Nghe Hồng Liên ngâm bài thơ Nói Với Con của của Quế Mai
và ngắm một số tranh mẹ-con của Pino Daeni
30/12/12
29/12/12
Casablanca
Casablanca là một tác phẩm kinh điển của điện ảnh thế giới, từng 8 đề cử Oscar (1943, 16th) , và đoạt 3 giải - đạo diễn, phim hay nhất và kịch bản phim, được AFI xếp hạng #3 trong Danh sách 100 phim hay nhất xưa nay của AFI (2007), #1 trong Top 100 Phim tình cảm hay nhất mọi thơi cũng của AFI..
28/12/12
Tục ca - Phạm Duy
Bên cạnh Tình ca, Tâm ca, Đạo ca ... Phạm Duy còn có 10 bài Tục ca.
Nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền
Trong một cuộc phỏng vấn do nhạc sĩ Tuấn Khanh thực hiện, Phạm Duy cũng nói rõ quan niệm của mình về cái tực:
(nguồn: Tuấn Khanh phỏng vấn Phạm Duy 1996)
Ngồi nghe chính tác giả dẫn giải và trình bày mấy bài này cho đỡ buồn ..
Lưu ý là nhạc thuộc loại 18+ - lời nhạc khá tục, ai chưa đủ 18, hay khi đang có con nhỏ bên cạnh không nên nghe; ai đã trên 18 nhưng chưa từng nghe nói tục cũng ko nên nghe...
Ở Phạm Duy, có thể tìm thấy những sáng tạo đa diện, từ những tác phẩm đồ sộ kinh điển thể hiện những vẻ đẹp hào sảng, to lớn, trữ tình đậm chất thi ca cho đến những tác phẩm thật dung dị, đời thường, điển hình như Tục ca. Cần thấy rằng ở nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam, yếu tố tục được coi như một phần của bản sắc dân tộc, có thể tìm thấy trong nhiều loại hình, từ tín ngưỡng tôn giáo cho đến thơ ca hò vè... Tục là khi con người bộc lộ những khát vọng mang tính bản năng, luôn song hành đối trọng cùng mọi lề thói cấm kỵ của xã hội - đặc biệt một xã hội chịu ảnh hưởng Nho giáo nhiều như Việt Nam. Bàn về các yếu tố tục, ca ngợi, sáng tạo các giá trị nghệ thuật xoay quanh nó vốn được xem là “chuyện thường” trong nền âm nhạc cổ truyền. Bởi vậy, các bài Tục ca của Phạm Duy cần được đánh giá như một sự kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc, điều mà ít nhạc sĩ thời nay dám làm.
Nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền
Trong một cuộc phỏng vấn do nhạc sĩ Tuấn Khanh thực hiện, Phạm Duy cũng nói rõ quan niệm của mình về cái tực:
Tuấn Khanh: Thưa nhạc sĩ Phạm Duy, Ông định nghĩa thế nào về một Phạm Duy đầy triết lý với những bài ca tâm linh, thanh thoát và một Phạm Duy rất đời thường qua các bài tục ca ?
Phạm Duy : Là nghệ sĩ mà tự giam mình vào những đề tài hạn chế thì chán bỏ mẹ ! Nhưng đừng tưởng rằng chỉ vì muốn thay đổi đề tài mà tôi soạn tục ca sau khi soạn tâm ca. Tục ca rất đứng đắn (serious). Hơn nữa nó phản ảnh đúng cái thời đại mà ai cũng muốn văng tục.
Phạm Duy : Là nghệ sĩ mà tự giam mình vào những đề tài hạn chế thì chán bỏ mẹ ! Nhưng đừng tưởng rằng chỉ vì muốn thay đổi đề tài mà tôi soạn tục ca sau khi soạn tâm ca. Tục ca rất đứng đắn (serious). Hơn nữa nó phản ảnh đúng cái thời đại mà ai cũng muốn văng tục.
(nguồn: Tuấn Khanh phỏng vấn Phạm Duy 1996)
Ngồi nghe chính tác giả dẫn giải và trình bày mấy bài này cho đỡ buồn ..
Lưu ý là nhạc thuộc loại 18+ - lời nhạc khá tục, ai chưa đủ 18, hay khi đang có con nhỏ bên cạnh không nên nghe; ai đã trên 18 nhưng chưa từng nghe nói tục cũng ko nên nghe...
26/12/12
Thăm bạn trên núi
Hôm nay đi đám đứa bạn, cũng bị K.
Ba năm chữa trị người quắt queo - chắc còn chỉ 20kg, đen nhẻm.
Ngồi cop lại bài thơ có lần đọc cho bạn nghe, khi đến thăm thời bạn còn sống trên phố núi ..
Trên cao có thấy lòng thanh thản
Ở cùng cây cỏ có vui hơn
Hỏi thế thôi, chứ biết bạn làm sao vui được, phải không.
Xưa đã thế, bao ước mơ hoài bão.
Nay cũng thế, ba con gái còn nhỏ dại ..
Dù sao cũng mong bạn tìm được an lạc ở trên cao kia .
Ba năm chữa trị người quắt queo - chắc còn chỉ 20kg, đen nhẻm.
Ngồi cop lại bài thơ có lần đọc cho bạn nghe, khi đến thăm thời bạn còn sống trên phố núi ..
Trên cao có thấy lòng thanh thản
Ở cùng cây cỏ có vui hơn
Hỏi thế thôi, chứ biết bạn làm sao vui được, phải không.
Xưa đã thế, bao ước mơ hoài bão.
Nay cũng thế, ba con gái còn nhỏ dại ..
Dù sao cũng mong bạn tìm được an lạc ở trên cao kia .
24/12/12
Mẹ con - Pino Daeni
Pino Daeni (1939 - 2010)
Họa sĩ Án tượng người Ý, qua sống và làm việc tại Mỹ từ 1978.
Là họa sĩ vẽ tranh minh họa cho nhiều nhà xuất bản và tạp chí.
Nổi tiếng với những bức tranh sơn dầu vẽ mẹ con, nuy ..
Giáng sinh nghe nhạc, ngắm tranh ..
Họa sĩ Án tượng người Ý, qua sống và làm việc tại Mỹ từ 1978.
Là họa sĩ vẽ tranh minh họa cho nhiều nhà xuất bản và tạp chí.
Nổi tiếng với những bức tranh sơn dầu vẽ mẹ con, nuy ..
Giáng sinh nghe nhạc, ngắm tranh ..
22/12/12
Duy Quang
Nghe lại một số bản nhạc đã làm nên tên tuổi Duy Quang (1950 - 2012)
-
Thà Như Giọt Mưa
Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ
Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng
Chuyện Tình Buồn
Ngậm Ngùi
Chỉ Chừng Đó Thôi
Mùa Thu Chết - Julie Quang
Tình Khúc Cho Em Duy Quang - Yến Xuân
Còn Chút Gì Để Nhớ
Ban nhạc Dreamers thời 1969 với Duy Quang, Duy Minh, Duy Hùng, Duy Cường, Thái Hiền, Julie & Veny.
Cuối cùng, nghe một bản nhạc do chính Duy Quang sáng tác và trình bày
Con nhà nòi, có giọng, có tài thực, đi hát từ 17 t và thành công sớm đến nhưng đường tình lận đận ..
tôi xin người cứ gian dối, để tôi ngỡ người cũng yêu tôi ...
Giờ thì ông chả cần ..
Chúc ông thanh thản nơi chốn không cần dối gian
20/12/12
Một Mùa Đông
19/12/12
Ở hai đầu nỗi nhớ
Black Robe - tranh Trish Davis |
Đo chiều dài nỗi nhớ?
Có khoảng mênh mông nào
Sâu thẳm hơn tình thương?
Anh đang ở Pai-lin
Rừng khộp khô trong nắng
Thương em ngoài ấy lạnh
Muốn gửi chút nắng vàng
Ở đầu này nỗi nhớ
Anh mơ về bên em
Ngôi sao như xuống thấp
Cho ta gần nhau hơn
Ở đầu kia nỗi nhớ
Nằm đếm tiếng mưa rơi
Đếm mấy triệu hạt rồi
Mà chưa vơi nỗi nhớ
Ở hai đầu nỗi nhớ
Yêu và thương sâu hơn
Ở hai đầu nỗi nhớ
Nghĩa tình đằm thắm hơn
Mùa hè 1980
Trần Hoài Thu
Bài thơ đã được Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc. Mời nghe Bảo Yến ca
13/12/12
Múa Ánh Trăng
Mọi người đang chạy đôn chạy đáo dựng nhà mới dọn nhà cũ chắc mệt nhọc
Nghỉ tay xem múa cho thư giản tí nào.
Ai mê phim kiếm hiệp hẳn nhớ nhân vật Mai Siêu Phong trong bộ phim Anh Hùng Xạ Điêu với mái tóc trắng phau, móng tay dài nhọn hoắt thi triển Cửu Âm Bạch Cốt Trảo mà như đang múa lụa ...
Mà đúng là cổ đang múa thật đấy, vì người vào vai nhân vật mai Siêu Phong chính là Dương Lệ Bình, nữ nghệ sĩ múa số một Trung Quốc hiện nay.
Mời xem múa Ánh Trăng của Dương Lệ Bình
Nghỉ tay xem múa cho thư giản tí nào.
Ai mê phim kiếm hiệp hẳn nhớ nhân vật Mai Siêu Phong trong bộ phim Anh Hùng Xạ Điêu với mái tóc trắng phau, móng tay dài nhọn hoắt thi triển Cửu Âm Bạch Cốt Trảo mà như đang múa lụa ...
Mà đúng là cổ đang múa thật đấy, vì người vào vai nhân vật mai Siêu Phong chính là Dương Lệ Bình, nữ nghệ sĩ múa số một Trung Quốc hiện nay.
Mời xem múa Ánh Trăng của Dương Lệ Bình
Moonlight by Yang Liping
12/12/12
Trần Dzạ Lữ 5 - Tình bay
Windy - tranh Volegov |
Xuân Diệu đã từng than thở Yêu rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu. Trần Dzạ Lữ dường như còn tệ hơn
Cả đời sao dại dột
Cứ yêu-người-không-yêu ?
Chuyến xe đời xuôi ngược
Để về bến cô liêu…
...
Cứ yêu-người-không-yêu
Trắng tay và sầu hận…
Nhưng có thể làm được gì hơn ?
Anh giờ bó tay.com
Bởi em đã bỏ thiên đường tình nhân
Cũng đành con sáo sang sông
Ngày vui trả lại, rượu buồn cho anh
(Bótay.com)
rượu cũng chả ích gì
Khi em đi rồi
Tôi còn lại những ngày trống rỗng
Căn phòng im ắng
Và nỗi cô đơn ngọ nguậy trong hồn
(Những ngày trống rỗng)
sau nỗi cô đơn là sự rã rời, sau cơn say là nỗi nhớ thảng thốt ..
Đã đành em hết yêu tôi
Nước trôi đằng nước, mây rời rã bay
Ngày dài tít tắp chân mây
Hoa không buồn nở, cây bày nhánh khô…
(..)
Đã đành bẻ đũa chia tay
Mà sao hoảng hốt lòng này hở em?
(Nỗi niềm 1)
không biết bao nhiêu lần ông tự hứa
Tôi tự hứa tôi sẽ cai tình
Như là cai xì-ke vậy đó
Không thòm thèm bờ môi em đỏ
Không liếc nhìn đôi mắt em đen…
Không dám chộ chiếc váy em xinh
Xòe trong chiều lung linh nỗi nhớ
Sợ phải đi con đường đau khổ
Suốt kiếp này sẽ mồ côi thêm!
Không ngu ngơ trước những lời tình
Mà phía sau rập rình chiếc bẫy
Eva trời sinh ra là vậy
Trái cấm nào không nghẹn đâu em ?
nhưng đã là nòi tình, đâu dễ gì ?
Bài thơ viết lúc nửa đêm
Sẽ không còn tin nhắn lúc nửa đêm
Sẽ không còn nghe điện thọai giữa trưa-trờ-trưa-trợt
Bởi vì đây là sự thật
Mình đã chia lìa nhau…
Anh không trách gì em đâu
Khi qua sông
Qua sông theo tiếng gọi của tình yêu khác
Dù cánh đồng anh bát ngát
Nhưng thường kỳ hạn hán phải không em?
Sẽ không còn những sáng những đêm
Mình uống chung ly cà phê cứt chồn nơi quán cóc
Sẽ không còn nụ hồng Đà Lạt
Nở giữa môi thơm lúc mình kiếm tìm nhau
Anh không trách gì em đâu
Lẽ thường tình ai cũng ham giàu
Mà anh thì nghèo kiết xác
Thơ đâu nuôi nổi đời giữa cuộc bể dâu?
Sẽ không còn tin nhắn lúc nửa đêm đâu
Ngủ ngon nha anh
Sẽ không còn nghe qua điện thọai giọng em
thánh thót lời yêu thương.
Sông có khúc người có lúc
Đây là lúc anh buồn
như củi mục…
Sẽ không còn gì nữa
Khi mình chia lìa nhau
Nhưng có một thứ anh không bao giờ quên
Đó là nụ hôn đầu !
không đến được với nhau nữa thì chia tay, buồn nhưng không một lời oán thán .. và luôn nhớ về em không chỉ nụ hôn ngọt ngào, tiếng cười trong trẻo, .. mà cả niềm đau em mang cho với tấm lòng đằm thắm, biết ơn
Cảm ơn người đã cho ta niềm đau
Như nhát dao cắm ngọt vào lòng
Em đến rồi đi bất ngờ qúa đỗi
Em nhá thiên đường anh chưa kịp tới
Đã nghe tình địa ngục đắng mênh mông …
Sao em gieo chi tội quá, nỗi buồn
Cứ dè* tim anh mà ở lại?
Là hạt bụi giữa ba ngàn thế giới
Anh còn gì trong cõi yêu thương?
Như bão giông lấp liếm con đường
Anh hóa thành con tàu mất hướng
Giữa ngả ba tròng trành, vất vưởng
Biết nơi đâu là chốn yên bình?
Sao em gieo chi nỗi nhớ vào anh
Để rồi đi biệt-mù-cà-cưỡng ?
Tháng rộng năm dài một mình anh hóa tượng
Dị tượng sầu em có biết không em ?
Cảm ơn em. Rất cảm ơn em
Đã cho anh niềm đau suốt kiếp
Thơ theo người cũng ngở ngàng, anh biết
Vết thương này thành lệ đá triền miên…
-----------------------------------
* cứ dè tim anh = cứ nhè tim anh . Tiếng địa phương
Thơ của Trần Dzạ Lữ trích dẫn đều lấy từ trang web art2all.net
11/12/12
Trần Dzạ Lữ 4 - Tình mơ
Đợi chờ trong đơn côi - sơn dầu Zhang Lin |
O thông minh, đĩnh ngộ quá trời
Người như rứa làm răng tui dám chat?
O là vàng mà tui là đồng nát
Mình đồng hương mà khác khói O ơi!
10/12/12
Trần Dzạ Lữ 3 - Tình chát
Infinite sadness by Carmel Jenkin |
May sao, khi tuổi đã xế chiều, nợ áo cơm bớt nặng, đời lại tặng cho ông cái net và ông
8/12/12
Trần Dzạ Lữ 2 - Tình đầu
tranh Nguyễn Thanh Bình |
NHỚ MỘT NHÀ VĂN
(Để nhớ Nhất Linh )
Người đi theo bóng thiên thu
Bỏ đây năm tháng sa mù nhân gian
Nhớ thương chim khóc trên ngàn
Nước ngơ đất ngẩn trời mang mang sầu.
Huế 1965
Nhất Linh là nhà văn nổi tiếng, trụ cột của Tự Lực văn Đoàn. Ông còn được biết với tên thật Nguyễn Tường Tam, chính trị gia, người đã uống thuốc độc tự tử 7/1963 để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm.
7/12/12
Trần Dzạ Lữ 1 - Tình đời
Đêm mưa nghe tiếng đàn bầu nhạc Nguyên Chương, ý thơ Trần Dzạ Lữ, tiếng hát Hoài Nam
Trần Dzạ Lữ tên thật Trần Văn Duận, người Huế, sinh 1949, xuất hiện trên báo chí Sàigòn từ những năm giữa thập niên 1960 với những bài thơ tình lãng mạn về những cô tôn nữ áo trắng ..
Anh chưa nhìn sao em đà cúi mặt
Để buổi chiều bẽn lẽn ở sau lưng ?
Bước chân chim hình như cũng ngại ngùng
Anh sửng sốt thả rơi tình, ân hận...
(...)
Anh chưa nhìn sao em đà cúi mặt
Hay là anh giống hệt một gã khờ ?
Em - tháng giêng ngon cũng vừa bay mất
Và cuối hồn anh còn chút dư hương...
(Tặng người áo trắng)
Chiến tranh ngày càng ác liệt, ông phải nhập ngũ, thành sĩ quan tham gia trực tiếp vào cuộc chiến
Chiều Mai Lộc núi đồi điên loạn
Quân hai bên đánh đá mút mùa
Thằng xấu số chết vì xấu số
Bỏ vợ con đau xót ở quê nhà
(Chiều Mai Lộc)
một cuộc chiến buồn bã ông chả muốn nhắc
Em đừng hỏi ở rừng có gì lạ
Có gì đâu ngày buồn bã vô cùng
Đêm thì tối nhớ trăm phương ngàn ngã
Nhớ mẹ già hôm sớm mỏi mòn trông
(...)
Em đừng hỏi ở rừng có gì lạ
Có gì đâu rừng rú điêu tàn
Nai lạc dấu - ngàn thương trăng cũ
Ta nhớ người tình quay quắt trong sương.
(Thư gửi người ở lại - 1973)
và mơ một ngày
Ngày tàn cuộc người về thăm quê quán
đồng cỏ mừng đón vó ngựa hồng xưa
chuyện chiến tranh coi như là dĩ vãng
sông Thanh Bình tấp nập bến đò đưa
(...)
Giọt lệ mừng và tay vui vẫy gọi
Bếp lửa hồng nhúm lại buổi hoang sơ
(…)
Có chị hồi sinh tuổi xưa rực rỡ
Phơi tóc chiều xuân bên giậu hoa vàng
(..)
Rồi mình sẽ ở đời đời với Huế
hương xuân reo thuở có lại quê nhà
dù đói dù no tình người vẫn mới
phải không em,người yêu dấu của ta?
(Ngày Tàn Cuộc - 1974)
Hòa bình trong trí ông tươi hồng rực rỡ làm sao .., nhưng sự đời đâu đơn giản vậy .. Học tập cải tạo, rồi bươn chải kiếm sống .. Ông đi bán bánh mì dạo, bán ve chai .. Có lần ông theo binh đoàn tìm trầm không ngậm ngãi vào rừng xanh mong đổi đời. Nhưng số phận chẳng mỉm cười, ông đành bỏ lại ý định ở đời với Huế, tha phương cầu thực ..
Lang thang nhiều nơi, cuối cùng dạt vào Sài gòn sống nhờ trên gác lửng bên nhà vợ, vá xe đạp lề đường, rồi phụ vợ bán rau muống ..
Ta bán rau xanh, ngày mệt lử
Đêm còn ngồi đọc sách thánh hiền
Cố quên cơm áo - vòng danh lợi
Sao đời nỡ hối thúc bên lưng?
Mười năm ở chợ không thay đổi
Tâm tánh ta xưa vốn thật thà
Đâu ước công hầu mơ khanh tướng
Bạc tuổi thanh xuân mong có nhà!
(Ở chợ - 1989)
Làm tắt quạt để kiếm sống
Không có ngày Chủ nhật
Đủng đỉnh nữa cho mày
Suốt tuần là thứ hai
Quay như con lật đật…
Tình yêu cũng lặn mất
Trong ký ức xanh xưa
Vòng đời quay liên tục
Cơm áo mù mộng mơ!
(Tự Nói Với Mình)
Nhiều đêm về tôi cứ đi liêu xiêu
Những sáng sớm đi làm, ăn cơm nguội…
Em hỏi tội tôi: Có đi ăn phở
Dạ thưa em tôi mà biết…chết liền!
(Thơ và tiền)
thấy mình có lỗi xiết bao với vợ
Xin lỗi em cô gái Sài Gòn
Đã vì ta mà xa giảng đường, thư viện
Xa thời mộng-mơ-lưu-luyến
Để hóa thành cổ tượng giữa trầm luân
Vì áo cơm mà em ra chợ
Một hồn buồn giữa cõi rau xanh
Ngày văng tục trên miệng người láu cá
Mà em thì líu lưỡi bởi không quen
(Mùa Xuân Trò Chuyện Với Gác Lửng)
Mười năm ở chợ không tri kỷ. Đến ngày xuân cũng đi trò chuyện với gác lửng. Cảnh sống nhờ trên gác lửng nhà vợ ấy, liệu ông có thoải mái sau một ngày quay như con lật đật ? hay
.. biến thành người câm
Trong ngôi nhà buồn bã
Ra vô như khách lạ
Tôi lại là người dưng…
(..)
Mượn chén rượu xua buồn
Mượn câu thơ bầu bạn
Em gần trong gang tấc
Sao lại xa ngàn trùng ?
(Câm)
Bài thơ cẩn thận ghi chú viết hộ nỗi lòng của một người nhưng có thật không có chút nào nỗi lòng ông trong ấy ? Những đắng cay cuộc đời thì kẻ trượng phu không khóc, nhung lắm lúc cũng phải kêu lên
M Ẹ Ơ I !
Mẹ ơi mẹ giữa vòng đời nghiệt ngả
Nhiều khi con phải vượt lên chính mình
Trước mặt, sau lưng hố thẳm rập rình
Đường thiên lý cứ hỏi lòng hối hả ?
Bỏ quê quán để trở thành khách lạ
Mẹ đừng buồn con - một đứa phiêu linh
Bỏ dòng sông Hương một thuở tự tình
Ôm trôi nổi để gặm hoài đắng, chát…
Bao nhiêu năm con vẫn còn ngơ ngác
Chốn thị thành, mai mốt sẽ về đâu ?
Ly rượu cạn, hồn đau, ai tri kỷ ?
Thèm lời ru của mẹ đến chiêm bao !.
Vũ Hữu Định đã viết những giòng thơ đầy đau xót về người bạn của mình những năm tháng ấy
xa nhau càng nghĩ càng thương
thằng bạn thơ cuộc đời bầm dập
trốn lính, đi lính, rồi thì học tập
thương ơi câu nói “ ở răng cho vừa đời ”
nghe nói mầy về quê đi bán bánh mì
vợ giặt mướn cho nhà thương đẻ
rồi nghe mầy đi Nam trở lại
quê không dung nổi đôi vợ chồng thơ
(Vũ Hữu Định - tết, nhớ thằng bạn xa quê)
Bẳng một dạo đi ngang bãi xe không thấy, nghe nói ông được về làm bảo vệ cho một công ty .. Không phải chạy đong gạo từng bữa, ông đã có thì giờ đong gái
ĐONG
Ngó lên cây bưởi đơm hoa
Ngó xuống lại thấy một…ma chưa chồng !
Tui đây răng lại không đong
Đong như đong gạo cho xong, O hè?
cũng đã sắm pc để
Đêm đêm anh lướt nét
Tìm kiếm bóng hình em
Sợ sẩy một mối tình
Đắm say và da diết…
(Lướt Net - 2011)
Thế là cuối cùng bước vào tuổi xế chiều, nợ áo cơm không còn quá nặng .. Ông cũng đã mua được căn nhà riêng, dù nhỏ .. Đứa con gái duy nhất cũng đã trưởng thành, đã lấy chồng và mấy năm trước ông đã đem vợ chồng con gái về quê ra mắt họ hàng nội ngoại ..
Thế nhưng nỗi buồn dường như vẫn còn đó ..
Thơ Tràn Dzạ Lữ
MỘT NGÀY Ở PHỐ
Đọc
TỰ THÚ II
Đọc
Ta hiền như cục đất
Thiên hạ tưởng là ngầu
Làm thơ thì đầy rượu
Thực tế có gì đâu?
Cơm áo cùng kẻ chợ
Cứ tưởng ta giang hồ
Lòng trong đâu có đục
Mắt buồn cõi phù hư…
Hồ nghi ta sát gái
Đâu biết ta thất tình?
Có khi ứa nước mắt
Vì con sáo sang sông!
Mười năm lỡ áo rách
Nơi xứ lạ quê người
Hồ nghi ta kẻ cắp
Thật tình thèm rong chơi…
Ta hiền nên chẳng vui
Giữa bon chen chợ đời
Ôm đàn mà hát hỏng
Lang thang bóng bên trời!
Mùa xuân lại về ngồi
Hiên xưa mà nhớ mẹ
Nhiều năm con đi biệt
Chữ hiếu quăng đâu rồi?
( SàiGòn tháng 10 năm 2010 )
Ở chợ
Đọc
tặng Trần Xuân An
Mười năm ở chợ không tri kỷ
Ta đứng thu thân một nỗi buồn
Sáng bảnh mắt ra, ngồi độc ẩm
Chiều về tra vấn lấy lương tâm
Mười năm ở chợ, ơi trần trụi
Em ạ, em xa ở chốn nào?
Có thấy ngày xanh ta chuốt mộng
Không thành, nên đắp chiếu thương đau...
Ở chợ đông, sao hồn cứ lạnh
Đốt thuốc hoài không ấm nửa chiều?
Thiên hạ đùn nhau đi kiếm sống
Nhân ái? Tang-thương-ngẫu-lục nhiều
Ta bán rau xanh, ngày mệt lử
Đêm còn ngồi đọc sách thánh hiền
Cố quên cơm áo - vòng danh lợi
Sao đời nỡ hối thúc bên lưng?
Mười năm ở chợ không thay đổi
Tâm tánh ta xưa vốn thật thà
Đâu ước công hầu mơ khanh tướng
Bạc tuổi thanh xuân mong có nhà!
Hồn ta ở chợ thương quê cũ
Nhớ áo nâu xưa, nhớ mẹ già
Nhớ bông bưởi rụng đêm mười sáu
Thơm ngát môi em trước hiên nhà...
Mười năm ở chợ không tri kỷ
Gác chuyện văn chương thấy chẳng đành
Nên ta độc thoại - Ta đây nhỉ?
Thương nhớ xa xăm một bóng hình.
1989
(trích từ tập thơ "Hát dạo bên trời").
Tác phẩm Trần Dzạ Lữ:
Hát Dạo Bên Trời (1995)
Gọi Tình Bên Sông (1997)
và thơ in chung trong nhiều tuyển tập
Trên các trang web sau có đăng một số thơ của Trần Dzạ Lữ
- art2all.net
- vanchuongviet.org
- luanhoan.net
Buổi sáng
Chàng thức dậy lúc 5 giờ
Pha một ly cà phê đen ra balcon ngồi
Đốt một điếu thuốc đầu ngày
Nhả khói và mường tượng…
6 giờ
Ra khỏi nhà đón xe buýt đi làm
Lên chuyến xe chật như nêm
Tiếng ồn ào
Tuồn ra cùng khói bụi…
Xe đến ngả tư Hoàng Văn Thụ
Người đàn bà quen đi mỗi ngày
Cánh tài xế thường kêu là đại ca
Bước lên
Việc đầu tiên là văng tục
( Làm như không văng tục bà ta không thể sống! )
Chàng chợt nghe một cô bé tuổi teen
Khoe với bạn
Đêm qua đi ăn cháo Vịt với người tình
ở cư xá Thanh Đa
Em khác phun ra câu vừa cặp một đại gia
Nhiều tiền lắm của
Chốn phù hoa
Buổi trưa
Chàng lôi “gô” cơm tự nấu mang theo ăn qua loa
Với món cá kho độc nhất
Thời buổi thật lạ lùng
Mọi thứ đều tăng giá
Mà lương không tăng
ừ thôi ăn để mà sống
Chứ không sống để mà ăn !
Quơ tay lấy tờ báo liếc qua
Thời @ sao mà nhiễu loạn
Cướp tiệm vàng
Bay đêm đập-đá-rồi-xả-đá
Chồng đốt cháy vợ vì nổi cơn ghen...
Buổi tối
Chàng về đến nhà lúc 19 giờ
Phụ nàng lo bữa cơm tối
Rồi giặt đồ cho vợ
( Nàng mắc bệnh hai bàn tay tê cứng đã bao năm ! )
Cơm nước xong lên mạng
Chat chít với tình hư ảo
Để quên đi
Tình thật của chàng buồn hơn củi nỏ
Ở phố hơn 30 năm rồi
Sao lòng chàng như chốn đồng không mông quạnh
Bạn bè dần trôi xa
Tri kỷ thì hiếm…
10 giờ
Đi ngủ và mơ thấy một khoảng trời riêng…
( SàiGòn cuối tháng 9 năm 2011)