31/3/14

Nhớ bóng cây kơ nia . Phan Huỳnh Điểu

Phan Huỳnh Điểu sinh ngày 11/11/1924 tại Đà Nẳng, nhưng quê Quảng Nam, trong một gia đình 11 người con, cha là thợ may. Bắt đầu sáng tác từ năm 16 tuổi, với Trầu Cau (1940), nhưng chỉ được công chúng biết từ 1945 với Đoàn Vệ Quốc Quân.

Năm 1955 tập kết ra Bắc, đến 1964 lại trở vào Nam hoạt động. Sau 1975 về sống và lam việc tại Saigon.

Phan Huỳnh Điểu đã cho công bố khoảng 100 ca khúc, trong đó hơn một nửa là thơ được ông phổ nhạc. Có thể nói ông là một trong số các nhạc sĩ phổ nhạc cho thơ tành công nhất. Trong cuộc phỏng vấn đăng báo Thanh Niên ngày 27 tháng 4 năm 2006, nhạc sĩ nói: "Tôi cho rằng thơ phổ nhạc đạt đến mức độ cộng hưởng tâm hồn của nhạc sĩ và thi sĩ. Tìm thấy một bài thơ phù hợp, nhạc sĩ phổ nhạc và gửi gắm tâm trạng mình. Xét đến cùng, chất thơ trong ca từ của một nhạc sĩ thuần túy không thể bằng được chất thơ trong ca từ vốn là bài thơ của một nhà thơ. Nhà thơ chắt chiu từng con chữ, nhạc sĩ chăm chút từng nốt nhạc sẽ cho ra một tác phẩm toàn vẹn và đầy đặn. Bởi vậy, tôi hết sức thích phổ nhạc cho thơ. Thơ và nhạc như cặp anh chị em song sinh, thơ một cánh, nhạc một cánh cho tác phẩm bay lên..."

1.
Ngay từ thời mới sáng tác ông thử phổ nhạc một số bài thơ của Tế Hanh, Huy Cận .. Nhưng phải đợi đến 1971 mới thành công với bài Bóng Cây Kơnia của Ngọc Anh.

Bóng Cây Kơ nia
phỏng dịch theo điệu Kachoi của dân ca Hrê.

Trời sáng em lên rẫy
Thấy bóng cây Kơ nia
Bóng ngả che ngực em
Về nhớ anh, không ngủ…
Buổi chiều mẹ lên rẫy
Thấy bóng cây Kơ nia
Bóng tròn che lưng mẹ
Về nhớ anh mẹ khóc...
Em hỏi cây Kơ nia:
- Gió mày thổi về đâu?
- Về phương mặt trời mọc,
Mẹ hỏi cây Kơ nia:
- Rễ mày uống nước đâu?
- Uống nước nguồn miền Bắc.
Con giun sống nhờ đất
Chim phí sống nhờ rừng
Em và mẹ nhớ anh
Uống theo nguồn miền Bắc
Như bóng cây Kơ nia
Như gió cây Kơ nia.


Dưới bài thơ ghi phỏng dịch, nhưng theo Nguyên Ngọc, tác giả chỉ khiêm nhượng, thật sự bài thơ do Ngọc Anh sáng tác. Ngọc Anh (1932 - 1965) họ Nguyễn, người Quảng Nam làm việc ở Ban Văn Sử Địa (tiền thân Viện Văn học Việt Nam sau này), chuyên nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên, tham gia dịch các trường ca như Đam San, Xinh Nhã …

Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc bài thơ hoàn chỉnh ngày 12/08/1971, được Măng Thị Hội, người dân tộc Ba-na ở Bình Định tập kết ra Bắc, bấy giờ đang học ở Nhạc viện Hà Nội trình bày như là bài thi ra trường, và đạt điểm tuyệt đối.



Trước Phan Huỳnh Điểu còn có tác giả khác phổ nhạc bài thơ này, ví dụ Phan Thanh Nam, từng được Tường Vy trình bày trên sóng Đài TNVN cuối những năm 195x. Ai muốn nghe cho biết có thể click theo link này để nghe. Con giờ thì mời nghe Thu Minh trình bày lại bản nhạc của Phan Huỳnh Điểu



Kơ nia là tiếng dân tộc ở Tây Nguyên gọi. Ở Quảng Nam cây nầy có tên cây cốc, ở đông nam bộ thì gọi cây cầy. Đây là loài cây lớn, cao đến 15; 30 m, lá nhỏ, tán cây hình trứng, xanh quanh năm, nên thường là nơi để ngồi nghỉ ngơi trên nương rẫy. Gỗ cứng, nhưng dễ bị mối mọt, nên chỉ dùng đốt than. Trái cầy ăn sống thơm và bùi không kém hạt điều đã qua chế biến.

Một loài cây ko mấy ai biết, nhờ bài thơ và nhất là nhờ bản nhạc, bổng trở nên nổi tiếng cả nước, thành biểu tượng của Tây nguyên, được đưa về trồng ở khuôn viên Tỉnh ủy Gia Lai, trụ sở UBND Gia Lai, chuyển ra Hà Nội trồng ở lăng chủ tịch HCM, ra tận Phú Thọ trồng ở Đền Hùng ...

Mời nghe lại bản nhạc với Vân Khánh





2.
Năm 1973 Phan Huỳnh Điểu lại có một bản nhạc phổ thơ mang âm hưởng dân ca Bắc bộ được nhiều người yêu thích, đã được nói tới trong một entry trước.. Mời nghe lại giọng ca ngọt ngào của Anh Thơ .



Bài thơ gốc của Nông Quốc Chấn:

Nhớ

... Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt
...
(Ca dao)


Con suối nhớ ai
Róc rách róc rách
Đêm đêm ngày ngày
Nhắc thầm không trách.

Con chim nhớ ai
Bay đi bay lại
Mây chiều nắng mai
Xa xôi không ngại.

Cái nón nhớ ai
Dầm mưa dãi nắng
Đi trên đường dài
Không quên lời dặn

Chiếc khăn nhớ ai
Bời bời trong óc
Chỉ màu không phai
Trùm lên mái tóc.

Chiếc cày nhớ ai
Sáng chiều xới đất
Con trâu chiếc vai
Hẹn mùa lúa tốt.

Chiếc quạt nhớ ai
Bay như cánh bướm
Gió thoảng bên người
Lòng thêm mát đượm.

Ngọn đèn nhớ ai
Suốt đêm không ngủ
Như mắt canh trời
Bừng bừng tia lửa.
Ai nhớ cứ nhớ
Ai đi cứ đi
Chiến trường súng nổ
Thắng giặc, lại về!



ref: thivien.net, wikipedia


16 nhận xét:

  1. Em thích bài này á Đại ce ! Nghe từ bé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, thời em mới lớn mấy bài này vẫn còn được hát nhiều, nổi như cồn. Còn bé bắt đầu để ý người ta, đâu dám nói gì .. chỉ vừa lẩm nhẩm hát về nhớ anh ko ngủ rồi rưng rưng nước mũi :d

      Xóa
    2. Em cũng thích... i như PT anh K ợ :D - Phan Huỳnh Điểu là một nhạc sĩ tài hoa, và được mệnh danh là "Người có công chắp cánh cho những vần thơ bay xa" quả là không sai chút nào cả. Em thích thuyền và biển của PHĐ nhất vì nhờ đôi cánh âm nhạc mà ta cảm nhận được sự tri âm tri kỷ, một tình bạn vong niên hiếm có... tình yêu không chỉ có màu hồng, không chỉ có hoa, có lá mà có cả bão tố nữa...Lan man tí vậy.. thêm tí nữa có khi lại ra " nước mắm hâm lại" thì khổ công anh dọn nhà nhề :))

      Xóa
    3. Em cũng thích... i như PT
      Tức là, như PT vừa nghe lẩm nhẩm ca theo về nhớ anh ko ngủ rồi sụt sùi nước mũi ? :d
      Nhạc phổ thơ chắc làm 2 entry nữa .. Em đón nghe, rảnh thì vào thêm mắm thêm muối cho nó mặn mà nhé

      Xóa
    4. Đại ce là đồ xấu xa , có " về nhớ anh không ngủ" cũng phải mần sao đẹp như phin Hồng Koong ấy chớ đâu mà mũi dãi sụt sùi thấy ghơ dzậy chài ?
      Ling Giang ! Quả là Linh Giang trùng ý tớ quá ! Ôm cái nào ! >:D< . Tớ rất thích nhiều bài của chú Phan Huỳnh Điểu .

      Xóa
    5. khóc mà còn tính khóc sao cho điệu đà nữa :d

      Xóa
    6. Hơ! ngừi ta nghe rùi cũng lẩm nhẩm... nhưng hông sụt sùi...sến như PT đâu :)) mờ ngừi ta théc méc cái... rễ cây ni...chừ sao mừ dài thế... chòi ra tận miền Bắc để uống nước thui á để thấy bieenh pháp nghệ thuật trong văn học được ông Huỳnh Điểu tài hoa chắp cánh thoai :x :X

      Xóa
    7. Khóc điệu đà... là khóc giả vờ đó anh K... mũi thì xoẹt xoẹt dưng mờ mắt thì đảo như ... lạc rang :))

      Xóa
    8. =)) Bây giờ tớ mới nghe cụm từ : "Mũi thì xoẹt xoẹt mà mắt đảo như lạc rang" . Tớ đang tưởng tượng như thế =)) Sao gian thế , giống y chang Thị Màu lên chùa !

      Xóa
    9. hì, anh chỉ dám nói rưng rưng nước mũi thui, LG minh họa vụ khóc điệu đà này hay thật đấy. Ko biết kinh nghiệm bản thân hay nhờ quan sát tốt nhỉ

      Xóa
    10. =)) Anh K: liệu có ai gọi là "Rưng rưng nước mũi" như anh hông nhể... văn này hồi bé chắc xơi "Ghi đông" của cô òi :p ...Còn cái vụ minh hoạ kia thì em quan sát chi tiết đó :D... ấy là lần đi hỏi thăm đám.. thấy có chị con gái khóc mẹ to ơi là to... dưng mờ ai đến gần cái hòm phúng là chị ấy lau mũi rùi nhắc nhở tỉnh queo á :))

      Xóa
    11. ah, tức là ko từ kinh nghiệm bản thân :))

      Xóa
    12. Cho cả nhà mượn hộp khăn giấy nè !
      Mũi dãi lòng thòng ! Thấy gúm ! :p
      http://www.webkheotay.com/wp-content/uploads/2013/03/92910lam-hop-dung-khan-giay-hinh-ngoi-nha-ngo-nghinh.jpg

      Xóa
    13. post lại giùm cho Ớt quà tặng cho Mít với LG vì dường như hình ko load được (?)

      http://3.bp.blogspot.com/-TRYKO4XEFwY/U0edqXgrOhI/AAAAAAAAHZk/eDue82p64Xw/s1600/khan.jpg

      Xóa
    14. Ớt đâu! nhìn lại hàng đê... com này từ ngày Cá đến hum ni qua 10 ngày cá rùi đó...mũi dãi từ bữa đó tới giờ chắc bước vào gian này nhà anh có mừ cong chân lên òi...lấy đâu mừ bước dõng dạc vào tặng khăn giấy hở :))

      Xóa

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)