30/4/14

Chiều về trên sông - dòng Danube xanh

Bản Blue Danube của Johann Strauss II ngoài Phạm Duy còn có Dương Thiệu Tước soạn lời Việt

Dòng sông xanh lơ, dòng trường giang nên thơ
Chập chùng ngàn sóng biếc, màu trời hồng ánh nước
..
Thấp thoáng bóng giai nhân trên thuyền tình bâng khuâng
Thuyền vờn mái chèo, vờn vờn sóng reo
..



Danube là tên tiếng Pháp/Anh gọi dòng sông dài gần 3000 km (thứ 2 châu Âu, sau Volga của Nga), chảy qua 10 nước Trung và Đông Âu, ở mỗi nước lại có tên gọi riêng theo ngôn ngữ bản địa. Đức ở đầu nguồn gọi tên con sông là Donau. Sông tiếp tục chảy qua Áo, đến Slovakia  thì mang tên Dunaj, Hungary (Duna), Croatia (Dunav), Serbia, Bulgaria, Romania, Moldova và Ukraina rồi đổ ra Biển Đen. Tất cả tên sông đều có gốc là từ Donau của một ngôn ngữ cổ có nghĩa là .. sông.

Hái hoa lilac tranh Daniel Ridgway Knight
Dòng sông từ thời xa xưa đã là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới, là nguồn cung cấp thủy sản, trong đó có món trứng cá caviar nổi tiếng của Rumania. Dòng sông cũng là phương tiện giao thông quan trọng. Từ giữa thế kỷ XIX, các nước hai bên bờ đã kí thỏa ước theo đó sông Danube là con đường thủy tự do dành cho tàu bè tất cả các nước.

Dòng sông đã được UNESCO chứng nhận là Di Sản Văn Hóa Thế Giới bởi đã gắn liền với lịch sử thăng trầm, với nỗi buồn vui của hàng triệu cư dân của 10 quốc gia. Có 14 thành phố nằm bên bở sông Danube, trong đó có 4 thủ đô : Viên (thủ đô Áo), Bratislava (Slovakia), Budapest (Hungari) và Beograd (Serbia) .. .

Dòng sông êm đềm mơ màng với Strauss, trào sôi gầm gừ với Ivanovici, nhưng đều thật quyến rũ .. Bảy mươi năm trước Phạm Duy ước ao

Ôi giấc mơ qua,
Mộng đời phiêu lãng giang hồ
Sống trong lòng người đẹp Tô Châu
Hay là chết bên dòng sông Danube.
..

29/4/14

Lời của dòng sông


Dao Ánh - TCS vẽ
Album Lời Của Dòng Sông do Ngô Vũ Dao Ánh thực hiện, Hướng Dương sản xuất và phát hành năm 2004.

Album gồm 8 ca khúc Trần Thu Hà và Thu Phương thể hiện; 4 bài guitar solo, môt bài guitar duo do các guitarist nổi danh soạn hòa âm và trình tấu: Ngoài Đỗ Đình Phương đã gt, còn có Huỳnh Hữu Đoan nguyên trưởng bộ môn guitar nhạc viện Saigon; Đặng Huy Hoàng cũng là tác giả nhiều CD độc tấu .. Các bản nhạc nếu ai có tìm hiểu về tiểu sử TCS đều dễ nhận ra liên quan ít nhiều đến mối tình của ông và Dao Ánh. Đặc biệt còn có thêm phần trích đọc thư TCS gởi cho Dao Ánh (dường như) do chính Dao Ánh đọc.




Playlist trên bị thiếu phần trích đọc thư. Mời nghe với clip sau






28/4/14

Waves Of Danube - Iosif Ivanovici. Sóng nước biếc

Nhắc đến The Blue Danube của Johann Strauss II thì ko thể ko nhắc đến Waves Of Danube của Iosif Ivanovici. Cả hai đều viết về dòng sông Danube, và là hai bản valse nổi tiếng nhất từ xưa đến nay.



Người Việt biết bản nhạc qua phiên bản tiếng Pháp Les Flots du Danube.



Ko biết Lam Khê chơi cho anh nào mà tình cảm thế. 

Khánh Ly: Kỷ niệm với Trịnh Công Sơn

Nghe tin Khánh Ly sắp về VN hát ..

Thùy Trang - hình: trên net
"Khi tôi biết anh đến Canada dĩ nhiên là tôi ko thể ko đến được, bằng bất cứ mọi giá tôi phải bay đến gặp anh. Bởi đó là điều ao ước trong rất nhiều năm. Tôi đến, dẫu chỉ là được nhìn thấy anh mà ko nói gì cả. Tôi với anh nhiều khi ngồi với nhau cả một ngày, đi với nhau cả một buổi cũng chẳng nói với nhau một điều gì " .. 

Tôi ru em ngủ một sớm mùa xuân
em hôn một nụ hồng
Hỏi thăm về giọt nắng
Tôi ru em ngủ
Hạ cũng vừa sang
em hôn lên tay mình
để chua xót tình trần...


Khánh Ly: Kỷ niệm với Trịnh Công Sơn



27/4/14

Cô láng giềng - Hoàng Quý


Hoàng Quý (1920 - 1946)
Hoàng Quý (1920 - 1946) quê Sơn Tây, nhưng sinh và lớn lên ở Hải Phòng, là anh trai của nhạc sĩ Tô Vũ. Thủa bé hai anh em mê nhạc, rủ bạn bè góp tiền theo học một bà đầm ở Hải Phòng. Ngoài ra còn được nhạc sĩ Lê Thương bấy giờ là giáo viên Pháp văn một trường trung học ở Hải Phòng khuyến khích, hướng dẫn.

Năm 1943 ông thành lập nhóm Đồng Vọng, qui tụ bạn bè cùng nhau sáng tác trong số đó có Canh Thân, Hoàng Phú - tức Tô Vũ sau này, Văn Cao, Lưu Hữu Phước, .. Hoàng Quý là trưởng nhóm.

Cốp pết bài lên blog

Nhiều khi gặp bài báo hay, muốn cop về nhà, nhưng ko biết cách, bị lỗi trông rất xấu. Bài sau đây xin hướng dẫn cop-pết sao cho ko bị lỗi

Cửa sổ soạn thảo. Có hai loại:

1. cửa sổ soạn thảo bình thường
2. cửa sổ soạn thảo HTML. Với người ko biết ngôn ngữ HTML để trực tiếp soạn thảo trên cửa sổ này thì chỉ cần nhớ đây là nơi để chèn video. Khi chèn một đoạn code video thì phải mở cửa sổ này để chèn.



Cóp-pết một bài báo của người khác. Có hai cách

1. cóp xong rồi pết vào cửa sổ soạn thảo bình thường (Compose)
ưu: nhanh chóng, giữ nguyên định dạng bài báo từ font, size, màu sắc chữ, hình ảnh .. giống trang gốc.
khuyết:
- nếu trang gốc có cấu trúc trang gốc khác hẳn blog của ta (ví dụ độ rộng, ..) thì cách dàn trang ko thể giữ như trang gốc, nên nhiều khi rất xấu. Khi đó muốn sửa cũng rất mệt, vì trang HTML rất rối.
- load trang thường chậm hơn, vì một số thông tin phải qua trang gốc tìm.
- nếu trang gốc xóa hình thì blog cũng mất hình theo ..

2. cách sau đây phiền phức hơn chút xíu, nhưng sẽ ko mắc các khuyết điểm trên. Lần lượt từng bước:
- mở notepad
- cốp rồi pết vào notepad (chú ý: các định dạng chữ, hình ảnh .. sẽ mất sạch)
- cop lại từ notepad, xong pết vào trang soạn thảo bình thường.
- định dạng lại: co, kiểu, màu chữ .. theo bản gốc

Chú ý: có thể dùng trang HTML thay notepad: cốp pết vào đó, xong chọn all, rồi cut, xong mở trang soan thảo bình thường và pết vào

hình 2
Riêng với hình:
- down từ trang gốc về máy
- click vào nút chèn hình (xem hình trên) rồi làm theo hướng dẫn để upload hình từ máy lên.
- sau khi đã được up lên, có thể thay đổi kích cỡ, kéo đặt bên trái phải hay chính giữa, thêm chú thích (caption)

ví dụ để chèn hình 2 vào vị trí như trên, cần phải
- trước khi chèn, đặt con trỏ ở ngay đầu dòng "Riêng với hình:"
- sau khi chèn chọn cỡ trung (medium), bên phải (right), và click caption để chèn chú thích.

Cuối cùng nhớ mỗi khi cốp-pết thì phải ghi nguồn

.

Cốp-pết bài của mình

Trên đây là cốp-pết của người khác. Còn có trường hợp đặc biệt: cốp-pết từ blog của chính mình. Ví dụ copy bài nháp từ blog ẩn ra blog chính.

Nhắc lại tí một mẹo đã nói ở Thủ thuật blog 2: Khác với blog Yahoo, bài viết xong có thể để dưới dạng public (post công khai), private (riêng tư) hay draft (nháp); ở blogspot bài chỉ có thể nhấn nút publish (xuất bản công khai) hoặc nhấn nút Save rồi Close, bài sẽ chuyển qua dạng Draft.

Ko cho phép ẩn từng bài, nhưng blogspot cho phép ẩn nguyên blog. Vi thể có một mẹo rất tiện: Tạo một blog ẩn, viết bài trong ấy, post xem thử, sửa đến lúc thấy OK thì copy lại post vào blog chính thức.

Cách tạo blog ẩn:

Ở blogspot với cùng một tài khoản, bạn có thể mở thêm (tối đa 99 ?) blog mới, bạn có thể set để chỉ riêng bạn đọc, hoặc một số bạn bè nào đó được đọc.

Cách làm:
- click vào chữ B vàng ở góc trên trái để đén trang Tổng quát (Dashboard), chọn Blog mới. để làm một blog mới
- Sau khi điền tên chọn mẫu các thứ như đã làm, bạn vào Cài đặt >> Cơ bản
  + ở phần Bảo mật, bạn chọn Không cho liệt kê vào danh sách Google, ko cho bộ máy tìm kiếm dò tìm.
  + ở phần Người đọc blog bạn chỉnh sửa lại, muốn cho ai đọc thì cop địa chỉ gmail của người ta vào đấy. Chú ý các địa chỉ cách nhau dấu phẩy (,), không nó báo lỗi.
Lưu lại là xong.


Cách cóp bài từ blog ẩn:
- mở bài đã viết (ở blog ẩn), trang HTML
- cóp hết (nhấn tổ hợp phím Ctrl+A)
- paste vào trang HTML (Ctrl+V) (ở blog công khai)
xong

Tôi phục hiện "Dạ cổ hoài lang" - Vũ Dức Sao Biển

Nhân dịp khai mạc Festival Đờn ca tài tử Quốc gia lần I tại Bạc Liêu (25/4/2014), cóp bài báo của Vũ Đức Sao Biển kể lại quá trình phục hiện bản Dạ Cổ Hoài Lang, bản nhạc có vị trí rất đặc biệt trong Đờn ca tài tử Nam bộ

(TNOL) Tôi sinh ra tại Quảng Nam. Thời thơ ấu, tôi có nghe cha nói về đất Bạc Liêu - một vùng đất trù phú, ruộng đồng phì nhiêu của Nam Bộ. Tôi không nghĩ cuộc đời của mình mươi năm sau đó lại có duyên gắn liền với vùng đất này.

Tháng 10.1970, tôi đến Bạc Liêu, dạy môn triết học cho học sinh các lớp đệ nhất (lớp 12) tại tỉnh này. Thuở ấy, mỗi tỉnh chỉ có một người dạy môn triết cho lớp đệ nhất đi thi tú tài.


Làm quen với âm nhạc tài tử

Đất Bạc Liêu là nơi hội tụ của ba nguồn văn hóa Việt, Hoa và Khmer. Tự căn cơ, Bạc Liêu có một nền văn hóa thâm hậu. Tính tôi lại ham chơi, thích tìm hiểu nên lúc nào rảnh việc lại đi xem những ngôi nhà cổ do Pháp để lại, những đền chùa và những đêm biểu diễn nghệ thuật của người Hoa và Khmer.

Thuở ấy, người ta chỉ có thể nghe nhạc qua radio. Tối thứ sáu và tối chủ nhật hằng tuần, học trò của tôi cũng nghe nhạc của hai ban Tiếng nhạc tâm tìnhTiếng tơ đồng trên Đài phát thanh Sài Gòn. Nghe nhiều, các em hiểu ra Thu, hát cho ngườiChiều mơ do Anh Ngọc, Hà Thanh, Ngọc Long, Mai Hương, Quỳnh Dao, Vân Quỳnh, Vân Hà, Lệ Thu... hát chính là sáng tác của thầy mình.

Các em có ý định rủ tôi cùng đi nghe và xem những ban đàn ca tài tử địa phương biểu diễn. Tôi đã được học một chút âm nhạc Tây phương để sáng tác ca khúc, vốn chỉ quen với thanh nhạc qua những nhạc cụ định âm, nốt nào ra nốt đó như guitar, piano, mandoline, kèn saxo... Bấy giờ, được làm quen với đàn ca tài tử, tôi cảm thấy thú vị với những âm thanh chơi vơi, lơ lửng 1/4, 1/8, thậm chí 1/16 ton từ các nhạc cụ guitar phím lõm, đàn kìm, đàn cò, đàn tranh... phát ra.

Ông Cao Văn Lầu
Một hôm, các em rủ tôi đi thăm nhạc sĩ Cao Văn Lầu (Sáu Lầu). Các em giới thiệu: Bác Sáu Lầu là tác giả của bài hát Dạ cổ hoài lang - bài hát danh tiếng của đất Bạc Liêu, được phát triển thành bài ca vọng cổ ngày nay. Chúng tôi đến thăm ông trong một đêm trăng tháng 12.1970. Nhà ông nằm trong một hẻm nhỏ trên đường ra Giồng Biển, cũng không xa nhà tôi ở trọ trên đường Đống Đa là mấy.Và nghe Dạ cổ hoài lang
Buổi gặp gỡ thật cảm động. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu đeo kiếng trắng, bận một bộ bà ba trắng, phong cách rất ung dung, điềm đạm. Ông bắt tay tôi, gọi tôi là “cháu”. Ông nói: “Bác chỉ quen sáng tác và sinh hoạt đờn ca bên cổ nhạc. Bây giờ, bác lớn tuổi quá rồi, hơi hám chẳng còn bao nhiêu, chỉ dám nghe đờn ca chớ ít khi dám ca. Các cháu đến thăm chơi muốn nghe bài Dạ cổ hoài lang, bác cũng ca cho các cháu nghe vậy”.

Cây đàn kìm của bác thật cũ kỹ, mặt đàn đã tróc hết sơn, căng hai sợi dây cước. Có lẽ cây đàn đó đã gắn bó máu thịt với cuộc đời nghệ sĩ của bác từ rất lâu. Bác vặn khóa, so dây; ngồi theo tư thế chân trái co lại hình chữ V sát mặt ván, chân phải cũng co lên hình chữ V tỳ gối vào nâng thùng đàn. Và ông ca bài Dạ cổ hoài lang:

Từ, (là) từ phu tướng.
Báu kiếm sắc phán lên đàng.
Vào ra luống trông thơ nhạn.
Năm canh mơ màng.
(Trông ngóng) trông tin chàng.
Gan vàng càng lại thêm đau.
Lòng dầu say ong bướm.
Xin cũng đừng phụ nghĩa
tào khang.
Đêm luống trông tin bạn.
Ngày mỏi mòn như đá
vọng phu.
Vọng phu vọng luống trông
tin chàng.
Xin đó chớ phụ phàng.
Chàng (là) chàng có hay.
Đêm thiếp nằm luống những sầu tây.
Bao thuở đó đây sum vầy.
Duyên sắc cầm tình thương
với nhau.
Nguyện cho chàng.
Đặng chữ bình an.
Trở lại gia đàng.
Cho én nhạn hiệp đôi với
đó đây.




Tôi hiểu một tác phẩm âm nhạc có giá trị nghệ thuật tiêu biểu cho dòng nhạc phương Nam, thể hiện sâu sắc tính nhân văn thì mới được người đi sau phát triển thành bài ca vọng cổ “phủ sóng” khắp cả nước
Tôi ngồi nghe người nhạc sĩ lão thành ca sáng tác đầu đời thành công nhất của ông mà lòng xúc động. Tiếng ca của bác như từ trái tim vọng ra, hồn tính lãng mạn của âm nhạc phương Nam bay bổng tuyệt vời, ca từ trang nhã, giai điệu tươi đẹp. Trong cảm nhận chuyên môn, tôi thấy bài ca chuyển từ chủ âm qua tam trình, tứ trình, ngũ trình át âm (quãng 3, quãng 4 và quãng 5) của giai điệu rất phóng khoáng và tài hoa. Một bản nhạc cổ xây dựng trên nền tảng dân ca Nam Bộ mà cách chuyển âm giai rất phong phú, hoàn toàn không mang tính đơn điệu (vốn thường gặp) của dân ca chút nào.

Tôi hiểu khi bác sáng tác bài ca này, chắc chắn bác đã đọc Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn (Đoàn Thị Điểm dịch Nôm) nhiều lần. Một số khái niệm cổ được bác viết trong ca từ mang đậm dấu ấn của tác phẩm văn học này: phu tướng, báu kiếm (bảo kiếm), thơ nhạn (nhạn tín), nghĩa tào khang, đá vọng phu, sầu tây…Bài ca chỉ bao gồm 20 câu, trong đó câu 4 và câu 12 rơi vào nhịp ngoại - phách yếu (temps faible), các câu còn lại đều rơi vào phách mạnh (temps fort). Ở những chỗ rơi vào nhịp ngoại, nhạc sĩ Cao Văn Lầu viết chữ (của ca từ) trước, sau đó mới đánh dấu bằng (=). Ở những câu bình thường rơi vào phách mạnh, nhạc sĩ Cao Văn Lầu viết chữ cuối (của ca từ) rồi đánh dấu bằng (=) dưới chữ ấy. Tôi mường tượng ở những chỗ có dấu bằng, song loan (mõ nhỏ dùng để điểm nhịp trong các đàn nhạc tài tử) phải gõ đúng vào đó, nhắc cho người ca biết đó là phách mạnh để ca khỏi trật nhịp.

Về chủ âm của bài ca, tôi đồ chừng Dạ cổ hoài lang viết cho giọng đào (chuyên ca bài vọng cổ) ca. Nếu đối chiếu qua thanh nhạc Tây phương thì chủ âm của bài ca này ở vào khoảng Ré thứ (Ré mineur), cao nhất thì cũng chỉ Mi thứ (Mi mineur) là cùng. Âm vực của Dạ cổ hoài lang khá rộng - bao gồm 13 nốt. Đặc biệt nốt nhạc ở quãng 6 luôn luôn được thăng lên một bán âm, rõ ra phong cách âm nhạc dân ca Nam Bộ.

Năm 1975, tôi xa xứ Bạc Liêu. Năm 1999, tôi và nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung được mời về Bạc Liêu biểu diễn. Trước khi đêm nhạc chủ đề của tôi và nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung diễn ra tại rạp Cao Văn Lầu, Tỉnh ủy và UBND tỉnh có một buổi gặp mặt với các nhạc sĩ, ca sĩ. Trong buổi gặp mặt, ông Nguyễn Văn Út - Bí thư Tỉnh ủy, nói với tôi: “Tỉnh mình có Dạ cổ hoài lang là cái vốn quý của âm nhạc dân tộc. Ông nghiên cứu giúp làm sao phục dựng và phát triển giá trị của Dạ cổ hoài lang”. Tôi đồng ý với ông bí thư tỉnh ủy.
Tôi chỉ gặp bác Cao Văn Lầu một lần, được nghe ông ca một lần. Tuy vậy, lần gặp gỡ duy nhất ấy để lại nhiều ấn tượng đẹp trong tôi. Tôi hiểu một tác phẩm âm nhạc có giá trị nghệ thuật tiêu biểu cho dòng nhạc phương Nam, thể hiện sâu sắc tính nhân văn thì mới được người đi sau phát triển thành bài ca vọng cổ “phủ sóng” khắp cả nước.

Về bản chất, Dạ cổ hoài lang là một bài ca, một ca khúc (chanson). Mà hễ là một ca khúc thì nó phải có phần thanh nhạc làm giai điệu (mélodie) và phần ca từ (parole) diễn đạt nội dung. Làm thế nào để có một Dạ cổ hoài lang đúng nghĩa là ca khúc?

Để ký âm lại bài Dạ cổ hoài lang, năm 1999, tôi đề nghị thạc sĩ Vưu Long Vỹ - Phó giám đốc Trung tâm văn hóa tỉnh Bạc Liêu - ca cho tôi ghi âm vào băng cassette bài này. Ông Vưu Long Vỹ đã ca mộc (không dùng tới dàn nhạc) nhưng vẫn bảo đảm tiết tấu. Sau đó, tôi thu thêm tiếng ca mộc của năm nghệ nhân ở Bạc Liêu.

Tính dị bản quá lớn

Tôi qua bảo tàng tỉnh xin được xem bài ca chép tay của bác Cao Văn Lầu. Tôi thấy bác ghi như thế này:

Từ, từ phu tướng.
Hò là hò xang cống.


Múa Dạ Cổ Hoài Lang tại lễ hội 90 năm Dạ Cổ Hoài Lang
(Bạc Liêu, 2009) Ảnh Huy Thái
Từ, từ phu tướng có bốn tên nốt - gọi là chữ đờn, đi theo phía dưới, tưởng không có chi phải bàn cãi nữa. Thế nhưng trong cách ca, người ca bắt buộc phải luyến giọng từ chữ phu sang chữ tướng. Nói theo thanh nhạc Tây phương thì phải luyến từ quãng 4 sang quãng 6. Cái nốt luyến được “hiểu ngầm” ấy phải là quãng 5. Nghĩa là người đờn cổ nhạc phải có thêm một chữ đờn khác lót vào giữa thì người ca mới luyến được.

Điểm thứ hai là ngay trong bốn chữ đờn, bác Sáu Lầu lại dùng một từ (Là) thay cho chữ đờn. Như vậy muốn diễn tả từ Là đó thì cả thầy đờn và người ca phải ca thêm một chữ đờn nữa. Vậy chữ ấy tương ứng với cao độ của nốt nào? Tôi thật sự hơi lo khi thấy trong những văn bản chép tay của bác Sáu Lầu có những chữ bị xóa, ca từ của bản này có một vài từ khác so với bản kia.

Ngay trong nội dung ca của ông Vưu Long Vỹ và năm nghệ nhân ở Bạc Liêu thì ca từ của sáu người cũng khác nhau. Về thanh nhạc, sự khác biệt lại càng cao hơn. Như đã trình bày, nếu ký âm Dạ cổ hoài lang ra thanh nhạc Tây phương cung Mi mineur, thì ông Vưu Long Vỹ ca câu đầu tiên:

Từ là từ phu (luyến) tướng.
Mi Si Mi La-Si Do#.


Năm nghệ nhân còn lại ca:

Mi Mi Mi La-Si Do#.

Cao độ nốt thứ nhì Si (quãng 4) của ông Vỹ ca và cao độ nốt thứ nhì Mi (chủ âm, quãng 1) của năm giọng ca còn lại cách nhau một trời một vực, trong đó thanh nhạc của câu ông Vỹ ca đẹp hơn.
Tôi hiểu Dạ cổ hoài lang nguyên gốc là một bài ca chính quy; sau khi ra đời, đã được các nghệ sĩ cổ nhạc và đàn ca tài tử rất ưa chuộng. Người học trò học thì chân phương - ngay ngắn như quy tắc của thầy dạy nhưng biểu diễn thì hoa lá - có sự thêm thắt, sự sáng tạo riêng tùy theo cảm hứng. Chính vì vậy, Dạ cổ hoài lang từ tác phẩm âm nhạc chính quy đã nhanh chóng trở thành tác phẩm âm nhạc dân gian, mang theo tính dị bản rộng rãi.Sau khi nghe sáu bản ca, đối chiếu với những bản ca khác của các nghệ sĩ cải lương đã được thu thanh, tôi ký âm lại Dạ cổ hoài lang theo solfège của thanh nhạc Tây phương. Tôi chọn chủ âm là cung Mi mineur, tương đương với cao độ giọng đào hát bài vọng cổ, nhịp của bản nhạc là 2/4. Tôi thăng quãng 6 lên một bán âm, tất cả nốt Do đều thăng lên thành Do dièse (Do#). Đầu bản nhạc, tôi đề: “Dạ cổ hoài lang. Sáng tác: Cao Văn Lầu. Ký âm lại: Vũ Đức Sao Biển”.

Bản nhạc ký âm xong, tôi đưa cho ca sĩ Hương Lan hát với hòa âm của nhạc sĩ Đức Trí; ca sĩ Hạnh Nguyên hát với hòa âm của nhạc sĩ Quốc Dũng. Hai nhạc sĩ hòa âm rất hay, sử dụng nhạc cụ định âm của Tây phương nhưng nhạc nền nghe ra vẫn rất... cổ nhạc Nam Bộ. Cả hai ca sĩ hát đều tốt, thu thanh cũng tốt mà ra biểu diễn ở Hà Nội cũng được người yêu nhạc khen ngợi.



Những tranh biện về "Dạ cổ hoài lang"

Năm 2009, ngành văn hóa tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội thảo về bài Dạ cổ hoài lang tại trường Nghệ thuật sân khấu TP.HCM. Trong hội thảo này, giáo sư Trần Văn Khê phát biểu nên “chuẩn hóa” lại ngôn ngữ trong ca từ bài Dạ cổ hoài lang giúp người xưa. Ông ví dụ khái niệm “báu kiếm” mà người ta hay ca. Ông lý luận cách dùng từ ngữ như vậy là nửa Hán nửa Nôm, không đúng với quy chuẩn ngôn ngữ Việt Nam. Nếu thuần Việt thì nó là “kiếm báu”; nếu Hán Việt thì nó là “bảo kiếm”. Hoặc ta ca theo thuần Việt “Kiếm báu sắc...”; hoặc ta ca theo từ Hán Việt “Bảo kiếm sắc...”...

Trong phần tham luận của tôi, tôi mong phục hiện Dạ cổ hoài lang về cả ca từ và thanh nhạc. Bởi lẽ một khi đã nói đến bài ca, bản nhạc (chanson) thì phải có nhạc chuẩn; yêu cầu người ca, người biểu diễn phải ca (hát) đúng cao độ, trường độ, cường độ. Người ca hát có “hoa lá” đến đâu thì cũng chỉ được phép hoa lá trong quy ước của âm nhạc. Tôi đưa thí dụ một nữ ca sĩ tân nhạc hát bài do tôi ký âm lại thu đĩa. Trong câu “Em luống trông tin chàng”, tôi ký âm chữ chàng với nốt Si. Nhạc sĩ hòa âm nhạc nền cũng chuyển qua ngũ trình át âm cung Si bicarre thứ. Ấy vậy mà chị vẫn hát chữ chàng với nốt Là - tứ trình át âm, nghe chẳng ra làm sao cả.

Mong ngành văn hóa Bạc Liêu chính thức có được một bài ca Dạ cổ hoài lang, công bố nó như một giá trị văn hóa phi vật thể quý giá của tỉnh mà chỉ Bạc Liêu mới có được
Năm 2010, một buổi hội thảo về Dạ cổ hoài lang diễn ra tại Văn phòng 2 Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch. Bên nhạc sĩ tân nhạc cũng chỉ có mình tôi. Tôi vẫn bảo lưu ý kiến phải chuẩn hóa Dạ cổ hoài lang về thanh nhạc lẫn ca từ. Tôi nghĩ xa hơn, mong ngành văn hóa Bạc Liêu chính thức có được một bài ca Dạ cổ hoài lang, công bố nó như một giá trị văn hóa phi vật thể quý giá của tỉnh mà chỉ Bạc Liêu mới có được. Có ý kiến phản biện của một soạn giả viết bài vọng cổ, cho rằng việc ký âm Dạ cổ hoài lang của tôi qua solfège Tây phương sợ làm mất tính dân tộc của bài ca. Tôi đã trình bày với hội thảo rằng các nhạc sĩ tân nhạc đã ký âm cả ngàn bài dân ca, bài ca cổ cho các nghệ sĩ, ca sĩ biểu diễn. Chẳng bài nào mất tính dân tộc cả. Trong tình hình sân khấu cải lương và bài ca vọng cổ ít được bạn trẻ quan tâm thưởng thức thì việc cố gắng gìn giữ, bảo tồn và phát triển Dạ cổ hoài lang là cần thiết.


Vũ Đức Sao Biển
Nguồn: thanhnien.com.vn

Hạnh Nguyên


Út Trà Ôn


Ngọc Giàu


Phi Nhung


Cẩm Ly


Đêm Gành Hào Nghe Điệu Hoài Lang - Vũ Đức Sao Biển - Đông Đào ca


Đất Phương Nam - Lư Nhất Vũ & Lê Giang - Tô Thanh Phương ca



26/4/14

Blue Danube - Johann Strauss II




Waltz by Leonid Afremov
Màn khiêu vũ tuyêt đẹp trong tiếng nhạc dìu dặt của bản valse nổi tiếng Blue Danube.

Ngày nay mọi người biết đến Blue Danube như là một bản hòa tấu, nhưng thực ra ban đầu nó là một ca khúc. Johann Strauss Jr. sáng tác bản nhạc An der schönen blauen Donau ( = On the Beautiful Blue Danube – Trên dòng sông Danube xanh xinh đẹp) năm 1867 với phần lời do Josef Weyl viết. Ca khúc được trình diễn ko gây được chú ý. Sau đó Johann Strauss Jr đã chuyển soạn bản nhạc cho dàn nhạc hoà tấu và thành công rực rỡ.

Lâu nay, đã thành truyền thống, trong buổi hòa nhạc mừng năm mới ở thành Vienne, Áo bao giờ cũng kết thúc bằng Blue Danube.

25/4/14

Giấc mơ trưa - độc huyền Phạm Đức Thành

Trưa nóng 36 độ C, ngủ mát mẻ tí, các bạn chớ cười.


Nằm nghe tiếng đàn bầu của nghệ sĩ Phạm Đức Thành

Phạm Đức Thành sinh năm 1956 tại Ninh Bình. Mới 4 tuổi đã tập chơi trống chèo, rồi mandolin, đàn nhị .. nhưng cuối cùng đã chọn đàn bầu làm sự ngiệp của mình.

Năm 1990 qua Đức rồi sau đó qua Canada định cư từ đó đến nay, đi biểu diễn khắp nơi trên thế giới ..

24/4/14

Miracle - Celine Dion

Ta đã có dịp nghe Céline Dion trình bày Brahms' lullaby. Đây là bản nhạc nằm trong album Miracle phát hành năm 2004 của cô. Miracle là một dự án multimedia gồm album nhạc của Celine kèm với tập sách gồm các sheet nhạc và đặc biệt series ảnh của nhiếp ảnh gia Annes Geddes. Nhạc và ảnh đều xoay quanh chủ đề bé yêu và tình mẫu tử.

Miracle, bản nhạc chủ đề do Steve Dorff Linda Thompson viết, single thứ hai rút từ album.

You're my life's one Miracle,
Everything I've done that's good
And you break my heart with tenderness,
And I confess it's true
I never knew a love like this till you....

You're the reason I was born
Now I finally know for sure
...

23/4/14

Vũ Đức Sao Biển

Ngọc Lan - ảnh vantien
Vũ Đức Sao Biển tên thật là Vũ Hợi, sinh ngày 12/2/1948, tại Quảng Nam.

Theo học ban Việt Hán, ĐHSP Sài gòn và ban Triết ĐH Văn khoa. Tốt ngiệp năm 1970, ông được bổ nhiệm về dạy học ở Bạc Liêu. Sau 1975 ông về Saigon dạy học, rồi làm báo, viết cho Công an Tp HCM, Thanh Niên, Kiến Thức Ngày Nay, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, Tuổi Trẻ Cười ... Ông cũng đã cho xuất bản bộ Kim Dung Giữa Đời Tôi gồm những bài viết về các tác phẩm của tác giả kiếm hiệp nổi tiếng này.

Mời xem chương trình Ngược Dòng Thời Gian nói về nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển do kênh truyền hình Let's Việt - VTC9 thực hiện.

Làm Hòn non bộ rẻ và nhanh nhất

Đây là loạt 3 bài của cô Thủy viết và post trên blog của cô. Nhưng hiện do blog bị lỗi, bài ko còn nữa. May mắn là trang web sieuthihandmade đã kịp lấy về biên tập lại, phổ biến. Nhận thấy bài viết rất có ích nên tôi cop về đây trước lưu, sau để bạn nào có nhu cầu thì tham khảo. Nào, mời nghe nhạc và đọc bài.



1. Nguyên liệu:

Xốp (bao ngoài máy móc) đã bỏ đi.

Quần áo cũ của gia đình. Vải gì cũng được nhưng vải thun là tốt nhất vì nó dễ bám xi măng. Không nên dùng vải cate vì nó láng mặt nên xi măng ít dính.

Cuội, sỏi để làm bậc thang hay tạo các hang đá, dòng suối cho đẹp.

Bột màu xây dựng (xanh, nâu, trắng, vàng gì đó tùy bạn). Nhưng nếu cần tạo màu cho núi, không gì tốt bằng phần than của cục pin hết này. Bạn lấy nó ra, hòa với nước vôi trắng, hòa đậm thành màu đen sẫm, hòa nhạt hơn (nhiều vôi hơn) sẽ thành màu xám y như màu của núi vậy.

Xi măng


2. Thực hiện

Cắt xốp theo hình bạn thích.

Dùng nến (loại nến nhỏ hay đốt trong sinh nhật) đốt tạo hình non bộ. Đây là công đoạn quan trọng nhất để tạo hình non bộ bằng xốp.. Đốt cho thật kĩ, cho miếng xốp teo đi, quắt lại thì nó bám xi măng mới chắc. Hình thù gì do bạn tự thiết kế.

Ví dụ đốt xong hai cục xốp, bạn tạo được hòn núi như thế này.

Điều khiển ngọn lửa sao cho tạo thành nhiều hang hốc, đường, rãnh thì mới giống núi và xi măng có khe để bám vào.

Bạn múc xi măng đổ vào thau, đổ nước vào và khuấy lên sao cho hơi sệt sệt lỏng lỏng.

dùng cái thìa nhỏ đó múc từng muổng xi măng tưới lên cục xốp, sao cho xi măng đóng bên ngoài xốp một lớp mỏng. Tưới xong xếp ra sân cho khô.

Hòa một thau xi măng sệt sệt, cho đám vải đã cắt thành từng mảnh nhào với xi măng cho miếng nào cũng bị dính đều xi măng.
Non bộ sẽ vừa sử dụng xốp đã đốt vừa sử dụng vải.

Sau đó, buộc các miếng xốp vào vị trí bạn chọn. Buộc bằng dây vải cắt từ quần áo ra thôi. có chỗ còn phải dùng cây chống Khi xi măng khô rồi sẽ gỡ cái cây ra.
Kết dính miếng xốp với bức tường hoặc với các miếng xốp khác.

Bao vải ra ngoài vật chủ tạo hình cho non bộ.
Hòa xi măng vào chậu. Có thể thêm cát với tỉ lệ 1/1 cũng được, nghĩa là một cát một xi măng. Cát to thì mặt non bộ sẽ sần sùi còn cát nhỏ thì mặt non bộ sẽ mịn hơn.

Múc từng thìa xi măng đổ lên các phần non bộ đã tạo hình. Đây là công đoạn khó nhất trong làm non bộ. Đẹp hay xấu, khéo tay hay không khéo tay là ở khâu này.

Thêm vài tượng đất cho tiểu cảnh.

Làm bậc đá để lấy đường đi lên núi!

Và ngôi nhà thì ở đây, cheo leo trên vách núi.
3. Thành phẩm


Và cuối cùng, công trình đã cơ bản hoàn thành. Đây là con đường thầy trò Tam Tạng đi thỉnh kinh

Lược theo chauthanhthuy1969.blogspot.com
Nguồn: sieuthihandmade.com.vn (có thay đổi chút ít - K)


Tôi cóp lại đây comment của cô Thủy trong một bài trước, hướng dẫn cách làm còn dễ và rẻ hơn.

Khung K nè. Để làm cốt phía trong non bộ, bạn không cần lấy đất hay cát làm gì nó phức tạp lắm, lại đổ tùa lua ra nữa mất công vô cùng. Bạn cứ sử dụng tất cả những gì bạn bỏ đi không dùng nữa, ví như một cái chậu nhôm hỏng, một cái giỏ xe máy vứt đi, một cái gàu nhựa thủng, một chai nước rửa chén hay chai dầu gội đầu bỏ đi. Giả sử bạn muốn tạo một quả đồi, bạn cứ việc nhúng một mớ quần áo rách bỏ đi vào chậu xi măng thật đặc, trải xuống đất làn nền, dĩ nhiên có đổ thêm xi măng lên cho dày lớp vải nền đó. Muốn non bộ nhẹ thì xi măng không đừng trộn cát. Nếu trộn thêm cát thì đỡ tốn xi măng nhưng nó sẽ nặng thêm. Sau đó, bạn úp cái thau lên như quả đồi ấy. Muốn đồi liên tiếp lớn nhỏ thì úp nhiều cái. Muốn có núi bên cạnh thì dùng cây gậy hoặc sắt gì đó dựng lên như hình núi ấy. Sau đó, bạn cứ dùng quần áo cũ tẩm xi măng đắp lên rồi đổ xi măng lên trên tạo hình theo ý bạn, vừa nhanh lại vừa nhanh lại vừa đẹp, lại không tốn gì cả ngoài xi măng và ít tiểu cảnh. Non bộ lại rất nhẹ, có thể khiêng đâu cũng được vì trong ruột của nó rỗng mà. Những thứ bên trong lòng nó như chậu thau, chai nhựa, xoong nồi bỏ đi được bao kĩ xi măng bên ngoài, chả bao giờ hỏng được cả. Thậm chí, cái thau nhôm hơi to to mà bỏ đi, bạn có thể uốn một bên thành lên cho nó rỗng thành cái hang. Phía bên trong hang mình lại dùng vải tẩm xi măng để che nhôm lộ ra bên ngoài và tạo hang hốc nhỏ hơn. Khối non bộ to tướng trước sân của mình, đồi núi hoành tráng vậy đó chứ bên trong rỗng ruột đó, nhẹ lắm. Và mình đã phơi nó giữa mưa nắng như thế 13 năm nay rồi, nó cứ trơ trơ thế đó, rêu phong làm nó cũ đi càng đẹp, nhất là mùa mưa, rêu đóng xanh rì đẹp lắm. Lâu lâu, mình thích thay đổi nó, mình lại dùng các đồ bỏ đi ấy đắp thêm ra hoặc dựng cao thêm nữa. Nhưng nhất thiết là phải có vải tẩm xi măng nhé. Còn non bộ bằng xốp thì đúng là vừa rẻ vừa rất có phong cách vì nó tạo được những hang hốc mà san hô khó tạo được. Thật tình là mình đã chỉ cho nhiều người nhưng họ không làm được bạn à. Mình rất muốn bạn làm được vì kĩ thuật này không phải nhiều người biết đâu. Khi nào làm nữa, mình sẽ chụp ảnh hoặc quay clip thật kĩ các thao tác để mọi người tham khảo thử nhé. Điều cơ bản là non bộ kiểu này cực rẻ luôn, như mình đã giới thiệu rồi đó. 


Cảm ơn cô Thủy về những kinh nghiệm quí báu này nhé.

Chú ý: Cô Thủy đã viết bài mới khác ở đây, có kèm cả video hướng dẫn:  http://chauthanhthuy1969.blogspot.com/2014/05/lam-non-bo-cuc-re-1.html

22/4/14

Brahms' lullaby


Người Việt phần lớn biết Brahms qua Célèbre Valse được Phạm Duy viết lời Việt. Tuy nhiên trên thế giới tác phẩm của Brahms được người ta biết nhiều nhất là Brahams' lullaby. Nói đến Brahms là nói đến Lullaby, đến mức nhà nhạc sử Jeffrey Dane phải kêu lên: Chúng ta thường chỉ nhìn thấy phần nổi của tảng băng. Bởi Leonardo da Vinci ko chỉ có Mona Lisa, Beethoven ko chỉ có giao hưởng Ánh Trăng, Brahms đâu chỉ có Lullaby ..

Lullaby là khúc hát ru.

Thật ra bản nhạc nguyên có tên là Wiegenlied: Guten Abend, gute Nacht", Op. 49, No. 4, Brahms viêt năm 1868, với lời phần đầu phỏng theo bài thơ dân gian Đức có tên  Des Knaben Wunderhorn, phần hai là đoạn thơ của Georg Scherer viết từ năm 1849. Bản nhạc được Brahms đề tặng cho Bertha Faber vào dịp cô sinh đưa con thứ hai. Hai người quen nhau từ thủa còn sống ở Hamburg, về sau cô lấy chồng ở Vienne. Chuyện tặng nhạc nghe cứ như ru con tình cũ .. . Thực hư ko rõ, nhưng giai điệu êm đềm của bài hát đã giúp bao bà mẹ đưa con mình vào giấc ngủ, dần dần tựa cũ ko mấy ai nhớ, người ta chỉ gọi đơn giản Brahms lullaby và trở thành khúc hát ru nổi tiếng nhất hành tinh từ xưa dến nay.

Mời nghe Nana Mouskouri với Guten Abend Gute Nacht


Lơi tiếng Đức nghĩa theo wiki thì như sau

Good evening, good night,
With roses covered,
With carnations adorned,
Slip under the covers.
Tomorrow morning, if God wants so,
you will wake once again.

Good evening, good night.
By angels watched,
Who show you in your dream
the Christ-child′s tree.
Sleep now blissfully and sweetly,
see the paradise in your dream.


Phạm Tuyên soạn lời Việt nhan đề Chúc bé ngủ ngon



ko lời


Thùy Dung


Celine Dion


Hiền Thục


Nghe ông bố Frank Sinatra ru con


Anne-Sophie Mutter


Kenny G.


Andre Rieu


Richard Clayderman


list nhạc lullaby trên Youtube, gồm nhiều bài tuyệt hay (click lên Youtube đọc)

21/4/14

Mưa tháng giêng - Nguyễn Việt Chiến


Mấy hôm nay chuyển mưa nhưng chưa mưa được, trời bức bối.
Ngồi đọc lại một bài thơ mưa cho mát ...

Tháng giêng mưa ngoài phố
Mưa như là sương thôi
Những bóng cây dáng khói
Như mộng du bên trời

Tháng giêng ngày mỏng quá
Nỗi buồn nghe cũ rồi
Mà bên kia tờ lịch
Nỗi niềm mưa xót rơi

Tháng giêng mưa trên tóc
Những người đi lễ chùa
Theo giọt mưa cầu phúc
Tiếng chuông từ bi mơ

Tháng giêng mưa dưới bến
Mỏng mai cô lái đò
Mắt mưa em lúng liếng
Trói tôi bằng vu vơ

Tháng giêng mưa như cỏ
Non xanh đến tận trời
Trước vô cùng năm tháng
Thơ mình sương khói thôi


Mời nghe Hương Nhu ngâm bài thơ, cảm nhận của vài người đọc và sau đó nghe Phong Thủy ca bản nhạc phổ bài thơ trong một chương trình của vtvhue.vn



Mưa tháng Giêng được Nguyễn Việt Chiến sáng tác vào đầu năm 1992, in trên báo văn nghệ và sau đó trong tập thơ Mưa Lúc 0 giờ xuất bản 7/1992.

Bài thơ được Việt Hùng phổ nhạc năm 1994, nhưng ko ghi tên tác giả, gây lùm xùm một dạo. Nhạc khá hay. Nhưng có một khoảng cách khá lớn giữa ca từ và lời thơ. Nhiều nhạc sĩ khi phổ nhạc cũng thường sửa chữ, thêm bớt từ .. Một số thì làm bài thơ hay hơn, một số thì làm hồn vía bài thơ bay mất .. . Bài thơ của Nguyễn Việt Chiến đáng tiếc rơi vào trường hợp thứ hai. Những từ dùng rất đắt, diễn tả những cảm xúc rất tinh tế của nhà thơ bị nhạc sĩ sửa lại cho .. dễ hiểu. Đúng là giữa nhà thơ và nhạc sĩ chưa có tiếng nói chung. Mời nghe Trần Thu Hà ca lại. Hay



và ngắm ảnh. Nguồn ảnh: Hà Nội trong mưa phùn - giaoduc.net và một số trang khác





























Célèbre Valse - Brahms

Hoàng My - hình: net

Trong chiều dần im hơi
Người ngồi thương nhớ bao ngày vui
Một ngày xưa cũ, đời còn đương tơ
Là ngày hai đứa chúng ta còn thơ.
Chiều hè êm du, tràn ngập hương mơ
Cuộc tình đôi lứa như bài thơ
...


Yêu người là không nguôi
Sầu tình chan chứa trong chiều rơi
Nhạc lòng êm ái dù đời tàn phai
Mà còn mãi mãi ngân trong đêm dài.



20/4/14

Âm sắc Hương Bình


vtvhue.vn: Ca Huế là loại hình âm nhạc truyền thống, là tinh hoa của nhiều dòng âm nhạc cổ truyền dân tộc được hội tụ ở Huế, nhất là trong giai đoạn Huế là kinh đô của cả nước. Ca Huế từ dân gian phát triển vào cung đình rồi từ cung đình lại lan tỏa ra dân gian tạo ra hai dòng âm nhạc là âm nhạc cung đình và âm nhạc dân gian.  

Trong khuôn khổ Festival Huế 2014 đã có rất nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tôn vinh Ca Huế, trong đó chương trình Âm sắc Hương Bình được thực hiện nhằm tri ân các thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ, những con người suốt cả cuộc đời đã cống hiến cho nghệ thuật Ca Huế, góp phần vào sự phát triển văn hóa nghệ thuật đất nước. Trong chương trình này, công chúng sẽ được gặp lại 37 cá nhân đã cần mẫn đêm ngày để làm cho Ca Huế mãi mãi vang xa.
 
Mời quý vị và các bạn xem lại chương trình “Ngày hội âm sắc Hương Bình” được truyền hình trực tiếp trên VTV Huế lúc 20h00 ngày 16/4/2014.