Nguyễn Tài Cẩn
Vài lời của tác giả
1. Đây là một tập chuyên luận viết về vấn đề nguồn gốc và vấn đề quá trình hình thành cách đọc chữ Hán ở Việt Nam, cách đọc mà trước nay ta thường quen gọi là cách đọc Hán Việt.
Cơ sở của tập chuyên luận này là một số bài giảng chúng tôi đã đọc mấy năm gần đây cho sinh viên năm thứ 3, thuộc ngành Hán Nôm, Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
2. Những bài giảng này thường được bố trí liền sau giáo trình Lịch sử ngữ âm tiếng Việt - một giáo trình trong đó nhiều phần đã được xây dựng chủ yếu trên cơ sở so sánh các cứ liệu phương ngữ Việt Nam với nhau, cũng như so sánh cứ liệu tiếng Việt với tiếng Mường, cứ liệu tiếng Việt - Mường với cứ liệu các tiếng Môn Khơ-me, các tiếng thuộc nguồn gốc Nam á khác. Mặt khác, các bài giảng này lại thường được bố trí liền trước giáo trình chuyên giảng về nguồn gốc, kết cấu và diễn biến của chữ Nôm. Vì vậy, cứ liệu về phương ngữ, về các tiếng Nam á, cũng như cứ liệu về chữ Nôm, trong tập bài giảng này chúng tôi thường không đề cập đến, hoặc nếu có đề cập đến thì chúng tôi cũng tinh giản đến mức tối đa, để tránh tình trạng gây ra ấn tượng trùng lặp nhiều lần.
3. Cái mới nhất trong những bài giảng này là tri thức về ngữ âm lịch sử tiếng Hán, mà chủ yếu là tiếng Hán vào giai đoạn Đường - Tống. Nhưng đây là một địa hạt vô cùng phức tạp, từ trước đến nay đã có không biết bao nhiêu là tài liệu, sách, báo viết về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi bắt buộc phải có một sự chọn lọc, theo ý kiến chủ quan của chúng tôi. Trên nguyên tắc, chúng tôi chỉ cung cấp những tri thức nào mà chúng tôi xét thấy cần thiết nhất, không có những tri thức đó thì không thể hiểu được về cách đọc Hán Việt - nội dung chính của chuyên luận này. Chúng tôi cũng chỉ trình bày những kiến giải, những luận cứ nào mà chúng tôi cho là hợp lý nhất, theo nhận định riêng của bản thân chúng tôi. Để bù đắp cho sự hạn chế đó, chúng tôi đã tìm cách bổ sung. Chúng tôi đã dành riêng một chương, trình bày về các nguồn cứ liệu gốc mà xưa nay, bất kỳ nhà Hán ngữ học nào nghiên cứu về giai đoạn này cũng phải sử dụng đến : trình bày về vận thư và về vận đồ. Chúng tôi hy vọng rằng, nếu nắm vững được, sử dụng được những nguồn cứ liệu gốc này thì người đọc hoàn toàn có thể tự mình kiểm tra lại được các kiến giải của các nhà nghiên cứu đi trước, và tự mình cũng có thể xây dựng được cho bản thân một hướng suy nghĩ riêng của mình.
4. Đi vào vấn đề nguồn gốc, vấn đề quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, về thực chất là đi vào địa hạt ngữ âm lịch sử. Mà đã đi vào địa hạt này thì thường thường tốt nhất là nên dựa vào hệ thống thuật ngữ, hệ thống kí hiệu phiên âm quốc tế. Nhưng ở đây chúng tôi vẫn có chủ trương hơi khác. Chúng tôi nghĩ rằng đối với người Việt Nam, lại đi sâu vào ngành Hán Nôm, thì một cái vốn tri thức tối thiểu về hệ thống âm vận học cổ truyền là một điều không thể nào thiếu được. Vì vậy trong các bài giảng này, chúng tôi chủ trương kết hợp, vừa cung cấp những thuật ngữ hiện đại, vừa cung cấp những tên gọi cổ truyền : một mặt vẫn ghi bằng những ký hiệu như k, kc, g, ŋ, một mặt vẫn gọi bằng tên gọi các tự mẫu “kiến, khê, quần, nghi” như trong thư tịch cổ. Thêm vào đó, khi đưa vào ấn loát thì dùng tên tự mẫu, tên các vận bộ theo lối cổ truyền cũng có mặt lợi của nó: bằng cách này, có thể hạn chế rất nhiều việc sử dụng những ký hiệu phiên âm quốc tế mà các nhà in thường không có.
5. Tập này chuyên viết về cách đọc Hán Việt, thì tất yếu không thể nào tránh khỏi được việc phải sử dụng nhiều các ký hiệu văn tự Hán. Nhưng dùng quá nhiều chữ Hán thì cũng rất phiền cho việc ấn loát. Vì vậy sau đây, chúng tôi bắt buộc phải tự hạn chế, chỉ dùng nhiều chữ Hán ở ba chương VI, VII, VIII, khi nêu cách đọc Hán Việt của từng chữ, từng chữ một. Ở các chương trước, chúng tôi luôn cố gắng dùng cách đọc Hán Việt để thay thế. Đối với tên gọi các tự mẫu, các vận bộ, chúng tôi cũng ghi bằng chữ Quốc ngữ, căn cứ vào cách đọc Hán Việt. Để tránh những sai lầm đáng tiếc, chúng tôi sẽ làm một số bảng đối chiếu riêng, có ghi chữ Hán bên cạnh chữ Quốc ngữ, và ở đầu sách sẽ làm bảng quy ước để bạn đọc tiện theo dõi.
6. Vấn đề nguồn gốc, vấn đề quá trình hình thành cách đọc Hán Việt là một vấn đề đã được nhiều người đi trước bàn đến. Viết tập chuyên luận này, chúng tôi đã dựa rất nhiều vào thành tựu của các bậc đi trước đó. Tuy nhiên, ở rất nhiều vấn đề, chúng tôi đều có cách kiến giải riêng của mình. Nói về điều kiện tiếp xúc giữa tiếng Hán, tiếng Việt, chúng tôi không những chỉ nói đến sự tiếp xúc trong khoảng 8, 9 thế kỷ sau công nguyên, mà chúng tôi còn bàn đến khả năng tiếp xúc sau khi nước nhà đã giành được độc lập, tự chủ. Nói về xuất phát điểm của cách đọc Hán Việt, chúng tôi cũng không tự bằng lòng chỉ dựa vào sự hiểu biết chung chung về tiếng Hán trong toàn bộ thời kỳ gọi là trung cổ, mà chúng tôi cố gắng dựng lên một giai đoạn nhỏ riêng, giai đoạn bao gồm hai thế kỷ VIII - IX. Nói đến hệ thống ngữ âm thời Thiết vận, nói đến quá trình diễn biến của tiếng Hán sau thời Thiết vận, chúng tôi cũng đều có những cách tái lập dựa trên lối suy luận riêng của bản thân chúng tôi. Chúng tôi rất tự biết, vị tất những cách kiến giải của chúng tôi đã có đầy đủ sức thuyết phục, có thể tranh thủ được sự đồng tình của tất cả mọi người. Mặt khác, trong quá trình trình bày cũng không thể nào không gặp phải những chỗ mà tự ngay bản thân chúng tôi, cũng thấy là đang còn có vấn đề cần phải đầu tư tiếp tục suy nghĩ nhiều hơn nữa. Vì vậy, rất mong các anh chị em sinh viên đã từng nghe giáo trình chuyên đề này, cũng như rất mong đông đảo các bạn đọc theo dõi tập chuyên luận này, chỉ cho tác giả những chỗ còn sai sót, và gợi cho tác giả những điều cần phải tiếp tục sửa chữa.
7. Tập tài liệu này sở dĩ ra mắt được bạn đọc trước hết là nhờ có sự giúp đỡ tận tình của đồng chí N.V. Xtankêvich và của Cụ Nguyễn Tài Đức. Đồng chí N.V. Xtankêvich đã dành nhiều thì giờ giúp đỡ chúng tôi trong việc lập hồ sơ, thu thập tư liệu về ngữ âm lịch sử, như lập gần 7.000 phiếu đối chiếu cách đọc Hán Việt với Đường âm, khoảng 6.000 phiếu những chữ Nôm có liên quan đến đề tài, sao lại nhiều phần trong các bộ từ điển cổ v.v... Cụ Nguyễn Tài Đức đã trích Tứ thư, Ngũ kinh, lập cho chúng tôi được một danh sách những chữ Hán thông dụng nhất, có kèm theo cách đọc Hán Việt bên cạnh. Cụ thường xuyên làm cố vấn cho chúng tôi trong những vấn đề có liên quan đến cách học, cách dạy, cách làm văn bài, thi cử thời trước.
Tập tài liệu này sở dĩ ra mắt được bạn đọc lại còn nhờ có sự khuyến khích rất nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp trong hai tổ bộ môn Ngôn ngữ và Hán Nôm.
Cuối cùng, trước khi đưa in, tập này cũng đã được ban biên tập Nhà xuất bản Khoa học xã hội, và được các đồng chí Vương Lộc, Phan Huy Lê đọc kỹ và góp cho nhiều ý kiến rất bổ ích. Nhân đây chúng tôi xin ngỏ lời chân thành cảm ơn của chúng tôi.
Tác giảNguyễn Tài Cẩn
(l979)
Quy ước trong việc trình bày
1. Trong tập này, chúng tôi sẽ dùng song song cả hai hệ thống thuật ngữ : thuật ngữ ngữ âm học hiện đại, cũng như thuật ngữ của ngành âm vận học cổ truyền. Về nội dung các thuật ngữ âm vận học cổ truyền, xin xem:
- Vận, tiểu vận trang 100 - Thanh mẫu, tự mẫu trang 111
- Vận bộ (vận loại) trang 104 - Đẳng trang 112
- Phiên thiết trang 105 - Khai khẩu, hợp khẩu trang 114
- Nhiếp trang 114
2. Tên gọi các tự mẫu, các vận bộ chúng tôi đều ghi theo cách đọc Hán -Việt. Để tránh những sự nhầm lẫn đáng tiếc, xin xem bảng đối chiếu với chữ Hán ở các trang sau đây:
- Về tên 61 vận bộ và 206 vận mục trang 101, 102
- Về tên 36 tự mẫu trang 115
3. Để bạn đọc tiện theo dõi, nhiều trường hợp chúng tôi sẽ ghi các âm theo chữ Quốc ngữ chứ không theo ký hiệu quốc tế. Những trường hợp đó sẽ dùng chữ cái, in hoa, ví dụ âm B, âm CH, âm A, âm ƯA v.v... Riêng trường hợp âm A, những lúc cần phân biệt với ký hiệu quốc tế A thì sẽ dùng thêm hai ngoặc kép, ví dụ : “A”.
4. Một số ký hiệu thường dùng :
- Ký hiệu / có nghĩa là “đối lập với” hoặc “tương ứng với”.
Ví dụ : p / b (p đối lập với b)
-m / -p (-m tương ứng với -p)
- Ký hiệu > có nghĩa là “chuyển thành”.
Ví dụ : s > t (s chuyển thành t)
- Ký hiệu < có nghĩa là “chuyển từ”.
Ví dụ : t < s (t chuyển từ s đến)
- Ký hiệu // có nghĩa là “tồn tại song song với tư cách là những biến thể”.
Ví dụ: Ie // I (Ie, I là hai biến thể của một âm vị)
1. Đây là một tập chuyên luận viết về vấn đề nguồn gốc và vấn đề quá trình hình thành cách đọc chữ Hán ở Việt Nam, cách đọc mà trước nay ta thường quen gọi là cách đọc Hán Việt.
Cơ sở của tập chuyên luận này là một số bài giảng chúng tôi đã đọc mấy năm gần đây cho sinh viên năm thứ 3, thuộc ngành Hán Nôm, Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
2. Những bài giảng này thường được bố trí liền sau giáo trình Lịch sử ngữ âm tiếng Việt - một giáo trình trong đó nhiều phần đã được xây dựng chủ yếu trên cơ sở so sánh các cứ liệu phương ngữ Việt Nam với nhau, cũng như so sánh cứ liệu tiếng Việt với tiếng Mường, cứ liệu tiếng Việt - Mường với cứ liệu các tiếng Môn Khơ-me, các tiếng thuộc nguồn gốc Nam á khác. Mặt khác, các bài giảng này lại thường được bố trí liền trước giáo trình chuyên giảng về nguồn gốc, kết cấu và diễn biến của chữ Nôm. Vì vậy, cứ liệu về phương ngữ, về các tiếng Nam á, cũng như cứ liệu về chữ Nôm, trong tập bài giảng này chúng tôi thường không đề cập đến, hoặc nếu có đề cập đến thì chúng tôi cũng tinh giản đến mức tối đa, để tránh tình trạng gây ra ấn tượng trùng lặp nhiều lần.
3. Cái mới nhất trong những bài giảng này là tri thức về ngữ âm lịch sử tiếng Hán, mà chủ yếu là tiếng Hán vào giai đoạn Đường - Tống. Nhưng đây là một địa hạt vô cùng phức tạp, từ trước đến nay đã có không biết bao nhiêu là tài liệu, sách, báo viết về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi bắt buộc phải có một sự chọn lọc, theo ý kiến chủ quan của chúng tôi. Trên nguyên tắc, chúng tôi chỉ cung cấp những tri thức nào mà chúng tôi xét thấy cần thiết nhất, không có những tri thức đó thì không thể hiểu được về cách đọc Hán Việt - nội dung chính của chuyên luận này. Chúng tôi cũng chỉ trình bày những kiến giải, những luận cứ nào mà chúng tôi cho là hợp lý nhất, theo nhận định riêng của bản thân chúng tôi. Để bù đắp cho sự hạn chế đó, chúng tôi đã tìm cách bổ sung. Chúng tôi đã dành riêng một chương, trình bày về các nguồn cứ liệu gốc mà xưa nay, bất kỳ nhà Hán ngữ học nào nghiên cứu về giai đoạn này cũng phải sử dụng đến : trình bày về vận thư và về vận đồ. Chúng tôi hy vọng rằng, nếu nắm vững được, sử dụng được những nguồn cứ liệu gốc này thì người đọc hoàn toàn có thể tự mình kiểm tra lại được các kiến giải của các nhà nghiên cứu đi trước, và tự mình cũng có thể xây dựng được cho bản thân một hướng suy nghĩ riêng của mình.
4. Đi vào vấn đề nguồn gốc, vấn đề quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, về thực chất là đi vào địa hạt ngữ âm lịch sử. Mà đã đi vào địa hạt này thì thường thường tốt nhất là nên dựa vào hệ thống thuật ngữ, hệ thống kí hiệu phiên âm quốc tế. Nhưng ở đây chúng tôi vẫn có chủ trương hơi khác. Chúng tôi nghĩ rằng đối với người Việt Nam, lại đi sâu vào ngành Hán Nôm, thì một cái vốn tri thức tối thiểu về hệ thống âm vận học cổ truyền là một điều không thể nào thiếu được. Vì vậy trong các bài giảng này, chúng tôi chủ trương kết hợp, vừa cung cấp những thuật ngữ hiện đại, vừa cung cấp những tên gọi cổ truyền : một mặt vẫn ghi bằng những ký hiệu như k, kc, g, ŋ, một mặt vẫn gọi bằng tên gọi các tự mẫu “kiến, khê, quần, nghi” như trong thư tịch cổ. Thêm vào đó, khi đưa vào ấn loát thì dùng tên tự mẫu, tên các vận bộ theo lối cổ truyền cũng có mặt lợi của nó: bằng cách này, có thể hạn chế rất nhiều việc sử dụng những ký hiệu phiên âm quốc tế mà các nhà in thường không có.
5. Tập này chuyên viết về cách đọc Hán Việt, thì tất yếu không thể nào tránh khỏi được việc phải sử dụng nhiều các ký hiệu văn tự Hán. Nhưng dùng quá nhiều chữ Hán thì cũng rất phiền cho việc ấn loát. Vì vậy sau đây, chúng tôi bắt buộc phải tự hạn chế, chỉ dùng nhiều chữ Hán ở ba chương VI, VII, VIII, khi nêu cách đọc Hán Việt của từng chữ, từng chữ một. Ở các chương trước, chúng tôi luôn cố gắng dùng cách đọc Hán Việt để thay thế. Đối với tên gọi các tự mẫu, các vận bộ, chúng tôi cũng ghi bằng chữ Quốc ngữ, căn cứ vào cách đọc Hán Việt. Để tránh những sai lầm đáng tiếc, chúng tôi sẽ làm một số bảng đối chiếu riêng, có ghi chữ Hán bên cạnh chữ Quốc ngữ, và ở đầu sách sẽ làm bảng quy ước để bạn đọc tiện theo dõi.
6. Vấn đề nguồn gốc, vấn đề quá trình hình thành cách đọc Hán Việt là một vấn đề đã được nhiều người đi trước bàn đến. Viết tập chuyên luận này, chúng tôi đã dựa rất nhiều vào thành tựu của các bậc đi trước đó. Tuy nhiên, ở rất nhiều vấn đề, chúng tôi đều có cách kiến giải riêng của mình. Nói về điều kiện tiếp xúc giữa tiếng Hán, tiếng Việt, chúng tôi không những chỉ nói đến sự tiếp xúc trong khoảng 8, 9 thế kỷ sau công nguyên, mà chúng tôi còn bàn đến khả năng tiếp xúc sau khi nước nhà đã giành được độc lập, tự chủ. Nói về xuất phát điểm của cách đọc Hán Việt, chúng tôi cũng không tự bằng lòng chỉ dựa vào sự hiểu biết chung chung về tiếng Hán trong toàn bộ thời kỳ gọi là trung cổ, mà chúng tôi cố gắng dựng lên một giai đoạn nhỏ riêng, giai đoạn bao gồm hai thế kỷ VIII - IX. Nói đến hệ thống ngữ âm thời Thiết vận, nói đến quá trình diễn biến của tiếng Hán sau thời Thiết vận, chúng tôi cũng đều có những cách tái lập dựa trên lối suy luận riêng của bản thân chúng tôi. Chúng tôi rất tự biết, vị tất những cách kiến giải của chúng tôi đã có đầy đủ sức thuyết phục, có thể tranh thủ được sự đồng tình của tất cả mọi người. Mặt khác, trong quá trình trình bày cũng không thể nào không gặp phải những chỗ mà tự ngay bản thân chúng tôi, cũng thấy là đang còn có vấn đề cần phải đầu tư tiếp tục suy nghĩ nhiều hơn nữa. Vì vậy, rất mong các anh chị em sinh viên đã từng nghe giáo trình chuyên đề này, cũng như rất mong đông đảo các bạn đọc theo dõi tập chuyên luận này, chỉ cho tác giả những chỗ còn sai sót, và gợi cho tác giả những điều cần phải tiếp tục sửa chữa.
7. Tập tài liệu này sở dĩ ra mắt được bạn đọc trước hết là nhờ có sự giúp đỡ tận tình của đồng chí N.V. Xtankêvich và của Cụ Nguyễn Tài Đức. Đồng chí N.V. Xtankêvich đã dành nhiều thì giờ giúp đỡ chúng tôi trong việc lập hồ sơ, thu thập tư liệu về ngữ âm lịch sử, như lập gần 7.000 phiếu đối chiếu cách đọc Hán Việt với Đường âm, khoảng 6.000 phiếu những chữ Nôm có liên quan đến đề tài, sao lại nhiều phần trong các bộ từ điển cổ v.v... Cụ Nguyễn Tài Đức đã trích Tứ thư, Ngũ kinh, lập cho chúng tôi được một danh sách những chữ Hán thông dụng nhất, có kèm theo cách đọc Hán Việt bên cạnh. Cụ thường xuyên làm cố vấn cho chúng tôi trong những vấn đề có liên quan đến cách học, cách dạy, cách làm văn bài, thi cử thời trước.
Tập tài liệu này sở dĩ ra mắt được bạn đọc lại còn nhờ có sự khuyến khích rất nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp trong hai tổ bộ môn Ngôn ngữ và Hán Nôm.
Cuối cùng, trước khi đưa in, tập này cũng đã được ban biên tập Nhà xuất bản Khoa học xã hội, và được các đồng chí Vương Lộc, Phan Huy Lê đọc kỹ và góp cho nhiều ý kiến rất bổ ích. Nhân đây chúng tôi xin ngỏ lời chân thành cảm ơn của chúng tôi.
Tác giảNguyễn Tài Cẩn
(l979)
Quy ước trong việc trình bày
1. Trong tập này, chúng tôi sẽ dùng song song cả hai hệ thống thuật ngữ : thuật ngữ ngữ âm học hiện đại, cũng như thuật ngữ của ngành âm vận học cổ truyền. Về nội dung các thuật ngữ âm vận học cổ truyền, xin xem:
- Vận, tiểu vận trang 100 - Thanh mẫu, tự mẫu trang 111
- Vận bộ (vận loại) trang 104 - Đẳng trang 112
- Phiên thiết trang 105 - Khai khẩu, hợp khẩu trang 114
- Nhiếp trang 114
2. Tên gọi các tự mẫu, các vận bộ chúng tôi đều ghi theo cách đọc Hán -Việt. Để tránh những sự nhầm lẫn đáng tiếc, xin xem bảng đối chiếu với chữ Hán ở các trang sau đây:
- Về tên 61 vận bộ và 206 vận mục trang 101, 102
- Về tên 36 tự mẫu trang 115
3. Để bạn đọc tiện theo dõi, nhiều trường hợp chúng tôi sẽ ghi các âm theo chữ Quốc ngữ chứ không theo ký hiệu quốc tế. Những trường hợp đó sẽ dùng chữ cái, in hoa, ví dụ âm B, âm CH, âm A, âm ƯA v.v... Riêng trường hợp âm A, những lúc cần phân biệt với ký hiệu quốc tế A thì sẽ dùng thêm hai ngoặc kép, ví dụ : “A”.
4. Một số ký hiệu thường dùng :
- Ký hiệu / có nghĩa là “đối lập với” hoặc “tương ứng với”.
Ví dụ : p / b (p đối lập với b)
-m / -p (-m tương ứng với -p)
- Ký hiệu > có nghĩa là “chuyển thành”.
Ví dụ : s > t (s chuyển thành t)
- Ký hiệu < có nghĩa là “chuyển từ”.
Ví dụ : t < s (t chuyển từ s đến)
- Ký hiệu // có nghĩa là “tồn tại song song với tư cách là những biến thể”.
Ví dụ: Ie // I (Ie, I là hai biến thể của một âm vị)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)
Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>
Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:
:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng
Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)