2/3/19

Xóm đêm




Riêng với ca khúc “Xóm đêm,” tôi nghĩ, cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương không chỉ hiển lộng bản chất thi sĩ, ông còn cho thấy khía cạnh nhà văn, hiểu theo nghĩa quan sát, ghi nhận một cách nhậy bén những chi tiết mà người bình thường (thậm chí một nhà văn tầm tầm…) khó thể nhận ra.

Nói chung, “Xóm đêm” như tên gọi, vốn là cảnh đìu hiu của một khu lao động. Ở điểm này, Phạm Đình Chương không phải là nhạc sĩ duy nhất viết về sự nghèo khó hay, khốn khổ của giai tầng lao động. Trước và sau ông, có nhiều nhạc sĩ đã, vẫn và sẽ còn khai thác đề tài ấy.

Tuy nhiên, dù cho đó là những ca khúc viết về đời nghèo, kiếp nghèo, số hoặc phận nghèo thì, đa số ca từ của những ca khúc này, thường rơi vào một trong hai trường hợp: Hoặc thậm xưng tức, cực tả cảnh nghèo. Hoặc thô thiển với những hình ảnh, ghi nhận hời hợt. Có thể, do nơi các tác giả kia, chỉ đề cập tới cái nghèo như một phông, nền cho chủ tâm khác. Nên chúng dễ mang tính trừu tượng, lãng mạn, chứ không phản ảnh một nét thực trạng nào của cảnh đời.

Căn bản ca khúc “Xóm đêm” là một tình ca, một tình ca xiển dương thương yêu (hay tin yêu), nơi bản chất thiện lương của con người dù ở hoàn cảnh nào, y cứ trên tính chung thủy – – Nhưng, nghe kỹ, trong “Xóm đêm” của họ Phạm có một cụm từ, chỉ 5 chữ thôi, ông đã vẽ lại (bằng ca từ và nốt nhạc) một trong những nét tiêu biểu nhất của sinh hoạt xóm nghèo. Đó là câu “Hắt hiu vàng ánh điện câu,” nằm trong đoạn nhạc mở đầu: “Đường về canh thâu / đêm khuya ngõ sâu như không màu / qua phên vênh có bao mái đầu / hắt hiu vàng ánh điện câu…”

Ở cụm từ “qua phên vênh,” chữ “vênh” là chữ “đắt” nhất – – Nó không chỉ mang tính tượng hình (vật chất) mà, nhờ sự vênh = cong, hé mở, chúng ta được dẫn tới hình ảnh kế tiếp: “có bao nhiêu mái đầu” (con người) – – Một hình thức ảnh-dẫn hay thông-ngữ  – – (Chữ dùng trong lãnh vực thi ca về phương diện kỹ thuật) – – Cho thấy họ Phạm đã là một diệu-thủ. Mặc dù, tôi không loại bỏ trường hợp khi viết xuống, tác giả không hề có chủ tâm như tôi vừa trình bày.

Trường hợp này, chúng ta vẫn có thể dùng một trong những định nghĩa về thiên tài: Người tình cờ “bắt được” những điều mang ý nghĩa to lớn hay đơn giản, nhỏ bé mà, người khác không “bắt được!”

Nhưng khi chuyển từ ngữ-cảnh “qua phên vênh có bao mái đầu” tới “hắt hiu vàng ánh điện câu,” theo tôi, cả một thực tại xóm nghèo, đã được họ Phạm ghi khắc bằng những nhát búa cuối cùng, hoàn tất bức tượng ba chiều của cảnh đời hiu hắt này.

Ở đây, tôi xin mở một dấu ngoặc, để bạn đọc sinh trưởng ngoài Việt Nam hiểu rằng, tại những nước chậm tiến (như Việt Nam, nhất là những xóm nghèo), không phải ai cũng có được cho gia đình mình một đường giây điện riêng. Muốn có điện dùng, người nghèo phải dùng giây câu điện từ những nhà có đường giây điện chính. Vì thế, dòng điện trở nên quá yếu. Những ngọn đèn vẫn sáng lên, nhưng nó cũng chỉ có thể cho những gia đình này, một thứ ánh sáng yếu ớt, vàng vọt!…

Du Tử Lê (trích bài viết)


Ảnh mạng. Cô gái nghèo trong một xóm đêm


2 nhận xét:

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)