoay sở cách mấy tôi cũng đành phải coi… cọp. Tôi thường lê la ở rạp Văn Cầm gần cầu Kiệu, thấy anh chị nào quởn quởn là lẩn theo như em út vào xem ké. Giao du với đám nhóc gần đó, tôi cũng biết thêm vài mánh xem cọp, chẳng hạn chỉ cần mua một vé, một thằng vào trước, rồi lẩn ra góc rạp đưa vé đã xé cho thằng khác, có sẵn cái cùi vé vất đi, dán sơ xịa vào, rồi tỉnh bơ chìa cho ông soát vé vào rạp, rồi lại tiếp tục tuồn vé cho thằng sau….
20/3/19
Khúc hát sông quê
Nghe Anh Thơ ca Khúc Hát Sông Quê và đọc bài của Nguyễn Trọng Tạo kể chuyện sáng tác ca khúc này.
CẢM TẠ LÀNG QUÊ BẰNG KHÚC HÁT SÔNG QUÊ
NGUYỄN TRỌNG TẠO
Trường hợp tôi viết bài hát “Khúc hát sông quê” cũng là một bất ngờ.
CẢM TẠ LÀNG QUÊ BẰNG KHÚC HÁT SÔNG QUÊ
NGUYỄN TRỌNG TẠO
Trường hợp tôi viết bài hát “Khúc hát sông quê” cũng là một bất ngờ.
19/3/19
Tam cương và Nho giáo
Giải oan cho Nho giáo – Lời nói đầu
Giải oan cho Nho giáo – Kỳ 1: Tam cương và Nho giáo
Thế Nhật •Thứ Tư, 15/03/2017
Trong Nho giáo người ta nói rằng có “tam cương”, “ngũ thường”, mà “tam cương” chính là những tiêu chuẩn bị lên án mạnh mẽ nhất, bị những người phản đối Nho giáo cho là các giáo điều “chết người”. Nhưng sự thực có phải là như vậy?
Trong kỳ này, chúng ta sẽ bàn đến tam cương ở bốn khía cạnh chính:
Tam cương không phải của Nho giáo
Cương (綱), theo nghĩa đen, là sợi dây chính, tức sợi dọc, trong tấm vải hay tấm lưới. Tam cương tức là ba giềng mối chính trong xã hội thời xưa. Tam cương gồm có quân thần (Vua và các quan), phụ tử (cha và con), phu phụ (chồng và vợ). Theo Tam tự kinh thì mối quan hệ vua tôi cốt ở cái nghĩa; mối quan hệ cha con cốt ở cái tình; mối quan hệ vợ chồng cốt ở sự đồng thuận.
Những người phản đối Nho giáo thường giải thích rằng “Tam cương” chủ trương người làm Vua, làm cha và làm chồng có quyền hành tuyệt đối với bầy tôi, con hay vợ. Nhưng điều mà họ không hề nói tới đó là, trong các sách của Khổng Tử, Mạnh Tử không chỗ nào nói đến tam cương cả. Lật khắp Tứ thư Ngũ kinh không hề có khái niệm tam cương. Người đề xuất “Tam cương” rõ ràng là Hàn Phi Tử của Pháp gia, vốn đề cao Pháp trị và tin rằng “nhân chi sơ tính bản ác” (bản tính con người là ác), hoàn toàn khác với Nho giáo vốn đề cao Đức trị của Khổng Tử. Sau này người ta lại trộn lẫn Pháp gia vào Nho giáo, khiến tam cương trở thành một bộ phận của Nho giáo, nhưng những học giả chân chính qua Tứ thư Ngũ kinh vẫn còn có thể phân biệt rõ ràng. Việc gán ghép những thứ cực đoan của “Tam cương” cho Nho giáo chính là phương thức phá hoại “Râu ông nọ cắm cằm bà kia” điển hình nhất trong thời Đại cách mạng văn hóa mà chúng ta đã nói đến trong Lời nói đầu của loạt Chuyên đề này.
Cũng từ việc gán tam cương cho Nho giáo, những người phản đối Nho giáo đã lấy dẫn chứng những ví dụ rất thảm khốc về việc vua giết bề tôi hay phụ nữ tự sát để giữ tròn trinh tiết trong lịch sử. Có những người chưa từng đọc Tứ thư Ngũ kinh, nhưng khi nghe những lời bình luận đó cũng cảm thấy Nho gia thật là “lạc hậu”, thật là “giáo điều”.
Vậy thì chúng ta hãy thử tìm hiểu tiếp về hai câu nói mà người ta vẫn thường bừa bãi gán cho Nho giáo là:
Có thật là “vua khiến bầy tôi chết, không chết không trung”, “cha khiến con chết, con không chết không hiếu”?
“Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung; Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”, những học giả phản đối Nho gia thường xuyên lấy câu nói trên làm luận cứ cho giáo điều “chết người”. Tuy nhiên tìm trong Tứ thư Ngũ kinh, thậm chí là nhiều học thuyết lớn của Nho giáo sau này cũng không thấy luận điểm ấy.
Thực ra, câu này chính là của Thái tử Phù Tô nói khi nhận lệnh vua cha là Tần Thủy Hoàng bắt phải chết do Lý Tư ngụy tạo di chiếu. Tướng Mông Điềm đề nghị đem quân về kinh đô xem có thực là di chiếu của Tần Thủy Hoàng nhưng Thái tử Phù Tô cản lại bằng câu nói: “Quân sử thần tử ,thần bất tử bất trung; Phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Chữ “sử” sau này bị người ta nhầm thành chữ “xử”, bản thân chữ “sử” có nghĩa là sai khiến. Nội điều đó đã cho thấy người phản đối Nho giáo không hề truy xét rõ ràng.
Sau này câu nói trên được sử dụng rất nhiều trong các hình thức kinh kịch thời Minh Thanh của Trung Quốc. Trong Tây du ký của Ngô Thừa Ân, hồi 78, Trư Bát Giới chính là đã từng nói câu này. Nhưng thực sự nguồn gốc của nó không phải là từ Nho giáo, bởi vì nhà Tần chủ trương Pháp gia chứ không phải Nho giáo. Thủ pháp phá hoại quen thuộc, “Râu ông nọ cắm cằm bà kia”.
Đạo quân thần trong Nho giáo không phải như người ta vẫn tưởng.
Vậy đối với luận điểm này, Nho giáo chủ trương thế nào?
Vua Ai công nước Lỗ hỏi Khổng Tử rằng: “Con theo mệnh cha có phải là hiếu không? Tôi theo mệnh vua có phải là trung không?”. Hỏi ba lần mà Khổng Tử không trả lời. Lúc Khổng Tử ra ngoài, Khổng Tử đem chuyện ấy nói với Tử Cống và hỏi ý Tử Cống thế nào. Tử Cống thưa: “Con theo mệnh cha là hiếu, tôi theo mệnh vua là trung, còn ngờ gì nữa?”
Khổng Tử nói: “Ngươi không biết gì. Đời xưa đấng minh quân làm vua nước vạn thặng có tránh thần bảy người thì vua không làm điều lỗi; làm vua nước thiên thặng có tránh thần năm người, thì xã tắc không nguy; làm chủ một nhà, có tránh thần ba người thì lộc vị không suy. Cha có tránh tử, thì không hãm vào điều vô lễ; kẻ sĩ có tránh hữu, thì không làm điều bất nghĩa. Cho nên con theo mệnh cha há đã là hiếu, tôi theo mệnh vua há đã là trung. Chỉ có biết xét cái đáng theo mà theo, mới gọi là hiếu, là trung vậy” (Khổng Tử gia ngữ: Tam thứ, IX).
Học giả Trần Trọng Kim bình rằng: “Xem thế làm điều hiếu, không phải cha làm thế nào cũng phải theo. Có khi cha làm điều gì trái lẽ, thì phải hết sức can ngăn, để cho cha khỏi bị những điều lầm lỗi. Nhưng chỉ cốt phải theo lễ mà can ngăn. Hiếu có hợp lễ mới thật là hiếu.” (Nho giáo, Quyển thượng – In lần thứ tư, NXB Tân Việt – Sài Gòn, trang 142-143).
Nho giáo chỉ trung với ông vua có đủ tư cách, đáng cho mình thờ; nếu không thì có thể bỏ mà thờ ông vua khác, như Khổng Tử đã bỏ vua nước Lỗ. Nghĩa quân thần trong Nho giáo có định phận rõ ràng: Vua Định công nước Lỗ hỏi Khổng Tử rằng: “Vua khiến bề tôi, bề tôi thờ vua, phải thế nào?” Khổng Tử đáp rằng: “Vua lấy lễ mà đãi bề tôi, bề tôi lấy trung mà thờ vua” (Luận ngữ: Bát dật).
Mối quan hệ vua tôi cốt ở cái nghĩa; mối quan hệ cha con cốt ở cái tình, ấy mới là quan điểm của Nho giáo vậy.
Có thật là chồng nói, vợ “phải” theo?
Nguyên câu “Chồng nói vợ phải theo” là “Phu xướng phụ tùy”, nguyên gốc tiếng Hán là “夫唱婦随”. Trong đó, chữ “xướng” (唱) có nghĩa là ca hát hoặc đề ra, còn chữ “tùy” (随) có nghĩa là thuận theo. Ấy vậy mà những người phản đối mặc nhiên thêm một chữ “phải” vào, làm câu nói này hoàn toàn mất đi nghĩa nguyên gốc của nó. Đây cũng không phải là một khái niệm trong Tứ thư Ngũ kinh. Tuy nhiên nếu phải bàn tới, thì “Phu xướng phụ tùy” hoàn toàn có thể mang ý nghĩa tích cực, chính là để chỉ một cảnh giới trong hôn nhân. Nó có hàm ý rằng mối quan hệ vợ chồng cốt ở sự đồng thuận. Trong đó, hợp với lẽ âm dương mà bàn thì người chồng đóng vai trò “xướng”. Điều này sẽ được bàn tới kỹ hơn trong kỳ 4 của loạt bài Giải oan cho Nho giáo có tựa đề: Sự huy hoàng của nữ quyền thời Nho giáo thịnh trị.
Sau khi dẫn chứng câu “Phu xướng phụ tùy” xong, những người phản đối Nho giáo tiếp tục dẫn chứng những câu có lực phá hoại mạnh hơn như “chồng Chúa vợ tôi”, điều này lại càng không hề có trong kinh điển Nho học. Rồi tiến tới, người ta còn đưa ra chuyện phụ nữ ở góa, hay thậm chí tự sát vì giữ tròn trinh tiết rất thảm khốc. Những ví dụ này thực chất chẳng hề liên can gì tới Khổng Tử. Trong “Lễ ký” có ghi con dâu và cháu dâu của Khổng Tử đều tái giá. Nhưng xuyên suốt bối cảnh chung phê phán Khổng Tử, người ta bắt đầu đổ những thảm kịch lên đầu Nho giáo.
Một lần nữa, chúng ta lại thấy một hình thức phá hoại Nho gia khác chính là “Phóng đại phía phụ diện của đạo lý”. Thật ra, người ta không chỉ hiểu sai ý nghĩa của “đạo phu thê” thành một cương trong “tam cương”, mà còn hiểu sai ý nghĩa của quan hệ hôn nhân thành “tam tòng”. Việc này cũng sẽ được bàn đến trong kỳ 4 của loạt bài Giải oan cho Nho giáo.
Quan niệm về mối quan hệ xã hội trong Nho học
Trong Luận Ngữ, thiên 12 (Nhan Uyên), câu thứ 11, Tề Cảnh Công hỏi Khổng Tử về chính trị Khổng Tử đáp: “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử”. Trong mỗi cặp trên, chữ thứ nhất là danh từ, chữ thứ hai là động từ: Vua làm đúng việc ông vua; tôi làm đúng việc bầy tôi; cha làm đúng việc của cha; con làm đúng việc của con. Nghĩa là Vua, tôi, cha, con đều phải làm cho trọn đạo.
Mạnh Tử nói: “Phụ tử hữu thân, quân thần hữu nghĩa, phu phụ hữu biệt, trưởng ấu hữu tự, bằng hữu hữu tín, thử nhân chi đại luân dã. Dã tựu thị ngũ luân”. Chính là cha con có tình thân, vua tôi có cái nghĩa, vợ chồng có sự khác biệt, huynh trưởng và trẻ nhỏ có trật tự trên dưới, bạn bè thành thật tin tưởng, đây cũng chính luân thường đạo lý.
“Phu thê hữu biệt” ở đây không hề nói người chồng có quyền tuyệt đối trên người vợ. Trong gia đình, thuận lẽ âm dương, người nam phải nuôi sống gia đình, bảo hộ thê tử con cái của mình; người nữ cần nhu hòa, sinh thành và giáo dưỡng con trẻ; ai làm tốt phận người ấy. Nếu ai cũng muốn là người quyết định, ai cũng đòi phần thắng thì gia đình tự nhiên sẽ bất hòa.
Vậy nên “Phu thê hữu biệt” chính là một thỏa thuận ngầm giữa hai vợ chồng trong công việc gia đình. Nếu thực sự có mâu thuẫn, thì người phụ nữ có thể dùng cái nhu của mình để đối đãi, có thể lấy nhu mà nhẫn chịu, cũng có thể lấy nhu mà thắng cương, nhưng nhất quyết vẫn nên là người phụ nữ. Người phụ nữ có đức lớn, là bởi vì người phụ nữ có sức mạnh bên trong sự nhu thuận, có trí tuệ bên trong sự khiêm nhường.
Do vậy, Nho giáo cũng bàn đến rất nhiều mối quan hệ xã hội, chứ không chỉ là quân thần, phụ tử, phu phụ như người ta vẫn tưởng. Quan niệm chân chính của Nho giáo cũng không hề cực đoan như nhiều người vẫn nghĩ. Nói cách khác, Nho giáo cũng có tam cương, nhưng không phải cái gọi là “Tam cương” mà người ta gán ghép.
Tựu chung lại, chúng ta có thể bình rằng: Không đề xuất “Tam cương”, nhưng lại nhận mọi loại sỉ nhục vì “Tam cương”, chỉ vậy thôi đã đủ thấy nỗi oan của Nho giáo lớn nhường nào. Nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả!
Thế Nhật
Nguồn: https://trithucvn.net/van-hoa/ai-gan-tam-cuong-cho-nho-gia.html
Giải oan cho Nho giáo – Kỳ 1: Tam cương và Nho giáo
Thế Nhật •Thứ Tư, 15/03/2017
Trong Nho giáo người ta nói rằng có “tam cương”, “ngũ thường”, mà “tam cương” chính là những tiêu chuẩn bị lên án mạnh mẽ nhất, bị những người phản đối Nho giáo cho là các giáo điều “chết người”. Nhưng sự thực có phải là như vậy?
Trong kỳ này, chúng ta sẽ bàn đến tam cương ở bốn khía cạnh chính:
- Tam cương không phải của Nho giáo.
- Có thật là “vua khiến bầy tôi chết, không chết không trung”, “cha khiến con chết, con không chết không hiếu”?
- Có thật là chồng nói, vợ “phải” theo?
- Quan niệm về mối quan hệ xã hội trong Nho học.
Tam cương không phải của Nho giáo
Cương (綱), theo nghĩa đen, là sợi dây chính, tức sợi dọc, trong tấm vải hay tấm lưới. Tam cương tức là ba giềng mối chính trong xã hội thời xưa. Tam cương gồm có quân thần (Vua và các quan), phụ tử (cha và con), phu phụ (chồng và vợ). Theo Tam tự kinh thì mối quan hệ vua tôi cốt ở cái nghĩa; mối quan hệ cha con cốt ở cái tình; mối quan hệ vợ chồng cốt ở sự đồng thuận.
Những người phản đối Nho giáo thường giải thích rằng “Tam cương” chủ trương người làm Vua, làm cha và làm chồng có quyền hành tuyệt đối với bầy tôi, con hay vợ. Nhưng điều mà họ không hề nói tới đó là, trong các sách của Khổng Tử, Mạnh Tử không chỗ nào nói đến tam cương cả. Lật khắp Tứ thư Ngũ kinh không hề có khái niệm tam cương. Người đề xuất “Tam cương” rõ ràng là Hàn Phi Tử của Pháp gia, vốn đề cao Pháp trị và tin rằng “nhân chi sơ tính bản ác” (bản tính con người là ác), hoàn toàn khác với Nho giáo vốn đề cao Đức trị của Khổng Tử. Sau này người ta lại trộn lẫn Pháp gia vào Nho giáo, khiến tam cương trở thành một bộ phận của Nho giáo, nhưng những học giả chân chính qua Tứ thư Ngũ kinh vẫn còn có thể phân biệt rõ ràng. Việc gán ghép những thứ cực đoan của “Tam cương” cho Nho giáo chính là phương thức phá hoại “Râu ông nọ cắm cằm bà kia” điển hình nhất trong thời Đại cách mạng văn hóa mà chúng ta đã nói đến trong Lời nói đầu của loạt Chuyên đề này.
Cũng từ việc gán tam cương cho Nho giáo, những người phản đối Nho giáo đã lấy dẫn chứng những ví dụ rất thảm khốc về việc vua giết bề tôi hay phụ nữ tự sát để giữ tròn trinh tiết trong lịch sử. Có những người chưa từng đọc Tứ thư Ngũ kinh, nhưng khi nghe những lời bình luận đó cũng cảm thấy Nho gia thật là “lạc hậu”, thật là “giáo điều”.
Vậy thì chúng ta hãy thử tìm hiểu tiếp về hai câu nói mà người ta vẫn thường bừa bãi gán cho Nho giáo là:
- “Vua khiến bầy tôi chết, không chết không trung; Cha khiến con chết, con không chết không hiếu”.
- “Chồng nói vợ phải theo”.
Có thật là “vua khiến bầy tôi chết, không chết không trung”, “cha khiến con chết, con không chết không hiếu”?
“Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung; Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”, những học giả phản đối Nho gia thường xuyên lấy câu nói trên làm luận cứ cho giáo điều “chết người”. Tuy nhiên tìm trong Tứ thư Ngũ kinh, thậm chí là nhiều học thuyết lớn của Nho giáo sau này cũng không thấy luận điểm ấy.
Thực ra, câu này chính là của Thái tử Phù Tô nói khi nhận lệnh vua cha là Tần Thủy Hoàng bắt phải chết do Lý Tư ngụy tạo di chiếu. Tướng Mông Điềm đề nghị đem quân về kinh đô xem có thực là di chiếu của Tần Thủy Hoàng nhưng Thái tử Phù Tô cản lại bằng câu nói: “Quân sử thần tử ,thần bất tử bất trung; Phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Chữ “sử” sau này bị người ta nhầm thành chữ “xử”, bản thân chữ “sử” có nghĩa là sai khiến. Nội điều đó đã cho thấy người phản đối Nho giáo không hề truy xét rõ ràng.
Sau này câu nói trên được sử dụng rất nhiều trong các hình thức kinh kịch thời Minh Thanh của Trung Quốc. Trong Tây du ký của Ngô Thừa Ân, hồi 78, Trư Bát Giới chính là đã từng nói câu này. Nhưng thực sự nguồn gốc của nó không phải là từ Nho giáo, bởi vì nhà Tần chủ trương Pháp gia chứ không phải Nho giáo. Thủ pháp phá hoại quen thuộc, “Râu ông nọ cắm cằm bà kia”.
Đạo quân thần trong Nho giáo không phải như người ta vẫn tưởng.
Vậy đối với luận điểm này, Nho giáo chủ trương thế nào?
Vua Ai công nước Lỗ hỏi Khổng Tử rằng: “Con theo mệnh cha có phải là hiếu không? Tôi theo mệnh vua có phải là trung không?”. Hỏi ba lần mà Khổng Tử không trả lời. Lúc Khổng Tử ra ngoài, Khổng Tử đem chuyện ấy nói với Tử Cống và hỏi ý Tử Cống thế nào. Tử Cống thưa: “Con theo mệnh cha là hiếu, tôi theo mệnh vua là trung, còn ngờ gì nữa?”
Khổng Tử nói: “Ngươi không biết gì. Đời xưa đấng minh quân làm vua nước vạn thặng có tránh thần bảy người thì vua không làm điều lỗi; làm vua nước thiên thặng có tránh thần năm người, thì xã tắc không nguy; làm chủ một nhà, có tránh thần ba người thì lộc vị không suy. Cha có tránh tử, thì không hãm vào điều vô lễ; kẻ sĩ có tránh hữu, thì không làm điều bất nghĩa. Cho nên con theo mệnh cha há đã là hiếu, tôi theo mệnh vua há đã là trung. Chỉ có biết xét cái đáng theo mà theo, mới gọi là hiếu, là trung vậy” (Khổng Tử gia ngữ: Tam thứ, IX).
Học giả Trần Trọng Kim bình rằng: “Xem thế làm điều hiếu, không phải cha làm thế nào cũng phải theo. Có khi cha làm điều gì trái lẽ, thì phải hết sức can ngăn, để cho cha khỏi bị những điều lầm lỗi. Nhưng chỉ cốt phải theo lễ mà can ngăn. Hiếu có hợp lễ mới thật là hiếu.” (Nho giáo, Quyển thượng – In lần thứ tư, NXB Tân Việt – Sài Gòn, trang 142-143).
Nho giáo chỉ trung với ông vua có đủ tư cách, đáng cho mình thờ; nếu không thì có thể bỏ mà thờ ông vua khác, như Khổng Tử đã bỏ vua nước Lỗ. Nghĩa quân thần trong Nho giáo có định phận rõ ràng: Vua Định công nước Lỗ hỏi Khổng Tử rằng: “Vua khiến bề tôi, bề tôi thờ vua, phải thế nào?” Khổng Tử đáp rằng: “Vua lấy lễ mà đãi bề tôi, bề tôi lấy trung mà thờ vua” (Luận ngữ: Bát dật).
Mối quan hệ vua tôi cốt ở cái nghĩa; mối quan hệ cha con cốt ở cái tình, ấy mới là quan điểm của Nho giáo vậy.
Có thật là chồng nói, vợ “phải” theo?
Nguyên câu “Chồng nói vợ phải theo” là “Phu xướng phụ tùy”, nguyên gốc tiếng Hán là “夫唱婦随”. Trong đó, chữ “xướng” (唱) có nghĩa là ca hát hoặc đề ra, còn chữ “tùy” (随) có nghĩa là thuận theo. Ấy vậy mà những người phản đối mặc nhiên thêm một chữ “phải” vào, làm câu nói này hoàn toàn mất đi nghĩa nguyên gốc của nó. Đây cũng không phải là một khái niệm trong Tứ thư Ngũ kinh. Tuy nhiên nếu phải bàn tới, thì “Phu xướng phụ tùy” hoàn toàn có thể mang ý nghĩa tích cực, chính là để chỉ một cảnh giới trong hôn nhân. Nó có hàm ý rằng mối quan hệ vợ chồng cốt ở sự đồng thuận. Trong đó, hợp với lẽ âm dương mà bàn thì người chồng đóng vai trò “xướng”. Điều này sẽ được bàn tới kỹ hơn trong kỳ 4 của loạt bài Giải oan cho Nho giáo có tựa đề: Sự huy hoàng của nữ quyền thời Nho giáo thịnh trị.
Sau khi dẫn chứng câu “Phu xướng phụ tùy” xong, những người phản đối Nho giáo tiếp tục dẫn chứng những câu có lực phá hoại mạnh hơn như “chồng Chúa vợ tôi”, điều này lại càng không hề có trong kinh điển Nho học. Rồi tiến tới, người ta còn đưa ra chuyện phụ nữ ở góa, hay thậm chí tự sát vì giữ tròn trinh tiết rất thảm khốc. Những ví dụ này thực chất chẳng hề liên can gì tới Khổng Tử. Trong “Lễ ký” có ghi con dâu và cháu dâu của Khổng Tử đều tái giá. Nhưng xuyên suốt bối cảnh chung phê phán Khổng Tử, người ta bắt đầu đổ những thảm kịch lên đầu Nho giáo.
Một lần nữa, chúng ta lại thấy một hình thức phá hoại Nho gia khác chính là “Phóng đại phía phụ diện của đạo lý”. Thật ra, người ta không chỉ hiểu sai ý nghĩa của “đạo phu thê” thành một cương trong “tam cương”, mà còn hiểu sai ý nghĩa của quan hệ hôn nhân thành “tam tòng”. Việc này cũng sẽ được bàn đến trong kỳ 4 của loạt bài Giải oan cho Nho giáo.
Quan niệm về mối quan hệ xã hội trong Nho học
Trong Luận Ngữ, thiên 12 (Nhan Uyên), câu thứ 11, Tề Cảnh Công hỏi Khổng Tử về chính trị Khổng Tử đáp: “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử”. Trong mỗi cặp trên, chữ thứ nhất là danh từ, chữ thứ hai là động từ: Vua làm đúng việc ông vua; tôi làm đúng việc bầy tôi; cha làm đúng việc của cha; con làm đúng việc của con. Nghĩa là Vua, tôi, cha, con đều phải làm cho trọn đạo.
Mạnh Tử nói: “Phụ tử hữu thân, quân thần hữu nghĩa, phu phụ hữu biệt, trưởng ấu hữu tự, bằng hữu hữu tín, thử nhân chi đại luân dã. Dã tựu thị ngũ luân”. Chính là cha con có tình thân, vua tôi có cái nghĩa, vợ chồng có sự khác biệt, huynh trưởng và trẻ nhỏ có trật tự trên dưới, bạn bè thành thật tin tưởng, đây cũng chính luân thường đạo lý.
“Phu thê hữu biệt” ở đây không hề nói người chồng có quyền tuyệt đối trên người vợ. Trong gia đình, thuận lẽ âm dương, người nam phải nuôi sống gia đình, bảo hộ thê tử con cái của mình; người nữ cần nhu hòa, sinh thành và giáo dưỡng con trẻ; ai làm tốt phận người ấy. Nếu ai cũng muốn là người quyết định, ai cũng đòi phần thắng thì gia đình tự nhiên sẽ bất hòa.
Vậy nên “Phu thê hữu biệt” chính là một thỏa thuận ngầm giữa hai vợ chồng trong công việc gia đình. Nếu thực sự có mâu thuẫn, thì người phụ nữ có thể dùng cái nhu của mình để đối đãi, có thể lấy nhu mà nhẫn chịu, cũng có thể lấy nhu mà thắng cương, nhưng nhất quyết vẫn nên là người phụ nữ. Người phụ nữ có đức lớn, là bởi vì người phụ nữ có sức mạnh bên trong sự nhu thuận, có trí tuệ bên trong sự khiêm nhường.
Do vậy, Nho giáo cũng bàn đến rất nhiều mối quan hệ xã hội, chứ không chỉ là quân thần, phụ tử, phu phụ như người ta vẫn tưởng. Quan niệm chân chính của Nho giáo cũng không hề cực đoan như nhiều người vẫn nghĩ. Nói cách khác, Nho giáo cũng có tam cương, nhưng không phải cái gọi là “Tam cương” mà người ta gán ghép.
Tựu chung lại, chúng ta có thể bình rằng: Không đề xuất “Tam cương”, nhưng lại nhận mọi loại sỉ nhục vì “Tam cương”, chỉ vậy thôi đã đủ thấy nỗi oan của Nho giáo lớn nhường nào. Nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả!
Thế Nhật
Nguồn: https://trithucvn.net/van-hoa/ai-gan-tam-cuong-cho-nho-gia.html
18/3/19
Giải oan cho Nho giáo
Lời nói đầu
Thế Nhật •Thứ Tư, 15/03/2017
Thế kỷ 21 là kỷ nguyên của khoa học và công nghệ hiện đại, nhưng điều người Việt đang thiếu vắng không hẳn là những giá trị vật chất. Sau một thời kỳ chuyển biến đau thương từ cận đại sang hiện đại, chúng ta đã vô tình ruồng bỏ và đổ hết mọi tội lỗi cho Nho gia bằng những cụm từ đầy miệt thị như “phong kiến”, “lạc hậu”, “bảo thủ”, “trì trệ”. Và người Việt đang phải trả giá cho điều đó…
Nho giáo, một thứ gì đó thật lạ lùng giữa thế kỷ 21. Nho giáo đã là quá khứ. Vậy tại sao cần phải giải oan cho Nho giáo? Có phải là chúng tôi đang muốn phục hưng Nho giáo? Có phải là chúng tôi đang muốn làm một điều ấu trĩ? Không, nói về Nho giáo không phải là ấu trĩ, và viết ra những điều trong quá khứ thì không hẳn đã là phục hưng Nho giáo. Điều chúng tôi mong muốn là phục hưng những giá trị đạo đức truyền thống mà chúng ta đang thiếu vắng.
Chúng tôi sẽ đề cập tới những khía cạnh sau trong Chuyên đề này:
Học giả Trần Trọng Kim đã từng đánh giá rằng: “Nước Việt Nam ta xưa kia tôn sùng Nho giáo, cho là chính đạo độc tôn. Luân lý, phong tục, chính trị, bất cứ việc gì cũng lấy Nho giáo làm cốt” – Sách Nho giáo, Nhà xuất bản Văn học, 2003.
Mặc dù trong cuốn “Nho giáo”, Trần Trọng Kim có đưa ra những cái dở của đạo Nho, nhưng ông đã nhìn nhận rất khách quan về cái hay của Nho học. Đó là khởi điểm khiến chúng tôi phải thực sự nhìn nhận lại về những đạo lý chân chính mà Nho giáo kết tinh từ văn hóa truyền thống. Và chúng tôi mong rằng, độc giả cũng có một cái nhìn cởi mở hơn với loạt Chuyên đề này.
Nho giáo đã là quá khứ
Phải, Nho giáo đã là quá khứ, bởi vì có những giá trị của Nho giáo đã không còn có thể áp dụng trực tiếp vào thời hiện đại. Nhưng…
Người Việt vẫn luôn ao ước giảm bớt sự căng thẳng giữa người với người, mong muốn những mối quan hệ bình yên, không đố kỵ, ganh ghét, ghen tuông, ngờ vực, mà tràn ngập tình yêu thương, sự bao dung, lòng nhân ái. Đó chính là Nhân.
Người Việt cũng khinh ghét những kẻ chỉ chạy theo cái lợi trước mắt, mong muốn người làm quan đừng tham nhũng mà biết lo cho dân chúng, muốn người đồng nghiệp làm việc có thủy có chung, muốn con người trong xã hội biết làm điều đúng đắn. Đó chính là Nghĩa.
Chỉ mới những năm 50 của thế kỷ trước thôi, khi Nho giáo vẫn còn được xem trọng, thì trẻ em Việt vẫn rất lễ phép khi sang đường như thế này. Người ta tìm đâu ra hình ảnh đó thời nay? (Ảnh: Robert Capa)
Người Việt lại luôn yêu thích những người biết phép ứng xử lịch sự, có trên có dưới, biết cách ăn mặc, biết nói năng ôn hòa. Bậc phụ huynh nào mà chẳng mong muốn con mình như thế. Đó chính là Lễ.
Người Việt càng khát vọng rằng những người có trí tuệ sẽ dám lên tiếng vì cái sai, biết phân biệt được thiện ác, biết dũng cảm dẫn hướng lương tri của xã hội, để xứng là trí thức của nước nhà. Đó chính là Trí.
Người Việt cũng hướng về một cuộc sống nơi con người có thể tin tưởng lẫn nhau, nơi nhà nhà không phải đề phòng trộm cắp, nơi đồng nghiệp không phải coi nhau như kẻ thù, nơi quan chức không phải nói dối về những gì đã đạt được và hứa hẹn về những điều viển vông. Đó chính là Tín.
Nho giáo đã là quá khứ, nhưng người Việt vẫn thầm khát vọng những giá trị đạo đức của Nho giáo, vì bao hàm trong đó là những giá trị phổ quát của toàn nhân loại.
Nho giáo là một phần của văn hóa truyền thống
Văn hóa là linh hồn của dân tộc. Đối với nhân loại thì nhân tố tinh thần này cũng quan trọng không kém các nhân tố vật chất như giống nòi và đất đai. Sự phát triển văn hóa định ra lịch sử nền văn minh của một đất nước. Sự phá hủy hoàn toàn văn hóa của một dân tộc dẫn tới sự tiêu vong của dân tộc đó. Những dân tộc cổ xưa sáng tạo ra các nền văn minh huy hoàng bị coi như đã biến mất khi nền văn hóa của họ biến mất, mặc dù người của các dân tộc đó có thể vẫn tồn tại.
Không giống như pháp luật đặt ra các quy định cứng nhắc, văn hóa có tác dụng như một chế ước mềm mại. Pháp luật thi hành việc trừng phạt sau khi tội ác đã xảy ra, trong khi văn hóa ngăn ngừa không cho tội ác xảy ra bằng cách trau dồi đạo đức. Đạo đức của một xã hội thường được thể hiện trong nền văn hóa của nó.
Vậy mà đối với những giá trị văn hóa truyền thống của Nho giáo, người Việt lại đang dùng những cụm từ đầy miệt thị như “phong kiến”, “lạc hậu”, “bảo thủ”, “trì trệ” để ruồng bỏ. Hai chữ “ruồng bỏ” có vẻ như nặng nề, nhưng liệu chúng ta có nhìn nhận về Nho giáo đúng đắn?
Những chính trị gia cho rằng Nho giáo là “phong kiến”, rằng Nho giáo là sự “chuyên chế”. Nhưng họ lại quên rằng ngày nay dù không có Nho giáo nhưng Việt Nam vẫn có những ông “vua con” làm quan chức, dù không có Nho giáo nhưng thế giới cũng chẳng thiếu những kẻ độc tài.
Lại có những người cho rằng Nho giáo là bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị. Nhưng họ lại quên rằng, xã hội vốn luôn tồn tại vấn đề giai cấp. Mấy chục năm về trước chẳng phải chúng ta vẫn hô hào giải phóng công nhân và nông dân, khiến họ trở thành giai cấp “tiên phong” đó sao? Vậy mà ngày nay, ai vẫn là những người khổ nhất trong xã hội?
Có người còn cho rằng Nho giáo khiến mối quan hệ gia đình trở nên gia trưởng và độc đoán. Nhưng họ lại quên rằng những tấm gương hiếu thảo cảm động lòng người lại chính là trong tư tưởng Nho giáo mà phát triển. Ngày nay có được mấy người con dám nằm trên băng để dụ cá cho mẹ kế?
Một số phụ nữ thì cho rằng Nho giáo là thứ đã hủy hoại cuộc đời của người phụ nữ. Nhưng họ lại không biết rằng, vào thời Nho giáo thịnh trị nhất, không thiếu hoàng hậu và thái hậu đã được quần thần mời nhiếp chính trợ giúp vương triều và được suy tôn như những “Nữ trung Nghiêu Thuấn”.
Cũng có kẻ tự coi mình là “yêu nước” với tư tưởng bài Trung, nhất mực phản đối Nho giáo. Bài Nho giáo thì lấy gì để thấu hiểu tấm lòng Trung – Nghĩa của những anh hùng trong lịch sử, như Trần Quốc Toản mới mười lăm tuổi lấy việc không được đầu quân làm xấu hổ; như Trần Bình Trọng thà bị hành hình chứ nhất định không chịu làm Bắc Vương; như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn vì nợ nước quên thù nhà, đến khi đất nước thái bình danh tiếng vang dội vẫn không hề có ý tạo phản.
Nho giáo đã trở thành một phần trong văn hóa truyền thống của dân tộc có ảnh hưởng sâu sắc nhất tới xã hội Việt Nam thời xưa. Để hiểu được bản chất của những đạo lý mà Nho giáo đề cập đến, chúng ta cần thật khách quan và lý trí hơn trong cách nhìn nhận. Hơn nữa, chúng ta còn phải đặt mình vào hoàn cảnh thời bấy giờ, bởi vì chúng ta sẽ không cách nào hiểu được người xưa nếu như đặt đạo lý truyền thống vào trong cách tư duy của thời hiện đại.
Sự phá hoại Nho giáo một cách có hệ thống
Muốn giải oan được cho Nho giáo, thì chúng ta không thể không đề cập đến sự phá hoại Nho giáo trong lịch sử. Tại sao ngày nay người Việt nhìn nhận Nho giáo tiêu cực như thế? Thật ra, người Việt đã không tự biết mà tiếp nhận một làn sóng ảnh hưởng từ cuộc Đại cách mạng văn hóa tại Trung Quốc những năm 60 và 70 của thế kỷ trước.
Thời bấy giờ, với khẩu hiệu “Phá tứ cựu”, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đổ cho văn hóa truyền thống mọi loại tội lỗi, khiến Nho – Phật – Đạo đều chịu thiệt hại nặng nề. Ác ý này tuyệt đối không phải là xuất phát từ nhiệt huyết công nghiệp hóa của ĐCSTQ, cũng không phải là từ sự ngu dốt đơn thuần trong việc tôn thờ nền văn minh phương Tây. Mà nó xuất phát từ sự đối nghịch cố hữu về ý thức hệ của ĐCSTQ đối với văn hóa truyền thống của dân tộc. Vì vậy, việc phá hoại văn hóa Trung Hoa của ĐCSTQ đã được tổ chức vô cùng kỹ lưỡng, có hệ thống, và được hỗ trợ bởi việc sử dụng bạo lực trên toàn quốc gia.
Đại cách mạng văn hóa, theo một cách vô tiền khoáng hậu, đã hủy hoại và bôi nhọ văn hóa truyền thống Trung Hoa. Bản thân nó cũng lan sang Việt Nam, gây ra những hậu quả tai hại.
Cách thức phá hoại có ba hình thức chính sẽ được bàn tới chi tiết trong loạt bài này, bao gồm:
Thậm chí còn hèn hạ hơn cả việc phá hoại văn hóa truyền thống là việc lạm dụng và lén lút thay đổi có chủ ý đối với văn hóa truyền thống. ĐCSTQ đã cố ý làm nổi bật những phần đồi bại trong lịch sử của Trung Quốc, những thứ đã xảy ra khi con người xa rời các giá trị truyền thống, như tranh giành quyền lực trong nội bộ gia đình hoàng tộc, việc sử dụng các thủ đoạn và âm mưu, và việc thực hiện chế độ độc tài và chuyên quyền. Việc sử dụng các ví dụ lịch sử một cách phiến diện này đã tạo nên một bộ chuẩn mực đạo đức, các cách tư duy, và hệ thống lý luận “mới”, tạo ra một ấn tượng sai lầm để kích động người ta từ bỏ hơn nữa đối với văn hóa truyền thống đích thực.
Và thật không may thay, những tuyên truyền phỉ báng Nho gia của ĐCSTQ lại du nhập sang Việt Nam, và khiến người Việt không còn đủ tỉnh táo để hiểu và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Nếu như ở Trung Quốc người ta đào mộ gia quyến Khổng Tử, kết tội Khổng Tử là “kẻ mị dân láu cá và lừa bịp”, thì ở Việt Nam người ta phỉ báng Nho giáo. Nếu như ở Trung Quốc người ta đập phá tượng Phật, đốt đền chùa, thì ở Việt Nam, một số ngôi chùa cũng bị xâm phạm. Những hành động cực đoan đó tạo ra một thứ lửa ngầm âm ỉ, lan rộng và ăn mòn niềm tin vào văn hóa truyền thống của người Việt.
Và như chưa đủ, ĐCSTQ còn tận dụng triệt để cái vỏ Nho giáo, và sự yêu thích Nho giáo của người nước ngoài để tạo ra một thứ quyền lực mềm vì mục đích chính trị. Từ đó, các Học viện mượn danh Khổng Tử càng khiến Nho giáo bị người dân các nước, đặc biệt là Việt Nam ghét bỏ. Liệu người Việt có thể sáng suốt phân biệt tinh hoa của Nho giáo trong văn hóa truyền thống của dân tộc và những phá hoại tinh vi của ĐCSTQ?
Trong hoàn cảnh đó, loạt bài Giải oan cho Nho giáo mong muốn góp một con sóng nhỏ vào mơ ước phục hưng những giá trị truyền thống chân chính của người Việt.
Thế Nhật
nguồn: https://trithucvn.net/van-hoa/giai-oan-cho-nho-gia-loi-noi-dau.html
Thế Nhật •Thứ Tư, 15/03/2017
Thế kỷ 21 là kỷ nguyên của khoa học và công nghệ hiện đại, nhưng điều người Việt đang thiếu vắng không hẳn là những giá trị vật chất. Sau một thời kỳ chuyển biến đau thương từ cận đại sang hiện đại, chúng ta đã vô tình ruồng bỏ và đổ hết mọi tội lỗi cho Nho gia bằng những cụm từ đầy miệt thị như “phong kiến”, “lạc hậu”, “bảo thủ”, “trì trệ”. Và người Việt đang phải trả giá cho điều đó…
Nho giáo, một thứ gì đó thật lạ lùng giữa thế kỷ 21. Nho giáo đã là quá khứ. Vậy tại sao cần phải giải oan cho Nho giáo? Có phải là chúng tôi đang muốn phục hưng Nho giáo? Có phải là chúng tôi đang muốn làm một điều ấu trĩ? Không, nói về Nho giáo không phải là ấu trĩ, và viết ra những điều trong quá khứ thì không hẳn đã là phục hưng Nho giáo. Điều chúng tôi mong muốn là phục hưng những giá trị đạo đức truyền thống mà chúng ta đang thiếu vắng.
Chúng tôi sẽ đề cập tới những khía cạnh sau trong Chuyên đề này:
- Tam cương có phải là những giáo điều “chết người”?
- Nho giáo có gây ra sự bất bình đẳng giai cấp?
- Nho giáo có phải là văn hóa truyền thống của người Việt?
- Sự huy hoàng của nữ quyền thời Nho giáo thịnh trị.
- Nho giáo có làm lạc hậu giáo dục?
- Nho giáo và lối tư duy quay về quá khứ.
- Nho giáo tại một số quốc gia trên thế giới.
Học giả Trần Trọng Kim đã từng đánh giá rằng: “Nước Việt Nam ta xưa kia tôn sùng Nho giáo, cho là chính đạo độc tôn. Luân lý, phong tục, chính trị, bất cứ việc gì cũng lấy Nho giáo làm cốt” – Sách Nho giáo, Nhà xuất bản Văn học, 2003.
(Nguồn: Everystockphoto)
Văn miếu Quốc Tử Giám đánh dấu sự ghi nhận của lịch sử đối với những giá trị giáo dục của Nho giáo, gắn với bậc hiền Nho Chu Văn An, một người thầy nổi tiếng sử Việt Mặc dù trong cuốn “Nho giáo”, Trần Trọng Kim có đưa ra những cái dở của đạo Nho, nhưng ông đã nhìn nhận rất khách quan về cái hay của Nho học. Đó là khởi điểm khiến chúng tôi phải thực sự nhìn nhận lại về những đạo lý chân chính mà Nho giáo kết tinh từ văn hóa truyền thống. Và chúng tôi mong rằng, độc giả cũng có một cái nhìn cởi mở hơn với loạt Chuyên đề này.
Nho giáo đã là quá khứ
Phải, Nho giáo đã là quá khứ, bởi vì có những giá trị của Nho giáo đã không còn có thể áp dụng trực tiếp vào thời hiện đại. Nhưng…
Người Việt vẫn luôn ao ước giảm bớt sự căng thẳng giữa người với người, mong muốn những mối quan hệ bình yên, không đố kỵ, ganh ghét, ghen tuông, ngờ vực, mà tràn ngập tình yêu thương, sự bao dung, lòng nhân ái. Đó chính là Nhân.
Người Việt cũng khinh ghét những kẻ chỉ chạy theo cái lợi trước mắt, mong muốn người làm quan đừng tham nhũng mà biết lo cho dân chúng, muốn người đồng nghiệp làm việc có thủy có chung, muốn con người trong xã hội biết làm điều đúng đắn. Đó chính là Nghĩa.
Chỉ mới những năm 50 của thế kỷ trước thôi, khi Nho giáo vẫn còn được xem trọng, thì trẻ em Việt vẫn rất lễ phép khi sang đường như thế này. Người ta tìm đâu ra hình ảnh đó thời nay? (Ảnh: Robert Capa)
Người Việt lại luôn yêu thích những người biết phép ứng xử lịch sự, có trên có dưới, biết cách ăn mặc, biết nói năng ôn hòa. Bậc phụ huynh nào mà chẳng mong muốn con mình như thế. Đó chính là Lễ.
Người Việt càng khát vọng rằng những người có trí tuệ sẽ dám lên tiếng vì cái sai, biết phân biệt được thiện ác, biết dũng cảm dẫn hướng lương tri của xã hội, để xứng là trí thức của nước nhà. Đó chính là Trí.
Người Việt cũng hướng về một cuộc sống nơi con người có thể tin tưởng lẫn nhau, nơi nhà nhà không phải đề phòng trộm cắp, nơi đồng nghiệp không phải coi nhau như kẻ thù, nơi quan chức không phải nói dối về những gì đã đạt được và hứa hẹn về những điều viển vông. Đó chính là Tín.
Nho giáo đã là quá khứ, nhưng người Việt vẫn thầm khát vọng những giá trị đạo đức của Nho giáo, vì bao hàm trong đó là những giá trị phổ quát của toàn nhân loại.
Nho giáo là một phần của văn hóa truyền thống
Văn hóa là linh hồn của dân tộc. Đối với nhân loại thì nhân tố tinh thần này cũng quan trọng không kém các nhân tố vật chất như giống nòi và đất đai. Sự phát triển văn hóa định ra lịch sử nền văn minh của một đất nước. Sự phá hủy hoàn toàn văn hóa của một dân tộc dẫn tới sự tiêu vong của dân tộc đó. Những dân tộc cổ xưa sáng tạo ra các nền văn minh huy hoàng bị coi như đã biến mất khi nền văn hóa của họ biến mất, mặc dù người của các dân tộc đó có thể vẫn tồn tại.
Nho giáo đã từng đóng vai trò to lớn trong việc giữ ổn định trật tự xã hội của người Việt xưa. (Ảnh: Tonkin)
Không giống như pháp luật đặt ra các quy định cứng nhắc, văn hóa có tác dụng như một chế ước mềm mại. Pháp luật thi hành việc trừng phạt sau khi tội ác đã xảy ra, trong khi văn hóa ngăn ngừa không cho tội ác xảy ra bằng cách trau dồi đạo đức. Đạo đức của một xã hội thường được thể hiện trong nền văn hóa của nó.
Vậy mà đối với những giá trị văn hóa truyền thống của Nho giáo, người Việt lại đang dùng những cụm từ đầy miệt thị như “phong kiến”, “lạc hậu”, “bảo thủ”, “trì trệ” để ruồng bỏ. Hai chữ “ruồng bỏ” có vẻ như nặng nề, nhưng liệu chúng ta có nhìn nhận về Nho giáo đúng đắn?
Những chính trị gia cho rằng Nho giáo là “phong kiến”, rằng Nho giáo là sự “chuyên chế”. Nhưng họ lại quên rằng ngày nay dù không có Nho giáo nhưng Việt Nam vẫn có những ông “vua con” làm quan chức, dù không có Nho giáo nhưng thế giới cũng chẳng thiếu những kẻ độc tài.
Lại có những người cho rằng Nho giáo là bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị. Nhưng họ lại quên rằng, xã hội vốn luôn tồn tại vấn đề giai cấp. Mấy chục năm về trước chẳng phải chúng ta vẫn hô hào giải phóng công nhân và nông dân, khiến họ trở thành giai cấp “tiên phong” đó sao? Vậy mà ngày nay, ai vẫn là những người khổ nhất trong xã hội?
Có người còn cho rằng Nho giáo khiến mối quan hệ gia đình trở nên gia trưởng và độc đoán. Nhưng họ lại quên rằng những tấm gương hiếu thảo cảm động lòng người lại chính là trong tư tưởng Nho giáo mà phát triển. Ngày nay có được mấy người con dám nằm trên băng để dụ cá cho mẹ kế?
Một số phụ nữ thì cho rằng Nho giáo là thứ đã hủy hoại cuộc đời của người phụ nữ. Nhưng họ lại không biết rằng, vào thời Nho giáo thịnh trị nhất, không thiếu hoàng hậu và thái hậu đã được quần thần mời nhiếp chính trợ giúp vương triều và được suy tôn như những “Nữ trung Nghiêu Thuấn”.
Cũng có kẻ tự coi mình là “yêu nước” với tư tưởng bài Trung, nhất mực phản đối Nho giáo. Bài Nho giáo thì lấy gì để thấu hiểu tấm lòng Trung – Nghĩa của những anh hùng trong lịch sử, như Trần Quốc Toản mới mười lăm tuổi lấy việc không được đầu quân làm xấu hổ; như Trần Bình Trọng thà bị hành hình chứ nhất định không chịu làm Bắc Vương; như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn vì nợ nước quên thù nhà, đến khi đất nước thái bình danh tiếng vang dội vẫn không hề có ý tạo phản.
Nho giáo đã trở thành một phần trong văn hóa truyền thống của dân tộc có ảnh hưởng sâu sắc nhất tới xã hội Việt Nam thời xưa. Để hiểu được bản chất của những đạo lý mà Nho giáo đề cập đến, chúng ta cần thật khách quan và lý trí hơn trong cách nhìn nhận. Hơn nữa, chúng ta còn phải đặt mình vào hoàn cảnh thời bấy giờ, bởi vì chúng ta sẽ không cách nào hiểu được người xưa nếu như đặt đạo lý truyền thống vào trong cách tư duy của thời hiện đại.
Sự phá hoại Nho giáo một cách có hệ thống
Muốn giải oan được cho Nho giáo, thì chúng ta không thể không đề cập đến sự phá hoại Nho giáo trong lịch sử. Tại sao ngày nay người Việt nhìn nhận Nho giáo tiêu cực như thế? Thật ra, người Việt đã không tự biết mà tiếp nhận một làn sóng ảnh hưởng từ cuộc Đại cách mạng văn hóa tại Trung Quốc những năm 60 và 70 của thế kỷ trước.
Thời bấy giờ, với khẩu hiệu “Phá tứ cựu”, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đổ cho văn hóa truyền thống mọi loại tội lỗi, khiến Nho – Phật – Đạo đều chịu thiệt hại nặng nề. Ác ý này tuyệt đối không phải là xuất phát từ nhiệt huyết công nghiệp hóa của ĐCSTQ, cũng không phải là từ sự ngu dốt đơn thuần trong việc tôn thờ nền văn minh phương Tây. Mà nó xuất phát từ sự đối nghịch cố hữu về ý thức hệ của ĐCSTQ đối với văn hóa truyền thống của dân tộc. Vì vậy, việc phá hoại văn hóa Trung Hoa của ĐCSTQ đã được tổ chức vô cùng kỹ lưỡng, có hệ thống, và được hỗ trợ bởi việc sử dụng bạo lực trên toàn quốc gia.
Đại cách mạng văn hóa, theo một cách vô tiền khoáng hậu, đã hủy hoại và bôi nhọ văn hóa truyền thống Trung Hoa. Bản thân nó cũng lan sang Việt Nam, gây ra những hậu quả tai hại.
Cách thức phá hoại có ba hình thức chính sẽ được bàn tới chi tiết trong loạt bài này, bao gồm:
- Đoạn chương thủ nghĩa: Lấy ra một câu trích dẫn trong kinh sách, nhưng vứt bỏ đi toàn bộ ngữ cảnh mà nó đang biểu đạt.
- Râu ông nọ cắm cằm bà kia: Lấy lời của người nọ gán cho miệng của người kia, từ đó làm đảo lộn giá trị và chụp mũ Thánh nhân.
- Phóng đại phía phụ diện của đạo lý: Mỗi đạo lý đều có hai mặt của nó, việc nhìn nhận đạo lý một cách phiến diện sẽ khiến đạo lý đó bị chụp mũ thành “phong kiến”, “lạc hậu” một cách dễ dàng.
Thậm chí còn hèn hạ hơn cả việc phá hoại văn hóa truyền thống là việc lạm dụng và lén lút thay đổi có chủ ý đối với văn hóa truyền thống. ĐCSTQ đã cố ý làm nổi bật những phần đồi bại trong lịch sử của Trung Quốc, những thứ đã xảy ra khi con người xa rời các giá trị truyền thống, như tranh giành quyền lực trong nội bộ gia đình hoàng tộc, việc sử dụng các thủ đoạn và âm mưu, và việc thực hiện chế độ độc tài và chuyên quyền. Việc sử dụng các ví dụ lịch sử một cách phiến diện này đã tạo nên một bộ chuẩn mực đạo đức, các cách tư duy, và hệ thống lý luận “mới”, tạo ra một ấn tượng sai lầm để kích động người ta từ bỏ hơn nữa đối với văn hóa truyền thống đích thực.
Người ta kéo đổ tượng thờ những Thánh nhân của Nho giáo hay Phật và Bồ tát của Phật giáo trong Đại cách mạng văn hóa.
Và thật không may thay, những tuyên truyền phỉ báng Nho gia của ĐCSTQ lại du nhập sang Việt Nam, và khiến người Việt không còn đủ tỉnh táo để hiểu và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Nếu như ở Trung Quốc người ta đào mộ gia quyến Khổng Tử, kết tội Khổng Tử là “kẻ mị dân láu cá và lừa bịp”, thì ở Việt Nam người ta phỉ báng Nho giáo. Nếu như ở Trung Quốc người ta đập phá tượng Phật, đốt đền chùa, thì ở Việt Nam, một số ngôi chùa cũng bị xâm phạm. Những hành động cực đoan đó tạo ra một thứ lửa ngầm âm ỉ, lan rộng và ăn mòn niềm tin vào văn hóa truyền thống của người Việt.
Và như chưa đủ, ĐCSTQ còn tận dụng triệt để cái vỏ Nho giáo, và sự yêu thích Nho giáo của người nước ngoài để tạo ra một thứ quyền lực mềm vì mục đích chính trị. Từ đó, các Học viện mượn danh Khổng Tử càng khiến Nho giáo bị người dân các nước, đặc biệt là Việt Nam ghét bỏ. Liệu người Việt có thể sáng suốt phân biệt tinh hoa của Nho giáo trong văn hóa truyền thống của dân tộc và những phá hoại tinh vi của ĐCSTQ?
Trong hoàn cảnh đó, loạt bài Giải oan cho Nho giáo mong muốn góp một con sóng nhỏ vào mơ ước phục hưng những giá trị truyền thống chân chính của người Việt.
Không phải là phục hưng Nho giáo,
mà là góp phần phục hưng truyền thống.
Thế Nhật
nguồn: https://trithucvn.net/van-hoa/giai-oan-cho-nho-gia-loi-noi-dau.html
16/3/19
Vào Thiền
Doãn Quốc Sỹ sinh năm 1923 tại Hà Đông. Sau 1954 ông di cư vào Sài gòn, dạy học, viết văn; từng cùng Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo .. thành lập tờ Sáng Tạo, tạp chí văn học nghệ thuật ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn học miền Nam.
Sau 1975 ông bị bắt tù hơn 10 năm. Năm 1995 ông được con trai bảo lãnh qua Mỹ, hiện sống ở Garden Grove, Cali.
Ông đã cho xb khoảng vài chục cuốn sách đủ loại, truyện dài, truyện ngắn, tùy bút, biên khảo.
Thời còn học tiểu học đã đọc Gìn vàng giữ ngọc, Dòng sông định mệnh. Lên cấp hai tiếp tục đọc bộ trường thiên Khu rừng lau của ông. Nói chung, sách DQS trước 1975 đọc hầu như không sót, kể cả mấy cuốn sách giáo khoa Khảo luận về .. (các tác giả hồi ấy học như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, .. ), kể cả cuốn tùy bút Vào Thiền dưới đây.
DQS viết giản dị, trong sáng; nhân vật của ông hồn hậu, đơn giản. Truyện của ông dễ đọc, rất gần với truyện của Tự lực văn đoàn, cái văn đoàn tiền chiến mà các bạn ông trong nhóm Sáng Tạo hô hào đòi phải vứt bỏ, vượt qua .. gì gì đấy. Đọc DQS rồi sau này đọc Bếp lửa của Thanh Tâm Tuyền, đọc Con sâu của Dương Nghiễm Mậu, chả hiểu sao họ lại cùng nhóm với nhau. Sau này biết thêm DQS là con rể của Tú Mỡ, nhà thơ trào phúng nổi tiếng của nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
Hồi ấy có theo học ông một chứng chỉ "Các vấn đề văn học VN". Ông cao, gầy, ăn nói nhẹ nhàng, lịch lãm. Học ông vui. Với mỗi vấn đề, ông nói qua về nội dung, lịch sử của nó, giới thiệu sách tham khảo. SV về chịu khó đọc, hơi nhiều, vì STK ít cũng cả chục cuốn, xong viết tiểu luận. Ông hứa ai viết hay, ông sẽ giúp đăng báo. Buổi học sau, ông chọn một hai người viết tốt nhất, lên thuyết trình trước lớp, xong mọi người chất vấn, tranh luận, ông ngồi lắng nghe, tổng kết.
Sau 1975 cứ tưởng ông đi Mỹ. Thời trước ông cũng từng qua Mỹ du học mấy năm về Giáo dục. Mấy năm sau mới nghe bạn bè kể ông ở lại và bị tù. Khoảng 199x tình cờ đọc một cuốn truyện loại hình sự của nxb CA (?), thấy trong đó có nhân vật giống hệt ông. Nhà văn biệt kích, viết bài chửi rủa quê hương đất nước rồi gởi lén qua tây với bút hiệu Hành Khô, Hồ Khanh, .. kiếm đô về sống phè phỡn, .. nhưng làm sao qua được tai mắt nhân dân, trí tuệ của các chiến sĩ CA, v.v. Rặc một giọng bôi bác đại khái thế, nhưng qua một số chi tiết trong truyện, vẫn ko dấu được sự khâm phục của người viết trước lối sống của ông trong tù. Vẫn nhã nhặn, chừng mực, vẫn hành thiền hàng ngày, tám năm trời, là lần tù thứ hai ..
Cũng sau này, còn biết ông là anh ruột của đại tá nhạc sĩ Doãn Nho, tác giả của Người con gái sông La, Chiếc khăn piêu, ..
Sau 1975 ông bị bắt tù hơn 10 năm. Năm 1995 ông được con trai bảo lãnh qua Mỹ, hiện sống ở Garden Grove, Cali.
Ông đã cho xb khoảng vài chục cuốn sách đủ loại, truyện dài, truyện ngắn, tùy bút, biên khảo.
Thời còn học tiểu học đã đọc Gìn vàng giữ ngọc, Dòng sông định mệnh. Lên cấp hai tiếp tục đọc bộ trường thiên Khu rừng lau của ông. Nói chung, sách DQS trước 1975 đọc hầu như không sót, kể cả mấy cuốn sách giáo khoa Khảo luận về .. (các tác giả hồi ấy học như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, .. ), kể cả cuốn tùy bút Vào Thiền dưới đây.
DQS viết giản dị, trong sáng; nhân vật của ông hồn hậu, đơn giản. Truyện của ông dễ đọc, rất gần với truyện của Tự lực văn đoàn, cái văn đoàn tiền chiến mà các bạn ông trong nhóm Sáng Tạo hô hào đòi phải vứt bỏ, vượt qua .. gì gì đấy. Đọc DQS rồi sau này đọc Bếp lửa của Thanh Tâm Tuyền, đọc Con sâu của Dương Nghiễm Mậu, chả hiểu sao họ lại cùng nhóm với nhau. Sau này biết thêm DQS là con rể của Tú Mỡ, nhà thơ trào phúng nổi tiếng của nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
Hồi ấy có theo học ông một chứng chỉ "Các vấn đề văn học VN". Ông cao, gầy, ăn nói nhẹ nhàng, lịch lãm. Học ông vui. Với mỗi vấn đề, ông nói qua về nội dung, lịch sử của nó, giới thiệu sách tham khảo. SV về chịu khó đọc, hơi nhiều, vì STK ít cũng cả chục cuốn, xong viết tiểu luận. Ông hứa ai viết hay, ông sẽ giúp đăng báo. Buổi học sau, ông chọn một hai người viết tốt nhất, lên thuyết trình trước lớp, xong mọi người chất vấn, tranh luận, ông ngồi lắng nghe, tổng kết.
Sau 1975 cứ tưởng ông đi Mỹ. Thời trước ông cũng từng qua Mỹ du học mấy năm về Giáo dục. Mấy năm sau mới nghe bạn bè kể ông ở lại và bị tù. Khoảng 199x tình cờ đọc một cuốn truyện loại hình sự của nxb CA (?), thấy trong đó có nhân vật giống hệt ông. Nhà văn biệt kích, viết bài chửi rủa quê hương đất nước rồi gởi lén qua tây với bút hiệu Hành Khô, Hồ Khanh, .. kiếm đô về sống phè phỡn, .. nhưng làm sao qua được tai mắt nhân dân, trí tuệ của các chiến sĩ CA, v.v. Rặc một giọng bôi bác đại khái thế, nhưng qua một số chi tiết trong truyện, vẫn ko dấu được sự khâm phục của người viết trước lối sống của ông trong tù. Vẫn nhã nhặn, chừng mực, vẫn hành thiền hàng ngày, tám năm trời, là lần tù thứ hai ..
Cũng sau này, còn biết ông là anh ruột của đại tá nhạc sĩ Doãn Nho, tác giả của Người con gái sông La, Chiếc khăn piêu, ..
15/3/19
Làm sao để không thấy mập?
Hôm trước có lần chúc các cô các bà ăn nhiều ko mập, ko tập vẫn thấy thon; nhiều người tưởng đùa. Thật ra thật đó. Mời nghe Kỳ Duyên hướng dẫn
14/3/19
Giovanni Marradi
Giovanni Marradi sinh năm 1952, con một nhạc trưởng Ý, học nhạc từ lúc lên 5. Lên 8 ông được gởi tới học sáng tác và kĩ thuật với nhà soạn nhạc đồng thời là dương cầm thủ nổi tiếng người Nga Chesnikov. Thành niên, ông đi biểu diễn khắp châu Âu, Trung Đông, và sau đó, Mỹ. Tại Las Vegas, ông gặp và kết bạn với Frank Sinatra, được Sinatra giúp đỡ, Giovanni nhanh chóng được nhiều người biết đến, trở thành một trong số nghệ sĩ biểu diễn dương cầm thành công nhất trên thế giới, với kỉ lục bán được 120 ngàn CD chỉ trong vòng 2 giờ đầu tiên phát hành trên kênh bán hàng QVC (*).
Ông đã cho phát hành hàng trăm album, hiện vẫn tiếp tục sáng tác, dạy học, thu dĩa và đi biểu diễn nhiều nơi trên thế giới.
(*) QVC (Quality, Value, Convenience - phẩm chất, giá trị, tiện lợi) là một kênh mua bán truyền thông số rất phổ biến được Joseph Segel lập ra tại Mỹ năm 1986, và năm 1993 tại nước Anh.
9/3/19
Mộng dưới hoa . Phạm Đình Chương
[Bài từ 27/11/14. Post lại, nghe Tự Tình Dưới Hoa]
Hôm trước đã có dịp nghe Bảo Cường ngâm bài thơ Tự Tình Dưới Hoa của Đinh Hùng. Hôm nay mời nghe Hồng Vân ngâm lại bài thơ theo điệu hò Huế
Tự tình dưới hoa - Hồng Vân ngâm
Tự Tình Dưới Hoa
I' ll wait for you. tranh Volegov (2013) |
Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng,
Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại,
Thăm thẳm nhìn tôi không nói năng.
Bài thơ hạnh ngộ đã trao tay,
Ôi mộng nào hơn giấc mộng này?
Mùi phấn em thơm mùi hạ cũ,
Nửa như hoài vọng, nửa như say.
Em đến như mây, chẳng đợi kỳ,
Hương ngàn gió núi động hàng mi.
Tâm tư khép mở đôi tà áo,
Hò hẹn lâu rồi – Em nói đi.
Em muốn đôi ta mộng chốn nào?
Ước nguyền đã có gác trăng sao
Truyện tâm tình: dưới hoa thiên lý,
Còn lối bâng khuâng: Ngõ trúc đào
Em chẳng tìm đâu cũng sẵn thơ,
Nắng trong hoa với gió bên hồ
Dành riêng em đấy. Khi tình tự,
Ta sẽ đi về những cảnh xưa
Rồi buổi ưu sầu, em với tôi
Nhìn nhau cũng đủ lãng quên đời
Vai kề một mái thơ phong nguyệt
Hạnh phúc xa xa mỉm miệng cười
Như ta biết, nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã dựa vào bài này, cùng bài Suôi Dòng Mộng Ảo (sic), cả hai bài đều nằm trong tập Đường Vào Tình Sử của Đinh Hùng, để soạn lời cho bản nhạc Mộng Dưới Hoa. Mời nghe Vũ Khanh ca. [link VK đã bị block. Thay bằng Tuấn Ngọc. 8/3/2019]
*
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương sinh ngày 14/11/1929 tại Bạch Mai, Hà Nội. Về nhạc ông tự học theo sách vở là chính, bắt đầu tập tành sáng tác năm 1947, lúc mới 18 tuổi, nhưng nhạc của ông vẫn thường được xếp vào dòng nhạc tiền chiến do phong cách trữ tình lãng mạn.
Trong những năm đầu kháng chiến, Phạm Đình Chương cùng với anh chị em trong nhà Phạm Đình Viêm, Thái Hằng, Thái Thanh gia nhập ban văn nghệ Quân đội ở Liên Khu IV, rồi lập ban hợp ca Thăng Long. trong đó Phạm Đình Chương vừa viết nhạc, vừa là ca sĩ với nghệ danh Hoài Bắc, còn Phạm Đình Viêm là Hoài Trung. Năm 1951, ông cùng ban Thăng Long chuyển vào Saigon. Sau 1975 ông qua định cư ở Mỹ, mất năm 1991.
Phạm Đình Chương sáng tác không nhiều, khoảng chưa tới 100 bản nhạc, nhưng có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng: Tiếng dân chài, Hội trùng dương, Ly rượu mừng, .. đặc biệt ông được coi là một trong vài nhạc sĩ có biệt tài phổ nhạc cho thơ Đôi mắt người Sơn Tây (thơ Quang Dũng), Mộng dưới hoa (thơ Đinh Hùng), Mưa Sài Gòn mưa Hà Nội (thơ Hoàng Anh Tuấn), Nửa hồn thương đau (thơ Thanh Tâm Tuyền), Đêm nhớ trăng Sài Gòn (thơ Du Tử Lê) ...
Trong những năm đầu kháng chiến, Phạm Đình Chương cùng với anh chị em trong nhà Phạm Đình Viêm, Thái Hằng, Thái Thanh gia nhập ban văn nghệ Quân đội ở Liên Khu IV, rồi lập ban hợp ca Thăng Long. trong đó Phạm Đình Chương vừa viết nhạc, vừa là ca sĩ với nghệ danh Hoài Bắc, còn Phạm Đình Viêm là Hoài Trung. Năm 1951, ông cùng ban Thăng Long chuyển vào Saigon. Sau 1975 ông qua định cư ở Mỹ, mất năm 1991.
Phạm Đình Chương sáng tác không nhiều, khoảng chưa tới 100 bản nhạc, nhưng có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng: Tiếng dân chài, Hội trùng dương, Ly rượu mừng, .. đặc biệt ông được coi là một trong vài nhạc sĩ có biệt tài phổ nhạc cho thơ Đôi mắt người Sơn Tây (thơ Quang Dũng), Mộng dưới hoa (thơ Đinh Hùng), Mưa Sài Gòn mưa Hà Nội (thơ Hoàng Anh Tuấn), Nửa hồn thương đau (thơ Thanh Tâm Tuyền), Đêm nhớ trăng Sài Gòn (thơ Du Tử Lê) ...
Năm 1991, ngay sau khi ông mất, Thụy Khuê đã thực hiện một chương trình tưởng niệm trên đài RFI. Mời nghe
Phần 1 (1/9/1991)
Phần 2 (8/9/1991)
nguồn audio: thuykhue.free.fr
Chú: Trước có cuốn Đường Vào Tình Sử của ĐH, giờ thất lạc nên ko check lại tên bài thơ là Suôi dòng mộng ảo hay Xuôi .. Nhớ là Suôi (sic). Trên mạng thì có cả hai.
8/3/19
Đề ảnh
8/3 chúc chị em luôn vui khỏe trẻ đẹp ăn nhiều ko mập ko tập vẫn gầy.
Có mái nhà tranh có lu nước
Mà tim vàng một trái nữa mô
Rầu rĩ sờ râu râu nỏ có
Áo trắng chờ ai buốt lạnh hồ
(nguồn ảnh trên mạng)
Mà tim vàng một trái nữa mô
Rầu rĩ sờ râu râu nỏ có
Áo trắng chờ ai buốt lạnh hồ
7/3/19
Hội trùng dương
"Đỉnh cao nhạc thuật của ông được thời gian đánh giá, ghi nhận, qua trường ca bất tử Hội Trùng Dương, và ca khúc Ly rượu mừng. "
Du Tử Lê đánh giá, và chắc nhiều người khác cũng đồng ý với ông. Hôm tết nghe Li rượu mừng rồi. Hôm nay nghe lại bản trường ca tuyệt vời này.
Ca khúc “Ly rượu mừng” phẩm-vật-tinh-thần trong truyền thống Tết Việt Nam
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ. Vì từ ngày bắt đầu sáng tác, ở tuổi 17, tới ngày từ trần, ở tuổi 62, cuộc trường chinh âm nhạc của họ Phạm là, những ngọn cờ đã cắm được trên nhiều đỉnh cao nghệ thuật.
Khởi đầu với những ca khúc lấp lánh tin yêu lồng ngực tuổi trẻ, Phạm Đình Chương đi lần tới những ca khúc mang nhiều tính hiện thực, như “Tiếng dân chài,” “Được mùa,” hoặc đất nước, ca dao như “Anh đi chiến dịch,” “Lá thư người chiến sĩ,” “Khúc giao duyên,” “Mười thương”… Và, dĩ nhiên, tình ca, một đỉnh ngọn cao ngất khác của ông.
Dù ở núi non âm nhạc nào, ca từ Phạm Đình Chương cũng đều thấm đẫm thi tính. Ngay tự những ca khúc thời khởi đầu sự nghiệp, khi chỉ mới 17, 18 tuổi, người ta đã thấy ông như một thi sĩ, viết lời cho ca khúc của mình.
Thí dụ: “Bình minh xuyên qua khe núi (ú u ú u) / Nguồn vui leo tia nắng đây rồi / đem hơi ấm cho đời / trẻ như đôi mươi.” (Sáng rừng) Hay: “Có suối uốn thân ven chân núi ngân / hòa câu sơn nữ hát mong tình quân” (Đất Lành)…
Sau này, chúng ta có: “Em ơi đừng khóc sầu chia ly / vì lệ tuôn rơi làm héo xuân thì / dù đêm sâu như hồn chúng mình” (Đêm cuối cùng). Hay: “Ai chia tay ai đầu xóm vắng im lìm / Ai rung lên tia mắt ngàn câu êm đềm / Mong sao cho duyên nghèo mai nắng reo thềm / Đẹp kiếp sống thêm” (Xóm đêm). Hoặc nữa: “Chiều nay nước xuôi dòng đại dương có em tên sông Hồng dâng sóng tuôn trên nguồn. Vẩn vơ nắng quái vươn trên phù sa có những cô thôn mờ xa đón bầy dân đánh cá.” (Hội Trùng Dương / Tiếng sông Hồng). Hay: “Miền Trung vọng tiếng, em xinh em bé tên là Hương giang, đêm đêm khua ánh trăng vàng mà than. Hò ơi, phiên Đông Ba buồn qua cửa chợ, bến Vân Lâu thuyền vó đơm sâu.” (Hội Trùng Dương / Tiếng sông Hương) v.v…
Riêng với ca khúc “Xóm đêm,” tôi nghĩ, cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương không chỉ hiển lộng bản chất thi sĩ, ông còn cho thấy khía cạnh nhà văn, hiểu theo nghĩa quan sát, ghi nhận một cách nhậy bén những chi tiết mà người bình thường (thậm chí một nhà văn tầm tầm…) khó thể nhận ra.
Nói chung, “Xóm đêm” như tên gọi, vốn là cảnh đìu hiu của một khu lao động. Ở điểm này, Phạm Đình Chương không phải là nhạc sĩ duy nhất viết về sự nghèo khó hay, khốn khổ của giai tầng lao động. Trước và sau ông, có nhiều nhạc sĩ đã, vẫn và sẽ còn khai thác đề tài ấy.
Tuy nhiên, dù cho đó là những ca khúc viết về đời nghèo, kiếp nghèo, số hoặc phận nghèo thì, đa số ca từ của những ca khúc này, thường rơi vào một trong hai trường hợp: Hoặc thậm xưng tức, cực tả cảnh nghèo. Hoặc thô thiển với những hình ảnh, ghi nhận hời hợt. Có thể, do nơi các tác giả kia, chỉ đề cập tới cái nghèo như một phông, nền cho chủ tâm khác. Nên chúng dễ mang tính trừu tượng, lãng mạn, chứ không phản ảnh một nét thực trạng nào của cảnh đời.
Căn bản ca khúc “Xóm đêm” là một tình ca, một tình ca xiển dương thương yêu (hay tin yêu), nơi bản chất thiện lương của con người dù ở hoàn cảnh nào, y cứ trên tính chung thủy – – Nhưng, nghe kỹ, trong “Xóm đêm” của họ Phạm có một cụm từ, chỉ 5 chữ thôi, ông đã vẽ lại (bằng ca từ và nốt nhạc) một trong những nét tiêu biểu nhất của sinh hoạt xóm nghèo. Đó là câu “Hắt hiu vàng ánh điện câu,” nằm trong đoạn nhạc mở đầu: “Đường về canh thâu / đêm khuya ngõ sâu như không màu / qua phên vênh có bao mái đầu / hắt hiu vàng ánh điện câu…”
Ở cụm từ “qua phên vênh,” chữ “vênh” là chữ “đắt” nhất – – Nó không chỉ mang tính tượng hình (vật chất) mà, nhờ sự vênh = cong, hé mở, chúng ta được dẫn tới hình ảnh kế tiếp: “có bao nhiêu mái đầu” (con người) – – Một hình thức ảnh-dẫn hay thông-ngữ – – (Chữ dùng trong lãnh vực thi ca về phương diện kỹ thuật) – – Cho thấy họ Phạm đã là một diệu-thủ. Mặc dù, tôi không loại bỏ trường hợp khi viết xuống, tác giả không hề có chủ tâm như tôi vừa trình bày.
Trường hợp này, chúng ta vẫn có thể dùng một trong những định nghĩa về thiên tài: Người tình cờ “bắt được” những điều mang ý nghĩa to lớn hay đơn giản, nhỏ bé mà, người khác không “bắt được!”
Nhưng khi chuyển từ ngữ-cảnh “qua phên vênh có bao mái đầu” tới “hắt hiu vàng ánh điện câu,” theo tôi, cả một thực tại xóm nghèo, đã được họ Phạm ghi khắc bằng những nhát búa cuối cùng, hoàn tất bức tượng ba chiều của cảnh đời hiu hắt này.
Ở đây, tôi xin mở một dấu ngoặc, để bạn đọc sinh trưởng ngoài Việt Nam hiểu rằng, tại những nước chậm tiến (như Việt Nam, nhất là những xóm nghèo), không phải ai cũng có được cho gia đình mình một đường giây điện riêng. Muốn có điện dùng, người nghèo phải dùng giây câu điện từ những nhà có đường giây điện chính. Vì thế, dòng điện trở nên quá yếu. Những ngọn đèn vẫn sáng lên, nhưng nó cũng chỉ có thể cho những gia đình này, một thứ ánh sáng yếu ớt, vàng vọt!…
Tuy nhiên, tài hoa của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương không dừng ở “Xóm đêm.” Đỉnh cao nhạc thuật của ông được thời gian đánh giá, ghi nhận, qua trường ca bất tử “Hội Trùng Dương,” và ca khúc “Ly rượu mừng.”
Với tôi, trường ca “Hội Trùng Dương” của Phạm Đình Chương là bức tranh toàn cảnh Việt Nam nghìn đời, với tất cả nét đẹp của phong tục, tập quán, truyền thống dùm bọc, thương yêu…được ông mượn hình ảnh 3 con sông của ba miền, chảy trôi trên nền dân ca từng phần đất nước; trước khi chúng nắm tay nhau, cùng chảy ra biển lớn.
Vẫn theo cảm nhận của tôi thì, trường ca “Hội Trùng Dương” của Phạm Đình Chương còn tàng-ẩn ý nghĩa hợp nhất, chấm dứt cuộc phân ly, đoạn bào theo huyền sử trăm con của Việt tộc, với 50 con lên núi, 50 con xuống biển nữa. Phải chăng, đó là tính vĩ đại của trường ca này?
Dù vậy, cũng ở trường ca vừa kể, tôi biết có người đã đặt vấn đề:
-Nơi đoạn thứ hai “Tiếng sông Hương” của trường ca, có câu: “Ngày vui tan đao binh, mẹ bồng con sơ sinh, chiều đầu xóm, xôn xao đón người trường chinh,” là một khuyết điểm lớn, không thể chấp nhận được! Số người này lý luận rằng, khi tác giả tả người chồng đi lính lâu năm (trường chinh), người vợ ở nhà, thủy chung chờ chồng thì, không thể có con mới đẻ (sơ sinh). Trừ phi…ngoại tình!
Tới giờ, tôi vẫn còn kinh ngạc trước cái gọi là “khám phá” người phát ngôn kia! Họ đã không phân biệt được hiện thực trong văn nghệ, không hề là hiện thực trong đời thường!
Theo tôi, một sự thực trăm phần trăm trong đời thường, khi được thi sĩ, nhạc sĩ… mang vào văn bản, sáng tác của họ, lập tức, nó không còn là sự thực “nguyên mẫu.” Nó đã bị khúc xạ. Tôi muốn gọi đó là sự-thực-khúc-xạ. Cách khác, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự thật. Nhất là với văn học, nghệ thuật, Huống hồ chi, hình ảnh người vợ bồng con sơ sinh, đón chồng chinh chiến trở về, trong trường ca “Hội Trùng Dương” chỉ có tính biểu tượng (symbolization). Một biểu tượng đoàn viên. Gia đình. Hạnh phúc.
Tôi không nghĩ, một người có trình độ hiểu biết trung bình nào, lại đi tìm tính xác thực trong “Chinh phụ ngâm khúc,” hay “Đoạn trường tân thanh”… Tôi cũng không nghĩ, một người chưa mất trí nào, lại đi đo đếm độ chân xác trong “Thơ say” của Vũ Hoàng Chương, “Lửa thiêng” của Huy Cận, “Mê hồn ca” của Đinh Hùng, hoặc “Hòn vọng phu” của Lê Thương…
Trở lại ca khúc “Ly rượu mừng” ở tỷ lệ (scale) nhỏ hơn, ca khúc này theo tôi, đã như một phẩm-vật-tinh-thần dâng cúng tổ tiên mỗi độ Xuân về. Vẫn theo tôi, đó là “ly rượu” đất nước gấm hoa, “ly rượu” tổ quốc độc lập, “ly rượu” ước mơ quê hương muôn đời thanh bình, được chia đều cho “anh nông phu,” “người thương gia,” “người công nhân,” qua tới “người chiến sĩ,” “bà mẹ già,” “đôi uyên ương” “người nghệ sĩ”…Một phân chia bình đẳng, đồng đều cho mọi tầng lớp. Tôi muốn nhấn mạnh thêm, người ta có thể tìm thấy đặc tính phân biệt giai cấp ở nhiều dân tộc, nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng Việt Nam thì không.
Nếu nhớ lại câu ca dao “Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ,” ta sẽ thấy mọi cố tình phân chia giai cấp trong xã hội Việt Nam, là một áp đặt kiên cưỡng, trá ngụy theo mô hình xã hội tây phương. Và, người chỉ ra sự cưỡng chế vừa kể, chính là Phạm Đình Chương, tác giả “Ly rượu mừng” vậy.
Với thời gian, một số tục lệ đón mừng Nguyên Đán của chúng ta, có thể đã hay sẽ phải thay đổi. Như chúng ta đang bỏ dần tục “xông đất” đầu năm. Như nhiều gia đình người Việt ở hải ngoại, vì lý do gia cư, đã bắt đầu “thắp” những nén nhang điện (không mùi hương); đốt những giây pháo điện (không xác pháo)…Nhưng, ca khúc “Ly rượu mừng” tôi tin, sẽ còn, mãi còn như một phẩm-vật-tinh-thần không thể thiếu của tập thể ta, mỗi mùa xuân về.
Bởi vì, đó là “ly rượu… mừng!” Ly rượu tâm thức. Chúng ta không chỉ cùng nhau nâng cao ly rượu ấy, những dịp mừng Xuân – – Mà, chúng ta còn có thể chia nhau ly rượu tâm thức này, bất cứ lúc nào; khi hoan lạc mỉm cười với chúng ta.
Rất mong, cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, ở đâu đó trong cõi vô hình, hiểu rằng, chúng tôi đã tiếp nhận một ca khúc của ông, như thế!
Du Tử Lê
(May 9-2011)
Nguồn: dutule.com
Nghe lại với Thái Thanh và ban nhạc Thăng Long
Du Tử Lê đánh giá, và chắc nhiều người khác cũng đồng ý với ông. Hôm tết nghe Li rượu mừng rồi. Hôm nay nghe lại bản trường ca tuyệt vời này.
Ca khúc “Ly rượu mừng” phẩm-vật-tinh-thần trong truyền thống Tết Việt Nam
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ. Vì từ ngày bắt đầu sáng tác, ở tuổi 17, tới ngày từ trần, ở tuổi 62, cuộc trường chinh âm nhạc của họ Phạm là, những ngọn cờ đã cắm được trên nhiều đỉnh cao nghệ thuật.
Khởi đầu với những ca khúc lấp lánh tin yêu lồng ngực tuổi trẻ, Phạm Đình Chương đi lần tới những ca khúc mang nhiều tính hiện thực, như “Tiếng dân chài,” “Được mùa,” hoặc đất nước, ca dao như “Anh đi chiến dịch,” “Lá thư người chiến sĩ,” “Khúc giao duyên,” “Mười thương”… Và, dĩ nhiên, tình ca, một đỉnh ngọn cao ngất khác của ông.
Dù ở núi non âm nhạc nào, ca từ Phạm Đình Chương cũng đều thấm đẫm thi tính. Ngay tự những ca khúc thời khởi đầu sự nghiệp, khi chỉ mới 17, 18 tuổi, người ta đã thấy ông như một thi sĩ, viết lời cho ca khúc của mình.
Thí dụ: “Bình minh xuyên qua khe núi (ú u ú u) / Nguồn vui leo tia nắng đây rồi / đem hơi ấm cho đời / trẻ như đôi mươi.” (Sáng rừng) Hay: “Có suối uốn thân ven chân núi ngân / hòa câu sơn nữ hát mong tình quân” (Đất Lành)…
Sau này, chúng ta có: “Em ơi đừng khóc sầu chia ly / vì lệ tuôn rơi làm héo xuân thì / dù đêm sâu như hồn chúng mình” (Đêm cuối cùng). Hay: “Ai chia tay ai đầu xóm vắng im lìm / Ai rung lên tia mắt ngàn câu êm đềm / Mong sao cho duyên nghèo mai nắng reo thềm / Đẹp kiếp sống thêm” (Xóm đêm). Hoặc nữa: “Chiều nay nước xuôi dòng đại dương có em tên sông Hồng dâng sóng tuôn trên nguồn. Vẩn vơ nắng quái vươn trên phù sa có những cô thôn mờ xa đón bầy dân đánh cá.” (Hội Trùng Dương / Tiếng sông Hồng). Hay: “Miền Trung vọng tiếng, em xinh em bé tên là Hương giang, đêm đêm khua ánh trăng vàng mà than. Hò ơi, phiên Đông Ba buồn qua cửa chợ, bến Vân Lâu thuyền vó đơm sâu.” (Hội Trùng Dương / Tiếng sông Hương) v.v…
Riêng với ca khúc “Xóm đêm,” tôi nghĩ, cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương không chỉ hiển lộng bản chất thi sĩ, ông còn cho thấy khía cạnh nhà văn, hiểu theo nghĩa quan sát, ghi nhận một cách nhậy bén những chi tiết mà người bình thường (thậm chí một nhà văn tầm tầm…) khó thể nhận ra.
Nói chung, “Xóm đêm” như tên gọi, vốn là cảnh đìu hiu của một khu lao động. Ở điểm này, Phạm Đình Chương không phải là nhạc sĩ duy nhất viết về sự nghèo khó hay, khốn khổ của giai tầng lao động. Trước và sau ông, có nhiều nhạc sĩ đã, vẫn và sẽ còn khai thác đề tài ấy.
Tuy nhiên, dù cho đó là những ca khúc viết về đời nghèo, kiếp nghèo, số hoặc phận nghèo thì, đa số ca từ của những ca khúc này, thường rơi vào một trong hai trường hợp: Hoặc thậm xưng tức, cực tả cảnh nghèo. Hoặc thô thiển với những hình ảnh, ghi nhận hời hợt. Có thể, do nơi các tác giả kia, chỉ đề cập tới cái nghèo như một phông, nền cho chủ tâm khác. Nên chúng dễ mang tính trừu tượng, lãng mạn, chứ không phản ảnh một nét thực trạng nào của cảnh đời.
Căn bản ca khúc “Xóm đêm” là một tình ca, một tình ca xiển dương thương yêu (hay tin yêu), nơi bản chất thiện lương của con người dù ở hoàn cảnh nào, y cứ trên tính chung thủy – – Nhưng, nghe kỹ, trong “Xóm đêm” của họ Phạm có một cụm từ, chỉ 5 chữ thôi, ông đã vẽ lại (bằng ca từ và nốt nhạc) một trong những nét tiêu biểu nhất của sinh hoạt xóm nghèo. Đó là câu “Hắt hiu vàng ánh điện câu,” nằm trong đoạn nhạc mở đầu: “Đường về canh thâu / đêm khuya ngõ sâu như không màu / qua phên vênh có bao mái đầu / hắt hiu vàng ánh điện câu…”
Ở cụm từ “qua phên vênh,” chữ “vênh” là chữ “đắt” nhất – – Nó không chỉ mang tính tượng hình (vật chất) mà, nhờ sự vênh = cong, hé mở, chúng ta được dẫn tới hình ảnh kế tiếp: “có bao nhiêu mái đầu” (con người) – – Một hình thức ảnh-dẫn hay thông-ngữ – – (Chữ dùng trong lãnh vực thi ca về phương diện kỹ thuật) – – Cho thấy họ Phạm đã là một diệu-thủ. Mặc dù, tôi không loại bỏ trường hợp khi viết xuống, tác giả không hề có chủ tâm như tôi vừa trình bày.
Trường hợp này, chúng ta vẫn có thể dùng một trong những định nghĩa về thiên tài: Người tình cờ “bắt được” những điều mang ý nghĩa to lớn hay đơn giản, nhỏ bé mà, người khác không “bắt được!”
Nhưng khi chuyển từ ngữ-cảnh “qua phên vênh có bao mái đầu” tới “hắt hiu vàng ánh điện câu,” theo tôi, cả một thực tại xóm nghèo, đã được họ Phạm ghi khắc bằng những nhát búa cuối cùng, hoàn tất bức tượng ba chiều của cảnh đời hiu hắt này.
Ở đây, tôi xin mở một dấu ngoặc, để bạn đọc sinh trưởng ngoài Việt Nam hiểu rằng, tại những nước chậm tiến (như Việt Nam, nhất là những xóm nghèo), không phải ai cũng có được cho gia đình mình một đường giây điện riêng. Muốn có điện dùng, người nghèo phải dùng giây câu điện từ những nhà có đường giây điện chính. Vì thế, dòng điện trở nên quá yếu. Những ngọn đèn vẫn sáng lên, nhưng nó cũng chỉ có thể cho những gia đình này, một thứ ánh sáng yếu ớt, vàng vọt!…
Tuy nhiên, tài hoa của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương không dừng ở “Xóm đêm.” Đỉnh cao nhạc thuật của ông được thời gian đánh giá, ghi nhận, qua trường ca bất tử “Hội Trùng Dương,” và ca khúc “Ly rượu mừng.”
Với tôi, trường ca “Hội Trùng Dương” của Phạm Đình Chương là bức tranh toàn cảnh Việt Nam nghìn đời, với tất cả nét đẹp của phong tục, tập quán, truyền thống dùm bọc, thương yêu…được ông mượn hình ảnh 3 con sông của ba miền, chảy trôi trên nền dân ca từng phần đất nước; trước khi chúng nắm tay nhau, cùng chảy ra biển lớn.
Vẫn theo cảm nhận của tôi thì, trường ca “Hội Trùng Dương” của Phạm Đình Chương còn tàng-ẩn ý nghĩa hợp nhất, chấm dứt cuộc phân ly, đoạn bào theo huyền sử trăm con của Việt tộc, với 50 con lên núi, 50 con xuống biển nữa. Phải chăng, đó là tính vĩ đại của trường ca này?
Dù vậy, cũng ở trường ca vừa kể, tôi biết có người đã đặt vấn đề:
-Nơi đoạn thứ hai “Tiếng sông Hương” của trường ca, có câu: “Ngày vui tan đao binh, mẹ bồng con sơ sinh, chiều đầu xóm, xôn xao đón người trường chinh,” là một khuyết điểm lớn, không thể chấp nhận được! Số người này lý luận rằng, khi tác giả tả người chồng đi lính lâu năm (trường chinh), người vợ ở nhà, thủy chung chờ chồng thì, không thể có con mới đẻ (sơ sinh). Trừ phi…ngoại tình!
Tới giờ, tôi vẫn còn kinh ngạc trước cái gọi là “khám phá” người phát ngôn kia! Họ đã không phân biệt được hiện thực trong văn nghệ, không hề là hiện thực trong đời thường!
Theo tôi, một sự thực trăm phần trăm trong đời thường, khi được thi sĩ, nhạc sĩ… mang vào văn bản, sáng tác của họ, lập tức, nó không còn là sự thực “nguyên mẫu.” Nó đã bị khúc xạ. Tôi muốn gọi đó là sự-thực-khúc-xạ. Cách khác, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự thật. Nhất là với văn học, nghệ thuật, Huống hồ chi, hình ảnh người vợ bồng con sơ sinh, đón chồng chinh chiến trở về, trong trường ca “Hội Trùng Dương” chỉ có tính biểu tượng (symbolization). Một biểu tượng đoàn viên. Gia đình. Hạnh phúc.
Tôi không nghĩ, một người có trình độ hiểu biết trung bình nào, lại đi tìm tính xác thực trong “Chinh phụ ngâm khúc,” hay “Đoạn trường tân thanh”… Tôi cũng không nghĩ, một người chưa mất trí nào, lại đi đo đếm độ chân xác trong “Thơ say” của Vũ Hoàng Chương, “Lửa thiêng” của Huy Cận, “Mê hồn ca” của Đinh Hùng, hoặc “Hòn vọng phu” của Lê Thương…
Trở lại ca khúc “Ly rượu mừng” ở tỷ lệ (scale) nhỏ hơn, ca khúc này theo tôi, đã như một phẩm-vật-tinh-thần dâng cúng tổ tiên mỗi độ Xuân về. Vẫn theo tôi, đó là “ly rượu” đất nước gấm hoa, “ly rượu” tổ quốc độc lập, “ly rượu” ước mơ quê hương muôn đời thanh bình, được chia đều cho “anh nông phu,” “người thương gia,” “người công nhân,” qua tới “người chiến sĩ,” “bà mẹ già,” “đôi uyên ương” “người nghệ sĩ”…Một phân chia bình đẳng, đồng đều cho mọi tầng lớp. Tôi muốn nhấn mạnh thêm, người ta có thể tìm thấy đặc tính phân biệt giai cấp ở nhiều dân tộc, nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng Việt Nam thì không.
Nếu nhớ lại câu ca dao “Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ,” ta sẽ thấy mọi cố tình phân chia giai cấp trong xã hội Việt Nam, là một áp đặt kiên cưỡng, trá ngụy theo mô hình xã hội tây phương. Và, người chỉ ra sự cưỡng chế vừa kể, chính là Phạm Đình Chương, tác giả “Ly rượu mừng” vậy.
Với thời gian, một số tục lệ đón mừng Nguyên Đán của chúng ta, có thể đã hay sẽ phải thay đổi. Như chúng ta đang bỏ dần tục “xông đất” đầu năm. Như nhiều gia đình người Việt ở hải ngoại, vì lý do gia cư, đã bắt đầu “thắp” những nén nhang điện (không mùi hương); đốt những giây pháo điện (không xác pháo)…Nhưng, ca khúc “Ly rượu mừng” tôi tin, sẽ còn, mãi còn như một phẩm-vật-tinh-thần không thể thiếu của tập thể ta, mỗi mùa xuân về.
Bởi vì, đó là “ly rượu… mừng!” Ly rượu tâm thức. Chúng ta không chỉ cùng nhau nâng cao ly rượu ấy, những dịp mừng Xuân – – Mà, chúng ta còn có thể chia nhau ly rượu tâm thức này, bất cứ lúc nào; khi hoan lạc mỉm cười với chúng ta.
Rất mong, cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, ở đâu đó trong cõi vô hình, hiểu rằng, chúng tôi đã tiếp nhận một ca khúc của ông, như thế!
Du Tử Lê
(May 9-2011)
Nguồn: dutule.com
Nghe lại với Thái Thanh và ban nhạc Thăng Long
2/3/19
Xóm đêm
Riêng với ca khúc “Xóm đêm,” tôi nghĩ, cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương không chỉ hiển lộng bản chất thi sĩ, ông còn cho thấy khía cạnh nhà văn, hiểu theo nghĩa quan sát, ghi nhận một cách nhậy bén những chi tiết mà người bình thường (thậm chí một nhà văn tầm tầm…) khó thể nhận ra.
Nói chung, “Xóm đêm” như tên gọi, vốn là cảnh đìu hiu của một khu lao động. Ở điểm này, Phạm Đình Chương không phải là nhạc sĩ duy nhất viết về sự nghèo khó hay, khốn khổ của giai tầng lao động. Trước và sau ông, có nhiều nhạc sĩ đã, vẫn và sẽ còn khai thác đề tài ấy.
Tuy nhiên, dù cho đó là những ca khúc viết về đời nghèo, kiếp nghèo, số hoặc phận nghèo thì, đa số ca từ của những ca khúc này, thường rơi vào một trong hai trường hợp: Hoặc thậm xưng tức, cực tả cảnh nghèo. Hoặc thô thiển với những hình ảnh, ghi nhận hời hợt. Có thể, do nơi các tác giả kia, chỉ đề cập tới cái nghèo như một phông, nền cho chủ tâm khác. Nên chúng dễ mang tính trừu tượng, lãng mạn, chứ không phản ảnh một nét thực trạng nào của cảnh đời.
Căn bản ca khúc “Xóm đêm” là một tình ca, một tình ca xiển dương thương yêu (hay tin yêu), nơi bản chất thiện lương của con người dù ở hoàn cảnh nào, y cứ trên tính chung thủy – – Nhưng, nghe kỹ, trong “Xóm đêm” của họ Phạm có một cụm từ, chỉ 5 chữ thôi, ông đã vẽ lại (bằng ca từ và nốt nhạc) một trong những nét tiêu biểu nhất của sinh hoạt xóm nghèo. Đó là câu “Hắt hiu vàng ánh điện câu,” nằm trong đoạn nhạc mở đầu: “Đường về canh thâu / đêm khuya ngõ sâu như không màu / qua phên vênh có bao mái đầu / hắt hiu vàng ánh điện câu…”
Ở cụm từ “qua phên vênh,” chữ “vênh” là chữ “đắt” nhất – – Nó không chỉ mang tính tượng hình (vật chất) mà, nhờ sự vênh = cong, hé mở, chúng ta được dẫn tới hình ảnh kế tiếp: “có bao nhiêu mái đầu” (con người) – – Một hình thức ảnh-dẫn hay thông-ngữ – – (Chữ dùng trong lãnh vực thi ca về phương diện kỹ thuật) – – Cho thấy họ Phạm đã là một diệu-thủ. Mặc dù, tôi không loại bỏ trường hợp khi viết xuống, tác giả không hề có chủ tâm như tôi vừa trình bày.
Trường hợp này, chúng ta vẫn có thể dùng một trong những định nghĩa về thiên tài: Người tình cờ “bắt được” những điều mang ý nghĩa to lớn hay đơn giản, nhỏ bé mà, người khác không “bắt được!”
Nhưng khi chuyển từ ngữ-cảnh “qua phên vênh có bao mái đầu” tới “hắt hiu vàng ánh điện câu,” theo tôi, cả một thực tại xóm nghèo, đã được họ Phạm ghi khắc bằng những nhát búa cuối cùng, hoàn tất bức tượng ba chiều của cảnh đời hiu hắt này.
Ở đây, tôi xin mở một dấu ngoặc, để bạn đọc sinh trưởng ngoài Việt Nam hiểu rằng, tại những nước chậm tiến (như Việt Nam, nhất là những xóm nghèo), không phải ai cũng có được cho gia đình mình một đường giây điện riêng. Muốn có điện dùng, người nghèo phải dùng giây câu điện từ những nhà có đường giây điện chính. Vì thế, dòng điện trở nên quá yếu. Những ngọn đèn vẫn sáng lên, nhưng nó cũng chỉ có thể cho những gia đình này, một thứ ánh sáng yếu ớt, vàng vọt!…
Du Tử Lê (trích bài viết)
Ảnh mạng. Cô gái nghèo trong một xóm đêm