1/5/14

Tràng giang


Huy Cận (1919 - 2005)
Huy Cận tên thật Cù Huy Cận sinh ngày 31/5/1919 tại Hương Sơn, Hà Tĩnh.  Sau khi học trung học ở Huế; ông ra Hà Nội học Cao đẳng Canh nông, tốt nghiệp năm 1943. Tham gia phong trào Việt minh từ năm 1942. Từng là Bộ trưởng Bộ Canh nông thời 1946, sau đó là Thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách văn hóa thông tin. Ông mất năm 2005. Ông là bố của Cù Huy Hà Vũ.

Huy Cận có thơ đăng báo từ năm 1936, thời còn là học sinh trung học ở Huế. Cũng thời gian này ông đã cùng với Hoài Thanh viết những bài bình luận trên các báo Tràng An, Sông Hương. Ở Huế, ông kết bạn với Xuân Diệu, và trở thành đôi bạn song đôi suốt đời.

Năm 1940, tập Lửa Thiêng được nxb Đời Nay ấn hành, gây tiếng vang lớn; ông được xem là cột trụ của phong trào Thơ Mới.

Sau 1954 ông vẫn làm thơ nhiều, cho xuất bản hơn mười tác phẩm. Nhưng đọng lại trong tôi vẫn là những bài thơ thời Lửa Thiêng.

Trong số các bài thơ của ông, hai bài hay nhất có lẻ là Buồn Đêm Mưa và Tràng Giang. Cả hai bài đều được đề tặng nhà văn Khái Hưng (aka. Trần Khánh Dư) của Tự Lực Văn Đoàn.

Tràng Giang

                Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
                                                        (HC)
                                Tặng Trần Khánh Dư


Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.


Tràng Giang - Tô Kiều Ngân ngâm


Bài thơ đã được Ngô Văn Phú phổ nhạc. Mời nghe Xuân Phú ca




Phạm Duy ko phổ nhạc bài thơ, nhưng từ bài thơ ông đã cảm hứng sáng tác Chiều Về Trên Sông. Ông kể lại:

[Trong chuyến đi về miền Cửu Long Giang] chiều chiều, giống như thi sĩ Huy Cận, nhìn ra mình là củi khô lạc mấy dòng trôi trên sông mênh mông không một chuyến đò ngang ... Để mấy chục năm sau, có bài hát nhan đề Chiều Về Trên Sông:

Chiều buông trên dòng sông Cửu Long
Như một cơn ước mong, ơi chiều
Về đâu ơi hàng cây gỗ rong
Nghiêng mình trên sóng sông yêu kiều.
Buồn tôi, không vì sao bỗng dưng
Theo đò ngang quá giang, thương chiều.
Bởi vì thương nhiều nên nhớ tình yêu...


Soạn bài Chiều Về Trên Sông để vinh danh bài thơ Tràng Giang là bài thơ đã từng ám ảnh tôi từ lâu. (Hồi Ký I )



Mời nghe trường ca Con Đường Cái Quan nổi tiếng của Phạm Duy được Duy Cường soạn hòa tấu và trình bày



2 nhận xét:

  1. Hì hì hoành cháng nhỉ có những bài đệ chưa nghe bao giờ, đệ nghe kỹ lại các bài hòa tấu của Duy Cường vẫn bị tạp âm anh à !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. uh, nhạc trên mạng free thì chất lượng audio chỉ mức 128 kbs, thậm chí 64 ..

      Trường ca Con đường Cái quan của PD rất nổi tiếng, nhưng giờ ít người nghe. Trước 1975 ổng còn trường ca Mẹ Việt Nam.

      Xóa

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)