28/11/16
Marx . Right here waiting . Anh vẫn chờ em
Oceans apart day after day
And I slowly go insane
I hear your voice on the line
But it doesn't stop the pain
If I see you next to never
How can we say forever
Wherever you go
Whatever you do
I will be right here waiting for you
Whatever it takes
Or how my heart breaks
I will be right here waiting for you
...
27/11/16
Mặt Sẹo (Scarface, 1983)
Nhân anh Đen mất, chiều cuối tuần xem lại một bộ phim gangster cũ nổi tiếng của Hollywood về một tay anh chị gốc là dân tị nạn Cuba. Bộ phim từng được đề cử một số giải thưởng, trong đó có Quả Cầu Vàng; được Viện Phim Mỹ AFI bầu chọn #10 trong Top 10 phim gangster hay nhất (The Godfather #1 danh sách này). Xem thử cảnh mở màn.
Bối cảnh: Tháng 5 năm 1980, Fidel Castro cho mở cửa cảng Mariel cho phép người dân Cuba gặp gỡ thân nhân ở Mỹ. trong vòng 72 giờ đã có hơn 3000 tàu từ Mỹ sang đón người ở Cuba. Khi quay trở về, các tàu không chỉ mang theo người thân, mà bị buộc mang theo toàn bộ những người tị nạn. Khoảng 125000 người ti nạn cập bờ biển Florida trong đó ước tính có khoảng 25000 tội phạm hình sự các loại.
Đây là cảnh tại phòng thẩm vấn/nhập cư trại tị nạn ở Florida các sĩ quan Nhập cư tra hỏi Tony Montana (Al Pacino thủ vai):
26/11/16
Dạy gì cho con?
Khi bắt đầu xốc lại vai trò của giáo dục trong gia đình, thường câu hỏi đầu tiên mà các bậc phụ huynh phải đặt ra là: dạy gì cho con?
Câu trả lời ngắn gọn là: Dạy những gì quan trọng với cuộc sống, nhưng nhà trường chưa chạm tới.
Cụ thể đó là những gì?
Hẳn nhiên, điều đầu tiên các bậc phụ huynh phải dạy con là ý thức về mình, xem mình là ai, mình đang ở lứa tuổi nào, mình có gì độc đáo khác biệt, mình đang ở vị trí nào trong bức tranh lớn của gia đình và xã hội xung quanh.
Điều thứ hai, là dạy con có ý thức về cuộc sống, khởi đầu từ những quan sát thường ngày, xem cuộc sống của con gồm những gì, có liên hệ đến những ai, con có thể làm gì ở trong đó, cái gì con làm vì niềm vui thích, cái gì là trách nhiệm phải hoàn thành.
25/11/16
Song Ngọc và một đời sáng tác
Song Ngọc tên thật là Nguyễn Ngọc Thương, sinh năm 1943 tại Long Xuyên, An Giang, là ca nhạc sĩ nổi tiếng từ những năm 196x. Hôm trước có nhắc đến mấy bài hát của ông, hôm nay nghe Cát Linh (RFA) giới thiệu thêm về ông
24/11/16
Nhóm nhạc Anh UOGB
Ukulele Orchestra of Great Britain (UOGB) là nhóm nhạc người Anh, đặc biệt chỉ chơi ukulele (một loại đàn giống như guitar nhưng nhỏ hơn và chỉ có 4 dây)
Thành lập năm 1985, đến nay dàn nhạc đã đi biểu diễn nhiều nơi trên thế giới, kể cả những nhà hát danh tieng như Carnegie Hall ở NY, Royal Albert hall ở London, Nhà hát Opera Sydney, .. xuât hiện trong nhiều chương trình truyền hình, và đã cho phát hành hơn 10 album, DVD.
First train journey - lần đầu đi tàu hỏa. Ảnh của Lee Sutton (UK) |
23/11/16
Các bài hát Lời Việt Nhạc Ngoại
tính đến 19/8/16
17 tình ca bất tử - bài 2 lời Việt Phạm Duy
Ánh đèn màu - Nguyễn Xuân Mỹ . Limelight - Charlie Chaplin
Ánh Đèn Sân Khấu - Phạm Duy . Limelight - Charlie Chaplin
Ánh Mắt Liêu Trai - Đinh Hùng . Träumerei - Schumann
Ánh Trăng Tan - Đặng Hiền . Ainsi Soit-Il - Demis Roussos
Bi ca - Phạm Duy . Élégie - Massenet
21/11/16
Ngọng quê, ngọng sang hay là phương ngữ ?
Từ sau anh bộ phát biểu, phây sôi lên sùng sục về vụ nẫn nộn l/n, Chả thích gì cái phát biểu, nhưng thấy mọi người ném đá ảnh, mắng ảnh là ngọng níu ngọng no, lại thấy băn khoăn: Tại sao nẫn nộn, tâu tắng thì bị gọi là ngọng, trong khi chong xáng, dụng dời thì lại được xem là bình thường - mở TV là nghe. Thậm chí được học theo - xem một cô ca sĩ gốc trung ca xống trong đời xống .. thì biết.
Hay có ngọng quê và ngọng sang ? Ngọng quê thì cần sửa để làm chong xáng tiếng diệc, còn ngọng sang thì coi như không ngọng, còn phát huy cho tiếng diệc ngày thêm xang chọng ?
20/11/16
Bài tình ca mùa đông . Trầm Tử Thiêng
Bài tình ca mùa Đông
hát mãi đôi môi lạnh câm
Lòng thì vẫn hẹn cơn đau nguôi ngoai,
Sao nỗi nhớ mỗi ngày mỗi đầy ...
Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng tên thật Nguyễn Văn Lợi, sinh năm 1937 tại Đại Lộc, Quảng Nam nhưng từ bé sống ở miền Nam, học ở Sài gòn. Trong thời gian đi học này ông có sáng tác thơ và viết văn với bút hiệu Tô Lãm và Đức Lợi, tham gia các ban ca nhạc, hát những bài hát hài hước của Trần Văn Trạch hay chính ông sáng tác. Năm 1958 ông tốt nghiệp Sư phạm, bước vào đời dạy học. Cũng năm này bài Bài Hương Ca Vô Tận của ông được giọng hát hàng đầu bấy giờ Thái Thanh trình bày. Mọi người bắt đầu biết đến tên tuổi Trầm Tử Thiêng
hát mãi đôi môi lạnh câm
Lòng thì vẫn hẹn cơn đau nguôi ngoai,
Sao nỗi nhớ mỗi ngày mỗi đầy ...
Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng tên thật Nguyễn Văn Lợi, sinh năm 1937 tại Đại Lộc, Quảng Nam nhưng từ bé sống ở miền Nam, học ở Sài gòn. Trong thời gian đi học này ông có sáng tác thơ và viết văn với bút hiệu Tô Lãm và Đức Lợi, tham gia các ban ca nhạc, hát những bài hát hài hước của Trần Văn Trạch hay chính ông sáng tác. Năm 1958 ông tốt nghiệp Sư phạm, bước vào đời dạy học. Cũng năm này bài Bài Hương Ca Vô Tận của ông được giọng hát hàng đầu bấy giờ Thái Thanh trình bày. Mọi người bắt đầu biết đến tên tuổi Trầm Tử Thiêng
18/11/16
The Partisan : Ca khúc song ngữ Anh-Pháp bất hủ của Leonard Cohen
15/11/16
Hallelujah
Lướt mạng thấy đưa tin nghệ sĩ Leonard Cohen vừa qua đời hôm 10/11/2016, thọ 82 tuổi. Ông là ca nhạc sĩ, đồng thời là nhà thơ người Canada gốc Do Thái. Qua hơn nửa thế kỷ hoạt động, ông đã cho phát hành 14 album, 12 tập thơ; được lưu danh ở Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll. Ảnh hưởng của ông đối với thế giới âm nhạc được đánh giá chỉ kém mỗi Bob Dylan, nhạc sĩ Mỹ vừa được giải Nobel vừa rồi. Mời nghe bài hát nổi tiếng nhất của ông, Hallelujah được phát hành lần đầu tiên trong album Various Positions (1984).
8/11/16
A time for us
Nghe lại một bản nhạc cũ
A Time For Us do Henry Mancini soạn lại từ bản nhạc Nino Rota viết cho phim Romeo and Juliette (1968) của Franco Zeffirelli (do Leonard Whiting và Olivia Hussey vào vai Romeo và Juliette). Bản nhạc đã chiếm top bảng xếp hạng Hot 100 của Mỹ 2 tuần liền (1969), chiếm lấy vị trí của bải hát Get Back của nhóm Beatles đang #1 ở đấy 5 tuần liên tiếp.
7/11/16
Tiếng Việt ngày càng mất chuẩn
Bài của Trần Đăng Khoa trên trang web của VOV từ thang 2/2014 về việc phát âm "mất chuẩn" của nhiều người Việt hiện nay. Bài viết sau đó đã có nhiều người phản biện. Sẽ cop về dần mọi người đọc cho vui
VOV.VN - Thời nay, các nhà giáo dục chỉ chú tâm đào tạo tiến sĩ, giáo sư, mà không đặt hướng chuẩn mực cho hệ thống phát âm tiếng Việt.
Người gióng lên tiếng chuông báo động này không phải tôi mà là thầy Nguyễn Văn Thắng, nguyên Trưởng bộ môn Dịch, Phó Trưởng khoa Tiếng Pháp, trường Đại học Ngoại ngữ, nay là Đại học Hà Nội. Thầy rất tâm đắc với chuyên mục “Blog tòa soạn” trên báo VOV, khi tờ báo bàn thẳng về những vấn đề nhức nhối của xã hội, trong đó có mảng Giáo dục và Đào tạo.
Thầy viết cho tôi một bức thư khá dài, bàn về Tiếng Việt mất chuẩn, gây hệ lụy cho việc học ngoại ngữ. Với bề dày của kinh nghiệm thực tiễn, bằng tầm nhìn khá sâu rộng của một người quản lý kiêm đứng lớp, thầy đưa ra nhiều kiến giải khá sắc sảo. Tôi trịnh trọng chuyển ý kiến của thầy đến đông đảo bạn đọc, đặc biệt là những nhà Lãnh đạo ngành Giáo dục, các bạn ký giả và những người làm công tác truyền thông.
Qua thực tiễn giảng dạy, thầy Thắng nhận ra rằng những năm gần đây, càng ngày càng có nhiều sinh viên hệ Chính quy, trong đó có bộ môn Tiếng Pháp thày giảng dạy, gặp khó khăn trong học phát âm, thậm chí luyện mãi mà không đọc đúng một số âm như [y] [ﮐ ] [з ]. Hiện tượng này trước kia cũng có nhưng không nhiều và dễ khắc phục.
6/11/16
Làm sao gõ trực tiếp các ki tự đặc biệt vào bài viết
Khi soạn bài, cần chèn một số kí tự đặc biệt không có sẵn trên bàn phím, ví dụ € hay ≥, nếu dùng MS Word ta vào Symbol để tìm kí hiệu rồi chèn. Nhưng nếu đấy là kí tự dùng rất nhiều, chẳng lẽ mỗi lúc cần lại phải vào Symbol để chèn ? Hoặc nếu ta đang viết bài không phải trên MS Word, mà trên notepad, trên blog hoặc trên face, gõ trong cửa sổ chat .. thì làm thế nào bây giờ?
5/11/16
Karlijn Langendijk, cây guitar Hà lan xinh xắn
Đêm thứ bảy trời lại mưa tỉ tê .. Nghe cô gái Hà Lan xinh đẹp chơi đàn cho vui
4/11/16
Mưa Huế
Mấy hôm nay miền Trung mưa lụt, tìm nghe lại bài hát của Phan Huỳnh Điểu, Mưa Miền Trung
Bài thơ gốc của Đỗ Thị Thanh Bình chỉ gồm 4 câu
Mưa Miền Trung
Anh có về miền Trung mùa mưa
Cơn mưa như chẳng tạnh bao giờ
Hạt thương rơi nặng bàn tay ấm
Hạt nhớ xa vời theo gió mưa
Đỗ Thị Thanh Bình được biết nhiều hơn với bài thơ được Trương Tuyết Mai phổ nhạc Huế Tình Yêu Của Tôi.
1/11/16
Ana Vidovic, cây guitar người Croatia
Serenata del Mar, sáng tác của Rex Willis viết dành riêng cho Ana Vidovic (4/2007)
Ana Vidovic sinh năm 1980 tại Karlovac, SR Croatia là một trong những cây guitar tài năng nhất thế giới hiện nay. Bắt đầu học chơi guitar từ lúc lên 5, đến năm 11 tuổi đã có buổi biểu diễn quốc tế đầu tiên, và hiện nay đã có hàng ngàn cuộc biểu diễn khap nơi trên thế giới, giành được rất nhiều những giải thưởng giá trị. Hiện cô đang sống tại Mỹ.
Trang web chính thức của cô: http://www.anavidovic.com/
What A Wonderful World . Thế giới diệu kì của Louis Amstrong
Louis Amstrong (1901 - 1971) là nghệ sĩ kèn trompet và ca sĩ nhạc Jazz được đánh giá "có thể là người có ảnh hưởng lớn nhất trong nền ca nhạc Mỹ trong thế kỷ 20." (wiki). Bài viết sau của tác giả Nguyên Minh giới thiệu ca khúc nổi tiếng nhất của ông - What a wonderful world
Cách đây gần tròn nửa thế kỷ, vào năm 1967, ca sĩ huyền thoại nhạc Jazz, Louis Amstrong cho ra mắt đĩa đơn mới nhất của mình có tên gọi What A Wonderful World. Đó là một bài hát kỳ lạ khi thị trường Mỹ gần như dửng dưng với nó nhưng chính bài hát này lại đã nâng Louis Amstrong, từ một nghệ sỹ tài hoa, trở thành huyền thoại.
Louis Amstrong gắn chặt cuộc đời với cây trumpet và dòng nhạc Jazz sóng sánh nhưng What A Wonderful World lại chẳng dính dáng gì đến Jazz cả. Nhưng vượt lên hết thảy, nó trở thành một tuyên ngôn âm nhạc diệu kỳ của Amstrong, về cuộc sống, về chiến tranh, màu da…