Hoàng My - hình: net |
Trong chiều dần im hơi
Người ngồi thương nhớ bao ngày vui
Một ngày xưa cũ, đời còn đương tơ
Là ngày hai đứa chúng ta còn thơ.
Chiều hè êm du, tràn ngập hương mơ
Cuộc tình đôi lứa như bài thơ
...
Yêu người là không nguôi
Sầu tình chan chứa trong chiều rơi
Nhạc lòng êm ái dù đời tàn phai
Mà còn mãi mãi ngân trong đêm dài.
Dans le soir qui meurt
Mon coeur appelle ton coeur
Entends sa voix Sa douce voix
Parler de notre ancien bonheur
Des jours d'été Pleins de clarté
Que notre amour a chantés
Et de ces nuits Ces folles nuits
Où je rêvais à tes côtés
Serments d'amour Doux rendez-vous
Joies des beaux jours
Reviendrez-vous
Reviendrez-vous ...
danh ca Tino Rossi thu, bản nhạc được chắp cánh càng bay xa
lyrics
Loin de ton coeur
Dans le soir qui meurt
Mon coeur appelle ton coeur
Entends sa voix
Sa douce voix
Parler de notre ancien bonheur
Des jours d'été
Pleins de clarté
Que notre amour a chantés
Et de ces nuits
Ces folles nuits
Où je rêvais à tes côtés
Serments d'amour
Doux rendez-vous
Joies des beaux jours
Reviendrez-vous
Reviendrez-vous
Avec celle que j'aime?
Moi qui la connais
Berçant ma peine, je sais,
Malgré le temps
Qu'elle m'attend
Et que son coeur n'a pas changé
Instants si doux
Des souvenirs
Qu'attendez-vous
Pour revenir
Pour revenir
Avec celle que j'aime?
Dans le soir qui meurt
Mon coeur appelle ton coeur
Entends sa voix
Sa douce voix
Ô mon amour, loin de ton coeur.
Musique
Instants si doux
Des souvenirs
Qu'attendez-vous
Pour revenir
Pour revenir
Avec celle que j'aime?
Dans le soir qui meurt
Entends la voix de mon coeur
Pleurer tout bas
D'être ici-bas
Ô mon amour, loin de ton coeur.
src: http://www.parolesmania.com/
Nghe lại Mối Tình Xa Xưa với tiếng kèn Lê Tân Quốc
Brahms - 1853 |
Brahms học piano từ 7 tuổi, 10 tuổi đi biểu diễn trước công chúng. Năm 19 tuổi Brahms tổ chức được một chuyến lưu diễn khá thành công. Nhờ chuyến lưu diễn chàng nhạc sĩ trẻ gặp gỡ nhiều nghệ sĩ nổi tiếng bấy giờ - nhà soạn nhạc Frank Liszt, tay violon Joseph Joachim và sau đó Robert Schumann. Cuộc gặp gỡ với R Schumann tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc đời của ông. Nhà soạn nhạc đàn anh nổi tiếng này rất thán phục tài năng của chàng nhạc sĩ 20 tuổi vô danh, viết báo giới thiệu, gọi chàng ngệ sĩ trẻ là thiên tài, bậc thầy biểu đạt hoàn hảo tâm hồn thời đại. Danh tiếng của Brahms bắt đầu được biết đến rộng rãi. Ba năm sau, Schumann mất vì bệnh tâm thần. Brahms dọn đến sống trong một căn phòng ở nhà Schumann trong suốt 2 năm sau đó, tạm gác công việc của mình để giúp đỡ bà quả phụ Clara ổn định lại cuộc sống, kể cả nhiều khi phải trông nom 8 đứa con thơ cho bà đi biểu diễn xa - Clara Schumann vốn là một nhạc sĩ dương cầm tài năng nổi tiếng thế giới bấy giờ.
Cho đến khi mất năm 1897, thọ 67 tuổi, Brahms vẫn sống độc thân. Nhiều người cho là do những ấn tượng sâu sắc thời đi chơi nhạc cho các quán rượu kiếm sống, và bị các cave quấy nhiễu - bấy giờ Brahms chỉ là một thiếu niên trắng trẻo xinh đẹp. Có người cho là do mối tình của ông với bà quả phụ của ân nhân, hơn ông đến 14 tuổi.
Ko biết mối tình Brahms - Clara thực hư như nào, vì bao nhiêu thư từ trao đổi giữa hai người đều bị Brahms đốt cả, ko lưu lại dòng nào. Phần Clara thì trong di chúc của mình, bà đã viết về Brahms với những dòng thật đằm thắm:
Ta có thể nói với các con, ta chưa bao giờ yêu quý một người bạn nào khác như yêu quý ông. Đó là sự thấu hiểu lẫn nhau một cách mỹ mãn của hai tâm hồn. Ta không yêu quý ông ấy bởi sự trẻ trung, cũng không phải bởi bất kỳ lý do phù phiếm nào khác, mà vì sự mềm mại của tâm hồn, bởi tài năng thiên phú và bởi ông có một trái tim cao thượng…”
Thực hư ko rõ, nhưng câu chuyện của hai người đã là nguồn cảm hứng cho rất nhiều bộ phim - Song of love (1947) của Mỹ với Hepburn trong vai Clara, Spring Symphony (1983) của Đức, và mới nhất là Geliebte Clara (2008) cũng của Đức, do Martina Gedek thủ vai Clara.
Câu chuyện của hai người cũng là cảm hứng để Francoise Sagan viết Aimez-vous Brahms? (Anh có yêu nhạc Brahms không?), xuất bản năm 1959, mà nội dung là cuôc tình giữa một phụ nữ 40 tuổi có chồng và một chàng trai độc thân trẻ hơn nàng đến 15 tuổi. Cuốn tiểu thuyết sau đó đã được Anatole Litvak dựng thành phim với tựa Goodbye again (1961) với dàn diễn viên Ingrid Bergman, Anthony Perkins, Yves Montand, and Jessie Royce Landis. Ở Liên hoan phìm Cannes 1961 phim được đề cử Cành cọ vàng, Perkins được giải diễn viên nam xuất sắc nhất.
Trong bộ phim đã sử dụng một chương (chương III Poco Allegretto) của bản Giao hưởng số 3 của Brahms tặng Clara nhân ngày sinh nhật thứ 64 của bà. Trần Trung trên Tia sáng giới thiệu bản giao hưởng này:
Đặc biệt nhất là chương ba Poco Allegretto. Đây là một trong những chương đẹp nhất của âm nhạc giao hưởng. Không mãnh liệt, không đau đớn và không quá sầu thảm, nhưng giai điệu của nó có thể chạm tới những nỗi nhớ nhung, những kỷ niệm đẹp đẽ, và thiêng liêng nhất của con người. Theo như lời của một nhà phê bình, nỗi buồn ở đây là một “nỗi buồn lặng lẽ với những tiếng thở dài thầm kín và mỉm cười qua làn nước mắt”. Chương nhạc giống như một khúc hát biệt li, một bài ca với những tình cảm nghẹn ngào không cất nên lời.
Mời nghe chương 3
Có thời gian thì nghe nguyên bản giao hưởng
Ui đệ chưa nghe bài này bao giờ :D , Đại ca chờ đệ đọc và nghe xong entry sẽ phát loa nha !
Trả lờiXóaOK, nhẩn nha mà nghe. Brahms còn một entry nữa.
Xóahttp://youtu.be/H3GiqHm5rQA
XóaKhông thể không gởi cho anh clip này .
Ukraina Got Talent. Hai đứa bé tuyệt vời. Tks Mít nhé
XóaEm vừa nghe vừa mần mới xong , nhạc nặng ký ... miên man .
XóaTại sao em post nhạc trên G+ lúc thì nó vừa ô 1 nửa lúc thì nó bự như cái thúng vậy hả Đại ca ?
Tối sẽ mời em nghe Brahms nhẹ nhàng và êm như ru :d
XóaTrên G+ thỉnh thoảng có một clịp to hết cỡ thế, là do nó cố ý để tạo điểm nhấn hay sao đó ..clip được chọn hình như cũng khá ngẫu nhiên