Quyển Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân (Nxb. Văn hóa, Hà Nội, 1989) đã nằm trong tủ sách của chúng tôi ngót mười năm nay nhưng vì công kia việc nọ nên đối với nó chúng tôi cũng chỉ mới làm được chuyện cỡi ngựa xem hoa. Tuy nhiên chúng tôi vẫn phát hiện ra trong đó rất nhiều chỗ sơ sót mà sau đây là 30 trường hợp chọn lọc; xin mạn phép nêu ra để chất chính cùng tác giả và các bậc thức giả.
1. «Áo cứ chàng, làng cứ xã (Xã là chức dịch trong làng). Nói tính ỷ lại của người đàn bà, cũng như tính ỷ lại của những người dân trong thôn xóm, không thấy được vai trò làm chủ của mình!» (tr. 10)
Câu này đã bị tác giả chép sai và vì chép sai nên cũng đã giảng sai hẳn ý nghĩa đích thực của nó. Nguyên văn là «Áo cứ tràng, làng cứ xã» hoặc «Áo cứ tràng, làng cứ lý trưởng». Tràng vốn là cái cổ áo (như đã được giảng trong Từ điển An Nam - Bồ Đào Nha - La Tinh của A. de Rhodes), nay được hiểu là vạt trước của chiếc áo dài. Nhưng dù có hiểu như thế nào thì đó cũng là một bộ phận của cái áo và đây là một cách hiểu hoàn toàn phù hợp với kiểu cấu trúc ngữ pháp - ngữ nghĩa của câu tục ngữ đang xét. Trong kiểu cấu trúc «A cứ B, C cứ D» này thì B luôn luôn là một bộ phận của A còn D luôn luôn là một bộ phận của C. Trong câu tục ngữ Thuyền cứ mạn, quán cứ vách chẳng hạn, thì mạn là một bộ phận của thuyền còn vách là một bộ phận của quán. Cũng vậy, trong câu tục ngữ đang xét thì tràng là một bộ phận của áo còn xã (trưởng) hoặc lý trưởng là một bộ phận của (dân) làng. Vì vậy mà đưa «chàng» (đối với «nàng») vào đây thì rất lạc lõng: làm sao mà «chàng» lại có thể là một bộ phận của cái áo được! Câu tục ngữ thực ra không hề nói lên «tính ỷ lại của người đàn bà cũng như tính ỷ lại của những người dân trong thôn xóm». Nó chỉ nói lên vai trò và trách nhiệm của người xã trưởng (hoặc lý trưởng) đối với làng và dân làng mà thôi.
2. «Ba hoa chích chòe (Chích chòe là một loài chim nhỏ hay kêu chiêm chiếp). Chê những kẻ hay nói lung tung về mọi chuyện linh tinh.» (tr. 22)
Tác giả đã nhầm con chim chích chòe với con chim chích. Chim chích mới đúng là một «loài chim nhỏ hay kêu chiêm chiếp» còn chích chòe thì lại là một loài chim to xấp xỉ con sáo, có bộ lông đen nhánh mà riêng ở bụng thì màu trắng, có tiếng hót rất liến thoắng và láu lỉnh, thỉnh thoảng lại điểm vào mấy tiếng nghe ra như «chích, chòe» nên mới được gọi là chim... chích chòe. Do cái tiếng hót liến thoắng và láu lỉnh của nó mà tên của con chim này mới được đưa vào thành ngữ «ba hoa chích chòe», chứ con chim chích bé nhỏ với tiếng kêu chiêm chiếp kia thì «ba hoa» thế nào được!
3. «Ba mươi sáu chước (Do câu chữ Hán: Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách, nghĩa là trong ba mươi sáu chước, chạy đi là hơn cả). Ý nói là đi trốn là hơn.» (tr. 23)
Nhưng cái ý «đi trốn là hơn» là của mấy tiếng «tẩu vi thượng sách» còn «ba mươi sáu chước» lại là lời dịch của mấy tiếng «tam thập lục kế». Vậy làm sao mà «ba mươi sáu chước» lại nói được cái ý «đi trốn là hơn»?
4. «Chẳng phải đầu lại phải tai. Ý nói: kẻ làm nên tội thì không việc gì, còn người ngoài cuộc lại phải trừng phạt.» (tr. 49)
Nguyên văn câu này là «Chẳng phải đầu cũng phải tai» và ở đây không nhất thiết có việc phạm tội mà nói chung là những chuyện rắc rối, phiền phức. Trong những chuyện phiền phức, rắc rối đó, người trong cuộc hoặc người tò mò đến xem (kể như nhập cuộc) có thể không gặp chuyện phiền phức này thì cũng gặp chuyện rắc rối khác. Câu tục ngữ này hoàn toàn chẳng có liên quan gì đến người thực sự ngoài cuộc cả.
5. «Chồng chắp, vợ nối. Nói cặp vợ chồng lăng nhăng, không có cưới xin đàng hoàng.» (tr. 58)
Từ điển thành ngữ Việt Nam của Viện Ngôn ngữ học do Nguyễn Như Ý chủ biên (Nxb. Văn hóa, Hà Nội, 1993) cũng giảng giống như Nguyễn Lân. Nhưng hai tiếng chắp, nối hoàn toàn không nói lên chuyện «lăng nhăng», «không có cưới xin đàng hoàng» mà chỉ nói rằng đây là người chồng đã có ít nhất một đời vợ trước và người vợ đã có ít nhất một đời chồng trước, đúng như đã giảng trong Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức: «Chắp nối nhau mà làm vợ chồng, không phải một kèo một cột (Không phải lấy nhau lần đầu tiên khi mới lớn lên)».
6. «Chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được thì càng sống lâu (Tương là đối lẫn nhau). Khuyên nên nhịn nín để bảo đảm sự hòa hảo.» (tr. 62)
Tác giả đã nhầm: chữ tương ở đây không có nghĩa là «đối lẫn nhau». Tương ở đây, chữ Hán là 鑲 , có nghĩa là thếp, là viền bằng kim loại. «Chữ nhẫn là chữ tương vàng» có nghĩa là «Chữ nhẫn là một chữ thếp vàng (hoặc viền vàng)» đấy. «Nhẫn» ở đây cũng chẳng phải chỉ đơn giản là «nhịn nín để bảo đảm sự hòa hảo». Hình như còn có cả một chút xíu phong vị Thiền ở trong đó nữa. Vì vậy nên mới nói «ai mà nhẫn được thì càng sống lâu».
7. «Cờ ngoài bài trong. Nói người đứng ngoài góp ý cho người đánh cờ, hoặc ngồi xem bài bàn nước đánh với người đánh bài.» (tr. 76)
Nếu đúng như Nguyễn Lân đã giảng, thì vấn đề sẽ trở nên khó hiểu: tại sao lại phải dùng từ ngoài để nói về cờ và từ trong để nói về bài? Thực ra, đánh cờ thì phải bày các con cờ ra cho đối thủ cùng thấy (lối nói này xuất phát từ cờ tướng) còn đánh bài thì phải giấu các con bài của mình cho các tay bài khác không thể biết được. «Cờ ngoài bài trong» là như thế. Còn có một cách hiểu khác nữa là: Với cờ tướng, người ở ngoài mách nước thì sáng hơn người trong cuộc nhưng khi đánh bài thì chính người cầm bài mới nắm vững các con bài của mình hơn người ở ngoài.
8. «Dẫu xây chín bậc phù đồ, chẳng bằng làm phúc cứu cho một người (Phù đồ có nghĩa là cầu nổi). Ý nói: Cứu sống được một người có ý nghĩa lớn lao hơn làm một việc công ích.» (tr. 87)
Thực ra thì phù kiều mới là cầu nổi còn phù đồ lại là cái tháp xây lên để chôn cất xá lợi (tro xương) của đức Phật hoặc các vị cao tăng, đại đức. «Xây chín bậc phù đồ» thực chất chỉ là một lối nói ví để chỉ việc dâng cúng lễ vật, tài sản, tài chính... cho nhà chùa; xem ra cũng chẳng thiết thực bằng việc «làm phúc cứu cho một người». Chứ ai lại đi phủ nhận một cách phũ phàng việc làm công ích có khi đem lại quyền lợi cho hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng vạn người bằng hai câu lục bát đó!
9. «Đàn gảy tai trâu. Ý nói: Không có tài thưởng thức âm nhạc.» (tr. 93)
Dùng tiếng «tài» ở đây là đã quá đề cao con trâu rồi đấy. Chúng tôi lạm phép cho rằng nếu cần thì chỉ nên dùng từ «khả năng» là vừa. Nhưng vấn đề ở đây chủ yếu cũng chẳng phải là cái khả năng thưởng thức âm nhạc, mà lại là cái việc nhẹ dạ đem điều hơn lẽ thiệt đi nói với kẻ ngu si, đần độn.
10. «Điệu hổ ly sơn (Nghĩa đen: Đưa hổ xa núi). Tìm cách đưa kẻ ác đi xa mình, để nó không thể quấy rầy mình được.» (tr. 105)
Điệu hổ ly sơn thực ra là dụ cọp rời khỏi núi để diệt nó cho dễ hơn. (Đây chỉ mới nói theo nghĩa đen).
11. «Hoa đàm đuốc tuệ (Đàm do từ Cồ-đàm là họ của Phật và tuệ là tính minh mẫn của Phật). Ý nói: Đèn hương cúng Phật.» (tr. 131)
Cồ Đàm đúng là hình thức phiên âm (đọc theo âm Hán Việt) của tiếng Sanskrit Gautama, họ của Đức Thích Ca. Nhưng đàm trong hoa đàm đuốc tuệ thì lại chẳng có liên quan gì đến hai tiếng Cồ Đàm cả, vì hoa đàm ở đây lại là hoa ưu đàm mà tên đầy đủ là ưu đàm ba la, phiên âm từ tiếng Sanskrit udumbara. Tương truyền cây ưu đàm cứ 3.000 năm mới trổ hoa một lần nên việc nó trổ hoa được xem như việc Phật ra đời vậy. Hoa đàm đuốc tuệ là bốn tiếng dùng để nói lên cái tinh hoa của Phật pháp cao siêu và huyền diệu. Đuốc tuệ (tuệ = prajñā) là ánh sáng của Phật soi rọi cõi lòng chứ có phải là sáp nến đâu mà giảng là «đèn hương cúng Phật».
12. «Lúa tốt xem biên, người hiền xem tướng (Biên là bờ ruộng, trong chế độ cũ người thợ cấy thường cấy cẩn thận những hàng lúa ở gần bờ hơn là ở giữa ruộng). Ý nói: chỉ nhìn tướng mạo một người cũng biết đó là người hiền hay người dữ.» (tr. 168)
Tác giả đã chép sai chữ thứ nhất của câu này: Và vì đó là lụa nên câu đang xét còn có một dị bản nữa là Lĩnh tốt xem biên, người hiền xem mặt. Biên là cái mép chạy suốt chiều dài của xấp lụa, ở hai đầu của khổ lụa, được dệt thật chắc để giữ cho các sợi không bị xê dịch. Muốn biết lụa có tốt hay không, người ta thường quan sát biên lụa; biên có săn, có mịn, có đều thì lụa mới tốt. «Lụa tốt xem biên» là như thế. Còn hiền ở đây là hiền tài, giỏi giang chứ có phải là hiền lành đâu mà đem ra đối lập với «dữ» như tác giả đã làm. Đối với người hiền, ở đây, chỉ là kẻ ngu mà thôi.
13. «Mài mực ru con, mài son đánh giặc. Nói các ông đồ ngày xưa ngày thường ngồi dạy học đồng thời giúp vợ làm việc vặt trong nhà, nhưng khi có giặc thì tham gia phục vụ quân sự.» (tr. 172)
Câu này thực ra chỉ ví việc mài mực với việc ru con và việc mài son với việc đánh giặc chứ chẳng có liên quan gì đến việc các ông đồ giúp vợ làm việc vặt hoặc tham gia phục vụ quân sự cả. Ngày xưa người ta dùng mực để viết và dùng son để khuyên, để điểm và để phê. Mực dễ mài hơn son nhiều nên mài mực thì chỉ cần làm những động tác êm nhẹ, còn son là một thứ đá rắn khó mài nên mài son thì phải làm những động tác mạnh và phải mất nhiều thì giờ hơn. Vì vậy nên người ta mới nói «Mài mực ru con, mài son đánh giặc».
14. «Mặc ai lưới, mặc ai te, ta cứ thủng thỉnh kéo bè nghênh ngang (Te là lối đánh cá bằng cách xua cá vào xuồng).» (tr. 174)
Thực ra, te là một dụng cụ thô sơ đan bằng tre, giống như cái nhủi, dùng để xúc bắt cá tôm ở những chỗ nước cạn chứ không phải là «lối đánh cá bằng cách xua cá vào xuồng». Te có thể dùng như động từ nhưng cũng chỉ có nghĩa là dùng cái te để xúc tôm xúc cá mà thôi.
15. «Mượn đầu voi nấu cháo. Cười kẻ hay nói khoác.» (tr. 191)
Nguyên văn câu này là «mượn đầu heo nấu cháo», nghĩa là mượn cái sỏ lợn của người ta về nấu cháo rồi trả lại cho người ta cái sỏ lợn... đã nấu chín. Chuyện «mượn đầu heo nấu cháo» đã trở thành chuyện quen thuộc trong nền kinh tế bung ra của xứ ta hiện nay, có vụ lên đến bạc tỷ. Nhưng người ta vẫn nói «mượn đầu heo» chứ không ai vì con số hàng tỷ mà nâng cái đầu heo lên thành... «đầu voi». Vì đã thay heo bằng «voi» nên tác giả mới giảng cho «thuận lý» rằng câu này dùng để «cười kẻ hay nói khoác».
16. «Nam nhân như chấy, nữ nhân như rận. Lời so sánh thô thiển cho rằng ở nơi nào đó, đàn ông và đàn bà đều rất đông.» (tr. 193)
Đây chẳng qua chỉ là một sự bóp méo mấy tiếng nam nhi chi chí, nữ nhi chi hạnh để đùa tếu chứ đâu có phải là «lời so sánh thô thiển cho rằng ở nơi nào đó, đàn ông đàn bà đều rất đông». Có phải ai có chấy, có rận thì cũng có đầy đầu, đầy mình đâu mà nói là «rất đông».
17. «Nằm giá khóc măng (Theo một truyện trong Nhị thập tứ hiếu, một người con có hiếu đi kiếm măng cho mẹ, không thấy măng, nằm trên tuyết khóc, măng thương tình (!) mọc lên cho anh lấy). Nói người con có hiếu hết lòng vì cha mẹ.» (tr. 196)
Đúng đây là chuyện trong Nhị thập tứ hiếu nhưng lại là hai truyện đã bị tác giả gộp làm một. Anh «nằm giá» là Vương Tường đời Tấn (truyện thứ 18), còn anh «khóc măng» thì lại là Mạnh Tông đời Tam Quốc (truyện thứ 20). Măng thì mọc ở bụi tre để cho Mạnh Tông xắn còn cá thì nhảy lên từ khe nứt của băng (giá) nơi Vương Tường nằm chờ nhưng vì tác giả đã gộp hai truyện làm một nên mới có chuyện măng mà lại mọc trên tuyết!
18. «Nữ sinh ngoại tộc. Quan niệm phong kiến coi nhẹ phụ nữ, cho là đàn bà thuộc họ bên ngoại.» (tr. 224)
Đúng là quan niệm phong kiến đấy nhưng quan niệm này cho rằng con gái đã sinh ra thì không thuộc dòng họ của cha mình vì trong tương lai - nếu có chồng - sẽ thuộc về dòng họ nhà chồng. «Ngoại tộc» ở đây là «ngoài dòng họ (của cha)» chứ đâu phải là «họ bên ngoại».
19. «Ôm lòng đòi đoạn (Đòi đoạn có nghĩa là nhiều phen). Ý nói: Nhiều phen đau xót âm thầm.» (tr. 228)
Đòi đoạn là nhiều khúc chứ không phải nhiều phen. Người ta vẫn nói «đau từng khúc ruột». Khúc tức là đoạn đấy.
20. «Quyền thằng hủi (Trong xã hội cũ, người bị bệnh phong bị xã hội ruồng bỏ). Ý nói: Chẳng có quyền hành gì.» (tr. 240)
Đây thực ra chẳng phải quyền hành hay quyền lợi gì cả. Quyền ở đây là cái nắm tay, cái quả đấm. Đây là một hình vị Hán Việt mà Hán tự là 拳. Hình vị này còn được dùng theo hoán dụ để chỉ võ thuật nữa, chẳng hạn: quyền Anh, Thái cực quyền, ... Cái nắm tay của thằng hủi không có ngón thì đấm thế nào được. Vậy quyền thằng hủi là một lối nói dùng để chê những tay võ kém cỏi. Nói rộng ra thì nó được dùng để chê chung những kẻ bất tài mà lại nắm (bằng cái bàn tay không ngón!) những cương vị «ngon lành».
21. «Rắn mai tại lỗ, rắn hổ về nhà (Mai là mai gầm, hổ là hổ mang). Nhận xét cho rằng rắn mai gầm thường ở trong hang, còn rắn hổ mang thì thường ra ngoài.» (tr. 244)
Chuyện chẳng phải như thế vì đây là kinh nghiệm sống chết của những người bắt rắn: hễ bị rắn mai gầm cắn thì thường chết ngay tại hang rắn còn hễ bị rắn hổ mang cắn thì có thể về đến nhà mới chết, vì nọc rắn mai gầm độc và mạnh hơn nọc rắn hổ mang đến 4 lần (theo Nguyễn Ngọc Hải, Từ điển 270 con vật, Hà Nội, 1993, tr. 130). Tất nhiên với người bắt rắn có đem theo thuốc đặc hiệu để trừ nọc rắn thì lại là chuyện khác.
22. «Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông. Lời kể theo một câu chuyện truyền thuyết về luân hồi.» (tr. 251)
Sự thật ở đây rất đơn giản. Một người đàn ông không thể trở thành cha nếu mình chưa có con, cũng như không thể trở thành ông nếu con mình chưa có con. Vậy sự ra đời của một đứa con là điều kiện tiên quyết để một người đàn ông được làm cha cũng như sự ra đời của một đứa cháu là điều kiện tiên quyết để một người đàn ông được làm ông. Chẳng qua ở đây người ta đã chơi chữ bằng cách đánh tráo khái niệm: sinh trong sinh con, sinh cháu thì mới đúng là «đẻ» còn sinh trong sinh cha, sinh ông thì chỉ là «tạo ra cương vị (cho một người nào đó)» mà thôi.
23. «Thâm đông thì mưa, thâm dưa thì khú, thâm vú thì nghén. Nhận xét đùa về màu thâm của đầu vú người có mang.» (tr. 267)
Đây thực ra là kinh nghiệm của người xưa: về thời tiết, hễ thấy trời u ám ở phía đông vì mây đen che phủ thì biết trời sắp mưa; về chế biến và sử dụng thực phẩm, hễ thấy dưa bắt đầu sậm màu thì biết là dưa sắp khú; còn về sinh lý phụ nữ, hễ thấy đầu vú thâm lại thì biết là đã có mang. Đâu có phải là chuyện «nhận xét đùa về màu thâm của đầu vú người có mang».
24. «Thờ thời dễ, gửi lễ thời khó. Nói sự băn khoăn của người phải gửi đồ lễ đến cúng cha mẹ hay ông bà ở một nơi nào, không biết gửi bao nhiêu là vừa.» (tr. 274)
Tác giả đã chép sai giữ thành «gửi» do đó mà đã giảng sai hàm ý của cả câu.
Nguyên văn ở đây là «Thờ thời dễ, giữ lễ thời khó». Thờ cúng thì ai cũng thờ cúng được nhưng mà giữ cho đúng nghi lễ mới là việc khó.
25. «Thứ nhất thả cá, thứ nhì gá bạc. Việc thả cá có lợi là đúng và cần khuyến khích, còn gá bạc thì ngày nay là một tội phạm, vì đó là một việc làm ăn bất chính.» (tr. 277)
«Thả cá» ở đây không phải là nuôi cá ở ao, đầm như Nguyễn Lân đã hiểu, mà là «thách cá, nói trong một độ gà chọi hay cá thia thia, sau khi xem xét kỹ lưỡng con vật rồi, những người cầm chắc con của mình chọn sẽ thắng, bèn thách mọi người bắt số tiền cá của mình» (Lê Văn Đức, Việt Nam tự điển). Vậy thả cá và gá bạc ở đây là cùng một ca-tê-gô-ri với nhau. Chẳng có việc nào «là đúng và cần khuyến khích» cả.
26. «Thương cung chi điểu. (Nghĩa đen: Con chim bị cung).» (tr. 279)
Chỉ có thành ngữ Kinh cung chi điểu, có nghĩa là «con chim sợ cung» mà thôi. Chẳng làm gì có câu «Thương cung chi điểu». Huống chi, «Thương cung chi điểu» lại là «con chim làm cho cây cung bị thương» chứ nào có phải là «con chim bị cung» như tác giả đã giảng! Tuy từ điển Trung Quốc có quyển có ghi nhận câu này nhưng đây là một câu không chuẩn nên không thông dụng.
27. «Tu là cõi phúc, tình là dây oan. Lời than thở của kẻ đau đớn vì tình và muốn đi tu.» (tr. 299)
Tác giả đã chép sai chữ thứ ba của câu này: «Tu là cỗi phúc» (chứ không phải «cõi»). Đồng thời, đây cũng chẳng phải là «lời than thở của kẻ đã đau đớn vì tình và muốn đi tu» mà là lời của Tam Hợp đạo cô giải thích lẽ đời và lẽ trời cho vãi Giác Duyên nghe tại câu 2658 trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Và Nguyễn Du cũng chỉ muốn triết lý như thế trong khi kể về cuộc đời hồng nhan bạc mệnh của nàng Kiều chứ cũng chẳng hề muốn khuyên ai từ bỏ tình yêu mà quy y cửa Phật.
28. «Vạn thủy thiên sơn (Nghĩa đen: Vạn nước, nghìn núi).» (tr. 306)
Thủy ở đây là «sông» chứ không phải là «nước» và «Vạn thủy thiên sơn» là muôn sông nghìn núi.
29. «Vịt già, gà to. Ý nói: Vịt già thì ăn được, còn gà thì phải to béo, chứ gà già thì thịt dai.» (tr. 311)
Ở câu này thì tác giả lại chép sai chữ thứ tư: «Vịt già, gà tơ» (chứ không phải gà «to»). Đây là một kiểu cấu trúc trong đó tiếng thứ hai và tiếng thứ tư trái nghĩa với nhau, kiểu như «Chó già, gà non», «Cơm ráo, cháo nhừ», «Chuối sau, cau trước,... Già mà đối với to ở đây thì e là sẽ chệch choạc chăng?
30. «Xập xí xập ngầu (Tức là «thập tứ thập ngũ» đọc theo cách nói của người Quảng Đông).» (tr. 318)
Thực ra, «xập xí xập ngầu» là đọc theo âm của phương ngữ Triều Châu, còn theo phương ngữ Quảng Đông thì lại là: «xặp xi xặp ựng», mà chữ ựng là một âm mũi rất khó đọc đối với người Việt Nam.
* * *
Trở lên là 30 chỗ sai chọn lọc trong Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân mà chúng tôi đã nhặt ra từ rất nhiều chỗ ghi chú và đánh dấu ở rìa sách. Sau đây là những nhận xét tổng quát thấy được qua 30 chỗ sai đó.
– Một là tác giả đã ghi sai từ ngữ của nhiều thành ngữ tục ngữ nên tất nhiên cũng giảng sai luôn ý nghĩa của chúng, như ở các trường hợp 1, 4, 12, 15, 24, 26 và 29.
– Hai là tuy không ghi sai nhưng tác giả lại giảng sai từ ngữ của nhiều thành ngữ tục ngữ, như ở các trường hợp 2, 5, 6, 8, 11, 14, 18, 19, 20, 25, 28 và 30.
– Ba là tuy không ghi sai, giảng sai từ ngữ nhưng tác giả cũng đã giảng sai ý nghĩa chung của nhiều thành ngữ, tục ngữ, như ở các trường hợp 3, 7, 9, 10, 13, 16, 17, 18, 21, 22 và 23.
Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn nhân tiện nhận xét thêm mấy điểm sau đây về quyển từ điển của Nguyễn Lân.
– Một là có rất nhiều đơn vị nguyên vẹn đã bị tác giả cắt nhỏ ra để làm thành nhiều mục riêng, làm mất hẳn tính hoàn chỉnh của những đơn vị đó, đồng thời cũng làm cho những mục riêng này trở thành lạc lõng, rời rạc. Xin cử một trường hợp điển hình. Trong 8 câu của đơn vị sau đây:
Lỗ mũi em tám gánh lông,
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho.
Đêm nằm thì ngáy o o,
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà.
Đi chợ thì hay ăn quà,
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm.
Trên đầu những rác cùng rơm,
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu.
thì hai câu 3-4 bị tách làm một mục ở trang 102, hai câu 5-6 bị tách làm một mục ở trang 103, còn hai câu cuối cùng thì bị tách làm một mục ở trang 293.
Có những trường hợp thực sự gây sốc cho người đọc, chẳng hạn như mục:
Đến khi đỗ trạng chín nghìn anh em.
Tự nhiên đọc đến mục đó thì độc giả chẳng biết ất giáp gì vì vế trên là: Khó hèn thì chẳng ai nhìn, đã bị tác giả ngắt bỏ.
Những trường hợp như thế rất nhiều không làm sao có thể kể hết ra đây được. Người nói, người viết khi vận dụng thành ngữ tục ngữ có quyền tỉa, tách sao cho thích hợp với dụng ý của mình nhưng nhà từ điển, mà lại là người làm từ điển thành ngữ, tục ngữ thì phải ghi nhận cho bằng được từng đơn vị nguyên vẹn chứ dứt khoát không thể cắt xén như thế.
– Hai là rất nhiều mục từ không phải là thành ngữ, tục ngữ vì đó lại là thơ của Nguyễn Du, hoặc là ca dao, thậm chí có những mục từ chỉ là những hình thức láy từ (loại này rất nhiều), chẳng hạn riêng trang 21 đã có đến 5: ầm à ầm ù, ấm a ấm ớ, ậm à ậm ạch, ậm à ậm ừ, ấp a ấp úng.
* * *
Trên đây là những nhận xét rút ra từ 30 chỗ sai (đã phân tích) trong Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân. Những chỗ sai của quyển sách đó thì còn nhiều mà riêng nhà giáo hưu trí Văn Phê (Tp. HCM) cũng đã nêu lên hơn 30 trường hợp trong một tài liệu ông đã gửi cho chúng tôi - mà với bút danh An Chi, chúng tôi cũng đã có công bố 8 trường hợp tại «Chuyện Đông chuyện Tây» của Kiến thức ngày nay số 278. Quyển từ điển này của Nguyễn Lân đã được Nxb. Khoa học xã hội tái bản năm 1997 nhưng rất tiếc rằng những chỗ sơ sót đã phân tích (và chưa phân tích) trong ấn bản 1989 (của Nxb. Văn hóa) vẫn tồn tại «nguyên xi»[1]. Điều này làm chúng tôi giật mình rồi sinh ra lo lắng. Lo lắng về hai mặt mà chúng tôi xin giải bày như sau:
Thứ nhất là, cứ cái đà này thì những chỗ sơ sót trong từ điển của Nguyễn Lân sẽ được «nhân bản» lên càng ngày càng nhiều lần hơn. Nếu những chỗ sơ sót đó thực sự trở thành những tín điều được phổ biến sâu rộng thì các thế hệ mai sau sẽ hiểu tiếng Việt như thế nào? Con cháu chúng ta sẽ không thèm nói cầu phao, cầu nổi mà thay thế bằng «phù đồ» cũng không biết chừng! Rồi đến khi mang hương hoa lên chùa lễ Phật, biết đâu chúng sẽ chẳng khấn: «Có chút hoa đàm đuốc tuệ, mong Ngài nhận cho»! Khi đi trẩy hội – lễ hội thanh niên càng ngày càng nhiều – biết đâu để nói đùa về sự đông đảo của nam thanh nữ tú chúng sẽ chẳng vui miệng thốt lên: «Nam nhân như chấy, nữ nhân như rận»!
Tiếng Việt mà tiến hóa kiểu đó thì thật là đáng buồn! Nhưng đó mới chỉ là một mặt của sự lo lắng. Mặt kia thì ngược lại: một số hậu duệ của chúng ta sẽ không chịu nghe theo những chỗ sai trong từ điển của Nguyễn Lân. Chúng sẽ bắt bẻ, chẳng hạn, rằng nếu tích «nằm giá, khóc măng» của Nguyễn Lân mà đúng thì sách Nhị thập tứ hiếu phải đổi tên thành «Nhị thập tam hiếu» vì chỉ có hai mươi ba tích mà thôi. Chúng sẽ nói rằng ông bà chúng ta đâu có cười đùa cái đầu vú của người phụ nữ đang mang thai – ông bà ta «nhân văn» lắm chứ! – vì sự thai nghén là một hiện tượng thiêng liêng. Chúng sẽ nói rằng ông bà chúng ta đâu có sơ ý đến độ đem việc nuôi cá ở ao, đầm mà đặt ngang hàng với việc gá bạc, v.v... Tóm lại chúng không chấp nhận những chỗ mà quyển từ điển đã giảng sai. Nhưng đấy không phải là việc đáng lo vì đó là điều đáng mừng. Đáng lo là chúng trách các bậc tiền bối đã để lại cho chúng, và bạn bè sinh viên người nước ngoài của chúng, một quyển từ điển lẽ ra phải là khuôn vàng thước ngọc thì lại có nhiều điều sai sót làm cho người đọc không thể hài lòng.
Đó là hai mặt của sự lo lắng và sự lo lắng đó đã thúc giục chúng tôi viết bài này. Nếu có sai sót thì xin tác giả và độc giả niệm tình lượng thứ và chỉ bảo cho. ●
(Tháng 5-1998)
* Đăng lần đầu tiên trên tạp chí Thông tin Khoa học & Công nghệ Thừa Thiên Huế, số 2-1998.
* In lại trong NHỮNG TIẾNG TRỐNG QUA CỬA CÁC NHÀ SẤM, Nxb TRẺ, 2004, trang 391-406.
[1] Từ năm 1993, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn có nêu lên những chỗ sơ sót của quyển từ điển này trên tạp chí Kiến thức ngày nay, tạp chí Thông tin Khoa học & Công nghệ Thừa Thiên Huế và các tập chuyên đề về Văn hóa & Đời sống của Nxb. Tp. HCM.
nguồn: net
1. «Áo cứ chàng, làng cứ xã (Xã là chức dịch trong làng). Nói tính ỷ lại của người đàn bà, cũng như tính ỷ lại của những người dân trong thôn xóm, không thấy được vai trò làm chủ của mình!» (tr. 10)
Câu này đã bị tác giả chép sai và vì chép sai nên cũng đã giảng sai hẳn ý nghĩa đích thực của nó. Nguyên văn là «Áo cứ tràng, làng cứ xã» hoặc «Áo cứ tràng, làng cứ lý trưởng». Tràng vốn là cái cổ áo (như đã được giảng trong Từ điển An Nam - Bồ Đào Nha - La Tinh của A. de Rhodes), nay được hiểu là vạt trước của chiếc áo dài. Nhưng dù có hiểu như thế nào thì đó cũng là một bộ phận của cái áo và đây là một cách hiểu hoàn toàn phù hợp với kiểu cấu trúc ngữ pháp - ngữ nghĩa của câu tục ngữ đang xét. Trong kiểu cấu trúc «A cứ B, C cứ D» này thì B luôn luôn là một bộ phận của A còn D luôn luôn là một bộ phận của C. Trong câu tục ngữ Thuyền cứ mạn, quán cứ vách chẳng hạn, thì mạn là một bộ phận của thuyền còn vách là một bộ phận của quán. Cũng vậy, trong câu tục ngữ đang xét thì tràng là một bộ phận của áo còn xã (trưởng) hoặc lý trưởng là một bộ phận của (dân) làng. Vì vậy mà đưa «chàng» (đối với «nàng») vào đây thì rất lạc lõng: làm sao mà «chàng» lại có thể là một bộ phận của cái áo được! Câu tục ngữ thực ra không hề nói lên «tính ỷ lại của người đàn bà cũng như tính ỷ lại của những người dân trong thôn xóm». Nó chỉ nói lên vai trò và trách nhiệm của người xã trưởng (hoặc lý trưởng) đối với làng và dân làng mà thôi.
2. «Ba hoa chích chòe (Chích chòe là một loài chim nhỏ hay kêu chiêm chiếp). Chê những kẻ hay nói lung tung về mọi chuyện linh tinh.» (tr. 22)
Tác giả đã nhầm con chim chích chòe với con chim chích. Chim chích mới đúng là một «loài chim nhỏ hay kêu chiêm chiếp» còn chích chòe thì lại là một loài chim to xấp xỉ con sáo, có bộ lông đen nhánh mà riêng ở bụng thì màu trắng, có tiếng hót rất liến thoắng và láu lỉnh, thỉnh thoảng lại điểm vào mấy tiếng nghe ra như «chích, chòe» nên mới được gọi là chim... chích chòe. Do cái tiếng hót liến thoắng và láu lỉnh của nó mà tên của con chim này mới được đưa vào thành ngữ «ba hoa chích chòe», chứ con chim chích bé nhỏ với tiếng kêu chiêm chiếp kia thì «ba hoa» thế nào được!
3. «Ba mươi sáu chước (Do câu chữ Hán: Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách, nghĩa là trong ba mươi sáu chước, chạy đi là hơn cả). Ý nói là đi trốn là hơn.» (tr. 23)
Nhưng cái ý «đi trốn là hơn» là của mấy tiếng «tẩu vi thượng sách» còn «ba mươi sáu chước» lại là lời dịch của mấy tiếng «tam thập lục kế». Vậy làm sao mà «ba mươi sáu chước» lại nói được cái ý «đi trốn là hơn»?
4. «Chẳng phải đầu lại phải tai. Ý nói: kẻ làm nên tội thì không việc gì, còn người ngoài cuộc lại phải trừng phạt.» (tr. 49)
Nguyên văn câu này là «Chẳng phải đầu cũng phải tai» và ở đây không nhất thiết có việc phạm tội mà nói chung là những chuyện rắc rối, phiền phức. Trong những chuyện phiền phức, rắc rối đó, người trong cuộc hoặc người tò mò đến xem (kể như nhập cuộc) có thể không gặp chuyện phiền phức này thì cũng gặp chuyện rắc rối khác. Câu tục ngữ này hoàn toàn chẳng có liên quan gì đến người thực sự ngoài cuộc cả.
5. «Chồng chắp, vợ nối. Nói cặp vợ chồng lăng nhăng, không có cưới xin đàng hoàng.» (tr. 58)
Từ điển thành ngữ Việt Nam của Viện Ngôn ngữ học do Nguyễn Như Ý chủ biên (Nxb. Văn hóa, Hà Nội, 1993) cũng giảng giống như Nguyễn Lân. Nhưng hai tiếng chắp, nối hoàn toàn không nói lên chuyện «lăng nhăng», «không có cưới xin đàng hoàng» mà chỉ nói rằng đây là người chồng đã có ít nhất một đời vợ trước và người vợ đã có ít nhất một đời chồng trước, đúng như đã giảng trong Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức: «Chắp nối nhau mà làm vợ chồng, không phải một kèo một cột (Không phải lấy nhau lần đầu tiên khi mới lớn lên)».
6. «Chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được thì càng sống lâu (Tương là đối lẫn nhau). Khuyên nên nhịn nín để bảo đảm sự hòa hảo.» (tr. 62)
Tác giả đã nhầm: chữ tương ở đây không có nghĩa là «đối lẫn nhau». Tương ở đây, chữ Hán là 鑲 , có nghĩa là thếp, là viền bằng kim loại. «Chữ nhẫn là chữ tương vàng» có nghĩa là «Chữ nhẫn là một chữ thếp vàng (hoặc viền vàng)» đấy. «Nhẫn» ở đây cũng chẳng phải chỉ đơn giản là «nhịn nín để bảo đảm sự hòa hảo». Hình như còn có cả một chút xíu phong vị Thiền ở trong đó nữa. Vì vậy nên mới nói «ai mà nhẫn được thì càng sống lâu».
7. «Cờ ngoài bài trong. Nói người đứng ngoài góp ý cho người đánh cờ, hoặc ngồi xem bài bàn nước đánh với người đánh bài.» (tr. 76)
Nếu đúng như Nguyễn Lân đã giảng, thì vấn đề sẽ trở nên khó hiểu: tại sao lại phải dùng từ ngoài để nói về cờ và từ trong để nói về bài? Thực ra, đánh cờ thì phải bày các con cờ ra cho đối thủ cùng thấy (lối nói này xuất phát từ cờ tướng) còn đánh bài thì phải giấu các con bài của mình cho các tay bài khác không thể biết được. «Cờ ngoài bài trong» là như thế. Còn có một cách hiểu khác nữa là: Với cờ tướng, người ở ngoài mách nước thì sáng hơn người trong cuộc nhưng khi đánh bài thì chính người cầm bài mới nắm vững các con bài của mình hơn người ở ngoài.
8. «Dẫu xây chín bậc phù đồ, chẳng bằng làm phúc cứu cho một người (Phù đồ có nghĩa là cầu nổi). Ý nói: Cứu sống được một người có ý nghĩa lớn lao hơn làm một việc công ích.» (tr. 87)
Thực ra thì phù kiều mới là cầu nổi còn phù đồ lại là cái tháp xây lên để chôn cất xá lợi (tro xương) của đức Phật hoặc các vị cao tăng, đại đức. «Xây chín bậc phù đồ» thực chất chỉ là một lối nói ví để chỉ việc dâng cúng lễ vật, tài sản, tài chính... cho nhà chùa; xem ra cũng chẳng thiết thực bằng việc «làm phúc cứu cho một người». Chứ ai lại đi phủ nhận một cách phũ phàng việc làm công ích có khi đem lại quyền lợi cho hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng vạn người bằng hai câu lục bát đó!
9. «Đàn gảy tai trâu. Ý nói: Không có tài thưởng thức âm nhạc.» (tr. 93)
Dùng tiếng «tài» ở đây là đã quá đề cao con trâu rồi đấy. Chúng tôi lạm phép cho rằng nếu cần thì chỉ nên dùng từ «khả năng» là vừa. Nhưng vấn đề ở đây chủ yếu cũng chẳng phải là cái khả năng thưởng thức âm nhạc, mà lại là cái việc nhẹ dạ đem điều hơn lẽ thiệt đi nói với kẻ ngu si, đần độn.
10. «Điệu hổ ly sơn (Nghĩa đen: Đưa hổ xa núi). Tìm cách đưa kẻ ác đi xa mình, để nó không thể quấy rầy mình được.» (tr. 105)
Điệu hổ ly sơn thực ra là dụ cọp rời khỏi núi để diệt nó cho dễ hơn. (Đây chỉ mới nói theo nghĩa đen).
11. «Hoa đàm đuốc tuệ (Đàm do từ Cồ-đàm là họ của Phật và tuệ là tính minh mẫn của Phật). Ý nói: Đèn hương cúng Phật.» (tr. 131)
Cồ Đàm đúng là hình thức phiên âm (đọc theo âm Hán Việt) của tiếng Sanskrit Gautama, họ của Đức Thích Ca. Nhưng đàm trong hoa đàm đuốc tuệ thì lại chẳng có liên quan gì đến hai tiếng Cồ Đàm cả, vì hoa đàm ở đây lại là hoa ưu đàm mà tên đầy đủ là ưu đàm ba la, phiên âm từ tiếng Sanskrit udumbara. Tương truyền cây ưu đàm cứ 3.000 năm mới trổ hoa một lần nên việc nó trổ hoa được xem như việc Phật ra đời vậy. Hoa đàm đuốc tuệ là bốn tiếng dùng để nói lên cái tinh hoa của Phật pháp cao siêu và huyền diệu. Đuốc tuệ (tuệ = prajñā) là ánh sáng của Phật soi rọi cõi lòng chứ có phải là sáp nến đâu mà giảng là «đèn hương cúng Phật».
12. «Lúa tốt xem biên, người hiền xem tướng (Biên là bờ ruộng, trong chế độ cũ người thợ cấy thường cấy cẩn thận những hàng lúa ở gần bờ hơn là ở giữa ruộng). Ý nói: chỉ nhìn tướng mạo một người cũng biết đó là người hiền hay người dữ.» (tr. 168)
Tác giả đã chép sai chữ thứ nhất của câu này: Và vì đó là lụa nên câu đang xét còn có một dị bản nữa là Lĩnh tốt xem biên, người hiền xem mặt. Biên là cái mép chạy suốt chiều dài của xấp lụa, ở hai đầu của khổ lụa, được dệt thật chắc để giữ cho các sợi không bị xê dịch. Muốn biết lụa có tốt hay không, người ta thường quan sát biên lụa; biên có săn, có mịn, có đều thì lụa mới tốt. «Lụa tốt xem biên» là như thế. Còn hiền ở đây là hiền tài, giỏi giang chứ có phải là hiền lành đâu mà đem ra đối lập với «dữ» như tác giả đã làm. Đối với người hiền, ở đây, chỉ là kẻ ngu mà thôi.
13. «Mài mực ru con, mài son đánh giặc. Nói các ông đồ ngày xưa ngày thường ngồi dạy học đồng thời giúp vợ làm việc vặt trong nhà, nhưng khi có giặc thì tham gia phục vụ quân sự.» (tr. 172)
Câu này thực ra chỉ ví việc mài mực với việc ru con và việc mài son với việc đánh giặc chứ chẳng có liên quan gì đến việc các ông đồ giúp vợ làm việc vặt hoặc tham gia phục vụ quân sự cả. Ngày xưa người ta dùng mực để viết và dùng son để khuyên, để điểm và để phê. Mực dễ mài hơn son nhiều nên mài mực thì chỉ cần làm những động tác êm nhẹ, còn son là một thứ đá rắn khó mài nên mài son thì phải làm những động tác mạnh và phải mất nhiều thì giờ hơn. Vì vậy nên người ta mới nói «Mài mực ru con, mài son đánh giặc».
14. «Mặc ai lưới, mặc ai te, ta cứ thủng thỉnh kéo bè nghênh ngang (Te là lối đánh cá bằng cách xua cá vào xuồng).» (tr. 174)
Thực ra, te là một dụng cụ thô sơ đan bằng tre, giống như cái nhủi, dùng để xúc bắt cá tôm ở những chỗ nước cạn chứ không phải là «lối đánh cá bằng cách xua cá vào xuồng». Te có thể dùng như động từ nhưng cũng chỉ có nghĩa là dùng cái te để xúc tôm xúc cá mà thôi.
15. «Mượn đầu voi nấu cháo. Cười kẻ hay nói khoác.» (tr. 191)
Nguyên văn câu này là «mượn đầu heo nấu cháo», nghĩa là mượn cái sỏ lợn của người ta về nấu cháo rồi trả lại cho người ta cái sỏ lợn... đã nấu chín. Chuyện «mượn đầu heo nấu cháo» đã trở thành chuyện quen thuộc trong nền kinh tế bung ra của xứ ta hiện nay, có vụ lên đến bạc tỷ. Nhưng người ta vẫn nói «mượn đầu heo» chứ không ai vì con số hàng tỷ mà nâng cái đầu heo lên thành... «đầu voi». Vì đã thay heo bằng «voi» nên tác giả mới giảng cho «thuận lý» rằng câu này dùng để «cười kẻ hay nói khoác».
16. «Nam nhân như chấy, nữ nhân như rận. Lời so sánh thô thiển cho rằng ở nơi nào đó, đàn ông và đàn bà đều rất đông.» (tr. 193)
Đây chẳng qua chỉ là một sự bóp méo mấy tiếng nam nhi chi chí, nữ nhi chi hạnh để đùa tếu chứ đâu có phải là «lời so sánh thô thiển cho rằng ở nơi nào đó, đàn ông đàn bà đều rất đông». Có phải ai có chấy, có rận thì cũng có đầy đầu, đầy mình đâu mà nói là «rất đông».
17. «Nằm giá khóc măng (Theo một truyện trong Nhị thập tứ hiếu, một người con có hiếu đi kiếm măng cho mẹ, không thấy măng, nằm trên tuyết khóc, măng thương tình (!) mọc lên cho anh lấy). Nói người con có hiếu hết lòng vì cha mẹ.» (tr. 196)
Đúng đây là chuyện trong Nhị thập tứ hiếu nhưng lại là hai truyện đã bị tác giả gộp làm một. Anh «nằm giá» là Vương Tường đời Tấn (truyện thứ 18), còn anh «khóc măng» thì lại là Mạnh Tông đời Tam Quốc (truyện thứ 20). Măng thì mọc ở bụi tre để cho Mạnh Tông xắn còn cá thì nhảy lên từ khe nứt của băng (giá) nơi Vương Tường nằm chờ nhưng vì tác giả đã gộp hai truyện làm một nên mới có chuyện măng mà lại mọc trên tuyết!
18. «Nữ sinh ngoại tộc. Quan niệm phong kiến coi nhẹ phụ nữ, cho là đàn bà thuộc họ bên ngoại.» (tr. 224)
Đúng là quan niệm phong kiến đấy nhưng quan niệm này cho rằng con gái đã sinh ra thì không thuộc dòng họ của cha mình vì trong tương lai - nếu có chồng - sẽ thuộc về dòng họ nhà chồng. «Ngoại tộc» ở đây là «ngoài dòng họ (của cha)» chứ đâu phải là «họ bên ngoại».
19. «Ôm lòng đòi đoạn (Đòi đoạn có nghĩa là nhiều phen). Ý nói: Nhiều phen đau xót âm thầm.» (tr. 228)
Đòi đoạn là nhiều khúc chứ không phải nhiều phen. Người ta vẫn nói «đau từng khúc ruột». Khúc tức là đoạn đấy.
20. «Quyền thằng hủi (Trong xã hội cũ, người bị bệnh phong bị xã hội ruồng bỏ). Ý nói: Chẳng có quyền hành gì.» (tr. 240)
Đây thực ra chẳng phải quyền hành hay quyền lợi gì cả. Quyền ở đây là cái nắm tay, cái quả đấm. Đây là một hình vị Hán Việt mà Hán tự là 拳. Hình vị này còn được dùng theo hoán dụ để chỉ võ thuật nữa, chẳng hạn: quyền Anh, Thái cực quyền, ... Cái nắm tay của thằng hủi không có ngón thì đấm thế nào được. Vậy quyền thằng hủi là một lối nói dùng để chê những tay võ kém cỏi. Nói rộng ra thì nó được dùng để chê chung những kẻ bất tài mà lại nắm (bằng cái bàn tay không ngón!) những cương vị «ngon lành».
21. «Rắn mai tại lỗ, rắn hổ về nhà (Mai là mai gầm, hổ là hổ mang). Nhận xét cho rằng rắn mai gầm thường ở trong hang, còn rắn hổ mang thì thường ra ngoài.» (tr. 244)
Chuyện chẳng phải như thế vì đây là kinh nghiệm sống chết của những người bắt rắn: hễ bị rắn mai gầm cắn thì thường chết ngay tại hang rắn còn hễ bị rắn hổ mang cắn thì có thể về đến nhà mới chết, vì nọc rắn mai gầm độc và mạnh hơn nọc rắn hổ mang đến 4 lần (theo Nguyễn Ngọc Hải, Từ điển 270 con vật, Hà Nội, 1993, tr. 130). Tất nhiên với người bắt rắn có đem theo thuốc đặc hiệu để trừ nọc rắn thì lại là chuyện khác.
22. «Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông. Lời kể theo một câu chuyện truyền thuyết về luân hồi.» (tr. 251)
Sự thật ở đây rất đơn giản. Một người đàn ông không thể trở thành cha nếu mình chưa có con, cũng như không thể trở thành ông nếu con mình chưa có con. Vậy sự ra đời của một đứa con là điều kiện tiên quyết để một người đàn ông được làm cha cũng như sự ra đời của một đứa cháu là điều kiện tiên quyết để một người đàn ông được làm ông. Chẳng qua ở đây người ta đã chơi chữ bằng cách đánh tráo khái niệm: sinh trong sinh con, sinh cháu thì mới đúng là «đẻ» còn sinh trong sinh cha, sinh ông thì chỉ là «tạo ra cương vị (cho một người nào đó)» mà thôi.
23. «Thâm đông thì mưa, thâm dưa thì khú, thâm vú thì nghén. Nhận xét đùa về màu thâm của đầu vú người có mang.» (tr. 267)
Đây thực ra là kinh nghiệm của người xưa: về thời tiết, hễ thấy trời u ám ở phía đông vì mây đen che phủ thì biết trời sắp mưa; về chế biến và sử dụng thực phẩm, hễ thấy dưa bắt đầu sậm màu thì biết là dưa sắp khú; còn về sinh lý phụ nữ, hễ thấy đầu vú thâm lại thì biết là đã có mang. Đâu có phải là chuyện «nhận xét đùa về màu thâm của đầu vú người có mang».
24. «Thờ thời dễ, gửi lễ thời khó. Nói sự băn khoăn của người phải gửi đồ lễ đến cúng cha mẹ hay ông bà ở một nơi nào, không biết gửi bao nhiêu là vừa.» (tr. 274)
Tác giả đã chép sai giữ thành «gửi» do đó mà đã giảng sai hàm ý của cả câu.
Nguyên văn ở đây là «Thờ thời dễ, giữ lễ thời khó». Thờ cúng thì ai cũng thờ cúng được nhưng mà giữ cho đúng nghi lễ mới là việc khó.
25. «Thứ nhất thả cá, thứ nhì gá bạc. Việc thả cá có lợi là đúng và cần khuyến khích, còn gá bạc thì ngày nay là một tội phạm, vì đó là một việc làm ăn bất chính.» (tr. 277)
«Thả cá» ở đây không phải là nuôi cá ở ao, đầm như Nguyễn Lân đã hiểu, mà là «thách cá, nói trong một độ gà chọi hay cá thia thia, sau khi xem xét kỹ lưỡng con vật rồi, những người cầm chắc con của mình chọn sẽ thắng, bèn thách mọi người bắt số tiền cá của mình» (Lê Văn Đức, Việt Nam tự điển). Vậy thả cá và gá bạc ở đây là cùng một ca-tê-gô-ri với nhau. Chẳng có việc nào «là đúng và cần khuyến khích» cả.
26. «Thương cung chi điểu. (Nghĩa đen: Con chim bị cung).» (tr. 279)
Chỉ có thành ngữ Kinh cung chi điểu, có nghĩa là «con chim sợ cung» mà thôi. Chẳng làm gì có câu «Thương cung chi điểu». Huống chi, «Thương cung chi điểu» lại là «con chim làm cho cây cung bị thương» chứ nào có phải là «con chim bị cung» như tác giả đã giảng! Tuy từ điển Trung Quốc có quyển có ghi nhận câu này nhưng đây là một câu không chuẩn nên không thông dụng.
27. «Tu là cõi phúc, tình là dây oan. Lời than thở của kẻ đau đớn vì tình và muốn đi tu.» (tr. 299)
Tác giả đã chép sai chữ thứ ba của câu này: «Tu là cỗi phúc» (chứ không phải «cõi»). Đồng thời, đây cũng chẳng phải là «lời than thở của kẻ đã đau đớn vì tình và muốn đi tu» mà là lời của Tam Hợp đạo cô giải thích lẽ đời và lẽ trời cho vãi Giác Duyên nghe tại câu 2658 trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Và Nguyễn Du cũng chỉ muốn triết lý như thế trong khi kể về cuộc đời hồng nhan bạc mệnh của nàng Kiều chứ cũng chẳng hề muốn khuyên ai từ bỏ tình yêu mà quy y cửa Phật.
28. «Vạn thủy thiên sơn (Nghĩa đen: Vạn nước, nghìn núi).» (tr. 306)
Thủy ở đây là «sông» chứ không phải là «nước» và «Vạn thủy thiên sơn» là muôn sông nghìn núi.
29. «Vịt già, gà to. Ý nói: Vịt già thì ăn được, còn gà thì phải to béo, chứ gà già thì thịt dai.» (tr. 311)
Ở câu này thì tác giả lại chép sai chữ thứ tư: «Vịt già, gà tơ» (chứ không phải gà «to»). Đây là một kiểu cấu trúc trong đó tiếng thứ hai và tiếng thứ tư trái nghĩa với nhau, kiểu như «Chó già, gà non», «Cơm ráo, cháo nhừ», «Chuối sau, cau trước,... Già mà đối với to ở đây thì e là sẽ chệch choạc chăng?
30. «Xập xí xập ngầu (Tức là «thập tứ thập ngũ» đọc theo cách nói của người Quảng Đông).» (tr. 318)
Thực ra, «xập xí xập ngầu» là đọc theo âm của phương ngữ Triều Châu, còn theo phương ngữ Quảng Đông thì lại là: «xặp xi xặp ựng», mà chữ ựng là một âm mũi rất khó đọc đối với người Việt Nam.
* * *
Trở lên là 30 chỗ sai chọn lọc trong Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân mà chúng tôi đã nhặt ra từ rất nhiều chỗ ghi chú và đánh dấu ở rìa sách. Sau đây là những nhận xét tổng quát thấy được qua 30 chỗ sai đó.
– Một là tác giả đã ghi sai từ ngữ của nhiều thành ngữ tục ngữ nên tất nhiên cũng giảng sai luôn ý nghĩa của chúng, như ở các trường hợp 1, 4, 12, 15, 24, 26 và 29.
– Hai là tuy không ghi sai nhưng tác giả lại giảng sai từ ngữ của nhiều thành ngữ tục ngữ, như ở các trường hợp 2, 5, 6, 8, 11, 14, 18, 19, 20, 25, 28 và 30.
– Ba là tuy không ghi sai, giảng sai từ ngữ nhưng tác giả cũng đã giảng sai ý nghĩa chung của nhiều thành ngữ, tục ngữ, như ở các trường hợp 3, 7, 9, 10, 13, 16, 17, 18, 21, 22 và 23.
Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn nhân tiện nhận xét thêm mấy điểm sau đây về quyển từ điển của Nguyễn Lân.
– Một là có rất nhiều đơn vị nguyên vẹn đã bị tác giả cắt nhỏ ra để làm thành nhiều mục riêng, làm mất hẳn tính hoàn chỉnh của những đơn vị đó, đồng thời cũng làm cho những mục riêng này trở thành lạc lõng, rời rạc. Xin cử một trường hợp điển hình. Trong 8 câu của đơn vị sau đây:
Lỗ mũi em tám gánh lông,
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho.
Đêm nằm thì ngáy o o,
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà.
Đi chợ thì hay ăn quà,
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm.
Trên đầu những rác cùng rơm,
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu.
thì hai câu 3-4 bị tách làm một mục ở trang 102, hai câu 5-6 bị tách làm một mục ở trang 103, còn hai câu cuối cùng thì bị tách làm một mục ở trang 293.
Có những trường hợp thực sự gây sốc cho người đọc, chẳng hạn như mục:
Đến khi đỗ trạng chín nghìn anh em.
Tự nhiên đọc đến mục đó thì độc giả chẳng biết ất giáp gì vì vế trên là: Khó hèn thì chẳng ai nhìn, đã bị tác giả ngắt bỏ.
Những trường hợp như thế rất nhiều không làm sao có thể kể hết ra đây được. Người nói, người viết khi vận dụng thành ngữ tục ngữ có quyền tỉa, tách sao cho thích hợp với dụng ý của mình nhưng nhà từ điển, mà lại là người làm từ điển thành ngữ, tục ngữ thì phải ghi nhận cho bằng được từng đơn vị nguyên vẹn chứ dứt khoát không thể cắt xén như thế.
– Hai là rất nhiều mục từ không phải là thành ngữ, tục ngữ vì đó lại là thơ của Nguyễn Du, hoặc là ca dao, thậm chí có những mục từ chỉ là những hình thức láy từ (loại này rất nhiều), chẳng hạn riêng trang 21 đã có đến 5: ầm à ầm ù, ấm a ấm ớ, ậm à ậm ạch, ậm à ậm ừ, ấp a ấp úng.
* * *
Trên đây là những nhận xét rút ra từ 30 chỗ sai (đã phân tích) trong Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân. Những chỗ sai của quyển sách đó thì còn nhiều mà riêng nhà giáo hưu trí Văn Phê (Tp. HCM) cũng đã nêu lên hơn 30 trường hợp trong một tài liệu ông đã gửi cho chúng tôi - mà với bút danh An Chi, chúng tôi cũng đã có công bố 8 trường hợp tại «Chuyện Đông chuyện Tây» của Kiến thức ngày nay số 278. Quyển từ điển này của Nguyễn Lân đã được Nxb. Khoa học xã hội tái bản năm 1997 nhưng rất tiếc rằng những chỗ sơ sót đã phân tích (và chưa phân tích) trong ấn bản 1989 (của Nxb. Văn hóa) vẫn tồn tại «nguyên xi»[1]. Điều này làm chúng tôi giật mình rồi sinh ra lo lắng. Lo lắng về hai mặt mà chúng tôi xin giải bày như sau:
Thứ nhất là, cứ cái đà này thì những chỗ sơ sót trong từ điển của Nguyễn Lân sẽ được «nhân bản» lên càng ngày càng nhiều lần hơn. Nếu những chỗ sơ sót đó thực sự trở thành những tín điều được phổ biến sâu rộng thì các thế hệ mai sau sẽ hiểu tiếng Việt như thế nào? Con cháu chúng ta sẽ không thèm nói cầu phao, cầu nổi mà thay thế bằng «phù đồ» cũng không biết chừng! Rồi đến khi mang hương hoa lên chùa lễ Phật, biết đâu chúng sẽ chẳng khấn: «Có chút hoa đàm đuốc tuệ, mong Ngài nhận cho»! Khi đi trẩy hội – lễ hội thanh niên càng ngày càng nhiều – biết đâu để nói đùa về sự đông đảo của nam thanh nữ tú chúng sẽ chẳng vui miệng thốt lên: «Nam nhân như chấy, nữ nhân như rận»!
Tiếng Việt mà tiến hóa kiểu đó thì thật là đáng buồn! Nhưng đó mới chỉ là một mặt của sự lo lắng. Mặt kia thì ngược lại: một số hậu duệ của chúng ta sẽ không chịu nghe theo những chỗ sai trong từ điển của Nguyễn Lân. Chúng sẽ bắt bẻ, chẳng hạn, rằng nếu tích «nằm giá, khóc măng» của Nguyễn Lân mà đúng thì sách Nhị thập tứ hiếu phải đổi tên thành «Nhị thập tam hiếu» vì chỉ có hai mươi ba tích mà thôi. Chúng sẽ nói rằng ông bà chúng ta đâu có cười đùa cái đầu vú của người phụ nữ đang mang thai – ông bà ta «nhân văn» lắm chứ! – vì sự thai nghén là một hiện tượng thiêng liêng. Chúng sẽ nói rằng ông bà chúng ta đâu có sơ ý đến độ đem việc nuôi cá ở ao, đầm mà đặt ngang hàng với việc gá bạc, v.v... Tóm lại chúng không chấp nhận những chỗ mà quyển từ điển đã giảng sai. Nhưng đấy không phải là việc đáng lo vì đó là điều đáng mừng. Đáng lo là chúng trách các bậc tiền bối đã để lại cho chúng, và bạn bè sinh viên người nước ngoài của chúng, một quyển từ điển lẽ ra phải là khuôn vàng thước ngọc thì lại có nhiều điều sai sót làm cho người đọc không thể hài lòng.
Đó là hai mặt của sự lo lắng và sự lo lắng đó đã thúc giục chúng tôi viết bài này. Nếu có sai sót thì xin tác giả và độc giả niệm tình lượng thứ và chỉ bảo cho. ●
(Tháng 5-1998)
* Đăng lần đầu tiên trên tạp chí Thông tin Khoa học & Công nghệ Thừa Thiên Huế, số 2-1998.
* In lại trong NHỮNG TIẾNG TRỐNG QUA CỬA CÁC NHÀ SẤM, Nxb TRẺ, 2004, trang 391-406.
[1] Từ năm 1993, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn có nêu lên những chỗ sơ sót của quyển từ điển này trên tạp chí Kiến thức ngày nay, tạp chí Thông tin Khoa học & Công nghệ Thừa Thiên Huế và các tập chuyên đề về Văn hóa & Đời sống của Nxb. Tp. HCM.
nguồn: net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)
Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>
Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:
:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng
Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)