27/12/21

Tuyệt cú kì 2 . Đỗ Phủ

絕句 (其二)

江碧鳥逾白,     江碧鸟逾白,
山青花欲燃。     山青花欲燃。
今春看又過,     今春看又过,
何日是歸年?      何日是归年?

杜甫  

- 絕句 tuyệt cú: thể thơ có từ thời Lục Triều, nhưng đến đời Đường mới thịnh hành. Tuyệt 絕 có nghĩa là dứt, hết. Tuyệt cú chỉ thể thơ mỗi bài chỉ có 4 câu là dứt. Nếu mỗi câu có 5 chữ thì gọi là ngũ ngôn tứ tuyệt, hay nói gọn là ngũ tuyệt 五絕. Thường gặp là  ngũ tuyệt, thất tuyệt; lục tuyệt ít gặp. 

Thơ Tuyệt cú được phân làm hai loại là luật tuyệt và cổ tuyệt. Luật tuyệt thì tuân thủ các quy tắc của thơ Đường luật. Cổ tuyệt tức thể thơ cổ phong, nhưng chỉ có bốn câu.

絕句 tuyệt cú, còn gọi là 截句 tiệt cú, 斷句 đoạn cú, 絕詩 tuyệt thi, 短小精萃 đoản tiểu tinh túy, 四句一首 tứ cú nhất thủ.

- 其二 kì nhị = bài hai. Đỗ Phủ có nhiều chùm thơ tuyệt cú. Có chùm hai bài, có chùm 3 bài, 4 bài, .. Đây là bài hai trong chùm hai bài ngũ ngôn tuyệt cú ông viết năm 764. 

- 江碧 giang bích = màu xanh biếc của dòng sông, dòng sông xanh biếc.. 江 giang = sông, 碧 bích = xanh biếc.

- 逾 du:更多 (càng thêm).

- 花欲燃 hoa dục nhiên = = hoa sắp cháy, sắp đỏ lửa. Tỉ dụ hoa đỏ tươi rực rỡ. 欲 dục (phó từ) = sắp, muốn, giống như.  燃 nhiên = nhen lửa, cháy, thiêu. 

- 看 khán/khan = nhìn, xem. 

- 歸年 quy niên = ngày trở về. 

杜甫 Đỗ Phủ (712 - 770) tự Tử Mĩ, là nhà thơ lớn thời Thịnh Đường, được người đời tôn xưng là "Thi thánh", tiếng tăm ngang với Thi tiên Lí Bạch, thường được gọi chung là "Lí Đỗ"

Âm Hán Việt: Tuyệt cú kì 2

Giang bích điểu du bạch,

Sơn thanh hoa dục nhiên.

Kim xuân khan hựu quá,

Hà nhật thị quy niên?

Đỗ Phủ.

Nghĩa: 

Sông biếc làm cánh chim càng thêm trắng,

Núi xanh khiến mấy bông hoa đỏ rực như muốn cháy lên.

Mùa xuân này lại qua đi,

Đến năm nào mới được về quê nhà.


Tạm dịch

Sông biếc chim càng trắng,

Núi xanh hoa lập lòe.

Xuân này trông lại hết,

Năm tháng nào về quê?


Một số bài dịch thơ đọc được trên trang thivien . net


Lê Nguyễn Lưu

Sông biếc chim mờ trắng

Hoa tươi núi thắm cao

Xuân nay đã thấy cảnh

Trở lại biết năm nao

(Đường thi tuyển dịch, NXB Thuận Hoá, 1997)


Nhượng Tống

Sông biếc chim càng trắng!

Non xanh hoa rọi hồng

Bao giờ về xứ sở?

Xuân lại một mùa trông!

(Thơ Đỗ Phủ, Nhượng Tống dịch, in lần thứ 2, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1996)


Chế Lan Viên

Sông biếc chim càng trắng,

Núi xanh hoa thắm màu.

Xuân này qua mất nữa,

Về được, biết năm nào?

(Thơ Đỗ Phủ, Hoàng Trung Thông, NXB Văn học, 1962)



Thư pháp: Vương Đông Linh (hình trên mạng)




19/12/21

thiên nhai . Lí Thương Ẩn

 天涯

春日在天涯, 春日在天涯,

天涯日又斜。 天涯日又斜。

鶯啼如有淚, 莺啼如有泪,

為濕最高花。 为湿最高花。

李商隱 

Chú.

- 天涯 thiên nhai = chân trời. Hải giác thiên nhai = chân trời góc bể, chỉ nơi xa lắm lắm. 

- 斜 tà = nghiêng. 斜 âm pinyin hiện đại là /xié/, âm cổ là /xiá/ (bắt vần với chữ nhai 涯 /yá/ ở câu trên)

日又斜 nhật hựu tà = mặt trời cũng đã xế bóng.

- 鶯啼 oanh đề = oanh kêu. 

- 為濕 vi thấp = làm ướt. 

- 最高花 tối cao hoa = bông hoa trên cành cây cao nhất. Cũng là bông hoa nở cuối cùng trên cây.

Tác giả: 李商隱  Lí Thương Ẩn (813 - 857), một trong những nhà thơ xuất sắc nhất thời Vãn Đường, cùng với Đỗ Mục được người đời tôn xưng là Tiểu Lí Đỗ (gọi "tiểu" để phân biệt với cặp Lí Đỗ nổi tiếng thời Thịnh Đường - Lí Bạch - Đỗ Phủ). Trong tuyển tập thơ nổi tiếng Đường thi tam bách thủ, Lí Thương Ẩn được chọn 20 bài, số lượng đứng hàng thứ tư.


Âm Hán Việt:  Thiên nhai.
Xuân nhật tại thiên nhai, thiên nhai nhật hựu tà.
Oanh đề như hữu lệ, vi thấp tối cao hoa. 
Lí Thương Ẩn

Nghĩa: Chân trời. 

Ngày xuân nơi chân trời, Nơi chân trời xa mặt trời lại xế bóng. Tiếng oanh kêu như có nước mắt, Làm đẫm ướt bông hoa trên cành cao nhất.

Tạm dịch: 

Xuân ở nơi chân trời, 

Chân trời nắng quái rơi.

Tiếng oanh ngâm nước mắt, 

Ướt cánh hoa cao rồi.

oOo

Đọc thêm mấy bản dịch thấy trên net 

Ngày xuân ở chân trời

Chân trời xa bóng xế

Oanh kêu dường rớm lệ

Làm hoa ướt đầm mi

Nguyễn Hà
(thivien . net)


Xuân ở cuối chân trời

Chân trời chiều nắng vơi

Giọng oanh trào nước mắt

Ướt nhánh hoa cao vời

Tạ Trung Hậu
(thivien . net)


Xuân ở tận chân trời,

Chân trời ngắm chiều rơi.

Oanh hót như ứa lệ,

Làm ướt hoa bên trời!

Đỗ Chiêu Đức 

(longhovinhlong blogspot)

nắng quái chiều hôm. vnphoto net



8/12/21

Tuyển thơ Đường Tống

 

Tuyển tập thơ Đường, Tống do Phí Minh Tâm thực hiện.
Mỗi bài đều có
- nguyên văn chữ Hán
- âm Hán Việt,
- dịch nghĩa
- dịch thơ
- dịch tiếng Anh.




5/12/21

Biệt lão hữu

 別老友

別離無遠近,
臨老禁愁難。
欲去更回首,
川原增暮寒。
從善王

Âm Hán Việt

Biệt lão hữu

Biệt li vô viễn cận,

Lâm lão cấm sầu nan.

Dục khứ cánh hồi đầu,

Xuyên nguyên tăng mộ hàn.

Tùng Thiện Vương

Chú

臨老 lâm lão = đến tuổi già.

禁愁 cấm sầu = ngăn nỗi buồn.

更 cánh (phó từ) = lại nữa.

川原 xuyên nguyên = sông suối và cánh đồng; cánh đồng.

暮寒 mộ hàn = cái lạnh lúc chiều tối.

Tác giả Tùng Thiện Vương (1819 - 1870), tên thật Nguyễn Phúc Miên Thẩm, con thứ 10 của vua Minh Mạng, người sáng lập Mạc Vân thi xã ở đất Thần kinh.

Dưới triều Nguyễn, các vị hoàng thân như ông không được phép thi cử, làm quan. Nhưng ông cũng được phong tước Tùng Thiện công. Con rể ông là Đoàn Trưng đã nổi lên chống triều đình (Giặc Chày vôi thời Tự Đức). Dù trước đó Đoàn Trưng đã lấy cớ vợ không nghe lời, bỏ vợ; nhưng sau vụ nổi loạn ông cũng phải nhận hình phạt cắt bổng lộc 8 năm. Ông lên chùa ở, gia đình ông phải trồng cây ăn quả mang chợ bán để mưu sinh. Ông mất lúc 51t. Tước Tùng Thiện Vương là Bảo Đại truy phong cho ông sau này.

Nghĩa:

Chia tay bạn

Chia tay không kể xa hay gần đều buồn, 

Nhưng già rồi, ngăn nỗi buồn khó lắm thay.

Muốn đi mà lại cứ ngoái đầu nhìn lại,

Đường về đi qua sông suối và cánh đồng khiến buổi chiều càng lạnh hơn.

Dịch thơ

Ly biệt chẳng xa, gần

Tuổi già buồn khó ngăn

Muốn đi đầu ngoảnh lại

Đồng tối giá băng tăng

Nguyễn Phước Bảo Quyến


Con vật trong thành ngữ

 Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt 

từ lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận

luận án tiến sĩ







1/12/21

Lịch sử văn minh Trung Hoa.

 



Lịch sử văn minh Trung Hoa – Will Durant. Nguyễn Hiến Lê dịch


Nội Dung:

Chương I: Thời đại các triết gia
I. Buổi đầu
II. Khổng Tử
III. Các nhà theo chủ nghĩa xã hội và các nhà chủ trương vô chính phủ.

Chương II: Thời đại các thi sĩ
I. Bismarck của Trung Hoa
II. Các cuộc thí nghiệm chủ nghĩa xã hội.
III. Sự vinh quang đời Đường
IV. Vị trích tiên.
V. Cái hay của thơ Trung Hoa.
VI. Đỗ Phủ.
VII. Văn Xuôi.
VIII. Tuồng.

Chương III: Thời đại các nghệ sĩ
I, Văn nghệ phục hưng: đời Tống
II. Chùa chiềng và cung điện.
IV. Hoạ.
V. Đồ sứ.

Chương IV: Dân tộc và quốc gia.
I. Từ đời Nguyên đến đời Thanh.
II. Dân tộc và ngôn ngữ.


Chương V: Cách mạng và phục sinh
I. Bạch hoạ.
II. Một nền văn minh cáo chung.
III. Bắt đầu một trật tự mới.