13/9/14

Nga . Nguyên Sa


Thủa học trò, Nguyễn Tất Nhiên làm thơ và được Nguyễn Đức Quang, Phạm Duy phổ nhạc. Sau khi qua Mỹ, ông ko chỉ làm thơ mà còn phổ nhạc cho thơ; không chỉ thơ của mình, mà còn thơ các tác giả khác. Bài thơ Nga của Nguyên Sa được ông phổ thành ca khúc có cùng tên Nga




Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm
Như con mèo ngái ngủ trên tay anh
Ðôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình
Ðể anh giận sao chả là nước biển!...

Tại sao Nga ơi, tại sao...
Ðôi mắt em nghẹn như sát từng lần vỏ hến
Hơi thở trùng như sợi chỉ không căng
Bước chân không đều như chiếc thưóc kẻ ai làm cong
Ai dám để ở ngoài mưa, ngoài nắng!

Nói cho anh đi, Nga ơi...
(em làm ơn chóng chóng)
Lại bên anh đi - bằng một lối rõ thật gần
Bằng một lối gần hơn con đường cong
Bằng một lối gần hơn con đường thẳng
Bằng đôi má hồng non, bằng mắt nhìn trinh trắng
Bằng những lời yêu mến tan trên đôi môi...

Và cười đi em ơi,
Cười như sáng hôm qua,
Như sáng hôm kia...
Cười đi em,
Cười như những chiều đi học về
Em đố anh Paris có bao nhiêu đèn xanh đèn đỏ
Và anh đố em: Em có nhớ
Mỗi ngày bao nhiêu lần anh hôn em?...

Cười đi em,
Cười rõ thật nhiều đi em...
Rồi đố anh
Cho anh không kịp đếm
Cho anh tan trong niềm vui
Cho bao nhiêu ngọn đèn xanh, đèn đỏ thi nhau cười
Vì hai bàn tay chúng mình sát lại
(tay anh và tay em)
Nhớ hai giãy phố chạm vào nhau
Hai giãy phố chúng mình vẫn đi về
Em nhớ không?...

Em nhớ không, đã có một lần anh van em
Ðã có một lần lâu hơn cả ngày xưa
Em sợ thời gian buồn nhu mọt nhấm từng câu thơ
Em sợ thời gian ác như lửa thiêu từng thanh củi
Mắt e ngại như từng con chỉ rối
Em sợ những ngày trời nắng như hôm nay
Em sợ những đường tàu vướng víu như chỉ tay
Không dám chọn lấy một ga hò hẹn
Em nhớ không, anh đã van em
(và anh còn van em như ngày xưa...)
Em đừng buồn như những chiếc lá tre khô
Em đừng buồn như những nóc nhà thờ không có tuổi
Anh van em đừng nhìn anh và đừng cười gượng gạo
Em đừng cười như ngọn bấc gần hao
Những nụ cười vướng trên đôi gò má xanh xao
Những nụ cười vướng trên mắt nhìn trắng đục
Ðừng để anh nhìn em rồi nghẹn ngào chớp mắt
Như hai vì sao le lói trong đêm sương mù
Ðừng để thời gian dầy như trăm vạn lớp chấn song thưa
Về xen giữa hai bàn tay sầu tủi!...

Em nhớ không, anh đã van em đừng buồn
Anh đã van em đừng để những nụ cười chắp nối
Mắt anh sẽ mờ vì những vết kim khâu
Và anh buồn, rồi lấy ai mà dỗ nhau
Lấy ai mà dỗ hai con chó ốm!...

Em nhớ không cả một hôm trời mưa
Một hôm trời mưa tấm tức
Một hôm trời mưa không ướt cánh chuồn chuồn
Những hạt mưa không đan thành mắt áo len
Những hạt mưa không làm phai màu nước mắt
Em đã khóc, anh đã khóc và chúng mình đã khóc
Bước chân lê trên những hè phố không quen
Chúng mình đã khóc vì không được gần nhau như hai con chim
Chúng mình đã khóc vì không có tiền làm lễ cưới, lễ xin
Và em nhớ không, chúng mình đã hỏi nhau:
Tại sao phải làm lễ tơ hồng
Tại sao phải nhờ người ta buộc chỉ vào chân
Khi tay em đã vòng ra đằng sau lưng anh
Khi tay anh đã vòng ra đằng sau lưng em
Người ta làm thế nào cắt được
Bốn bàn tay chim khuyên!...

Người ta làm thế nào cấm được chúng mình yêu nhau
Nếu anh không có tiền mua nhẫn đeo tay
Anh sẽ hôn đền em
Và anh bảo em soi gương
Nhìn vết môi anh trên má
Môi anh tròn lắm cơ
Tròn hơn cả chữ O
Tròn hơn cả chiếc nhẫn
Tròn hơn cả hai chiếc nhẫn đeo tay!...

Chúng mình lấy nhau
Cần gì phải ai hỏi...
Cả anh cũng không cần phải hỏi anh
"Có bằng lòng lấy em?..."
Vì anh đã trả lời anh
Cũng như em trả lời em
Và cũng nghẹn ngào nước mắt!...

Và em sẽ cười phải không em
Em sẽ không buồn như một con chó ốm
Như con mèo ngái ngủ trên tay anh
Ðôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình
Ðể anh giận sao chả là nước biển!...

Em sẽ cười phải không em
Vì không ai cấm được chúng mình yêu nhau!...
Không ai cấm được anh làm những câu thơ anh thích
Không ai cấm được anh làm cả bài thơ
Với một chữ N
Với một chữ G
Và với một chữ A
Người ta có thể đọc một câu, hai câu, hay cả ba
Người ta có thể không thích
(thì người ta không thích một mình)
Nhưng người ta không cấm được anh yêu bài thơ của anh


Nguyên Sa và vợ (Paris, 1954)
photo: unknown
Nguồn: Thơ Nguyên Sa, Tổ hợp Gió xuất bản, 1971
(cop lại từ thivien.net)


Nguyên Sa tên thật là Trần Bích Lan, sinh ngày 1/3/1932 tại Hà Nôi. Năm lên 15 tuổi, ông qua Pháp học trung học, sau đó tiếp tục học Triết tại ĐH Sorbonne. Tại Pháp, ông gặp và lập gia đình với bà Trịnh Thúy Nga năm 1955. Bài thơ Nga trên đây là ông viết tặng bà, và sau đó in vào thiệp cưới của hai người.

Paris Có Gì Lạ Không Em cũng là một bài thơ ông viết trong thời gian ở Pháp, được Ngô Thuy Miên phổ nhạc





13 nhận xét:

  1. Nặc danh13/9/14 08:22

    Em để ý thấy mấy cái tựa bài anh viết nó cứ thế nào ấy.
    Có một sự... tùy tiện không hề nhỏ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tùy tiện như nào, em nói cụ thể được ko ?

      Như bài này là bài thơ Nga, của Nguyên Sa, được NTN phổ nhạc. Lấy tit là Nga . Nguyên Sa, , chả lẻ lấy tít Nga . NTN ? Người ta là vo chồng đấy.

      Xóa
    2. Nặc danh13/9/14 16:06

      "Nga . Nguyên Sa" là răng? Nguyên bản ngta viết vậy à? (Nga space chấm Nguyên Sa)?

      Xóa
    3. Tức theo em, ko tùy tiện tức là phải viết tít là Bài thơ "Nga" của thi sĩ Nguyên Sa ?

      Hà, ở nhà mỗi lần gọi Ruby ăn cơm em, chắc em gọi: Mời con gái Ngueyn Thị Ruby vào ăn cơm , nhỉ

      Xóa
    4. Nặc danh13/9/14 22:48

      Người ta hay viết Nga - Nguyên Sa. Em chẳng thấy ai dùng dấu chấm. Đã thế còn cách ra rồi chấm một phát. Anh có biết các dùng dấu câu không vậy?

      Xóa
    5. Nặc danh13/9/14 22:50

      Khi đánh máy, trước các dấu chấm, phẩy không nhấn phím cách đâu ạ.

      Xóa
    6. Ai bảo em dấu chấm ấy là dấu chấm câu thế ? Tựa bài chứ có phải câu trong bài đâu mà theo chuẩn chính tả ?

      Xóa
    7. Nặc danh15/9/14 12:37

      Thế cái chấm ấy là ý gì?

      Xóa
    8. một hình trang trí. Như dấu hoa thị, ngôi sao, gạch ngang .. đại khái thế

      Xóa
  2. Em chưa gặp ai dùng dấu chấm để trang trí như anh, sao ko dùng dấu cách or hoa thị cho dễ hỉu? Có phải đây là cách anh ... chơi trội để thể hiện cá tính khùng? Cá tính đâu ko thấy, chỉ thấy bựa quá! Em Uyển Di nói gì típ đi chứ, sao im lặng rùi???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. - chưa gặp ko có nghĩa là ko có
      - dùng dấu chấm trang trí cho đơn giản. Dùng các kí hiệu khác phiền phức.

      Em có thể xem dấu chấm được dùng trang trí giữa tên hai tác giả trong hình bìa cuốn SuperKids

      Xóa
    2. Đơn giản nhưng lại dễ hiểu nhầm nên thành ko đơn giản. Dấu ghạch ngang thì có gì là phiền phức nhỉ? Trên bìa superkids dấu chấm rất to và đậm, lại ko nằm dưới chân đường kẻ, nên hiểu ngay là dấu trang trí. Còn dấu chấm của anh rõ ràng là dấu chấm câu. Ví dụ anh đưa ra chưa thuyết phục được em. Tóm lại là anh vẫn... già mồm hehe

      Xóa
    3. - em thích dùng dấu gạch ngang, ok. Nhưng tại sao cũng muốn anh dùng như em ?
      - dễ hiểu nhầm vì ko chịu chú ý thôi. Nếu là dấu chấm câu thì theo qui ước thường được dùng, nó phải liền ngay sau từ cuối cùng của câu. Ở đây có khoảng cách thì rõ ràng nó ko phải dấu chấm câu rồi.
      - anh ko già mồm, mà là em cố chấp, chỉ nghĩ một chiều, và tin mình là duy nhất đúng.
      Một vật, một việc .. tùy nơi tùy lúc có thể mang những ý nghĩa khác nhau, ko phải bao giờ cũng chỉ một nghĩa.
      Ví dụ, cục gạch. Nó nằm trong một đống thì là vật liệu xây dựng. Khi nó nằm trong một hàng người, thì nó là đại diện cho một ai đó xí chổ. Khi nó nằm bên vỉa hè thì nó là biển báo: Tại đây có bán lẻ xăng ..đại khái thế.

      OK ? chưa chịu thì cãi tiếp. Cãi thua cấm khóc :))

      Xóa

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)