Nhiều người có con hay bị đau ốm, khó nuôi thì đem bán khoán con cho chùa hay đền để con dễ nuôi hơn. Bản thân tôi ko tin mấy chuyện này. Theo tôi con khó nuôi là vì
Thời nay nuôi con ko sợ thiếu, chỉ sợ thừa. Tuy vậy, nhiều nhà mua cho con ko thiếu gì, nhưng con vẫn ốm o, vì nó ko chịu ăn, uống - các bà mẹ than thở. Nhưng nhìn khối lượng thực phẩm mà các bà mẹ muốn con mình ăn vào bản thân tôi cũng oải, ko nghĩ mình có thể ăn hết từng ấy cơm + thịt + sữa + rau + củ quả .. Bị ép ngày này qua ngày nọ, bé ko sợ mới lạ. Thực ra bản năng sinh tồn của sinh vật các loài rất lớn. Bé chán đến sợ ăn là do lỗi của ta thôi. Cứ đi sau lưng bé mà đẩy, phản ứng tự nhiên là bé phải trì lại, vì sợ té dập mặt. Về chuyện này tôi có một kinh nghiệm vui vui.
cu 7 tháng |
Thủa cu mới tập ăn, nhìn bx đút sốt cả ruột. Tôi lấy cho cu một tô cơm, cái muổng, rồi để cu tự xúc ăn. Cu cậu lại có vẻ khoái hơn mẹ đút. Ban đầu dùng muổng chưa quen đổ cả ra chiếu. Hết cơm trong tô, chưa đủ no cu cậu lấy tay bốc từng hạt cơm đổ ăn tiếp. Có lần bx đi vắng, lười nấu cơm tôi dẫn cu đi ăn bánh bèo cùng với người bạn. Cu bấy giờ khoảng 3 tuổi. Cắn một miếng bánh, cu nhăn mặt kêu cay. Tôi mặc kệ, nhịn ăn vài ngày mới lo, nhịn ăn một bữa ko những ko sao, còn tốt. Cu ngồi nhìn mọi người ăn một lát, rồi lại rón rén thử ăn .. ăn hết bánh, cu bưng dĩa liếm luôn số tóp mỡ, vụn tôm còn sót lại, nhìn ko nhịn được cười.
iii - cơ địa.
i có thể cải thiện được nếu đủ quyết tâm. ii có thể tìm cách cải thiện phần nào. iii thì trời sinh, chỉ có thể tìm cách nâng cao thể lực bé - khi nhỏ là ăn uống, lớn hơn là tập luyện. Jigoro Kano tổ sư của môn võ Judo sinh ra là một người rất ốm yếu, xin học võ thầy nào cũng chê ko nhận.
Bản thân tôi ko tin chuyện bán khoán. Nhưng tôi ko phải chuyên gia về những chuyện như này, mọi điều tôi nói trên đây đều là cảm tính, từ một kinh nghiệm rất cá biệt của bản thân. Mời mọi người đọc bài báo, xem clip sau để tham khảo thêm.
Có nhiều bậc cha mẹ thấy con khó nuôi hay ốm vặt, bướng bỉnh, khó dạy dỗ… bé sinh vào giờ xấu thì được mách nên bán khoán con lên chùa cho dễ nuôi và tốt cho con. Tuy nhiên cũng có không ít băn khoăn về việc này và bán khoán con lên chùa có dễ nuôi hay không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm với các nội dung trong bài viết này.
Bán khoán con lên chùa có dễ nuôi hay không
Chị Hà (Hoàng Quốc Việt – Hà Nội) dẫn con trai (khoảng 5 tuổi) đến chùa Hà thắp hương cầu an. Chị cho biết: “Con trai đầu của nhà mình, thấy hay ốm đau, mình đem con lên chùa bán khoán. Bán khoán con lên chùa, công nhận là dễ nuôi thật. Con mọc răng không sốt. Ăn bột, ăn cháo vèo một cái là hết bát, chẳng quấy khóc gì. Cứ ăn no là ngủ. Nuôi sướng lắm. Đứa đầu tiên nhà mình bán ở tận phủ Tây Hồ. Đứa sau, nhà mình bán ở chùa Hà cho gần nhà, tiện đi lại”.
Chị Hà cho biết có hai hình thức bán khoán con lên chùa: bán khoán đến năm 13 tuổi, “chuộc” con ra, hoặc là bán khoán trọn đời. Nếu mẹ nào muốn bán khoán con, có thể lên bất kỳ ngôi chùa nào, hoặc chọn chùa ở gần nhà, hỏi sư thầy về mặt thủ tục và thời gian thực hiện.
Khi đã bán khoán con, bố mẹ cũng không nhất thiết là đi chùa đều đặn hàng tháng. Quan trọng nhất, bố mẹ và con nên làm nhiều việc thiện, giúp đỡ mọi người. Lúc nào có thời gian, bố mẹ cũng nên dẫn con đến chùa, thắp hương cầu an.
Nhưng nhiều mẹ cũng còn băn khoăn về chuyện bán khoán con lên chùa. Mẹ Liên (Lạc Trung – Hà Nội) cho biết: “Nghe bà ngoại bảo, bán khoán con lên chùa, sau này lớn lên, con sẽ gặp lận đận trong tình duyên và hôn nhân”.
Thông thường, các ông bà nội và ông bà ngoại rất tin vào việc bán khoán con cháu lên chùa cho dễ nuôi. Mẹ cu Bí nghĩ lại vẫn còn thấy bực vì chuyện bán khoán. Thấy cu Bí hay ốm vặt, bà nội khuyên mẹ bé đem con lên chùa bán khoán cho dễ nuôi. Mẹ Bí vẫn còn nửa tin nửa ngờ, bà nội đã đem Bí “bán” từ lúc nào rồi.
Bán khoán con lên chùa là việc xuất phát từ tâm linh, bắt nguồn từ sự thành tâm hướng thiện và mong con cái gặp nhiều may mắn. Bán khoán con lên chùa có dễ nuôi hay không, đến nay chưa được xác nhận một cách chính xác và cụ thể. Đây là vấn đề thuộc về tâm lý của mỗi gia đình.
Với các bé mới sinh ra, hay ốm đau lặt vặt: mọc răng sẽ sốt, rối loạn tiêu hóa, dễ viêm phổi hay viêm phế quản. Khi bé lên 3 tuổi, lúc đó bé đã quen với môi trường sống, sức đề kháng tốt hơn. Bé sẽ không ốm đau liên tục hay ốm vặt liên miên như hồi bé tí. Lúc đó chắc chắn là bé sẽ nuôi hơn rồi.
Con khó nuôi – Có nên bán khoán con lên chùa cho dễ nuôi không?
Trong việc nuôi dạy con, bố mẹ chú ý giữ gìn cho con ăn sạch và không tiếp xúc với môi trường dễ khiến con nhiễm bệnh. Bố mẹ nên dành nhiều thời gian chăm sóc, quan tâm dạy dỗ con. Làm được những điều này, dù có bán khoán hay không bán khoán con lên chùa, con cũng đỡ ốm đau, lớn lên ngoan ngoãn, khỏe mạnh.
Nếu có thời gian rỗi, vào ngày mùng một hay ngày 15 hàng tháng, tính theo lịch âm hoặc bất cứ khi nào có thời gian rảnh, các bố mẹ có thể lên chùa vãn cảnh cầu an cho cả gia đình.
Có nên bán khoán con lên chùa cho dễ nuôi
Về việc nhiều bậc phụ huynh băn khoăn không biết có nên bán con mình vào chùa không khi khó nuôi? Thượng tọa Thích Thiện Bảo, Trưởng Ban Văn hóa Thành hội Phật giáo TPHCM, Phó Tổng biên tập Báo Giác Ngộ chia sẻ:
Việc bán con chỉ giải quyết về mặt niềm tin tôn giáo. Các thủ tục bán con thường chỉ bằng miệng, bố mẹ thấy con khó nuôi thì đưa cháu lên chùa. Tại đây thầy trụ trì sẽ chọn ngày và lên chánh điện làm lễ. Buổi lễ diễn ra cũng rất nhanh chóng, thầy thắp hương và bạch Phật, sau đó dùng nước sái tịnh và lấy tay xoa đầu cho bé.
Sau đó thầy đặt cho một cái tên (tên này khác với ý nghĩa của pháp danh). Đây chỉ là cái tên của thầy đặt cho để công nhận bé là người của nhà chùa. Một số thầy cũng có thể đưa cho bé một bộ đồ vàng có dấu nhà chùa hay tượng Phật để đeo…
Sau khi làm lễ xong, bố mẹ bé có thể đưa bé ra về. Việc làm này chỉ nhằm giúp bố mẹ trẻ nuôi bé dễ hơn. Việc bán con này phổ biến diễn ra ở các vùng nông thôn, đặc biệt là các tỉnh miền Bắc.
“Thầy cũng có nhận mấy bé khó nuôi được bố mẹ đưa đến bán vào chùa. Ở đây họ bán luôn ít có người đến chuộc ra. Việc bán con này chỉ là hình thức nói miệng để nương nhờ oai đức của chư Tăng, Thiên thần và sự gia hộ của chư Phật cho bé.
Gửi cho Phật, đặt một cái tên khác để giúp cho bé dễ nuôi chứ có phải đi tu đâu mà ảnh hưởng đến hôn nhân và công danh của bé sau này. Việc làm này chỉ nhằm làm lành tránh dữ cho bé mà thôi” – thầy Thiện Bảo nhấn mạnh.
Tuy việc làm này hỗ trợ niềm tin nhưng cũng không nên quá lạm dụng. Có những gia đình vì quá tin vào thầy bói, khi nghe phán là cháu khắc với cha mẹ, sinh cháu ra sẽ làm ăn lụn bại hay đoản mệnh… thì tìm cách bán khoán cháu, để chùa nuôi là điều không nên.
Bán khoán con lên chùa có dễ nuôi hay không
Chị Hà (Hoàng Quốc Việt – Hà Nội) dẫn con trai (khoảng 5 tuổi) đến chùa Hà thắp hương cầu an. Chị cho biết: “Con trai đầu của nhà mình, thấy hay ốm đau, mình đem con lên chùa bán khoán. Bán khoán con lên chùa, công nhận là dễ nuôi thật. Con mọc răng không sốt. Ăn bột, ăn cháo vèo một cái là hết bát, chẳng quấy khóc gì. Cứ ăn no là ngủ. Nuôi sướng lắm. Đứa đầu tiên nhà mình bán ở tận phủ Tây Hồ. Đứa sau, nhà mình bán ở chùa Hà cho gần nhà, tiện đi lại”.
Chị Hà cho biết có hai hình thức bán khoán con lên chùa: bán khoán đến năm 13 tuổi, “chuộc” con ra, hoặc là bán khoán trọn đời. Nếu mẹ nào muốn bán khoán con, có thể lên bất kỳ ngôi chùa nào, hoặc chọn chùa ở gần nhà, hỏi sư thầy về mặt thủ tục và thời gian thực hiện.
Khi đã bán khoán con, bố mẹ cũng không nhất thiết là đi chùa đều đặn hàng tháng. Quan trọng nhất, bố mẹ và con nên làm nhiều việc thiện, giúp đỡ mọi người. Lúc nào có thời gian, bố mẹ cũng nên dẫn con đến chùa, thắp hương cầu an.
Nhưng nhiều mẹ cũng còn băn khoăn về chuyện bán khoán con lên chùa. Mẹ Liên (Lạc Trung – Hà Nội) cho biết: “Nghe bà ngoại bảo, bán khoán con lên chùa, sau này lớn lên, con sẽ gặp lận đận trong tình duyên và hôn nhân”.
Thông thường, các ông bà nội và ông bà ngoại rất tin vào việc bán khoán con cháu lên chùa cho dễ nuôi. Mẹ cu Bí nghĩ lại vẫn còn thấy bực vì chuyện bán khoán. Thấy cu Bí hay ốm vặt, bà nội khuyên mẹ bé đem con lên chùa bán khoán cho dễ nuôi. Mẹ Bí vẫn còn nửa tin nửa ngờ, bà nội đã đem Bí “bán” từ lúc nào rồi.
Bán khoán con lên chùa là việc xuất phát từ tâm linh, bắt nguồn từ sự thành tâm hướng thiện và mong con cái gặp nhiều may mắn. Bán khoán con lên chùa có dễ nuôi hay không, đến nay chưa được xác nhận một cách chính xác và cụ thể. Đây là vấn đề thuộc về tâm lý của mỗi gia đình.
Với các bé mới sinh ra, hay ốm đau lặt vặt: mọc răng sẽ sốt, rối loạn tiêu hóa, dễ viêm phổi hay viêm phế quản. Khi bé lên 3 tuổi, lúc đó bé đã quen với môi trường sống, sức đề kháng tốt hơn. Bé sẽ không ốm đau liên tục hay ốm vặt liên miên như hồi bé tí. Lúc đó chắc chắn là bé sẽ nuôi hơn rồi.
Con khó nuôi – Có nên bán khoán con lên chùa cho dễ nuôi không?
Trong việc nuôi dạy con, bố mẹ chú ý giữ gìn cho con ăn sạch và không tiếp xúc với môi trường dễ khiến con nhiễm bệnh. Bố mẹ nên dành nhiều thời gian chăm sóc, quan tâm dạy dỗ con. Làm được những điều này, dù có bán khoán hay không bán khoán con lên chùa, con cũng đỡ ốm đau, lớn lên ngoan ngoãn, khỏe mạnh.
Nếu có thời gian rỗi, vào ngày mùng một hay ngày 15 hàng tháng, tính theo lịch âm hoặc bất cứ khi nào có thời gian rảnh, các bố mẹ có thể lên chùa vãn cảnh cầu an cho cả gia đình.
Có nên bán khoán con lên chùa cho dễ nuôi
Về việc nhiều bậc phụ huynh băn khoăn không biết có nên bán con mình vào chùa không khi khó nuôi? Thượng tọa Thích Thiện Bảo, Trưởng Ban Văn hóa Thành hội Phật giáo TPHCM, Phó Tổng biên tập Báo Giác Ngộ chia sẻ:
Việc bán con chỉ giải quyết về mặt niềm tin tôn giáo. Các thủ tục bán con thường chỉ bằng miệng, bố mẹ thấy con khó nuôi thì đưa cháu lên chùa. Tại đây thầy trụ trì sẽ chọn ngày và lên chánh điện làm lễ. Buổi lễ diễn ra cũng rất nhanh chóng, thầy thắp hương và bạch Phật, sau đó dùng nước sái tịnh và lấy tay xoa đầu cho bé.
Sau đó thầy đặt cho một cái tên (tên này khác với ý nghĩa của pháp danh). Đây chỉ là cái tên của thầy đặt cho để công nhận bé là người của nhà chùa. Một số thầy cũng có thể đưa cho bé một bộ đồ vàng có dấu nhà chùa hay tượng Phật để đeo…
Sau khi làm lễ xong, bố mẹ bé có thể đưa bé ra về. Việc làm này chỉ nhằm giúp bố mẹ trẻ nuôi bé dễ hơn. Việc bán con này phổ biến diễn ra ở các vùng nông thôn, đặc biệt là các tỉnh miền Bắc.
“Thầy cũng có nhận mấy bé khó nuôi được bố mẹ đưa đến bán vào chùa. Ở đây họ bán luôn ít có người đến chuộc ra. Việc bán con này chỉ là hình thức nói miệng để nương nhờ oai đức của chư Tăng, Thiên thần và sự gia hộ của chư Phật cho bé.
Gửi cho Phật, đặt một cái tên khác để giúp cho bé dễ nuôi chứ có phải đi tu đâu mà ảnh hưởng đến hôn nhân và công danh của bé sau này. Việc làm này chỉ nhằm làm lành tránh dữ cho bé mà thôi” – thầy Thiện Bảo nhấn mạnh.
Tuy việc làm này hỗ trợ niềm tin nhưng cũng không nên quá lạm dụng. Có những gia đình vì quá tin vào thầy bói, khi nghe phán là cháu khắc với cha mẹ, sinh cháu ra sẽ làm ăn lụn bại hay đoản mệnh… thì tìm cách bán khoán cháu, để chùa nuôi là điều không nên.
nguồn: bamethongthai.vn
Mời xem video, nghe chuyên gia giải thích thêm về vấn đề này
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)
Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>
Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:
:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng
Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)