29/9/16

SNTN 10: Khuynh hướng cổ động, và nhạc chiến dịch


Thương Tiếc . tượng của Nguyễn Thanh Thu
(xưa đặt trước cổng vào Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa)
Trong lịch sử có hơn 60 năm của tân nhạc Việt Nam, đất nước đã trải mấy chục năm binh đao.

Vẫn biến rằng chiến chinh là bất đắc dĩ, nhưng nhu cầu chiến tranh cũng đòi hỏi việc cổ vũ tâm lý, cho nên tân nhạc đã được huy động cho chiến trường, như điều vẫn có ở trong mọi xã hội con người... Tuy nhiên, xét cho kỹ, ta có thể thấy rằng nếu trong thời kỳ 45-54, đa số những bài hát ngợi ca tổ quốc và kêu gọi lên đường cứu nước đều tự phát vì được viết ra từ niềm hứng khởi dạt dào của mọi người - có lẽ lúc đó chưa phân giới tuyến chính trị mà chỉ nhìn vào kẻ thù chung là thực dân xâm lược - thì qua giai đoạn sau đó, khi hai bên Nam Bắc đều có chính quyền, ta có thể thấy rõ hơn cái nỗ lực chủ động tuyên truyền của hai chế độ đối nghịch.

Chúng ta có thể gọi những ca khúc có khi bi thiết, khi hùng tráng, nhưng đều mang tính chất cổ động đó là nhạc chiến dịch. Một sự khác biệt thứ hai, là trong khi miền Bắc đề cao văn hóa như một mặt trận và trong thơ phải có thép, nên văn nghệ mọi ngành đều có nhiệm vụ thúc giục đấu tranh, thì ở miền Nam, dường như chỉ giới nhạc sĩ quân đội và công chức mới để ý tới nhu cầu cổ động này. Trong khi ấy nhiều nghệ sĩ khác vẫn thoải mái viết về những đề tài khác, kể cả lời than vãn chiến tranh...

27/9/16

Âm giai ngũ cung là một kho tàng

Hôm trước nghe Đoàn Thế Ngữ nói chuyện về ngũ cung. Hôm nay nghe vài bài hát của Cung Tiến, và đọc bài phỏng vấn ông của Ngọc Lan (Người Việt)



Phỏng vấn tác giả 'Hoài Cảm': 'Âm giai ngũ cung là một kho tàng'

Ngày 10 tháng 7, 2010 sắp tới, Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt-Mỹ (VAALA) sẽ thực hiện chương trình nhạc Cung Tiến với chủ đề “Vết Chim Bay.” Nhân dịp này, Người Việt nói chuyện với người nhạc sĩ tài hoa, cũng là một nhà kinh tế, về nhiều vấn đề; về những bản nhạc xưa, và cả câu hỏi: có hay không, một mối liên hệ giữa âm nhạc và... luật cung cầu. Bài phỏng vấn do phóng viên Ngọc Lan thực hiện.


25/9/16

Ngũ cung


Nghe Đoàn Thế Ngữ nói chuyện về ngũ cung




Nghe một số bài hát Đoàn The6` Ngữ dẫn minh họa trong bài

24/9/16

Ta làm gì cho hết nửa đời sau


Nghe Thanh Quang (RFA) đọc bài thơ của một người di tản buồn. Giọng đọc không hay, nhưng với ai lười đọc, hoặc vừa làm việc vừa nghe thì cũng tiện.


23/9/16

đêm, nhớ trăng sài gòn


người nay xa xôi người bên kia trời
người nay xa xôi người bên kia đời
chân người có vui, những chiều cuối phố
mắt người có nguôi, những chiều mưa rơi ..

Cũng trong dòng nhạc mà Quỳnh Giao gọi là Khuynh hướng hoài hương, mời nghe thêm ba bài hát Phạm Đình Chương (1929 - 1991) phổ nhạc ba bài thơ của Du Tử Lê. Đây cũng là những tác phẩm cuối cùng của người nhạc sĩ tài danh này.

22/9/16

Người di tản buồn

Trong Suối Nguồn Tân Nhạc 9. Khuynh Hướng Hoài Hương Quỳnh Giao có nhắc đến  bài hát Sài gòn Ơi Vĩnh Biệt. Bài hát này cùng với bài Người Di Tản Buồn là hai bài hát nổi tiếng một thời của Nam Lộc. Mời nghe ông kể lại hoàn cảnh sáng tác hai ca khúc này trong một chương trình của RFA.

Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt – Người Di Tản Buồn
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013-04-28




Và đã 38 năm trôi qua, Sài Gòn giờ đã khoác áo mới, cuộc sống trải qua bao thăng trầm, nhưng những giai điệu đượm buồn, đầy tâm sự của Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt và Người Di Tản Buồn của Nam Lộc thì dường như vẫn còn giữ nguyên sự chất chứa, đau đáu thuở nào.

20/9/16

Suối Nguồn Tân Nhạc 9. Khuynh hướng hoài hương


Trong thời gian 60 năm vừa qua, có hai lần mà cả mấy triệu người đã lìa xa quê hương yêu dấu của họ. Lần đầu vào năm 54, lần sau vào năm 75 và những năm kế tiếp...

Khi gợi lại suối nguồn tân nhạc và các trào lưu sáng tác, ta không thể không nhắc tới nhiều tác phẩm được viết ra từ hai lần đau thương ấy. Nói chung, thể tài chính được âm nhạc ghi lại nhiều nhất vẫn là nỗi hoài niệm và ước mơ trở về quê cũ. Quỳnh Giao xin được gọi chung là những ca khúc hoài hương...

Năm 1954, khi đất nước bị chia đôi từ Hiệp Định Genève, có đông đảo các nhạc sĩ đã di cư vào Nam. Đa số trong lớp này cũng là nhạc công, và ở trong Nam, họ đóng góp nhiều cho tân nhạc cải cách qua môi trường hoạt động chính yếu là các đài phát thanh và các buổi nhạc hội hay chiếu bóng có phụ diễn văn nghệ. Ngoài những người như Hoàng Trọng hay Ngọc Bích đã nổi danh tại miền Bắc trước 54, thì những tên tuổi như Đan Thọ, Nguyễn Hiền hay Nhật Bằng, Lê Trọng Nguyễn cũng nổi lên. Trong khi nhạc Lê Trọng Nguyễn kén người nghe và đa số lại gần với xu hướng bán cổ điển mà chúng ta đã nhắc tới kỳ trước, thì Nhật Bằng, Đan Thọ và Nguyễn Hiền là tiêu biểu của lớp người viết nhạc trong Nam để nhớ quê hương miền Bắc...

18/9/16

Vợ với lại chồng


1. Vợ ra mắt nhà chồng bằng việc vào bếp làm cỗ và rửa mấy mâm bát để "thử tài dâu mới". Chồng ra mắt nhà vợ bằng việc "phải" ăn uống no say vài mâm cỗ để "thử tay nghề" của nhạc phụ nhạc mẫu.

2. Ai cũng "được quyền" soi mói vợ, kể cả cô em họ 8 đời của chồng. Chồng thì cứ như "Thánh sống", cả nhà vợ ai cũng sợ mất lòng.

3. Vợ về nhà chồng phải "tự nhiên như ruồi" mà lao vào dọn dẹp, cơm nước- nếu không muốn bị cho là lười biếng. Chồng về nhà vợ thì "cứ tự nhiên như khách", ngồi uống nước trò chuyện với bố vợ và đợi mẹ vợ dọn cơm lên ăn.

Facebook từ a - z

thấy có vẻ hay lấy về, chưa kịp đọc. link trong bài là đến trang tech12h.com

Bài viết này mình sẽ tổng hợp lại tất cả các vấn đề về sử dụng Facebook. Từ những cài đặt cơ bản ban đầu đến thiết lập nâng cao, đến những thủ thuật hay khi sử facebook. Vì thế, nếu bạn là người mới bắt đầu hay là người sử dụng Facebook lâu năm đều có thể tìm được thông tin hữu ích. Do có nhiều vấn đề cần nói đến nên mỗi chủ đề mình làm thành 1 bài viết để dễ hiểu dễ làm. Bài này có thể xem như là 1 cuốn cẩm nang sử dụng facebook, tất cả các vấn đề từ A đến Z đều được đề cập. Hi vọng, bạn có thể tìm được thông tin hữu ích cho mình.

Đầu tiên, với những bạn mới bắt đầu facebook thì hãy xem vấn đề này

16/9/16

Khi người bỏ người đi




Khi Người Bỏ Người Đi thơ: Đặng Hiền, nhạc: Trúc Hồ & Đặng Hiền, ca sỹ: Tâm Thư, hòa âm: Quốc Vượng. Nguyên tác bài thơ:

15/9/16

SNTN 8: Khuynh hướng yêu nước - Từ thanh niên ca tới kháng chiến ca


Quỳnh Giao xin thân ái kính chào quý vị,

Trong gần hai thập niên, sự hình thành và phát triển của tân nhạc đã hòa lẫn với hai phong trào lớn của xã hội, đó là phong trào thanh niên khởi lên từ giữa thập niên 30 và tiếp nối là cuộc kháng chiến bùng lên từ giữa thập niên 40. Trong giai đoạn đó, chúng ta đã chứng kiến sự giao thoa tuyệt vời giữa tân nhạc và mệnh nước, với bài ca tuổi trẻ mở đường khai lối cho kháng chiến ca.

Quỳnh Giao xin được gọi chung hai loại đề tài thanh niên và kháng chiến đó là các ca khúc yêu nước...

Có thể là vì động lực chính trị của chính quyền thuộc địa, mà cũng có thể vì đáp ứng lòng khát khao của nhiều thế hệ sau những chấn động chính trị của năm 30, từ giữa thập niên 30 trở đi, ta đã thấy xuất hiện phong trào ngợi ca tuổi trẻ. Sau đó, khi kháng chiến bùng nổ, dòng nhạc thanh niên đã hòa chung với dòng nhạc yêu nước, và các bản thanh niên ca của Hoàng Quý, Lưu Hữu Phước hay Hùng Lân đã khơi ngòi cho các bản chiến trường ca bất hủ thời 45-54, với Văn Cao, Ðỗ Nhuận hay Phạm Duy, Phan Huỳnh Ðiểu...

13/9/16

SNTN 7: Khuynh Hướng Lãng Mạn Thời Phát Huy


Quỳnh Giao xin thân ái kính chào quý vị,

Nếu trong thời kỳ đầu của nền tân nhạc, các nghệ sĩ đã viết về những mối tình e ấp kín đáo, như sự nín lặng với Cô Hàng Hoa, mối tình câm với Cô Láng Giềng, như nỗi bâng khuâng của Cây Ðàn Bỏ Quên vì không biết rằng người đẹp "yêu tôi hay yêu đàn," hoặc lời nhắn gọi vu vơ, với "ai lướt đi ngoài sương gió, không dừng chân khiến em bẽ bàng"... của Buồn Tàn Thu, thì từ đầu thập niên 50 trở đi, các nhạc sĩ tiên phong của chúng ta đã mạnh dạn hơn trong xu hướng nhạc tình.

10/9/16

SNTN 6. Khuynh hướng tình cảm thời phôi thai


Ngay từ đây, ta đã có thể nói rằng thể tài lớn nhất, gây cảm hứng sáng tác cho đông đảo các nghệ sĩ chính là tình yêu. Trong một phần sau, ta sẽ đặc biệt tìm hiểu về năm tác giả tiêu biểu nhất cho xu hướng này...

Ngoài những tác phẩm ngợi ca tình yêu, nếu tân nhạc là nguồn hứng mới của nghệ sĩ trong bộ môn âm nhạc, thì trong nguồn cảm hứng chung đó, ta có thể phân biệt được chín thể tài được nhiều nhạc sĩ cùng khai thác một cách tự phát, mà Quỳnh Giao xin giới thiệu qua các ca khúc tiêu biểu nhất của họ, như một lời ghi ơn đối với nghệ sĩ sáng tác.

6/9/16

Suối Nguồn Tân Nhạc 5: Thời hòa bình trong đau thương (1975-1995)


Cuộc chiến Việt Nam đã chấm dứt năm 1975 nhưng hòa bình vẫn chưa trở về trong hồn người.

Tiến chiếm dinh Độc lập . hình trên net
Ngay từ năm 75 và nhiều năm kế tiếp, trong khi nền tân nhạc chính thức mở ra một giai đoạn hồ hởi ngợi ca chiến thắng và thanh bình, thì hàng triệu người ở trong Nam đã phải bỏ nước ra đi. Kể từ đó, tân nhạc lại tiếp tục nổi trôi trên hai dòng cách biệt, mãi cho tới những năm sau này.

Ðó là nói về thể tài sáng tác và phân biệt theo tiêu chuẩn địa dư trong và ngoài nước. Về thời gian thì trong 20 năm, từ 75 đến 95, ta cũng có thể phân biệt được hai thời kỳ: từ 75 đến khoảng 85 là thời hòa bình đau thương, và sau đó là thời hồi sinh, từ những năm 86-87 cho tới gần đây...

5/9/16

Đỗ Nhuận


nhạc sĩ Đỗ Nhuận (1922 - 1991)
Đỗ Nhuận sinh ngày 10/12/1922 tại Hải Dương, là một nhạc sĩ lớp đầu tiên của nền tân nhạc VN

Thủa bé sống ở Hải Phòng, khi bố làm lính kèn trong quân đội Pháp ở đấy. Ông tự học chơi tiêu, sáo, nhiều loại đàn như nguyệt, bầu, guitar, banjo, violon, ..

Ông viết ca khúc đầu tiên Trưng Vương (1939) khi mới 17 tuổi, nhân ngày kỷ niệm Hai Bà Trưng ở Hải Dương.

Trong kháng chiến chống Pháp ông sáng tác khá nhiều ca khúc, một số nổi tiếng: Hành Quân Xa, Đoàn Lữ Nhạc, Du Kích Sông Thao, Chiến Thắng Điện Biên

Hòa bình lập lại, ông được cử giữ chức Tổng thư ký Hội nhạc sĩ Việt Nam (1958 - 1983). Đến 1960-1962, ông được đi LX học tại Nhạc viện Tchaikovsky. Về nước ông cho ra đời nhiều tác phẩm khí nhạc, opera .. Ông được xem là người VN đầu tiên viết opera, vở Cô Sao (1965)

Ông mất ngày 18/5/1991 tại Hà Nội.

Nghe vài ca khúc gắn liền với tên tuổi Đỗ Nhuận




4/9/16

Thơ vui về phái yếu


tối chủ nhật, đọc và nghe bình bài thơ của Xuân Quỳnh cho vui

(VOV5)- Thơ tình yêu của Xuân Quỳnh đã định vị với vị trí khó thay thế của một nữ sĩ Việt Nam. Bên những bài thơ xuất sắc làm nên tên tuổi của bà như Gió Lào cát trắng, Sóng, Thuyền và biển, Hoa cỏ may…vv, thì có một bài thơ, tuy không xuất chúng về phong cách, ngôn ngữ…, nhưng lại thể hiện rõ nét nhất một chân dung Xuân Quỳnh ngoài đời: nhân hậu, đầy nữ tính, đồng thời cũng rất thông minh và hóm hỉnh, đó chính là bài “Thơ vui về phái yếu”.

3/9/16

Người Hà Nội




Lê Dung trình bày bài hát Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi

2/9/16

Kể chuyện "Dạ khúc"




Kể chuyện "Dạ khúc"
quocbaomusic
01/07/2011 09:04:38

1/9/16

Suối nguồn tân nhạc 4. Thời chiến tranh (1965-75)


Nếu có một khoảng cách thời gian đủ dài để nhìn lại, thì thời kỳ chiến tranh từ 65 đến 75 có thể là giai đoạn u buồn và nhiễu nhương nhất của tân nhạc Việt Nam. Trong thời kỳ đó, nếu quả rằng đã có lúc tiếng hát át tiếng bom, thì bom đạn vẫn là sự hủy diệt gieo rắc trên cả hai miền, là những vành khăn tang xé vội phủ ngập các vòng hoa chiến thắng, và ảnh hưởng ngược vào ca nhạc.

Trong thời kỳ này, nhìn từ thế giới tân nhạc ra, người ta có thể chứng kiến sự ra đời của nhiều thể tài liên quan đến chiến tranh và đến đời sống con người ở bên ngoài chiến cuộc.