28/6/24

Khiển hoài

 

遣懷  

落魄江湖載酒行楚腰纖細掌中輕
十年一覺楊州夢贏得青樓薄倖名杜牧                                       

Âm.

Lạc phách giang hồ tái tửu hành, Sở yêu tiêm tế chưởng trung khinh.
Thập niên nhất giác Dương Châu mộng, Doanh đắc thanh lâu bạc hãnh danh.

Chú

- 遣懷 khiển hoài: cởi bỏ nỗi lòng, giãi bày tâm sự. khiển: giãi bày ( khiển còn có nghĩa: khiến cho). : nỗi lòng, cái mang trong bụng.

- 落魄江湖: thất thểu chốn giang hồ. 落魄 lạc phách: khốn đốn thất ý. 江湖 giang hồ, bản khác:“江南” Giang Nam, địa danh.

- 載酒行 tái tửu hànhsay đắm rượu chè. chở, mang.

- 楚腰 Sở yêu: chỉ người đẹp eo nhỏ. Xưa Sở Linh Vương rất thích phụ nữ eo thon, nên về sau phụ nữ có eo thon là Sở yêu.

- 纖細 tiêm tế = nhỏ nhắn xinh đẹp.

- 掌中輕: chưởng trung khinh: theo truyền thuyết, hoàng hậu của Hán Thành Đế là Triệu Phi Yến thân thể nhẹ nhàng, có thể đứng trên lòng bàn tay mà múa.

- 揚州夢 Dương Châu mộngtác giả từng ra vào ca lâu ở Dương Châu, nhớ lại như giấc mộng.

- doanh: thu được. Có bản ghi  佔” chiếm = lấy được.

- 青樓 thanh lâu = ở đây chỉ ca quán, kĩ viện.

- 薄倖 bạc hãnh: cũng như nói bạc tình.

Nghĩa:

Lưu lạc giang hồ chìm đắm trong rượu chè, gái đẹp (những cô gái eo thon mình hạc nhẹ nhàng như có thể đứng trên lòng bàn tay mà múa hát). Mười năm ở Dương Châu thoáng qua như cơn mộng, giờ chỉ mang thêm tiếng bạc tình ở chốn lầu xanh.

Tạm dịch:

Thất thểu sông hồ rượu suốt ngày,

Lưng ong vóc hạc lại càng say.

Dương Châu nhìn lại mười năm mộng,

Còn lại chăng danh "bạc hãnh" này.

Giản thể.

落魄江湖载酒行,楚腰纤细掌中轻。十年一觉杨州梦,赢得青楼薄倖名

26/6/24

Tặng biệt 2

贈別其二

多情卻似總無情唯覺樽前笑不成

蠟燭有心還惜別替人垂淚到天明   

杜牧                                     

Âm.

Đa tình khước tự tổng vô tình,

Duy giác tôn tiền tiếu bất thành.

Lạp chúc hữu tâm hoài tích biệt,

Thế nhân thùy lệ đáo thiên minh.

Chú

- 卻似 khước tự: lại giống như.

- tôn: chén uống rượu.

- 笑不成 tiếu bất thành: cười không nổi.

- 蠟燭有心 lạp chúc hữu tâm: đèn sáp có tim (như người!)

- 惜別 tích biệt: tiếc thương nỗi biệt li.

- 替人 thế nhân: thay người.

- 垂淚 thùy lệ: rơi nước mắt. thùy: rơi, rớt; rủ.

Đây là bài thứ hai trong hai bài thơ “Tặng biệt” viết khi phải đổi về Trường An, chia tay một hồng nhan tri kỉ ở Dương Châu.

Nghĩa: Đa tình mà lại giống như vô tình, Chỉ cảm thấy trước chén rượu muốn cười mà không được. Ngọn nến có lòng thương tiếc lúc chia tay, Nên thay người nhỏ lệ đến tận sáng.

Tạm dịch

Đa tình lại giống kẻ vô tâm,

Nâng chén rượu cay dạ xót thầm.

Ngọn nến có lòng thương chia cách,

Thay người nhỏ lệ đến canh năm.





23/6/24

Sơn phòng mạn hứng 1

 山房漫興其一 

誰縛更將求解脫,不凡何必覓神仙。
猿閑馬倦人應老,依舊雲庄一榻禪。
陳仁宗

Âm

Thuỳ phược cánh tương cầu giải thoát,

Bất phàm, hà tất mịch thần tiên.

Viên nhàn mã quyện nhân ưng lão,

Y cựu vân trang nhất tháp thiền.

Nghĩa

Ai trói mà phải tìm cách cởi bỏ

Không phải phàm hà tất tìm kiếm thần tiên.

Vượn nhàn, ngựa mỏi, người cũng đã già,

Như cũ, một chiếc giường thiền nhỏ nơi am mây.

Tạm dịch

Ai trói mà cầu xin giải thoát,

Bất phàm sao phải kiếm thần tiên.

Vượn nhàn ngựa mỏi người già lão,

Như cũ am mây một chõng thiền.

Giản thể

谁缚更将求解脱,不凡何必觅神仙。
猿闲马倦人应老,依旧云庄一榻禅。



21/6/24

THUYẾT LUÂN HỒI


Hôm nay tôi sẽ nói về đề tài rất quen thuộc, đó là Thuyết luân hồi của đạo Phật.
Với đề tài này nhiều người còn hoang mang, nhất là giới trí thức trẻ, không biết thuyết luân hồi có đúng không, tại sao đức Phật lại nói thuyết luân hồi.
Vì vậy ở đây tôi sẽ thứ tự giải thích cho quí vị hiểu.
Sở dĩ đức Phật nói thuyết luân hồi là có lý do.
Trước hết chúng ta tìm hiểu ngay bản thân đức Phật.
Khi còn là Thái tử dạo bốn cửa thành, thấy cảnh sanh già bệnh chết, Ngài có những thắc mắc trong lòng.
Chính vì thế Thái tử không yên tâm sống trong cảnh vương giả, nên quyết chí tu hành. Thắc mắc trước kia của Ngài cũng có thể là thắc mắc của tất cả chúng ta hiện giờ, nhưng mình ít quan tâm tìm cách giải quyết.
🙏 Thắc mắc thứ nhất, Ngài nghĩ con người ai cũng bị sanh già bệnh chết khổ như nhau, vậy từ đâu chúng ta đến đây?
🙏 Thắc mắc thứ hai, sau khi chết rồi ta sẽ đi về đâu?
🙏 Thắc mắc thứ ba, muốn ra khỏi vòng sanh tử đó phải làm sao?
Đó là ba vấn đề tối hệ trọng của kiếp con người.
Bởi thắc mắc như vậy nên Ngài không yên tâm sống trong cảnh nhung lụa, vui theo thế gian nên mới quyết tâm đi tu.
Khi đã đi tu, ban đầu Ngài tìm đến những vị nổi tiếng thời đó để học đạo.
Các vị thầy ấy dạy cho Ngài tu chứng từ Sơ thiền tới Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền.
Ngài thấy cũng chưa giải quyết được vấn đề mình thắc mắc.
Thế là tìm thầy khác cao hơn, Ngài tiếp tục đạt các quả vị từ Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ cho đến Phi phi tưởng xứ. Được bốn tầng định cao tột ấy rồi Ngài thấy cũng chưa giải quyết được ba vấn đề mình hằng ôm ấp trong lòng.
Lúc này không còn vị Thầy nào đủ sức chỉ giáo cho Ngài nổi nữa.
Ngài từ giã các vị Thầy đó, tìm cách tu khác.
Hồi xưa ở Ấn Độ nhiều người cho rằng tu khổ hạnh đến chỗ tột cùng sẽ ngộ đạo, nên Ngài cũng tu khổ hạnh hết sáu năm, rốt cuộc không giải quyết được ba vấn đề trên.
Cuối cùng Ngài tới cội Bồ-đề trải cỏ ngồi kiết già.
Khi ngồi xuống đây, Ngài thệ nguyện rằng:
“Ta ngồi dưới cội cây này nếu không thành đạo, thà xương tan thịt nát quyết không rời khỏi cội cây này”.
Với ý chí quyết liệt như thế, suốt bốn mươi chín ngày đêm thiền định dưới cội Bồ-đề, tới đêm thứ bốn mươi chín Ngài giác ngộ thành Phật, giải quyết triệt để ba vấn đề trọng đại đã thắc mắc lâu nay.
🌺 Ngộ đạo là ngộ cái gì?
💐 Trước tiên Ngài chứng được Túc mạng minh.
Chữ “túc” là đời trước, “mạng” là sinh mạng, “minh” là sáng suốt. Túc mạng minh là sáng suốt, thấu rõ tột cùng đời trước của mình, giải đáp được câu hỏi thứ nhất “Ta từ đâu đến đây?”
Trong kinh diễn tả Ngài thấy rõ, nhớ rõ từ vô số kiếp về trước của mình, như việc mới xảy ra hôm qua.
Đời trước Ngài đã từng sanh ở đâu, làm gì… tất cả những chuyện quá khứ của Phật sau này được các thầy Tỳ-kheo kết tập lại thành kinh Bổn Sanh.
Ngài cũng thấy biết đời trước của các đệ tử sanh ở đâu, làm gì… được kết tập thành kinh Bổn Sự.
Như vậy cái nhớ của Ngài là trực tiếp nhớ chớ không qua ai kể lại, cũng không phải do suy luận mà ra.
Đó là giải quyết được nghi vấn thứ nhất.
🍁 Kế tiếp, Ngài chứng được Thiên nhãn minh.
Thiên nhãn minh là con mắt sáng suốt thấy tột cùng những gì rất xa, rất nhỏ, Ngài thấy tường tận hết.
Ngài thấy chúng sanh chết đây sanh kia, do nghiệp dẫn đi trong sáu đường, như người đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã tư đường thấy kẻ qua, người lại một cách rõ ràng.
🙏Phật biết rõ con người chết rồi không phải là hết mà theo nghiệp thọ sanh trong Lục đạo luân hồi.
Đó là giải quyết được nghi vấn thứ hai. Thấy tường tận như vậy nên Ngài mới nói thuyết luân hồi.
🌼 Đến canh năm, khi sao Mai vừa mọc Ngài chứng được Lậu tận minh.
“Lậu” là rơi rớt, “tận” là hết.
Tức biết tường tận lý do gì khiến chúng sanh có mặt ở đây, muốn không còn tiếp tục thọ sanh ở những đời sau nữa thì phải tu cách nào?
Nói rõ hơn, Phật thấy rõ nguyên nhân từ đâu chúng sanh có sanh tử và nguyên nhân để chấm dứt sanh tử, không còn rơi rớt, trầm luân trong tam giới nữa.
Thấy tường tận như vậy gọi là chứng Lậu tận minh.
Thế là Ngài tuyên bố giác ngộ viên mãn, thành Phật.
Vì thế chúng ta biết đức Phật nói thuyết luân hồi không phải do suy luận, do tưởng tượng.
Khi tâm Ngài an định trí tuệ sáng ra nên nhớ được tất cả mọi việc trong vô số kiếp về trước.
Kế đến khi chứng được Thiên nhãn minh, Ngài thấy chúng sanh luân hồi trong lục đạo là do nghiệp dẫn, điều này hơi khó hiểu.
Nghiệp làm sao thấy?
Mắt phàm chúng ta không thấy nhưng với mắt Thánh thì thấy.
Bởi vậy hồi xưa đọc truyện ta thấy các ông tiên khi nhìn ai trên đầu có vầng đen thì biết người đó sắp có tai họa.
Còn ai trên đầu có vầng sáng thì biết người đó là bậc Thánh hiền. Hiện nay các tượng Phật, Bồ-tát người ta hay vẽ hào quang sáng.
🙏 Phật thấy rõ ràng chúng sanh do nghiệp lành, nghiệp dữ dẫn đi thọ sanh chớ không phải ngẫu nhiên.
Nghiệp dẫn mình đi trong sáu đường sanh tử luân hồi.
Sáu đường đó là: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh là ba đường ác; người, a tu la và trời là ba đường lành.
Trong sáu đường ấy, loài súc sanh và ngạ quỷ ở lẫn với mình, nhưng ta chỉ thấy được súc sanh, chớ không thấy ngạ quỷ.
🍁 Còn địa ngục, có người nói đào sâu dưới đất là địa ngục, không phải vậy.
Địa là chỗ, ngục là hình phạt đau khổ.
Những chúng sanh nào có nghiệp ác sau khi chết cùng sanh vào chỗ chịu những hình phạt đau khổ, đó gọi là địa ngục.
Chớ không có chuyện như người ta tưởng tượng quỷ sứ tới dắt đi, mà là nghiệp dẫn.
🌷 Nghiệp từ tâm tưởng hiện ra.
Ví dụ hồi xưa ta hành hạ ai khổ sở, bây giờ sắp chết sực nhớ lại người đó, thấy họ đánh đập mình, rượt đuổi mình nên ta chạy.
Thế là chạy thẳng vào chỗ khổ. Đó là trường hợp đi trong các đường dữ.
🙏Trở lại đường lành, cõi người là đường lành thấp nhất.
Như vậy chúng ta hãnh diện mình đang ở trong đường lành, nhưng nếu không khéo tu thì sẽ tuột xuống đường dữ. Được ở trong đường lành mình phải cố gắng tu tập để vươn lên, chớ không nên tự mãn.
Vì khi hưởng hết phước lành ta sẽ đọa vào các đường dữ.
Do trí tuệ đức Phật thấy tường tận các điều như đã nói.
Chẳng những thế Ngài còn thấy cả vi trùng nên Phật nói ta xem thấy trong một bát nước có tám muôn bốn ngàn vi trùng.
Đó là thấy chớ không phải suy luận.
Cho tới Ngài nhìn trên không gian bao la, thấy hằng hà sa số thế giới không thể kể hết. Dùng từ hằng hà sa số để nói nhiều như cát sông Hằng.
Như vậy cái thấy biết của Phật không thể nghĩ lường.
🌹 Tất cả chúng ta hiện giờ có mặt ở đây không phải chỉ một lần, mà là vô số lần rồi.
Con người bỏ thân này chưa phải là hết, mà còn lang thang không biết đến bao giờ.
Vì vậy nhà Phật thường dùng từ “lang thang trong kiếp luân hồi”, cứ đi mãi không biết dừng nơi đâu?
Đức Phật thấy được những nẻo đường của chúng sanh đến và đi nên Ngài mới nói “Thuyết luân hồi”.
🌺 Luân hồi là gì?
Luân là bánh xe, hồi là lăn tròn.
Luân hồi đi đâu?
🙏Không ngoài ba đường ác và ba đường lành, cứ lên xuống quay tròn như vậy hoài, gọi là luân hồi.
Nếu người làm điều tốt khi chết sẽ đi các đường trên.
Hưởng hết phước rồi thì tuột xuống trở lại, còn kẻ làm xấu thì đọa vào các đường dưới, đền trả hết nghiệp mới được trồi lên.
🙏Lên xuống, lên xuống không ra khỏi vòng lục đạo nên gọi là bánh xe luân hồi.
Đó là nói luân hồi trong các đường.
Bây giờ chúng ta đặt câu hỏi lại: “Hiện tại trong thân mình có luân hồi không?”
Tim đập tống máu đi nuôi khắp cơ thể, máu chạy vòng vòng rồi cũng trở về tim.
Cứ thế lẩn quẩn vòng quanh hoài, không đi đâu khác.
Y học dùng từ tuần hoàn máu, nghĩa là máu đi rồi trở về, đi rồi trở về.
Đó là nói luân hồi trong con người.
Còn quả đất có luân hồi không?
Nó quay hoài hết ngày tới đêm, đó cũng là luân hồi.
Thành ra con người ở trong vòng luân hồi mà không biết. Đó là một lẽ thực chớ không phải suy lý gì hết.
🙏 Khi chúng ta đã biết thuyết luân hồi trong ba đường lành, ba đường dữ rồi, bây giờ phải làm sao?
🙏 Phải chọn ba đường lành mà đi, tối thiểu cũng phải đi lại đường cũ của mình, là làm người.
Ai khá hơn thì vươn lên trên cõi trời.
🙏 Muốn trở lại cõi người Phật dạy phải thọ Tam qui, giữ năm giới.
🙏 Năm điều kiện đó là Nhân thừa Phật giáo, tức tu để được làm người.
Đó là điều căn bản mà chúng ta phải nhớ.
————
Hòa Thượng , Thiền Sư Thích Thanh Từ ( Trích trong : THUYẾT LUÂN HỒI)
copy lại từ fb Nguyen Thanh Huy https://www.facebook.com/nguyenthanhhuy.gv/posts/pfbid0F9YeVKkageuJLRcDWjh9zHE1hQmBmdJUMf6ubVqZM2iMpgA1b9CUwEwyXaCvmReCl?

SƠN PHÒNG MẠN HỨNG 2

Trần Nhân Tông

---

山房漫興其二  

是非念逐朝花落,

名利心隨夜雨寒。

花盡雨晴山寂寂,

一聲啼鳥又春殘。

陳仁宗


Âm

Thị phi niệm trục triêu hoa lạc,

Danh lợi tâm tuỳ dạ vũ hàn.

Hoa tận vũ tình sơn tịch tịch,

Nhất thanh đề điểu hựu xuân tàn.


Nghĩa

Ý niệm phải quấy mất theo hoa buổi sớm rụng,

Lòng danh lợi theo cơn mưa đêm mà nguội lạnh.

Hoa rơi hết, mưa tạnh, núi tịch mịch,

Một tiếng chim kêu, lại một mùa xuân nữa tàn phai


Tạm dịch



Phải quấy rơi cùng hoa buổi sớm,

Lợi danh lạnh với giọt mưa đêm.

Hoa tàn mưa tạnh non im vắng,

Xuân lại phai tàn theo tiếng chim.


Giản thể

山房漫兴其二  

是非念逐朝花落,

名利心随夜雨寒。

花尽雨晴山寂寂,

一声啼鸟又春残。


Chú

山房 nhà nghỉ trên núi.

漫興 (thơ) làm do hứng thú bất chợt. 漫 (phó từ): tùy tiện, phóng túng. 

是非 thị phi: đúng sai, phải trái; biện biệt đúng sai, phải trái. 無是非之心, 非人也 (孟子) Vô thị phi chi tâm, phi nhân dã = Không có lòng phân biệt phải quấy, không phải là con người.

陳仁宗 Trần Nhân Tông: vị vua thứ ba đời nhà Trần, về sau từ ngôi đi tu, hiệu Hương vân đại đầu đà, sáng lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

18/6/24

Thu nhật



秋日

返照入閭巷﹐

憂來誰共語。

古道無人行﹐

秋風動禾黍。

耿湋

Âm.
Phản chiếu nhập lư hạng, Ưu lai thùy cộng ngữ.
Cổ đạo vô nhân hành, Thu phong động hòa thử.



Nghĩa. Ngày thu

Ánh nắng chiều rọi vào hẻm nhỏ, có nỗi lo biết nói cùng ai.
Hẻm nhỏ không có người đi, gió thu làm xao động lúa trên đồng.

Tạm dịch

Nắng chiều xiên hẻm nhỏ,

Lo lắng ngỏ cùng ai.

Đường chẳng người đi lại,

Gió thu lùa lúa lay.

Giản thể. 
反照入闾巷,忧来谁共语。 古道无人行,秋风动禾黍。

Chú

返照 phản chiếu, cũng viết 反照 : ánh sáng phản chiếu của mặt trời chiều.

閭巷 lư hạng: trong ngõ, trong làng. 閭 lư cổng làng. 閭里 lư lí, 鄉閭 hương lư: làng mạc.

憂來 ưu lai: nỗi lo lắng đến, có nỗi lo. Bản khác: 愁來 sầu lai: mang nỗi sầu.

誰共語 thùy cộng ngữ. Bản khác: 與誰語 dữ thùy ngữ.

無:bản khác: thiểu “少”。

禾黍 hòa thử: lúa tẻ và lúa nếp, lương thực nói chung.

耿湋 Cảnh Vi (736 - 787), nhà thơ thời Trung Đường, ngang danh với Tề Khởi, Lư Luân, .. được liệt vào Đại Lịch thập tài tử (gồm Lư Luân, Cát Trung Phu, Hàn Hoằng, Tiền Khởi, Tư Không Thự, Miêu Phát, Thôi Ðồng, Cảnh Vi, Hạ Hầu Thẩm và Lý Ðoan. Đại Lịch là một trong ba niên hiệu của Đường Đại Tông, ứng với Tây lịch 766 – 779).

Nhà Đường đã qua thời kì phát triển rực rỡ, sau loạn An Sử đã bắt đầu đi xuống, đến thời tác giả, nhìn đất nước ai có lòng không thể không suy nghĩ. Bài thơ được viết trong tâm trạng ấy. Cảnh chiều thu trong ngõ nhỏ gợi cho nhà thơ bao nhiêu nỗi buồn lo.

17/6/24

Hoài thôn binh hậu

 

淮村兵後

小桃無主自開花,

煙草茫茫晚帶鴉。

幾處敗垣圍故井,

向來一一是人家。

戴復古

Âm

Tiểu đào vô chủ tự khai hoa,

Yên thảo mang mang vãn đới nha.

Kỷ xứ bại viên vi cố tỉnh,

Hướng lai nhất nhất thị nhân gia.

Nghĩa.

Cây đào nhỏ không chủ, không ai thưởng thức, lặng lẽ nở hoa.
Chiều về sương xuống như khói mù phủ đám cỏ, vài con quạ bay lượn trong hoàng hôn.
Mấy chỗ bức tường thấp bị đổ nát bao quanh giếng nước bỏ hoang;
Nơi đây trước kia hẳn đâu đâu cũng có nhà cửa.

Tạm dịch

Cây đào không chủ vẫn ra hoa,

Chiều xuống sương mù quạ liếng ra.

Mấy chổ tường hư quanh giếng cũ,

Năm xưa chắc hẳn mấy gian nhà.

Chú

 淮村 Hoài thôn: thôn bên cạnh sông Hoài. Thời Nam Tống, lưu vực sông Hoài là chiến trường giữa quân Tống và quân Kim.

煙草:Yên thảo: đám cỏ bị sương chiều (trông như khói) phủ

敗垣:bại viên: bức tường thấp bị sập đổ. viên: tường thấp

故井:Cố tỉnh: giếng cũ, giếng hoang. 

向來:Hướng lai, cũng có bản viết “鄉來” đều có nghĩa "trước đây, xưa kia". Ở đây đọc "hướng", thông với hướng , làm phó từ có nghĩa là "xưa, trước đây".

戴復古 Đới Phục Cổ (1167-?), nhà thơ, từ thời Nam Tống.

Giản thể

淮村兵后  

小桃无主自开花,烟草茫茫晚带鸦。
几处败垣围故井,向来一一是人家。

16/6/24

CHÍNH TẢ XƯA VÀ NAY


Ghi chép từ vài quyển từ điển.
𝒅𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒐̂́ / 𝒈𝒊𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒐̂́
dông tố : *Đại Nam Quấc Âm Tự Vị* – Huình Tịnh Paulus Của (1895) – tr. 243
● dông tố : *Việt Nam Tự Điển* – Hội Khai Trí Tiến Đức (1954) – tr. 156
● dông tố : *Việt Nam Tự Điển* – Lê Văn Đức (1970) – tr. 377
● dông tố : *Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị* – Lê Ngọc Trụ (1959) – tr. 177
● dông tố : *Tự Vị Chính Tả* – Lê Văn Hòe – tr. 193
*● Từ Điển Tiếng Việt* – Hoàng Phê (2003) :
dông tố *: *tr. 263*
*giông tố : *xem. *dông tố – tr. 403
𝒈𝒊𝒐̣̂𝒊 𝒏𝒖̛𝒐̛́𝒄 / 𝒅𝒐̣̂𝒊 𝒏𝒖̛𝒐̛́𝒄
● giội nước : *Đại Nam Quấc Âm Tự Vị* – Huình Tịnh Paulus Của (1895) – tr. 380
● giội nước : *Việt Nam Tự Điển* – Hội Khai Trí Tiến Đức (1954) – tr. 222
● giội nước : *Việt Nam Tự Điển* – Lê Văn Đức (1970) – tr. 568
● giội nước : *Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị* – Lê Ngọc Trụ (1959) – tr. 184
*● Từ Điển Tiếng Việt* – Hoàng Phê (2003) :
*…
*giội nước : tr. 403
𝒏𝒉𝒐̉𝒏𝒈 𝒏𝒉𝒆̉𝒐 / 𝒏𝒉𝒐̃𝒏𝒈 𝒏𝒉𝒆̃𝒐
● nhỏng nhẻo : *Đại Nam Quấc Âm Tự Vị* – Huình Tịnh Paulus Của (1895) – tr. 128, tr. 138
● nhỏng nhẻo : *Việt Nam Tự Điển* – Lê Văn Đức (1970) – tr. 1099
● nhỏng nhẻo : *Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị* – Lê Ngọc Trụ (1959) – tr. 459
*● *nhõng nhẽo* : Từ Điển Tiếng Việt* – Hoàng Phê (2003) – tr. 723
𝒃𝒂̣̆𝒎 (𝒎𝒊𝒆̣̂𝒏𝒈, 𝒎𝒐̂𝒊) / 𝒃𝒂̣̂𝒎 (𝒎𝒊𝒆̣̂𝒏𝒈, 𝒎𝒐̂𝒊)
● bặm môi : *Đại Nam Quấc Âm Tự Vị* – Huình Tịnh Paulus Của (1895) – tr. 27
● bặm môi : *Việt Nam Tự Điển* – Hội Khai Trí Tiến Đức (1954) – tr. 35
● bặm môi : *Việt Nam Tự Điển* – Lê Văn Đức (1970) – tr. 79
*● Từ Điển Tiếng Việt* – Hoàng Phê (2003) :
bặm *: *tr. 44*
*bậm : *xem.* bặm – tr. 48
𝒔𝒂́𝒑 𝒏𝒉𝒂̣̂𝒑 / 𝒔𝒂́𝒕 𝒏𝒉𝒂̣̂𝒑
● sáp nhập : *Đại Nam Quấc Âm Tự Vị* – Huình Tịnh Paulus Của (1895) – tr. 124, tr. 290
● sáp nhập : *Việt Nam Tự Điển* – Hội Khai Trí Tiến Đức (1954) – tr. 483
● sáp nhập : *Việt Nam Tự Điển* – Lê Văn Đức (1970) – tr. 1277
● sáp nhập : *Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị* – Lê Ngọc Trụ (1959) – tr. 521
● sáp nhập : *Tự Vị Chính Tả* – Lê Văn Hòe – tr. 241
*● Từ Điển Tiếng Việt* – Hoàng Phê (2003) :
sáp nhập *: *tr. 849*
*sát nhập : *xem. *sáp nhập – tr. 403
𝒔𝒖̛̉𝒏𝒈 𝒔𝒐̛̀ / 𝒔𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒔𝒐̛̀
● sửng sờ : *Đại Nam Quấc Âm Tự Vị* – Huình Tịnh Paulus Của (1895) – tr. 318
● sửng sờ : *Việt Nam Tự Điển* – Hội Khai Trí Tiến Đức (1954) – tr. 500
● sửng sờ : *Việt Nam Tự Điển* – Lê Văn Đức (1970) – tr. 1326
● sửng sờ : *Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị* – Lê Ngọc Trụ (1959) – tr. 567
● sững sờ : *Tự Vị Chính Tả* – Lê Văn Hòe – tr. 313
● sững sờ : *Từ Điển Tiếng Việt* – Hoàng Phê (2003) : – tr. 879
𝒕𝒓𝒐̂𝒊 𝒈𝒊𝒂̣𝒕 / 𝒕𝒓𝒐̂𝒊 𝒅𝒂̣𝒕
● trôi giạt : *Việt Nam Tự Điển* – Hội Khai Trí Tiến Đức (1954) – tr. 606
● trôi giạt : *Việt Nam Tự Điển* – Lê Văn Đức (1970) – tr. 1689
● trôi giạt : *Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị* – Lê Ngọc Trụ (1959) – tr. 131
● trôi giạt : *Tự Vị Chính Tả* – Lê Văn Hòe – tr. 123
*● Từ Điển Tiếng Việt* – Hoàng Phê (2003) :
trôi dạt : *cũng viết.* trôi giạt – tr. 1041
𝒕𝒓𝒂𝒖 𝒈𝒊𝒐̂̀𝒊 / 𝒕𝒓𝒂𝒖 𝒅𝒐̂̀𝒊
● trau giồi : *Đại Nam Quấc Âm Tự Vị* – Huình Tịnh Paulus Của (1895) – tr. 380, tr. 475
● trau giồi : *Việt Nam Tự Điển* – Hội Khai Trí Tiến Đức (1954) – tr. 594
● trau giồi : *Việt Nam Tự Điển* – Lê Văn Đức (1970) – tr. 1653
● trau giồi : *Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị* – Lê Ngọc Trụ (1959) – tr. 184
● trau giồi : *Tự Vị Chính Tả* – Lê Văn Hòe – tr. 191
*● Từ Điển Tiếng Việt* – Hoàng Phê (2003) :
trau dồi *: *tr. 1026*
*trau giồi : (cũ; ít dùng). *xem.* trau dồi – tr. 1026
𝒙𝒖𝒚́𝒕 𝒙𝒐𝒂́𝒕 / 𝒔𝒖𝒚́𝒕 𝒔𝒐𝒂́𝒕
● xuýt xoát : *Việt Nam Tự Điển* – Hội Khai Trí Tiến Đức (1954) – tr. 662
● xuýt xoát : *Việt Nam Tự Điển* – Lê Văn Đức (1970) – tr. 1857
● xuýt xoát : *Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị* – Lê Ngọc Trụ (1959) – tr. 562
● xuýt xoát : *Tự Vị Chính Tả* – Lê Văn Hòe – tr. 307
*● Từ Điển Tiếng Việt* – Hoàng Phê (2003) :
suýt soát* : *tr. 876*
*xuýt xoát : (cũ). *xem.* suýt soát – tr. 1163
nguồn: https://goctram . com/chinh-ta-tieng-viet-xua-va-nay/

8/6/24

Quá tửu gia

過酒家其三 
竹葉連糟翠,
葡萄帶曲紅。
相逢不令盡,
別後為誰空。
王績

Âm
Trúc diệp liên tao thuý, 
Bồ đào đới Khúc hồng.
Tương phùng bất lệnh tận, 
Biệt hậu vị thuỳ không.

Nghĩa
Rượu trúc diệp có cặn xanh biếc,
Rượu nho mang tới Khúc Giang có màu đỏ.
Gặp nhau không ép phải uống cạn li,
Sau lúc chia tay, chẳng ai không say.

Tạm dịch
Rượu trúc diệp xanh biếc,
Rượu bồ đào đỏ hồng.
Chả kêu say tới bến,
Từ biệt chẳng ai không.

Giản thể
过酒家 3. 
竹叶连糟翠,葡萄带曲红。
相逢不令尽,别后为谁空。

Chú
王績 Vương Tích (585 - 644) là nhà thơ thời Sơ Đường. Tính thích uống rượu, có thể uống năm đấu không say, tự xưng là Ngũ đấu tiên sinh. 

4/6/24

Thị đao hoàn ca

 視刀環歌 

常恨言語淺,不如人意深。
今朝兩相視,脈脈萬重心。
劉禹錫

Âm

Thường hận ngôn ngữ thiển,

Bất như nhân ý thâm.

Kim triêu lưỡng tương thị,

Mạch mạch vạn trùng tâm.

Nghĩa

Thường lấy làm tiếc vì lời nói thì nông cạn,

Không diễn đạt được những ý tứ sâu xa.

Sáng sớm nay hai người nhìn nhau.

Ánh mắt đắm đuối đủ nói hết được mọi điều trong lòng.

Tạm dịch

Thường giận minh lời cạn,

Nói không hết ý sâu.

Sáng nhìn nhau chợt thấy,

Cần phải nói gì đâu.

Chú.

恨:遺憾 lấy làm tiếc.

人意:人的意願、情緒。

脈脈:trông nhau đăm đắm, tình ý tràn đầy mà không nói. Cổ Thi: Doanh doanh nhất thủy gian, Mạch mạch bất đắc ngữ 盈盈一水間, 脈脈不得語  Tràn trề một dòng sông, Đăm đăm nhìn không nói.

萬重心: lòng dạ ngổn ngang, tình cảm phức tạp.

劉禹錫 Lưu Vũ Tích (772 - 842) là nhà văn, nhà thơ, nhà triết học nổi tiếng thời Trung Đường. Ông chơi rất thân với Liễu Tôn Nguyên, được người đời gọi chung là Lưu Liễu, cũng thường cùng Bạch Cư Dị xướng họa, người đời kêu là "Lưu Bạch".

'視刀環歌' là một bài thơ nhạc phủ của Lưu Vũ Tích. Đọc bài thơ, không khỏi nhớ đến mấycâu thơ của Lưu Trọng Lư:

Nhìn thôi mà chẳng nói,
Tình đôi ta vời vợi,
Có nói cũng khôn cùng
.

Bài thơ tưởng như viết về tình yêu trai gái, thật ra Lưu Vũ Tích muốn gởi gắm một thứ tình cảm khác.

視刀環 nghĩa đen là "nhìn khoen tròn nơi cây dao", được dùng như một điển cố xuất xứ từ truyện "Lí Quảng - Tô Kiến" trong Hán Thư. Lí Lăng (cháu Lí Quảng) là một danh tướng, đem quân đánh Hung Nô bị thất bại, đầu hàng. Về sau, một đại tướng của Hán cho bọn Lâm Lập Chánh ba người bạn cũ của Lí Lăng đến mời ông về. Hán thư tả đoạn ba người gặp Lí Lăng trong bữa tiệc chiêu đãi: "立政等見陵,未得私語,即目視陵,而數數自循其刀環,握其足,陰諭之,言可歸還也。"  Bọn Lập Chánh gặp Lăng, chưa thể nói chuyện riêng, chỉ dám đưa mắt nhìn ông, rồi mấy lần mân mê cái vòng trên thanh đao của ông, nắm lấy chân của ông, ngầm cho ông biết có thể quay về nhà Hán. (vì hoàn vòng đồng âm với hoàn quay về). Về sau nhân đó mà đao hoàn 刀環 được dùng với ý "還歸" quay về. 

Lưu Vũ Tích làm bài thơ sau khi bị biếm, bày tỏ tâm sự mong sớm được trở về kinh đô Trường An. Một tâm sự không dễ nói với nhà vua cao xa, nhưng hi vọng vua hiểu.

Giản thể

常恨言语浅,不如人意深。
今朝两相视,脉脉万重心。