29/1/19

Phượng cầu hoàng



Bài hát do Châu Kỳ phổ nhạc bài thơ của Đinh Hùng

Phượng Cầu Hoàng

Em, biết đến bao giờ em tới?
Có theo chim hoàng đưa lối
Cây mùa xuân nối vòng tay
Ôi gió nào hôn khẽ làn tóc
Tóc nào anh quấn vai này?
Trăng nào tô chuốt đôi mày?

Em gót chân yêu kiều in dấu
Cánh chim phiêu bồng về đâu
Sông nào in bóng hình nhau?
Ôi núi còn dung nhan mười sáu?
Mây đoàn viên lướt ngang đầu
Đưa hồn lên những tinh cầu

Ngàn đời còn thương ai thương nhớ phút sánh vai
Lời thề cùng tương lai ghi gió nước ra khơi
Hỡi em hoa trang đài
Sao sáng đôi vai gầy
Lời nguyền anh chép vào mây

Em giấc xuân đêm nào lưu luyến
Có nghe cung đàn kỳ duyên
Đưa tình sang bến thuyền quyên
Ôi phút kề môi trong tiền kiếp
Tay cầm tay đón nghê thường
Cho trần gian hoá thiên đường.

*

Phượng tìm Hoàng, chữ nho là Phượng Cầu Hoàng. Câu chuyện Phượng Cầu Hoàng khá quen thuộc với người Việt. Kiều:

Khúc đâu Tư Mã phượng cầu,
Nghe ra như oán, như sầu phải chăng!

Trong Bích Câu Kì Ngộ cũng có

Cầu hoàng tay lựa nên vần,
Tương Như lòng ấy, Văn Quân lòng nào.

Câu chuyện đại khái như này:
Tư Mã Tương Như sống đời nhà Hán đa tài, văn hay đàn giỏi. Trong một bữa tiệc, gặp Trác Văn Quân xinh đẹp tuổi trẻ mà đã góa chồng, bèn đàn khúc Phượng Cầu Hoàng (Chim phượng tìm chim hoàng). Văn Quân mê tiếng đàn, bỏ nhà theo Tương Như ..

Phạm Duy cũng có bài hát viết dựa trên câu chuyện tình này, nhưng chưa tìm được bản audio nào trên mạng.
Mời nghe khúc Phượng Cầu Hoàng qua tiếng cổ cầm



23/1/19

La cumparsita

Nghe lại La cumparsita qua tiếng phong cầm của hai nghệ sĩ  Roby DI Nunno và Olga Landi



20/1/19

Come back to Surriento


Chiều Chủ nhật, ngồi nghe lại Come back to Surriento

Nguyên tác tiếng Ý Torna a Surriento có nghĩa là Về lại Surriento. Surriento là một thị trấn nhỏ trên vịnh Napoli, miền Nam Ý. Bản nhạc do Ernesto De Curtis sáng tác năm 1894, phổ thơ của người anh. 

Bản nhạc đã nhanh chóng vượt ra khỏi thị trấn Surriento bé nhỏ, trở thành một trong những bản nhạc được ưa chuộng nhất trên khắp thế giới. Thị trấn Surriento bé nhỏ ngày xưa nay đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng, và tượng Curtis được dựng ở đấy để tôn vinh người làm rạng danh thị trấn bé nhỏ này, dù De Curtis thực ra gốc gác không phải ở Surriento, mà là người Napoli.

Bài này được nhiều người đặt lời Việt, trong đó quen thuộc nhất là bản của Phạm Duy với tên Trở Về Mái Nhà Xưa. Ở miền Bắc trước 1975 cũng có phổ biến một bản tiếng Việt, chưa rõ của ai.




hình trên mạng

16/1/19

Tam đa


Tam đa 三多 chỉ ba điều người ta thường mong có được nhiều, là phúc lộc thọ 福禄壽

Người xưa quan niệm phúc trước hết là có con trai nối dõi. Nên trong bộ tranh, tượng Tam Đa, Phúc được thể hiện thành một ông lão tay bế đứa trẻ. Ông Lộc thì bụng phệ mặc áo lục đội mũ cánh chuồn tay cầm cái như ý. Ông Thọ thì đầu hói trán u tay cầm quả đào tay chống gậy trên treo lủng lẳng cái hồ lô đựng tiên đan. 

Những người cầu tam đa không rõ có biết không, theo truyền thuyết Tàu ông Phúc con cháu đông đúc mà nhà nghèo khổ; ông Lộc là quan tham, của tiền như nước, nhưng không con cái, chết trong cô độc; còn ông Thọ sống trên trăm tuổi, ngồi khóc hết con đến cháu đến chắt chết trước mình. Thọ thế thì thọ làm chi? Nên người xưa từng than đa thọ đa nhục 多壽多辱, và khuyên 以德 dĩ đức vi cơ lấy đức hạnh làm nền móng. Sống đức hạnh, phước ắt đến. Bản thân dù chưa kịp hưởng thì con cháu sẽ hưởng.
Mà thật ra, sống thiện lương ko ngoa ngoắt dối trá, lòng thoải mái, nhẹ nhàng, ko lo lắng buồn phiền; thế chẳng sướng quá còn gì, đòi chi nữa?

Tranh, tượng Tam Đa thấy nhiều nhà treo, bày. Ba chữ 福禄壽 cũng nhiều nhà làm hoành phi; đặc biệt dịp tết đến nhiều người xin chữ về treo  vừa là lời cầu mong năm mới, vừa hồng hồng đỏ đỏ vui mắt đẹp nhà.

Các câu dĩ đức vi cơ 以德基, dĩ đức vi bản 以德(đại ý là lấy đức làm nền móng, làm gốc) cũng thấy nhiều nơi làm hoành phi treo nhà, thường dưới dạng tỉnh lược  hoặc 本, hoặc tích đức cơ 積德基 tích chứa đức hạnh làm nền móng. 



Cũng thấy có nơi viết 維德之基 duy đức chi cơ, và được hiểu là giữ gìn đức hạnh làm nền móng. Thật ra đây là câu lấy từ Kinh Thư, Đại nhã: 溫溫恭人, 維德之基 Ôn ôn cung nhân, duy đức chi cơ, có nghĩa là Người ôn hòa cung kính, là nền tảng của đức hạnh.


Phần sau là giải nghĩa từng chữ, trích từ tập tài liệu dành cho người tự học chữ Hán.






15/1/19

Trần Duy Đức, riêng cho mình một cõi nhạc thơ

Cát Linh, RFA





Nhà thơ Toại Khanh, hay còn gọi là Thượng Toạ Thích Giác Nguyên từng nói rằng có những ca khúc, mà sau khi đến với người nghe, chúng ta không biết nên cảm ơn nhà thơ, hay nhạc sĩ, hay người ca sĩ. Bởi vì từ một bài thơ, trở thành một ca khúc, và qua một giọng hát, thì đọng lại cho cuộc đời là một tuyệt phẩm.

11/1/19

CHẲNG LỚN LAO NÀO HƠN CÔ ĐƠN

Tiếng hát Nhật Thanh
Thơ Du Tử Lê – Nhạc Trần Duy Đức



Nguyên tác bài thơ:

chẳng lớn lao nào hơn cô đơn.!.

cảm ơn kỷ niệm nuôi em lớn
như bóng nuôi hình lúc thiếu nhau.
cảm ơn ngực ấm nôi thương bạn
giọt lệ nuôi tình sâu kiếp sau.

cảm ơn xa, vắng nuôi em lớn
như lá nuôi rừng thuở thiếu niên.
cảm ơn chăn, gối cho mưa, nắng
quá khứ như người có tuổi, tên.

cảm ơn định mệnh nuôi em lớn
hạt giống u tình kia: tự tâm .
cảm ơn lênh láng / đêm / da, thịt
những ngón tay thơm chọn lựa, mình.

cảm ơn thần thánh nuôi em lớn
như gió nuôi trời lúc bão lên.
cảm ơn núi nhắc sông xa, nhớ
chẳng lớn lao nào hơn cô đơn.

cảm ơn sách vở nuôi em lớn
con chữ nuôi người trong giấc mơ.
hồn nuối rưng rưng từng khối đá
tôi trầm mình trong em: đời sau.

cảm ơn hiện tại: không sau, trước.

Du Tử Lê
(2002)

9/1/19

Ngũ phúc lâm môn. Phúc mãn đường. Phúc lai thành


Đọc từ phải: Ngũ phúc lâm môn

五福臨門 = năm phúc vào nhà. Ngũ phúc, theo Kinh Thư, là trường thọ (sống lâu), phú quí (giàu sang), khang ninh (vui khỏe), hảo đức (đức tốt) và thiện chung (chết lành - tức tuổi già ko bệnh tật, ko tai nạn mà chết).
Năm phúc cũng được hiểu gọn, là: phúc ,quí , thọ , khang , ninh . Nghĩa các từ này được giải thích trong bài sau.
Trong các họa tiết chạm khắc thêu vẽ trang trí bàn, tủ thờ, bình phong, đối trướng .. ta thường gặp hình con dơi. Con dơi chữ Hán là 蝠 âm Hán Việt là bức nhưng âm quan thoại là /fú/ đồng âm với phúc 福. Hình ảnh 5 con dơi là tượng trưng cho ngũ phúc.
Đến nhà người Hoa ngày tết ta cũng thường gặp hình chữ phúc 福 viết trên giấy đỏ treo ngược trước cửa nhà. Phúc treo ngược là Phúc đảo, đồng âm với phúc đáo = phước đến.

= phước đầy nhà. 
福來成= phước sẽ thành. 

Phần sau đây dành cho người tự học chữ Hán



Đọc từ phải: Phúc mãn đường

Phúc mãn đường (chữ triện)


7/1/19

Từ Làng quan họ quê tôi đến Hát hội cổng làng

Tối nay mở máy lướt mạng, thấy trên fb Nguyentrongtao loan tin "Ba đi lúc 19h50".

Nguyễn Trọng Tạo sinh năm 1947 ở Diễn Châu, Nghệ An. Ông là một nghệ sĩ đa tài - làm thơ, viết văn, trang trí bìa, minh họa sách, sáng tác ca khúc. Trong lĩnh vực âm nhạc, ông để lại nhiều ca khúc rất được công chúng yêu thích như Làng quan họ quê tôi, Khúc hát sông quê, .. .

Nghe lại ba bài hát ông phổ thơ người ta, hai bài hát người ta phổ thơ ông, và nghe diễn ngâm hai bài thơ ông sáng tác. Vừa nghe vừa đọc lại bài báo cũ của ông viết, kể lại con đường âm nhạc của mình.




5/1/19

Tích thiện dư khánh. Bách nhẫn thái hòa. Gia môn khang thái

Đọc từ phải qua: Tích thiện dư khánh

積善餘慶  tích thiện dư khánh. Tích = tích trữ, thiện = điều tốt, dư = thừa, khánh = điều vui. Cả câu đại ý là chăm làm tốt thì được thừa điều vui. Đây là câu lấy trong Chu dịch: 積善之家,必有餘慶;積不善之家,必有餘殃。Tích thiện chi gia tất hữu dư khánh, tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương. = nhà làm việc thiện ắt thừa điều vui; nhà làm điều không tốt ắt thừa tai vạ.

百忍泰和 Bách nhẫn thái hòa.  Xưa có gia đình 9 đời ở chung dưới một mái nhà mà mọi người vẫn rất thuận hòa. Vua ngợi khen, vời đến thưởng rồi hỏi bí quyết. Vị chủ nhà viết trăm chữ 忍 dâng lên vua.

家門康泰 Gia môn khang thái. Gia = nhà, môn = cửa, khang = khỏe, thái = hanh thông. Đây là câu cũng khá thường thấy ghi trên các hoành phi, bức trướng chúc mừng tân gia, đại ý là chúc gia đình vui khỏe.

Sau đây là phần giải nghĩa từng chữ Hán, trích trong tập tài liệu dành cho người muốn tự học chữ Hán (đang soạn)




 Đọc từ phải: Tích thiện dư khánh (thể chữ triện)


Đọc từ trái: Gia môn khang thái

Đọc từ phải qua, trên xuống theo cột dọc: Tích thiện chi gia tất hữu dư khánh

3/1/19

Khúc mưa sầu

Bài hát đầu tay của Trần Duy Đức. Ngọc Lan trình bày



Duy Cường




2/1/19

Thiện tối lạc. Nhân vi bảo. Đức duy hinh. Trung hậu gia thanh

vi thiện tối lạc

善最樂 Thiện tối lạc, câu lấy trong Hậu Hán Thư. Có người hỏi Đông Bình Vương khi còn ở nhà thì làm gì là vui nhất. Ông trả lời: Vi thiện tối lạc 爲善最樂 làm điều thiện vui nhất.

仁為寶 Nhân là báu. Nhân là một khái niệm của Nho giáo, đứng đầu trong ngũ thường (nhân lễ nghĩa trí tín). Thường hiểu đơn giản là lòng thương người.

德惟馨 đức duy hinh, câu lấy trong Thượng Thư: 黍稷非馨,明德惟馨 Thử tắc phi hinh, minh đức duy hinh. Thử: lúa nếp, tắc: cao lương. Đại ý: Lúa nếp, cao lương không thơm; chỉ đức hạnh mới thơm.

忠厚家聲 trung hậu gia thanh = tiếng nhà trung hậu.

Đây đều là các câu thường thấy treo trên hoành phi ở nhà, từ đường ở ta. Tàu cũng thường trích các câu này viết thư pháp làm hoành phi liễn trướng .. và thường lấy bốn chữ, không như ở ta thường chỉ lấy ba: Đức duy hinh thay vì Minh đức duy hinh; Thiện tối lạc thay vì Vi thiện tối lạc, ..

Sau đây là phần giải thích nghĩa các chữ Hán có trong các câu trên, trích từ tập tài liệu dành cho người tự học chữ Hán.



Đọc từ phải qua: vi thiện tối lạc (thể chữ triện)

duy nhân vi bảo

minh đức duy hinh



Liễn đối (một bên): trung hậu chấn gia thanh = trung hậu dội tiếng nhà

Nguồn hình: lấy trên mạng