28/7/14

Chiều Moskva . Подмосковные вечера


ảnh: LeTheVinh-VNN

Chiều thanh vắng là đây âm thầm gió rì rào
Rừng cây chim muông lắng suốt canh thâu
Hỡi em thấu chăng tình trong lòng bao trìu mến
Matxcơva đây chiều vắng thanh bình.
Hỡi em thấu chăng tình trong lòng bao trìu mến
Matxcơva đây chiều vắng thanh bình.
...



V Trosin (Nga) và Quang Huy trình bày bản nhạc nổi tiếng Подмосковные вечера - Chiều Moskva. Theo wikipedia, bản nhạc ban đầu có tên Leningradskie Vechera do Vasily Solovyov Sedoy sáng tác năm 1955, với lời của nhà thơ Mikhail Matusovsky. Sau đó được đề nghị sửa lại để sử dụng trong một cuốn phim tài liệu có nội dung tuyên truyền cho Spartakiad – tức Đại hội Thể thao toàn Liên Xô – sẽ được tổ chức tại Moskva hè 1956.

Trên tờ Tiên phong có kể lại nguồn gốc ra đời của bản nhạc

Năm 1955, người ta quay một bộ phim tài liệu về thể thao, và, trong bối cảnh những năm ấy, khán giả thường rất vắng bóng trên các sân vận động để theo dõi thi đấu điền kinh, những nhà làm phim sợ rằng, bộ phim sẽ không được để ý nếu không lồng vào đó đôi chút lãng mạn với những bản tình ca.

Chính vì thế, nhạc sĩ Vasily Soloviov-Sedoi (1907 - 1979) đã nhận được đơn đặt hàng: viết một số ca khúc cho bộ phim, trong đó có một bản tình ca êm dịu trên nền hình ảnh những vận động viên đang nghỉ ngơi tại một thành phố ngoại ô Matxcơva sau khi thi đấu.

Bấy giờ, nhạc sĩ Soloviov-Sedoi đang ở Komarovo, ngoại ô Leningrad. Ông đã cùng nhà thơ Mikhail Matusovsky (1915 - 1990) nhận và “làm” ca khúc theo đơn đặt hàng. Matusovsky vốn là nhà thơ viết lời cho rất nhiều bài hát trong phim, người có sở trường “lãng mạn hóa” bất kỳ một đề tài thời sự nóng bỏng nào.

Và cùng với 5 bài hát vui nhộn khác của bộ phim, “Chiều ngoại ô Matxcơva” đã ra đời với bốn khổ thơ nói về một buổi chiều hè yên tĩnh, một dòng sông đầy ắp ánh trăng bạc, một đôi trai gái tâm tình cho đến khi trời sáng. Cô gái ngước mắt nhìn người thương qua đôi bím tóc. Họ tâm tình bằng sự lặng im, chỉ có tâm hồn là nói với nhau nhiều điều.

Sau khi nghe bài hát, lãnh đạo xưởng phim tài liệu đã mời nhà thơ và nhạc sĩ đến Matxcơva dự họp. Họ bảo: “Thưa Vasily Pavlovich (Soloviov-Sedoi), đồng chí là tác giả rất nhiều ca khúc phim hay mà lần này lại viết một bài ẻo lả yếu đuối quá, nên chúng tôi không chắc là có nên đưa bài hát này vào phim hay không” (Trích hồi ký của nhà thơ Matusovsky).

Cuối cùng, người ta vẫn đưa bài hát vào phim, nhưng nó gần như bị quên lãng, không ai nhắc tới.

Có lẽ, một tác phẩm nghệ thuật cũng có số phận như một con người, cần gặp thời, gặp thế, và cần có một cơ duyên để có thể sống được. Và cơ duyên của “Chiều ngoại ô Matxcơva” chính là ca sĩ nổi tiếng - nghệ sĩ nhân dân Nga Vladimir Konstantinovich Troshin (1926-2008). Ông là người đã “cứu” bài hát này.

Theo lời kể của nhà nghiên cứu âm nhạc Iury Biryukov, tí nữa thì nhạc sĩ Soloviov-Sedoi, cha đẻ của ca khúc, đã “ném đứa con tinh thần của mình vào sọt rác” vì quá thất vọng.

Nhưng khi ca sĩ Troshin nghe được bài hát, ông lập tức thuyết phục nhạc sĩ để ông thử hát bài này. Sau đó một thời gian, khi đài phát thanh đề nghị ghi âm một số ca khúc trong phim với sự trình bày của Troshin, ông đã đề nghị được hát “Chiều ngoại ô Matxcơva” bằng được.

Và “Chiều ngoại ô…” đã gặp thêm một cơ may nữa, đó là sự ủng hộ của Viktor Knushevitsky (1906-1974), nhạc trưởng, chỉ đạo nghệ thuật dàn nhạc của đài phát thanh toàn Liên bang. Ca sĩ hồi tưởng lại:

Sau khi hát thử hết bài, tôi hỏi Knushevitsky: - Bây giờ ta thu thật chứ?

- Đã thu âm rồi.

- Sao? Chúng ta mới hát thử thôi mà…

- Tốt cả rồi. Cậu hãy về đi, sáng mai nghe bài hát của mình. Rồi sẽ có nhiều người gọi điện cho cậu đấy.

Và đúng là, ngay sáng hôm sau ca khúc “Chiều ngoại ô… “ đã được phát… Rồi những cú điện thoại. Điện thoại của tôi bị nung bỏng cả lên.

- Bài hát kỳ diệu quá! Hay vô cùng!

Tất cả là nhờ Knushevitsky, người đã viết phối khí cho ca khúc, và điều khiển dàn đồng ca nữ kết hợp nhuần nhuyễn cùng giọng hát của tôi. Thật là thiên tài!”.

Nghe Dàn hợp xướng Hồng quân LX chơi



Tại Liên hoan Thanh nien SV Thế giới Moskva 1957, bản nhạc giành được HCV và bắt đầu được phổ biến rộng rãi, ko chỉ tại các nước khối Cộng sản, mà cả ở Tây phương. Danh thủ piano Mỹ Van Cliburn (1934 - 2013) từng đoạt giải nhất Kỳ thi piano quốc tế Tchaikovsky 1958, góp công rất lớn trong việc giới thiệu Подмосковные вечера cho công chúng Tây phương trong bối cảnh chiến tranh lạnh bấy giờ. 



Có nhiều phiên bản tiếng Anh. Phiên bản sau Moscow Nights, do ca sĩ Hà Lan Helmut Lotti đặt lời và trình bày



Phien bản tiếng Pháp Le Temps Du Muguet với Mireille Mathieu



Pual Mauriat & James Last



Nghe lại bản nhạc với Vitas



Bản tiếng Việt có từ 196x, nhưng cho đến nay vẫn chưa rõ người đặt lời. Đây là một trong những bản nhạc trữ tình hiếm hoi bấy giờ ko dính chút tuyên truyền chính trị chính em, được rất nhiều thế hệ thanh niên miền Bắc yêu thích. Đặng An Nguyên có viết một bản nhạc về bản nhạc này: Nghe em hát Chiều Mạc Tư Khoa



nghe lại bản tiếng Nga với Anna Netrebko (soprano) và Dmitri Hvorostovsky (baritone)



Xem Eugenia Kanaeva biểu diễn múa với dải lụa trên nền nhạc Подмосковные вечера



Nghe album Moscow Nights của Francis Goya



9 nhận xét:

  1. Ủa đệ vừa nói lảm nhảm nó mất đâu òi đại ce?
    Lâu lắm òi đệ mới nghe lại mấy bài nài chơi nhoạc theo kiểu nài. Nghe hay rất nha Đại ce.
    Đệ cắm đầu cắm cổ nghe từ sáng tới giờ. Hic! Củm ơn đại ce! :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì, chắc nói lảm nhảm một mình, ko post lên . :))

      Xóa
    2. Sao mạng kỳ á Đại ce, tỏ tường đệ lảm nhảm post lên hẳn hoi, nó hiện lên òi, vào lại lại biến mất.
      Đệ lại vào nghe lại list nhạc nài. Đệ lười chẩy thây á, Đại ce dọn mâm đệ lăn vào gắp thôi.
      Những bài nài đệ nghe từ thời học PTTH còn vào ĐH thì nhạc khác.Hic hic!

      Xóa
    3. Mạng cajat cả 10 ngày nay rùi. Có thể khi em post còm là đã bị rớt mạng mà nó ko báo, hoặc báo mà em ko để ý. Nếu còm dài, em chú ý copy lại trước khi nhấn nút Xuất bản, lỡ mạng cajat em khỏi gõ lại.

      Lâu rùi anh cũng ko nghe lại bản nhạc này. Xưa kia chủ yếu cũng nghe Quang Huy Trung Kiên gì đấy hát thôi. Album của F Goya hay quá phải ko. Bài nào cũng độc. Mỗi bài đều tương tự bài Chiều Moskva này, có thể làm thành một entry

      Xóa
  2. Góp ía chưn tềnh đơi: Đại K lần sau úp nhoạc lên nhớ để chừa lại 1, 2 bài tủ để iêm còn góp góp chút...cho nó XÔI ĐỘNG nhà.... anh cứ quẳng đủ bộ list lên... thế này iêm chỉ sẵn vầu nghe... cấm có đất mà buôn tí giề :)) :))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cảm ơn em. Khen khéo ghê :d. Bản nhạc này chắc thời em học PT được nghe/hát nhiu nhỉ

      Xóa
    2. Hê hê Linh Giang hắn giỏi ba cái thứ này lắm đó Đại ce, em thì chỉ lăn vào gắp thôi.
      Tớ thích nghe list nài, vừa mần vừa nghe để chại auto xướng á Linh Giang. Nhất là lúc keng thẻng! <:D>

      Xóa
    3. Ủa! Lộn nha Linh Giang >:D<

      Xóa
    4. :)) :)) Lộn với tui thì nhằm nhò giề nên cứ vô X tư đê PT oai.

      Xóa

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)