CHỦ NHẬT vs CHÚA NHẬT
Nhiều người vẫn nghĩ Chủ nhật hay Chúa nhật chi cũng như nhau, đều đúng. Thật ra vấn đề cũng khá rắc rối.
MẤY Ý KIẾN CHÍNH
1. Theo Ths Phạm Tuấn Vũ thì "đúng ra, tên gọi của ngày cuối cùng trong tuần phải là “chúa nhật”, Lâu nay dùng sai chủ nhật, riết thành đúng thôi. Vì "nguồn gốc tên gọi của bảy ngày trong tuần trong tiếng Việt là do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Trong đó, tên gọi “chủ nhật” bắt nguồn từ Thiên Chúa giáo. Theo Kinh Thánh, trong buổi sáng thế, Chúa Trời dựng nên trời đất và muôn loài trong sáu ngày đầu tiên. Ngày thứ bảy, Ngài nghỉ ngơi và lấy ngày này làm ngày thánh. Từ đó, đối với người theo đạo Thiên Chúa, ngày này được gọi là “ngày của Chúa” " [1].
2. Thầy Michel Nguyễn Hạnh thì cho rằng dùng Chủ nhật hay Chúa nhật đều được, và ý nghĩa không khác nhau, vì đều là từ cấu tạo theo văn pháp Hán ngữ, trong đó thành tố đầu (chủ/chúa) là từ phụ, làm định ngữ cho danh từ chính "nhật", vì thế đều có nghĩa là "ngày của Chúa". (xem phút thứ 15:11 trong clip [2]).
3. Vương Trung Hiếu thì cho rằng cả hai từ Chủ nhật và Chúa nhật đều đúng, nhưng nghĩa của chúng có khác [3] "主 trong Hán ngữ có 2 âm Hán Việt là chủ và chúa. Hai âm này biểu hiện những nghĩa khác nhau trong tiếng Việt. "
- Chủ nhật: ngày chính, ngày đầu tuần (chủ là tính từ, có nghĩa là chính yếu, bổ nghĩa cho danh từ nhật).
- Chúa nhật: ngày của Chúa, là cách dùng từ của người Công giáo VN.
4. Âm Hán Việt của chữ 主
Ta biết chữ này có hai âm "chủ" và "chúa".
Theo bài giảng trên [4], thì "chủ" và "chúa" đều bắt nguồn từ chữ /zhǔ/ trong tiếng Hán. Khi đạo Công giáo được truyền vào Tàu, người Tàu dịch là Thiên Chủ, đến đời Mãn Thanh thì đổi lại là Thiên Chúa cho trang trọng (xem clip [4], phút thứ 2:21).
Theo [3] và [1] thì "chủ" là âm Hán Việt, "chúa" là âm Nôm hóa của 主. trong [1], tác giả giảng rõ hơn: "Chữ 主 có phiên thiết là chi dũ thiết = chủ. Chủ là âm Hán Việt tiêu chuẩn, còn chúa là âm Hán - Nôm hóa, do người Việt chế ra. "
MẤY NHẬN XÉT
i). Ý kiến của Ths Phạm Tuấn Vũ tỏ ra thiếu cơ sở.
Đúng là tuần 7 ngày là do ta chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Nhưng trong cách gọi tên các ngày trong tuần của họ, thì ngày chủ nhật cũng không gọi là ngày của Chúa (Lord's day), mà là ngày Mặt trời (Sun - day); tiếp theo thứ Hai là ngày Mặt trăng (tiếng Latin là “dies Lunae”, chuyển qua tiếng Anh cổ là Mon(an)dæg, gốc của chữ Monday ngày nay), .. Người Nhật theo đúng tinh thần này của Tây phương mà gọi các ngày trong tuần là 日曜日 (nhật diệu nhật = ngày mặt trời, 月曜日 (nguyệt diệu nhật = ngày mặt trăng), 火曜日 (ngày sao hỏa), .. Riêng người Tàu, do chữ "tuần" vốn để chỉ khoảng thời gian 10 ngày, nên phải đặt từ mới "tinh kì" để chỉ "tuần 7 ngày" của Tây lịch. Và họ gọi tên các ngày trong tuần, theo thứ tự là tinh kì nhất, tinh kì nhị, .. , tinh kì lục. Ngày còn lại (theo cách đánh số của họ, có lẽ họ coi là ngày cuối tuần) thì gọi là tinh kì nhật/tinh kì thiên (星期日/星期天). VN cũng gọi tên theo cách đánh số như họ, nhưng ngày đầu tuần thì gọi là Chủ nhật/Chúa nhật, tiếp theo là thứ Hai, thứ Ba .. Trong nhiều từ điển, từ "chủ nhật" mới được xem là từ chính thức, mục từ "chúa nhật" được chuyển xem ở mục từ "chủ nhật" (xem mục ngay dưới đây).
ii). Về nghĩa của chữ 主
Trong Hán điển, 主
- danh từ có 24 nghĩa, trong đó có những nghĩa quen thuộc như ông chủ, Thượng đế 上帝 [Lord], ..
- động từ có 11 nghĩa.
- tính từ có 2 nghĩa, trong đó có nghĩa "chủ yếu" 主要的 [main;primary;chief;principal]
Như vậy thì lời giảng ở [3], rằng chủ nhật = ngày chính (chủ là tính từ, bổ nghĩa cho nhật) là có cơ sở, không phải như tác giả ở [2] cho rằng Chủ nhật hay Chúa nhật gì cũng chỉ có một cách hiểu là "ngày của Chúa".
Nhiều từ điển tiếng Việt cũng giảng như vậy. Vd
Từ điển Đào Văn Tập (1951) giảng: chủ nhật. Ngày thứ nhất trong tuần lễ. chúa nhật: xem Chủ nhật.
Từ điển Khai Trí Tiến Đức (1954) giảng: Chủ nhật: ngày thứ nhất trong tuần lễ, có nơi gọi là chúa-nhật.
iii) Về âm Hán Việt của chữ 主
- âm "chúa", theo [4] là do người Tàu đổi từ thời Mãn Thanh (để tỏ ý trang trọng). Theo [1] và [2] là do Nôm hóa của âm "chủ". Tôi nghiêng về ý kiến này. Chữ chúa ở VN đã dùng gọi chúa Trịnh, chúa Nguyễn; tức là xuất hiện muộn nhất từ năm 1545, năm Nguyễn Kim mất, Trịnh Kiểm nắm hết quyền trong tay; trước rất lâu triều Mãn Thanh (1636 - 1912).
- về âm "chủ". Ở [1] giảng: "chi dũ thiết". Tôi không tìm được ở đâu ghi thiết âm này. Khang Hi từ điển trên trang zdic ghi: 【唐韻】之庾切【集韻】【韻會】【正韻】腫庾切,音麈。君也。
庾 âm Hán Việt (theo các từ điển thông dụng có trên mạng) là dữu, nên đoạn trên có nghĩa: Đường vận: chi dữu thiết. Tập vận, Vận hội, Chính vận: thũng/trũng dữu thiết, âm 麈.
Vậy cứ theo phiên thiết thì 主 đọc là "chữu"?
Trên còn có chua "âm 麈". Thử tra chữ này: 【唐韻】之庾切【集韻】【韻會】【正韻】腫庾切,音主。
lại quay vòng vòng!
Thuyết văn cũng ghi như Đường vận: 之庾切, ngoài ra còn ghi 丶 chủ (nét chấm) là thanh phù. 丶 chủ có thiết âm là 知庾切 (tri dữu thiết). Tức 主 còn có thể đọc là trữu?
Thử tra thêm phiên thiết của chữ 庾:
【唐韻】以主切【集韻】【韻會】勇主切,音窳。
Đọc chữ 主 thì mượn chữ 庾. Nay đọc chữ 庾 thì lại mượn chữ 主. Chữ 主 âm Hán Việt theo các từ điển trên mạng là chủ. Nếu thế thì 庾: dĩ chủ thiết, tức phải đọc là "dũ" mới đúng? Nhưng chữ này, như đã nói trên, âm Hán Việt là "dữu".
Đoạn trích trên có chua 音窳: âm 窳. 窳 theo từ điển Hán Việt trên mạng thì đọc là dũ (nghĩa: xấu, vô dụng).
Đã tra phiên thiết chữ 窳 trên zdic, lại xà quần, vì phiên thiết lại dựa vào chữ 主 (:【唐韻】以主切【集韻】【韻會】勇主切,庾上聲。)
Tóm lại thì theo phiên thiết ở Khang Hi từ điển trên mạng, 主 đọc chữu nếu 庾 đọc dữu. Và 庾 đọc dũ nếu 主 đọc chủ!
wow.
---
[1] https://baobinhdinh.vn/viewer.aspx?macm=6&macmp=7&mabb=112578
[2] https://www.youtube.com/watch?v=GKEMmjLVFCY&ab_channel=TổngGiáophậnSàiGòn
[3] https://thanhnien.vn/lat-leo-chu-nghia-chu-nhat-khong-dong-nghia-voi-chua-nhat-185989363.htm
[4] https://gpcantho.com/moi-tuan-mot-tu-ngu-chua-nhat-hay-chu-nhat/
---
Hình chữ chủ 主 thời giáp cốt văn, hình trên mạng.
---
[1] https://baobinhdinh.vn/viewer.aspx?macm=6&macmp=7&mabb=112578
[2] https://www.youtube.com/watch?v=GKEMmjLVFCY&ab_channel=TổngGiáophậnSàiGòn
[3] https://thanhnien.vn/lat-leo-chu-nghia-chu-nhat-khong-dong-nghia-voi-chua-nhat-185989363.htm
[4] https://gpcantho.com/moi-tuan-mot-tu-ngu-chua-nhat-hay-chu-nhat/
---
Hình chữ chủ 主 thời giáp cốt văn, hình trên mạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)
Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>
Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:
:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng
Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)