2/9/14

Quảng lăng tán


1) Cao sơn lưu thủy
2) Quảng lăng tán 

Kê Khang này khúc Quảng Lăng ..

Kê Khang, một trong Trúc lâm thất hiền, sống thời nhà Ngụy, là người khí tiết, tài hoa, đặc biệt yêu thích cổ cầm. Người ta kể rằng có lần Kê Khang đến đình Hoa Dương chơi, nửa đêm đem đàn ra gảy. Đang gảy thì có người tới truyền cho khúc Quảng Lăng Tán. Về sau do ko chịu hợp tác với chính quyền Tư Mã Chiêu, ông bị tìm cớ khép tội chém. Ra pháp trường, trước khi chịu chém, ông chỉ yêu cầu được chơi lần cuối khúc Quảng Lăng Tán.

Quảng Lăng Tán . Lý Tường Đình độc tấu cổ cầm



Quảng Lăng Tán tương truyền được sáng tác vào khoảng cuối thời Đông Hán, liên quan đến một nhân vật thời Chiến quốc tên là Nhiếp Chính.

Truyền thuyết kể rằng phụ thân Nhiếp Chính là một người đúc kiếm cho Hàn vương. Trể hẹn nên bị giết. Nhiếp Chính hận, lập kế báo thù. Biết Hàn vương thích đàn nên Nhiếp Chính vào núi luyện đàn, mười năm thì thành tuyệt kĩ, nổi danh khắp nước. Hàn vương nghe tiếng mời vào cung biểu diễn, nhân đó hành thích. Giết được vua, biết ko thoát, quay kiếm tự hủy dung mạo, ý ko muốn liên luy người thân. Nhưng khi đưa đầu bêu giữa chợ, mẹ ông vẫn bước tới nhận con.

Tuy nhiên theo Sử Kí Tư Mã Thiên thì Nhiếp Chính vốn là một đồ tể người nước Tề, nổi tiếng vũ dũng. Bấy giờ ở nước Hàn có hai viên quan tranh giành quyền lực. Một người bèn tìm đến Nhiếp Chính nhờ ám sát người kia. Nhiếp Chính từ chối. Mười năm như thế, viên quan vẫn ko nản, tới lui thăm hỏi. Đến khi mẹ Nhiếp Chính mất thì giúp đỡ ma chay. Nhiếp Chính cảm động nói: Một vị quan cực phẩm, mười năm ko ngại lui tới với kẻ thảo dân bần hàn. Ta lâu nay vì mẹ già ko dám nhận. Nay xin lấy thân này đền ơn người tri kỉ. Bèn xông thẳng vào dinh viên quan kia, rút kiếm giết mấy chục cận vệ cản đường, tiếp cận được viên quan một kiếm giết tốt. Biết ko thể thoát vây, bèn quay kiếm tự hủy mặt trước khi bị đâm chết. Nhưng khi giữa chợ bêu đầu, người chị vẫn ko sợ hãi, bước ra nhận xác em.

Không biết qua câu chuyện trả thù này, người ta xúc động vì cái gì nhỉ ? sự dũng cảm của Nhiếp Chính ? hay sự dũng cảm của người chị / người mẹ ? Thật ra, ngẫm cho cùng, Nhiếp Chính chẳng qua là một tay khủng bố, chả có gì đáng để ca ngợi. Tuy nhiên quan niệm xưa có thể khác. Như Kinh Kha xưa nay vẫn được ca ngợi ngút trời, coi như một điển hình của người tráng sĩ một đi ko trở lại, thực chất chả phải là một tay khủng bố là gì ?. Nên Nhiếp Chính được tôn sùng cũng ko phải là chuyện lạ thường. Dù vì lí do gì thì câu chuyện Nhiếp Chính cũng đã khiên hậu nhân xúc động, nhân đó mà sáng tác khúc Quảng Lăng Tán bất hủ ..

Kê Khang mất, khúc Quảng Lăng tiếp tục lưu truyền trong dân gian, và hẳn được nhiều thế hệ nghệ sĩ vô danh nhuận sắc.

Danh cầm Đài Loan Cát Hàn Thông độc tấu cổ cầm Quảng Lăng Tán



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)