Chuyện một người được kẻ yêu người ghét là chuyện hết sức bình thường. Ngay cả Đức Phật, Đức Chúa, .. còn bị thế, nói chi Nhất Hạnh. Ổng ko bị ai ghét mới là bất bình thường.
Nhất Hạnh bị nhiều người biêu riếu từ lâu, ông không trả lời. Đệ tử của ông có hàng trăm ngàn, cũng ko ai lên tiếng. Tôi dĩ nhiên càng ko cần, ko có tư cách gì để lên tiếng "thanh minh" giùm ông, làm cái việc bảo hoàng hơn vua.
Tuy nhiên hai hôm nay, sau khi ông mất, nhiều ông bạn già và con cháu đọc những "thông tin" trên mạng cũng hoang mang, hỏi. Ko phải ai cũng đủ lòng tin vào đạo hạnh của thầy (thật ra điều ấy cũng ko nhất thiết cần có!) để yên tâm nghe lời thầy dạy, và trong số đó ko phải ai cũng rành tìm thông tin trên mạng. Nên tôi ghi lại những thứ tôi đã tìm hiểu được về các "thông tin" kia, cho những ai có lòng muốn tìm hiểu mà ko đủ thời gian phương tiện để tìm đến những thông tin hữu quan.
*
1. Nhất Hạnh có vợ, con; có ảnh chụp rõ ràng.
Thật ra đó là ảnh vợ con của một người khác, ông chụp chung khi đến thăm nhà. Ảnh gốc ở đây [1]
Người nhà, chủ nhân bức ảnh cũng đã lên tiếng thanh minh, ở đây [2]
*
2. Nhất Hạnh vu vạ Mỹ ném bom tàn sát 300000 người ở Bến Tre.
Nguyên văn câu nói của NH mà người ta dựa vào để kết tội NH: "One time I learned that the city of Ben Tre, a city of three hundred thousand people, was bombarded by American aviation just because some guerillas came to the city and tried to shoot down American aircrafts."
Và đây nữa: "When we learned of the bombing of the Bentre village in Vietnam, where 300.000 homes were destroyed, and the pilots told journalists that they had destroyed the village in order to save it, I was shocked, and [racked] with anger and grief. " [4]
Câu đầu trích torng bài pháp thoại của "Embracing Anger" của NH tại nhà thờ Riverside, NY, 25/9/2001. Transcript ở đây [3]
Bài pháp thoài thực hiện hai tuần sau vụ khủng bộ đánh sập tòa tháp đôi ở NY, mục đích của bài pháp thoại rất rõ ràng: Hướng dẫn để mọi người kiềm chế được sự giận dữ sau vụ khủng bố.
Ông mở đầu bằng cách kể lại kinh nghiệm cá nhân của mình: Một lần nọ ông được biết "the city of Ben Tre, a city of three hundred thousand people, was bombarded .." thị xã Bến Tre, thị xã có 300 000 dân, bị bom. Chú ý: thị xã (có 300 000 dân) bị bỏ bom, ko phải thị xã bị bỏ bom và 300000 người chết! Mặt khác, ông chỉ "learned of", tức ko chứng kiến, mà từ đâu đó biết được. Có thể thông tin ông nghe được cũng ko chính xác. Thời ấy, thị xã Bến Tre không đông dân đến thế. Nhưng dù chính xác hay ko, thông tin ấy cũng khiến ông giận dữ
Câu trích thứ hai là từ bài phỏng vấn của Ann A. Simpkinson. "When we learned of the bombing of the Bentre village in Vietnam, where 300.000 homes were destroyed, .. " = khi tôi được biết về một cuộc dội bom một làng ở Bến Tre, với 300 000 ngôi nhà bị phá hủy, ..
Lại những thông tin không chính xác. Ngay cả hiện này VN cũng không có ngôi làng nào có đến 300 000 ngôi nhà. Có thể người viết ghi nhầm chăng? Bài phỏng vấn được lưu ở đây [4]
Nhưng dù thông tin ấy đúng sai thế nào, nghe được ông vẫn bị sốc. Ông giận dữ. Và ông kể tiếp, ông đã làm thế nào để ông kiềm nén cơn giận, để không có những hành động sai lầm .. Đấy mới là điều ông muốn nói, muốn chia sẻ với mọi người.
*
3. Nhất Hạnh ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản.
Tôi nhớ hình như trong Thao Thức của A Kron, một nhân vật có nói, rằng sứ mạng của người trí thức là nêu lên những sai lầm của chính quyền nước mình, chứ ko phải sai lầm của chính quyền nước khác.
Nhất Hạnh, Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Văn Trung, .. và nhiều người khác sống ở Nam, đã làm đúng như thế. Nếu hồi ấy họ nêu lên các sai lầm của Hà Nội, hẳn họ ko phải khổ cực, nguy hiểm như thế. Nhưng họ đã thực hiện đúng vai trò trí thức của mình. Còn chỉ ra những sai lầm của HN là nhiệm vụ của chính quyền miền Nam, cũng như của trí thức Hà Nội. Trí thức HN ko làm, chính quyền VNCH ko chỉ ra được đủ rõ để thuyết phục được dân miền Nam, khiến nhiều người miền Nam ủng hộ VC, thì đó là yếu kém của những người làm công tác tuyên truyền của VNCH bấy giờ.
Ngoài ra, chống chính quyền ông Diệm hay ông Thiệu hoàn toàn ko có nghĩa là chống miền Nam, chống quốc gia. Việc đồng hóa chính quyền với đất nước là một ngụy biện, họ học của ai vậy?
Nói thế, là cho hết lí. Thật ra, thế của miền Nam xưa là thế thua cuộc hiển nhiên. Vì miền nam tự do hơn. Tự do hơn, nên người dân được tiếp cận thông tin nhiều hơn. Nên ko mấy ai chấp nhận cuộc chiến mà họ cho là tồi tệ vô nghĩa ..
Nhất là sau khi Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng. Gặp riêng, nói chuyện với mấy anh lính Mỹ trẻ thấy họ rất dễ thương, dễ gần. Nhưng nhìn một đoàn lính Mỹ súng đạn trang bị tận răng đi ngênh ngang trên đất VN, ít người dân nào ko thấy khó chịu, bất mãn.
Các bạn mà nay khoảng dưới 65t có thể dễ dàng kiểm chứng các điều tôi nói trên đây qua thơ văn giai đoạn đó. Như đã nói, bấy giờ khá tự do, nên thơ văn thể rất rõ tâm tình người dân bấy giờ. Thử đọc bài thơ Quê hương của Du Tử Lê:
Giữa đêm
Một người mù
Đi tìm tương lai
Hai hàng máu chảy.
Du Tử Lê bấy giờ là một SQ Tâm lí chiến. Trích thêm mấy câu trong bài Khi người chết trẻ, cũng của ông:
Khi kẻ tử trận tuổi chưa ngoài hai mươi mốt
hắn sẽ mang những gì về thế giới bên kia (..)
hắn chợt nhớ mình còn quá trẻ
chết, khi không, chết chả làm gì.
Trong tác phẩm của các tác giả trẻ là quân nhân, lòng chán ghét chiến tranh càng rõ rệt:
Ta vốn hiền khô ta là lính cậu
Đi hành quân rượu đế vẫn mang theo
Mang trong đầu những ý nghĩ trong veo
Xem cuộc chiến như tai trời ách nước
Ta bắn trúng ngươi vì ngươi bạc phước
Vì căn phần ngươi xui khiến đó thôi
Chiến tranh này cũng chỉ một trò chơi
Suy nghĩ làm chi cho lao tâm khổ trí
Lũ chúng ta sống một đời vô vị
Nên chọn rừng sâu núi cả đánh nhau (Chiến tranh VN và tôi. Nguyễn Bắc Sơn).
Các bạn càng dễ tìm hơn trong nhạc. Ai dám bảo Phạm Duy ưa thích CS? Nhưng ông vẫn hát: Kẻ thù ta đâu có phải là người, giết người đi thì ta ở với ai ... Đặc biệt, Trịnh Công Sơn với các Ca khúc Da vàng. Trước 75, TCS được biết đến nhiều, ko phải do Ướt mi, Diễm xưa, .. Nhạc tình thời ấy rất nhiều tác giả viết, và có người viết hay, viết độc đáo ko kém, thậm chí còn hơn TCS. TCS được công chúng biết đến rộng rãi, trước hết, là nhờ những Ca khúc Da vàng. Bởi qua đó mọi người, đặc biệt là lớp thanh niên svhs, tìm thấy tâm trạng của mình trong đó. Thân phận tủi nhục của một nước da vàng nhược tiểu, bị đẩy vào một cuộc chiến huynh đệ tương tàn một cách vô nghĩa .. TCS nổi tiếng, chứng tỏ số đông đã đồng cảm với ông. TCS nổi tiếng, cũng chứng tỏ miền Nam bấy giờ khá tự do ...
Tự do, nên phần đông đã sớm nhận ra bản chất của cuộc chiến, và ko chấp nhận nó.
Thanh niên lớn lên, trừ một số ít vì hoàn cảnh riêng muốn cầm súng ra trận, còn đại đa số đều cố gắng tìm cách để ko phải đi lính. Học giỏi để được du học hay được hoãn dịch học vấn. Kẹt quá thì đi tu để được hoãn dịch tôn giáo, chạy chọt làm lại khai sinh cho nhỏ tuổi đi, .. Cuối cùng nếu bị buộc phải đi lính, thì tìm cách để được vào những binh chủng ko phải ra chiến trường .. và cuối cùng, ra chiến trường thì cũng với tâm trạng rất bất đắc dĩ. Thậm chí
Ngày hôm nay ta muốn chặt đi bàn tay trái,
Để được làm người theo ý riêng ta. (Nguyễn Bắc Sơn).
Ngày ấy ko thiếu gì người tự chặt ngón trỏ, tự dẫm lên kíp nổ để bay mất nửa bàn chân, chấp nhận ra tòa án binh để được khỏi tham gia cuộc chiến.
Với tâm trạng như thế, làm sao ko thua cuộc?
Cuộc chiến VN thật ra thêm một lần nữa xác nhận một nghịch lí đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử, rằng khi tranh chấp vũ lực, bên có nền văn minh hơn sẽ bị thua trận trước bên có nền văn minh thấp hơn.
Như anh thư sinh con nhà khá giả đánh lộn với anh nông dân nghèo, trước sau cũng bị knockout thôi. Giữ được 20 năm đã là khá lắm.
Thế mà có người lại quay ra trách móc đổ thừa cho một ông sư, chẳng phải quá buồn cười?
Riêng về chuyện Nhất Hạnh tiếp tay cho vc, ai muốn biết thực hư thì khá dễ dàng. Hãy vào trang web Làng Mai tìm đọc loạt hồi kí về Trường Thanh niên Phụng sự xã hội. Ví dụ chương này [5], thử đọc để biết người phía bên kia bấy giờ đã ưu ái các tác viên TNPSXH như thế nào!
Trên trang fb này cũng giới thiệu nhiều tài liệu từ nước ngoài, nhận định về tư tưởng chống cs Nhất Hạnh [6]
4. Sau 1975, Nhất Hạnh im lặng, hoặc đồng tình hoặc ko dám chống đối những vi phạm nhâ quyền rõ rệt của cs
Những người chỉ trích Nhất Hạnh sau 1975 im re, có thể đọc tài liệu của QH Mỹ [7] trong phiên điều trần ngày 13 tháng 5 năm 1989, ở đó dân biểu Tom Lantos từ tiểu bang California, thay mặt phái đoàn Thích Nhất Hạnh, trình bày vấn đề nhân quyền.
"Một phái đoàn đại diện Thích Nhất Hạnh, đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, gần đây đã gặp gỡ các thành viên Quốc hội để nhắc nhở chúng tôi, và đặc biệt là Hội đồng Nhân quyền của Quốc Hội, rằng hàng ngàn người Việt Nam ôn hòa vẫn bị giam giữ trong các trại cải tạo khét tiếng hoặc bị đày đến các vùng hẻo lánh. Tôi muốn Quốc Hội chú trọng đến một danh sách ngắn gồm những nhà sư, ni cô và những nhà văn nổi trội. Họ là những người đại diện cho vô số người Việt Nam vẫn bị đàn áp vì muốn biểu thị một cách ôn hoà tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ." (Tiếp theo là liệt kê hàng chục tu sĩ như Huyền Quang, Quảng Độ, Tuệ sĩ, Lê Mạnh Thát, .. 60 nhà văn như Doãn Quốc Sỹ và Hoàng Hải Thủy, .. đang bị giam giữ; và đề nghị QH can thiệp. Có thể đọc thêm phần trích dịch ở đây [8].
Hoặc tài liệu wikileak, có thể xem giới thiệu tại đây [9]
Hóa ra, NH không đấu tranh trên fb nên ít người biết đến thôi.
4. trích thêm một số tài liệu bằng tiếng Anh:
- GPO-CRECB-1965-pt15-1-10-08-1965.pdf: page 141.https://www.congress.gov/.../08/10/GPO-CRECB-1965-pt15-1.pdf
"He recognised that communism was an evil, but war was even a greater evil, and he could not understand how justice could be established on the dead body of peace".
(Rabbi Jacob J Weinstein - National Advisory Committees under Truman, Eisenhower, Kennedy and Johnson. One of the outstanding spiritual leaders of the USA).
- GPO-CRECB-1966-pt11-7-30-06-1966.pdf: page 129.
https://www.congress.gov/.../06/30/GPO-CRECB-1966-pt11-7.pdf
"I am afraid of identifying myself with the dollar-making people; anti-communism has become a real business in the last 10 years in South of Vietnam".
"Without political independence and national dignity this war is meaningless and the anti-Communist issue becomes secondary".
- GPO-CRECB-1967-pt9-5-04-05-1967.pdf: page 140.
https://www.congress.gov/.../05/04/GPO-CRECB-1967-pt9-5.pdf
"The most important single observation to make, I think, was the extent to which I found Thich Nhat Hanh's analysis of the situation confirmed: namely, that there is the potential for a substantial middle grouping of well-informed and sophisticated people who are committed to peace but who also wish to have a stance from which to deal on even terms with the National Liberation Front and the North Vietnamese".
- GPO-CRECB-1967-pt10-1.pdf-15-05-1967: page 55.
https://www.congress.gov/.../05/15/GPO-CRECB-1967-pt10-1.pdf
"Even when the American claim to be defending them against aggression (by other Vietnamese) is heard, it is much less convincing than the NLF's arguments. Every day that the war continues, therefore, is advantageous to the Front so far as winning the support of the peasants is concerned."
- GPO-CRECB-1967-pt20-4-26-09-1967.pdf: page 85.
https://www.congress.gov/.../09/26/GPO-CRECB-1967-pt20-4.pdf
"Thieu was compelled by the peace statement of other candidates to say, as campaigning was drawing to an end, that if elected he would initiate a bombing pause and negotiations with representatives of the NLF".
- GPO-CRECB-1968-pt9-7-07-05-1968.pdf: page 43/44.
https://www.congress.gov/.../05/07/GPO-CRECB-1968-pt9-7.pdf
"A refusal to participate in an effort that is clearly in the direction of peace combined with independence would brand the Front as the enemy of the people rather than their friends, and its own image would be tarnished and degraded hopelessly".
- GPO-CRECB-1968-pt12-1-27-05-1968.pdf: page 87.
https://www.congress.gov/.../05/27/GPO-CRECB-1968-pt12-1.pdf
"A refusal to participate in an effort that is clearly in the direction of peace combined with independence would brand the Front as the enemy of the people rather than their friends, and its own image would be tarnished and degraded hopelessly".
- GPO-CRECB-1968-pt12-6-05-06-1968.pdf: page 95.
https://www.congress.gov/.../06/05/GPO-CRECB-1968-pt12-6.pdf
"But when Diem and those who followed him did not, the door was left open for the Communists to assume control of the rural areas of Vietnam, filling vacuum left by the government. The Vietcong still maintains that control throughout large regions of the country".
- GPO-CRECB-1971-pt11-6-14-05-1971.pdf: page 103
https://www.congress.gov/.../05/14/GPO-CRECB-1971-pt11-6.pdf
- GPO-CRECB-1982-pt19-2-29-09-1982.pdf: page 86.
https://www.congress.gov/.../09/29/GPO-CRECB-1982-pt19-2.pdf
Thích Nhat Hanh was a one of the officers of FOR, an organisation support US government of unilateral disarmament.
- GPO-CRECB-1989-pt8-14-13-06-1989.pdf: page 157.
https://www.congress.gov/.../06/13/GPO-CRECB-1989-pt8-14.pdf
Thích Nhat Hanh's delegate raised human rights violation in Vietnam.
- GPO-CRECB-1993-pt21-2-18-11-1993.pdf: page 445.
https://www.congress.gov/.../11/18/GPO-CRECB-1993-pt21-2.pdf
Thích Nhat Hanh again, raised human rights and freedom of religion violation in Vietnam (Benjamin Gilman introducing resolution 295, not to have any relation with Vietnam until religious liberty).
- CREC-2011-09-07-pt1-PgE1542-07-09-2011.pdf
https://www.congress.gov/.../CREC-2011-09-07-pt1-PgE1542.pdf
Thích Nhat Hanh was one of 25 global humanitarians raised as "Champion of humanity", among Rosa Park, Mother Teresa, Franklin Delano Roosevelt, Mahatma Gandhi and Abraham Lincoln.
Also, Thich Nhat Hanh was mentioned several times in Congress Committee meetings about human rights issues in Vietnam. On Bill S. 1051 (Vietnam Human Rights Sanction Act) that was passed on May 2011, one of 7 items listed as "severe religious freedom abuses" was about "harassment of monks and nuns associated with Buddhist teacher Thich Nhat Hanh and forcible disbandment of his order." [10]
-------------------------
[1] http://www.gio-o.com/LeThiHue/LeThiHueVoDinhBaNguoiDanBa.htm?
[2] http://www.daophatngaynay.com/vn/dien-dan/doi-thoai/16343-phan-bien-ong-lam-le-trinh-ve-thien-su-thich-nhat-hanh.html
[3] http://www.buddhismtoday.com/english/ethic_psy/embracing_anger.htm
[4] http://www.buddhismtoday.com/english/world/facts/Bin_Laden.htm
[5] https://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/tap-truyen/con-duong-mo-rong/chuong-9-dong-tiep-hien-va-nhung-hoat-dong-dan-than/
[6] https://www.facebook.com/HND.Activist/posts/4976926625662938
[7] https://www.congress.gov/101/crecb/1989/06/13/GPO-CRECB-1989-pt8-14-3.pdf?
[8] https://www.facebook.com/HND.Activist/posts/4981271568561777?
[9] https://www.facebook.com/linh.thuy.75873708/posts/2606379052840005
[10] https://www.facebook.com/HND.Activist/posts/5065237536831846?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)
Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>
Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:
:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng
Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)