30/4/13

Trần Vàng Sao

Tran Vang Sao - tranh Đinh Cường
Hồi tối lang thang đọc được bài của nhà thơ Ngô Minh 38 năm, nhà nước của một nửa, chợt nhớ bài thơ của Nguyển Khoa Điềm, cũng đang hưu tại Huế. Bài đăng trên Quê choa

Đất nước những năm thật buồn
Nửa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt
Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành
Như kẻ khát nước qua sa mạc

...

Thôi cop lại luôn, cho các lazy lady tiện tường lãm :-D

29/4/13

Lobo

Năm 2011 nhân dịp kỉ niệm 40 năm ca hát của Lobo RFI có làm một chương trình về anh chàng ca sĩ này. Cũ người mới ta, mời nghe Tuấn Thảo kể một số giai toại chung quanh Lobo, từ nghệ danh đến chuyện ra đời các đĩa nhạc .. Và nhất là nghe một số bản nhạc nhớ đời của Lobo
Lobo: 40 năm sự nghiệp ca hát - Tuấn Thảo

Đinh Hùng - các bài thơ được phổ nhạc

.. ông là thi sĩ của thi sĩ ..
(Du Tử Lê - Năm sắc diện năm định mệnh)


Đinh Hùng (1920 - 1967) quê Hà Đông.

Buổi đầu làm thơ ông được Thế Lữ dìu dắt, và nỗi tiếng nhờ bài thơ Kỳ nữ được Thế Lữ đăng trong tập truyện Trại Bồ Tùng Linh của mình.

Năm 1954 Đinh Hùng di cư vào Sài gòn, chủ trương nhật báo Tự Do, cộng tác với nhiều báo khác, viết tiểu thuyết .. với bút danh Hoài Điệp Thứ Lang, Thần Đăng. Ông phụ trách chương trình Tao Đàn trên Đài Sài gòn từ 1956 cho đến khi mất 1967 vì ung thư ruột.

Những tác phẩm tiêu biểu:
- Thi tập Mê Hồn Ca (1954);
- Thi tập Đường Vào Tình Sử (1961- Đoạt Giải Thưởng Thi Ca Văn Chương Toàn Quốc 1962).
- Tiểu thuyết dã sử Cô Gái Đò Ôn Khâu, Người Đao Phủ Thành Đại La.

Mời nghe Thy Nga nói chuyện với nhạc sĩ Nguyễn Hiền về một số bản nhạc phổ thơ của ong, và nghe ngâm một số bài thơ.

27/4/13

Nhạc sến 2

Tuần này mời nghe tiếp Thy Nga tản mạn về nhạc sến với vua nhạc sến Chế Linh và nhạc sĩ Nam Lộc. Rồi nghe tiếp một số bản nhạc sến, đặc biệt qua một số giọng ca vốn ít khi hát nhạc sến, xem thử có mùi .. Ai muốn tìm hiểu thêm ý nghĩa của từ sến, mời xem thêm một ý kiến của Hạ Đình Nguyên ..

Tản mạn về nhạc sến 2 - Thy Nga





Âm nhạc truyền thống Huế 2 - Hò mái nhì

anh: tren net
Trong âm nhạc truyền thống Huế, dòng nhạc dân gian gồm các điệu hò, điệu lý, nói vè và nhạc lễ (hát bả trạo, hát chầu văn)

Hôm nay mời nghe Hò mái nhì, một loại dân ca độc đáo xứ Huế, nguyên được ca lên trong khi chèo đò để quên đi nỗi mệt nhọc, và có lẽ cả sự tịch mịch lúc đêm khuya .. dần dần được nhiều người thích nên biến thành nhạc thính phòng, trình diễn trong các buổi sinh hoạt văn nghệ giữa những kẻ tri âm .. 

Hò mái nhì - nghệ sĩ Minh Mẫn


Hò mái nhì - Hương Mơ


Hò mái nhì - Vân Khánh


Hò mái nhì - Thư Hiền


Hò mái nhì + Nam ai nam bằng


26/4/13

Âm nhạc truyền thống Huế 1

Âm nhạc truyền thống Huế có hai dòng chính

1. Âm nhạc dân gian gồm:
anh: tapchi Song Huong

- các điệu hò: hò mái nhì, hò mái đẩy, hò giã gạo, hò nện, hò ru em, hò bài chòi, hò đưa linh ..
- nói vè: là hình thức kể chuyện bằng văn vần (lục bát, song thất lục bát, hay thể thơ 4 chữ .. dài ngắn tùy nội dung câu chuyện muốn kể) nhạc điệu đơn giản.
- các điệu lý: Lý giang nam, lý hoài xuân (lý con sáo Huế), lý hoài nam (lý qua đèo), lý ngựa ô, ..
Hò, nói vè, lý trong truyền thống không yêu cầu nhạc khí phụ họa.
- nhạc lễ: hát bả trạo (trong lễ cầu ngư), hát chầu văn (trong lễ hầu bóng)

25/4/13

Phú Quang - Thơ phổ nhạc 4

Đã có một thời - Ngọc Anh ca
sơn dầu Volegov



Có một ngày - thơ Dương Thu Hương

Biển xanh rờn
Cát trắng dịu êm
Đã có một ngày em yêu anh như thế
Ngọt mía lau và nồng hương quế
Em yêu anh như những tín đồ thấm giọng Thánh Kinh
Với Maria và nhịp dương cầm
Như kẻ tìm vàng ngất ngây bên suối cát
Như đứa trẻ say mê chùm pháo tết
Và nhấp nhô trong làn áo biếc
Biển làm mê những trái tim non
Những ai lần đầu tiên đến với đại dương.

Nhưng em làm sao giữ được
Cái ngày xưa đã quá xa xôi
Em như kẻ chài
Sống mòn tay với biển
Biển ấm nồng âu yếm
Biển dạt dào cơn sóng yêu đương
Và biển hung tàn ngạo nghễ cuồng điên
Biển bọt bèo và cát bờ dơ dáy
Những lưỡi đá ngầm giương dao dưới đáy
Những con sứa lầy trong đám rêu rong
Xác cá trôi nát rữa với cát ròng

Có một ngày
Và phải có một ngày như thế
Chẳng ai hối tiếc vì một thời thơ trẻ
Chẳng nên đau buồn vì khoảnh khắc ngây ngô
Dẫu sao thì ta cũng đã sống qua
Dẫu sao, ta cũng từng nếm trải

Và ngày ấy sẽ còn điên đảo mãi
Những lứa tuổi dại khờ đang bước sau ta.



Tình Khúc 24 - Hồng Nhung ca


Tình Khúc 24 - thơ Dương Tường

24 phím cầm chiều
24 nhành sương mím
24 tiếng ve sầu đại lộ tháng tư

Gửi lại em
cầu thang 24 bậc
tờ thư 24 gác mưa
làn menuet 24 âm xưa

Gửi lại em
mùi hoa sữa 24 miền hoài niệm
ga khuya 24 lần đưa đón
bài huê tình 24 lối sân sau

Gửi lại em
doi sông 24 nhịp cầu
tình khúc bãi ngô 24
sương dâng 24 nẻo đi về

Nhâm nhâm 24 hàng đèn
mênh mênh 24 ngã tư mắt

Gửi lại em
chiêm bao 24 chợt hiện tan
cung đàn 24 lần đứt nối
vũng im đêm 24 mạy sao chìm

Gửi lại em
24 phố dài thơm
24 xêrênađ
24 vibratô
24 khung trời tím
24 lối công viên
24 vầng trăng góa

Gửi lại em
gửi lại em tất cả
kể cả con âm đầu trót thụ mầm thơ

Riêng đêm em xòa bóng nốt ruồi
24 quầng
anh giữ



Mùa hạ còn đâu - Kasim Hoàng Vũ ca


Hãy để mùa hè yên nghỉ - thơ Hoàng Hưng

Đường phố hôm nay mùa đông
Sao áo em mùa hạ ?

Những sọc áo xanh cuộn sóng
Em mang trên ngực biển đầy

Biển những ngày hè đẹp lắm
Ngày nào tìm biển ta say

Nhưng mùa hạ đã ra đi
Chân trời xa không ngấn nắng

Sao em còn mang áo mỏng
Có còn mùa hạ nữa đâu

Sao em làm lòng ta đau
Nhớ ngọn lửa hè đã tắt

Chắc biển ngoài kia cũng xám
Lạnh co những sóng rộng dài

Ngực em cao làm tức ngực
Hãy chôn dưới lớp áo dầy

Đường phố hôm nay mùa đông
Hãy để mùa hè yên nghỉ.



Một dại khờ, một tôi - Quang Dũng ca


Chia - thơ Nguyễn Trọng Tạo

Chia cho em một đời tôi
Một cay đắng
một niềm vui
một buồn
Tôi còn cái xác không hồn
Cái chai không rượu tôi còn
vỏ chai

Chia cho em một đời say
Một cây si
với
một cây bồ đề
Tôi còn đâu nữa đam mê
Trời chang chang nắng tôi về
héo khô

Chia cho em một đời thơ
Một lênh đênh
một dại khờ
một tôi
Chỉ còn cỏ mọc bên trời
Một bông hoa nhỏ lặng rơi
mưa dầm.



Romance 1 - Ngọc Anh ca


Vườn - thơ Ý Nhi

Em tìm đến góc xa nhất của khu vườn
em muốn trốn vào sự bình yên
em muốn trốn sâu mãi, sâu mãi vào tình yêu của anh.

Đôi lần
em nhìn tán cây mà ứa nước mắt
vì mầu xanh.

Đôi lần
em nghe tiếng chim khuyên mà ứa nước mắt
vì sự trong trẻo.

Rồi em khóc vì đốm nắng lan trên vạt cỏ
vì bông hoa trắng như giọt lệ
vì phiến đá dần tan trong ly nước mùa hè.

Rồi em nhớ miên man tới bến sông chiều
tới cơn mưa trên mái đầu trần
tới chiếc võng đơn sơ ngoài hiên vắng
lời bản tình ca cầu ước sum vầy.

Rồi em muốn được ra đi như thế
ra đi mà tràn đầy biết ơn
ra đi
mà từ đôi môi đã khép
còn lăn chảy giọt nước mắt hân hoan.



24/4/13

Historia de un Amor

The kiss, tranh Vallejo
Historia de un Amor do Carlos Eleta Almaran người Panama, gốc Tây Ban Nha, sáng tác khoảng 1955 khi chứng kiến nỗi đau của người em bị mất vợ do tai nạn. Người Việt biết đến bản nhạc này trước hết qua bản lời Pháp với danh ca Dalida vào cuối thập niên 1950. Sau đó Anh Bằng soạn lời Việt, được nhiều ca sĩ trình bày từ thời 196x ở Nam.
Sau đây mời nghe Historia de un Amor qua trình bày của một số ca sĩ tài danh: Julio Iglesias, Luis Miguel bằng nguyên tác Tây Ban Nha, Dalida trình bày lời Pháp và Bằng Kiều trình bày lời Việt của Anh Bằng. Ngoài ra cũng mời nghe Tuấn Thảo kể một số giai thoại thú vị chung quanh bản nhạc này.

Longman Dictionary Of Contemporary English

Trước 75 mình có cuốn Oxford (Oxford Advanced Learner’s Dictionary), qui lắm. Sau 75, một hôm phát hiện sách bị xé mất mấy chục trang. Chắc ai đó kẹt giấy quấn thuốc rê – hồi ấy giấy quấn thuốc hiếm lắm, phải dùng cả giấy báo. Cuốn từ điển giấy mỏng lại dai, quấn thuốc hút rất hay. Chán nên mặc kệ. Đợt vắng nhà mấy tháng, về chỉ còn cái bìa.
Đến 1995, một chiều ghé tiệm sách ở Tân Bình thấy bày bán một số sách đại hạ giá, trong số có cuốn Petit Larousse IllustréLongman Dictionary of Contemporary English, cả hai đều ấn bản 1992 – mới toanh, và cùng giá 50 vnđ, so với 200đ để ở Fahasa trên Nguyễn Huệ. Mừng quá, chạy về lấy tiền mà chỉ lo khi trở lại hết sách. Mua được rồi, tức tốc đạp xe báo cho đám bạn biết - thời ấy chưa có điện thoại. Đứa ở Quận 5, đứa Bình Thạnh, đứa Gò Vấp, tính ra đạp cả mấy chục cây số trong buổi chiều ấy, sao hồi ấy khỏe thế nhỉ.
Thủa ấy, mọi người hầu như chỉ quen dùng từ điển Oxford, Webster .. Thương hiệu Longman còn lạ, có lẻ vì thế mà ế, phải bán sale.
Thật ra dùng mới biết, nếu để học tiếng Anh, Longman hay hơn Oxford. Ít nhất ko bị rơi vào cảnh oái oăm như khi dùng Oxford (và các từ điển khác) là tra từ A thì lòi ra từ B chưa biết, tra tiếp B lại lòi từ C .. tra một hồi, quay về từ A - tức muốn biết A nghĩa là gì thì trước đó phải biết A nghĩa là gì . Dùng Longman ko bị tình trạng này vì chỉ dùng 2000 từ cơ bản để định nghĩa hơn 50 ngàn từ còn lại. Bảng 2000 từ cơ bản được liệt kê trong sách.
Đến thời multimedia lên ngôi, Longman có phiên bản điện tử. LDOCE bán ra kèm theo dĩa CD và từ điển giờ đây không chỉ là một công cụ tra từ mà còn có thể dùng như một course book.
Mình dang dùng LDOCE 4th edition. Hiện nay đã có LDOCE 5th Edition rồi, nhung lười không muốn cài lại, vì bản cũ xài cũng quá tốt. Mình sẽ dùng bản ấy để giới thiệu với mọi người bộ từ điển này nhé. Sau đó ai cài LDOCE5 thì tính năng chỉ có hơn trở lên.
Nào xem Longman điện tử có gì hay

23/4/13

Bông súng

Bông  súng, tiếng Anh là water lyly, tiếng Hán là  thụy liên (bông sen ngủ) - có lẻ do đặc điểm chiều tối bông súng cụp cánh xuống, nhưng thật ra súng ko có quan hệ họ hàng gì với cả loa kèn lyly lẫn sen liên. Súng thuộc họ Nymphaeaceae có 4 - 6 chi với khoảng 40 - 60 loài, phân bố khắp thế giới, riêng Việt Nam có 3 chi với khoảng 5 loài.


Nhớ hồi học đệ lục (lớp 7 bây giờ) có được học một bài tùy bút của Đinh Gia Trinh viết về bông súng, đại loại ông ca ngợi: nếu hoa sen là hoa quân tử thì hoa súng là hoa tiên tử ..   Đọc lâu chẳng nhớ gì, chỉ nhớ mỗi cái tên hoa tiên tử cao sang ông gán cho loài hoa rất đỗi bình dân này, Có lẻ ông muốn nói đến loài bông súng trắng này chăng ? Nhìn những cánh hoa trắng muốt tinh khiết thế kia, cũng xứng danh tiên tử thật.
Loài bông súng trắng hiện được Bangladesh chọn làm quốc hoa.

Daemon Tool - chương trình tạo ổ dĩa ảo (Virtual Driver)

Tại sao cần ổ dĩa ảo (Virtual Driver) ?

- mua dĩa nhạc, dĩa học ngoại ngữ ..  về, mỗi lần muốn nghe là mở ổ dĩa CD/DVD đút dĩa vào, nghe xong thì mở lấy ra .. Hì, mới nghe đã thấy oải. Chưa kể chất lượng dĩa trời ơi, chi vài lần đút vào lấy ra là nó trầy sước, đọc không được. Trong trường hợp này bạn cần một chương trình tạo một file image của dĩa CD/DVD ấy, đồng thời tạo một ổ dĩa ảo trên máy để đưa file image vừa tạo ấy vào dùng. Dĩa gốc đem cất kỉ
- lên mạng được anh em chia sẻ cho một đĩa học, dĩa game .. dưới dạng file *.iso hay *.cdi ..
Trường hợp này bạn cũng cần một chương trình tạo một ổ dĩa ảo trên máy tính, đưa file iso, cdi ấy vào đấy đọc.

Có nhiều chương trình tạo ổ ảo: Daemon Tools, UltraIso, Virtual Driver, Alcohol 120% , ... Ở đây chỉ xin giới thiệu Daemon Tools, vì nhẹ, free và cũng đủ các chức năng cần thiết

Daemon Tools

Daemon Tools là phần mềm tạo ổ ảo nổi tiếng nhờ nhỏ gọn nhưng cũng có đủ các chức năng thường dùng, và nhất là có bản Daemon Tools Lite miễn phí.
DTLite dù free nhưng cũng có đủ các chức năng cần thiết, mount được nhiều file định dạng khác nhau: *.mdx, *.mds/*.mdf, *.iso, *.b5t, *.b6t, *.bwt, *.ccd, *.cdi, *.bin/*.cue, *.ape/*.cue, *.nrg, *.pdi, *.isz và cho phép tạo đến 4 ổ dĩa ảo

Vào đây xem giới thiệu thêm, và lấy Link down: taimienphi.vn 

Sau khi tải về, click chạy file daemon-tools-lite.exe, xuất hiện màn hình:


Muốn xài bản trả tiền thì nhấn Next. Muốn xài miễn phí thì nhấn vào dòng Proceed with free licence .. (mũi tên đỏ chỉ trong hình).

Cửa sổ cho phép ta chọn nơi cài đặt. Mặc định là ổ C:. Trong hình sau tôi chọn cài ở ổ D:


Cài gần xong, thằng an ninh của Windows mới nhảy ra hỏi có muốn cài cái phần mềm này không. Mặc định là Don't Install. Bạn phải đổi qua Install để cho phép cài.


Tiếp đó là nó đề nghị cài chương trình AVG PC TuneUp (Tùy theo thời điểm, có thể nó đề nghị một chương trình khác). Thích thì cài, không thì bỏ dấu chọn rồi nhấn nút Next cho gọn.


các cửa sổ còn lại, cứ thấy next thì cứ nhấn phím Enter là được.

Sau khi cài đặt xong sẽ xuất hiện cái icon hình tia chớp dưới đáy màn hình. click nó để mở chương trình, được như này


Nhìn ảnh trên, ở bên phải là cửa sổ chương trình DTLite - cả hai ô trên và dưới đều trống trơn no image added vì mới cài.

Click vào nút có dấu + ở bìa trái ô dưới để add file vào. Một cửa sổ mở ra, browse dến nơi chứa file cần dùng thì click Open. Trong ví dụ sau là mount file EnglishStudy 4.1.iso để cài đặt chương trình này


Click tiếp nút Mount (nút thứ ba từ trái qua, có hình tam giác màu xanh). Đợi tí để DTLite load file *.iso lên.


Khi load xong, trình autorun trong file English Study 4.1 sẽ tự động nhảy ra. Bạn theo huong dẫn trên màn hình để cái đặt Eng Std vào máy.

Trường hợp trình autorun không tự mở thì bạn mở của sổ Explorer ra (có thể nhấn Window+E [2 phím cùng lúc] để mở). Rồi click vào ổ dĩa ảo DTLite vừa tạo, tìm file setup.exe, click vào để cài đặt chương trình theo hướng dẫn. Cứ xem ổ ảo như là ổ CD-Rom bình thường.

Khi không dùng nữa thì click vào icon Unmount (mũi tên chỉ trong hình) 



Tạo file ảnh cho dĩa CD, DVD

1. Bỏ dĩa cần tạo ảnh vào ổ CD-Rom trên máy
2. Click vào nút Tạo ảnh (Make disc image)
3. Một cửa sổ nhỏ sẽ mở ra. Chú ý nơi sẽ lưu file ảnh để biết đường mà tìm. Có thể đặt tên cho file ảnh, thay đổi nơi lưu tùy ý.




Các mục khác biết thì làm, ko thì thôi. Click nút Start cho nó chạy.

Kết quả là một file có đuôi mdx. Khi cần dùng thì mở Daemon add nó vào như với file iso đã hướng dẫn trên.

update 18/10/2015



English Picture Dictionary EPD 1

Bước đầu học ngoại ngữ việc cốt yếu là sao cho nhanh chóng có được vốn từ cơ bản. Dùng hình để học lớp từ cơ bản này là cách tối ưu, bởi vùa dễ nhớ từ, vừa sớm tập tư duy trực tiếp bằng chính ngoại ngữ ấy, không thông qua bước dịch ngược về tiếng mẹ đẻ.
Hiện có khá nhiều sách / video dạy từ tiếng Anh bằng hình như thế. Hôm nay xin giới thiệu sách + video

22/4/13

Serenade for Strings in C major - Tchaikovsky

Pyotr Ilyich Tchaikovsky
(1840 - 1893)
Hôm trước đã được nghe bản serenade của Mozart Serenade No 13 for strings in G major K. 525.

Nhà soạn nhạc Nga Tchaikovsky (1840 - 1893) rất khâm phục những bản serenade của Mozart, nên đã viết (1880) bản Serenade for Strings in C major, Op. 48 gồm 4 chương, trong đó chương I có dáng dấp một serenata cổ điển, theo phong cách Mozart. Chương II, valse, về sau rất nỗi tiếng và thường được chơi độc lập.


Let's go - Starter

để tặng anh Q.
Let's go là series sách được nhiều trung tâm ngoại ngữ ở VN cũng như nhiều nơi trên thế giới sử dụng để dạy tiếng Anh cho trẻ em. Sách do Oxford xuất bản, đang lưu hành là ấn bản thứ ba, gồm 8 bộ: Let's go Starter, Let's go Begin, và Let's go Level 1 - 6. Mỗi bộ gồm Student Book, Workbook, và dĩa audio CD. Ngoài ra còn có Sách tập đọc, Test & Quizzes và dĩa game dùng kèm theo.

Nào, Let's go - Starter


Đinh Hùng - Xin Hãy Yêu Tôi

Thơ Đinh Hùng là một bước ngoặt lớn trong quá trình vận động của Thơ Mới: đây là sự chuyển hẳn sang thơ Tượng trưng. 
(Đỗ Lai Thúy - Đinh Hùng, người kiến trúc chiêm bao)
tranh Nguyễn Thanh Bình

Xin hãy yêu tôi, những lòng thiếu nữ!
Tôi chép thơ ca tụng miệng hoa cười.
Ôi những nàng như liễu, mắt xa xôi!
Yêu tôi nhé, tôi vốn người mê đắm!
...
Các em dịu dàng sao tàn nhẫn thế ?
Mà lòng tôi hoài vọng cứ đa tình!
Hãy yêu tôi vì tôi biết em xinh,
Tôi biết khóc để cho Tình cảm động.
Hãy yêu tôi vì tôi làm nên mộng,
Hãy yêu tôi vì tôi dệt nên trời.
Em đi trong trời mộng đó, em ơi!
..

Tiếp tục với Đinh Hùng, mời nghe Xin Hãy Yêu Tôi qua giọng ngâm của Hồ Điệp

21/4/13

Hè về


Hè về, cây bằng lăng trước ngõ trổ bông

Trong hồ sen cũng nở nhiều

búp sen hồng

Khóm huỳnh anh hoa vàng rực

bãi cỏ trước nhà cũng liti hoa vàng

Nô đùa vui, kêu chụp ảnh, hếch mỏm làm dáng

Làm dáng bên giò lan.
Cảm hứng từ bức tranh xưa Thiếu nữ bên hoa huệ
Nhưng sao trông Nô không vui nhỉ ?

Chiều Chủ nhật, trời hậm hực muốn mưa, nhưng chẳng mưa được.

20/4/13

Nhạc sến 1

Cuối tuần mời mọi người nghe vài bản nhạc sến cho vui.




Nhưng thế nào là nhạc sến nhỉ ? Bản nhạc này sến, em kia ăn mặc sến, chàng nọ nói năng sến .. nói thì dễ, nhưng ai hỏi sến là gì thật ko dễ giải thích .. Nào thử nghe nhạc sĩ Trần Chí Phúc giải thích với Thy Nga về nhạc sến trước khi nghe lại vài bài ..


Tản mạn về nhạc sến 1- Thy Nga


Mời xem thêm nhà thơ Đỗ Trung Quân nói gì về nhạc sến

19/4/13

Love Story

Love means never having to say you're sorry

Where do I begin được biết nhiều hơn với tên Love Story vì là bản nhạc chủ đề của phim Love Story (1970), được AFI xép vào top 100 những bản nhạc phim hay nhất từ trước đến nay.

Năm 2011 là 40 năm ngày bản nhạc ra đời, RFI có làm một chương trình kỉ niệm, mời nghe để biết thêm một số thông tin thú vị về bản nhạc, Rồi nghe lại bản nhạc qua trình bày của Shirley Bassey - giọng hát được đánh giá là trình bày bản nhạc thành công nhất cho đến nay, nghe Quang Dũng ca với lời Việt của Phạm Duy và Mireille Mathieu với lời Pháp.

Ở đây cũng xin giới thiệu đường link đến bộ phim, và tập truyện nổi tiếng này. Chú ý phim có hai link, một cho bản trên mananhnho.com có phụ đề tiếng Việt; và một trên Youtube, phụ đề tiếng Anh. Bản trên Youtube bị cắt nhỏ thành 10 phần, và cũng chỉ là những trích đoạn, xem xong phần 1 sẽ thấy tiếp link phần 2 hiện trên màn hình. Chú ý muốn có phụ đề tiếng Anh thì phải xem trên Youtube (click vào chữ Youtube ở góc phải dưới),

18/4/13

Đinh Hùng - Một tiếng em

... so với các nhà thơ tiền chiến, nghệ thuật cấu tứ và tạo hình của Đinh Hùng vượt rất xa .. 
(Đặng Tiến - Vũ Trụ Thơ).

Tiếp tục mời nghe thơ Đinh Hùng, bài Một Tiếng Em qua giọng ngâm Hồng Vân và Đoàn Yên Linh.

Bài thơ này đã được Nguyễn Hiền phổ nhạc, với nhan đề Mái Tóc Dạ Hương, ta sẽ nghe Lệ Thu trình bày.

Với ai muốn tìm hiểu thêm về Đinh Hùng, xin giới thiệu bài viết của Tạ Tỵ: Đinh Hùng - với cơn mê trường dạ trich trong tập Mười khuôn mặt văn nghệ của ông. Ngoài nhận định về thơ Đinh Hùng, Tạ Tỵ còn nhắc đến một số kỷ niệm với nhà thơ từ thời trước 1945, thời kháng chiến chống Pháp và thời sau 1954, khi cả hai đã vào Saigon ..

17/4/13

Đinh Hùng - Tự tình dưới hoa

Thiếu nữ - tranh Thái Tuấn
Nhà thơ Đinh Hùng (1920 - 1967) nổi tiếng với Chương trình Tao Đàn do ông phụ trách trên đài Sài gòn, nhưng thơ ông hình như ít người đọc, kể cả những bài thơ đã được phổ nhạc, lí do có lẽ như nhà phê bình Đặng Tiến nhận xét "Bạn đọc trẻ cho là xưa quá; người đọc đứng tuổi cho rằng không truyền cảm bằng thơ Xuân Diệu, Huy Cận". 

Làm thơ từ thời tiền chiến, bạn bè với Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương, Bàng Bá Lân, Huyền Kiêu .. thế nhưng trong khi những người này được Hoài Thanh Hoài Chân dành cho một chổ đứng trong Thi Nhân Việt Nam thì Đinh Hùng không có lấy một dòng .. Chỉ khá lâu về sau, giới phê bình văn học mới đánh giá lại Đinh Hùng, và đã đánh giá rất cao. Tạ Tỵ viết "Chất thơ của Đinh Hùng không giống và không mang một ý nghĩa thông thường của thi ca với những hình ảnh quen thuộc của thi nhân đang nổi tiếng hồi đó như Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương, Trần Huyền Trân, Thâm Tâm, Nguyễn Bính v.v…", và khẳng định Đinh Hùng là một trong số vài nhà thơ lớn của VN. (Tạ Tỵ, Mười khuôn mặt văn nghệ). Còn Đặng Tiến còn mạnh mẽ hơn " so với các nhà thơ tiền chiến, nghệ thuật cấu tứ và tạo hình của Đinh Hùng vượt rất xa .. " (Đặng Tiến - Vũ Trụ Thơ).

Định làm một entry gom hết những bài thơ của ông đã được một số người diễn ngâm hay phổ nhạc, nhưng rồi đổi ý, post từng bài vì quả thật thơ đọc thơ ông liền một lúc ba bài thì cũng .. đuối.:-D

Hôm nay mời nghe Bảo Cường ngâm Tự tình dưới hoa trước. Bài này Đinh Hùng viết khoảng giữa thập niên 1950, khi mới di cư vào Nam, mê mẩn với những bóng dừa lả ngọn trên các sông rạch .. “mắt xanh lả bóng dừa hoang dại.” (nhưng khá nhiều ca sĩ hát .. ..). Bài thơ ban đầu có tên “Dưới dàn thiên lý.”đã được Phạm Đình Chương sử dụng cùng với bài Xuôi dòng mộng ảo cũng trích từ tập thơ Đường Vào Tình Sử để làm lời cho bản Mộng dưới hoa

16/4/13

Bà mẹ Gio Linh - hồi ức

trước nhà Bà mẹ Gio Linh
Hôm nay mời mọi người về Quảng Trị, theo chân Phạm Duy và Duy Quang thăm lại bà mẹ Gio Linh đã đi vào huyền thoại, nghe Phạm Duy kể về hoàn cảnh sáng tác  Bà Mẹ Gio Linh và nghe Thái Thanh kể kỉ niệm những lần hát nhạc phẩm này bằng giọng Hà Nội gốc mà đến chính nhiều người gốc Hà Nội trẻ tuổi hôm nay cũng ngỡ ngàng vì ko nghĩ nó đẹp đẽ sang trọng đến thế :-D.

Đặc biệt cho các em nghe Thái Thanh trình bày nhạc phẩm này để hiểu như nào như nào là hát :-D

Bà Mẹ Gio Linh - Duy Quang


Phạm Duy, Thái Thanh nhắc lại về Bà Mẹ Gio Linh - Thùy Khuê


Bà mẹ Gio Linh - Thái Thanh

15/4/13

Nha Trang

Hôm nay theo anh chàng Việt Thảo của RFA vào thăm em Di :-D

14/4/13

Eine kleine Nachtmusik - Mozart


Wolfgang Amadeus Mozart
(1756 - 1791)
Hôm trước đã nghe hai bản serenade của Schubert và Toselli. Hôm nay nghe Eine kleine Nachtmusik của Mozart (1756 - 1791). Eine kleine Nachtmusik tiếng Đức có nghĩa Khúc nhạc chiều nho nhỏ.

Mozart viết nhiều serenade, đây là bản serenade được đánh giá hay nhất của ông, vốn có tên chính thức là Serenade No 13 for strings in G major K. 525 (Serenade No. 13 cho đàn dây giọng Son trưởng K. 525), được Mozart hoàn tất tại Vien năm 1787, gồm 4 chương

13/4/13

Về Miền Trung - Pham Duy

Về Miền Trung được Phạm Duy sáng tác năm 1947, thời gian ông tham gia kháng chiến dưới trướng tướng Nguyễn Sơn, được cử về miền Trung và những cảnh đời xót xa ở đấy đã khiến ông viết một loạt những ca khúc cảm động như Bao giờ anh lấy được đồn Tây (Quê nghèo), Bà mẹ Gio Linh ..

Mời nghe bài hát qua một số giọng ca và nghe nhà phê bình Thụy Khuê phỏng vấn Phạm Duy và Thái Thanh về bài hát này

11/4/13

Sérénade - Khúc nhạc chiều

ảnh wiki
Sérénade, tiếng Pháp. Tiếng Anh serenade, tiếng Ý serenata bắt nguồn từ tiếng Latin serenus, trong đó sera = chiều (do serus = muộn).

Ai xem Romeo & Juliette hẳn nhớ cảnh chàng đứng dưới cửa sổ nhà nàng tỏ tình lúc đêm về. Lối tỏ tình này rất phổ biến thời trung cổ. Để tăng thêm sức thuyết phục, chàng có thể đàn, hát ..

Những khúc nhạc (có lời hay ko lời) này được gọi là serenade.

Tìm hiểu dân ca Quan ho 2

liền chị Quan họ. Hình trên net
Năm 2009, Quan Họ cổ truyền của xứ Kinh Bắc đã được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Chắc rằng, phần lớn người Việt Nam hay những người hiểu tiếng Việt, đều đã từng nghe không ít lần các làn điệu Quan họ. Tuy nhiên, Quan Họ cổ truyền xứ Kinh Bắc, được công nhận là di sản thế giới, lại là một sinh hoạt nghệ thuật còn ít người biết tới.

Tiếp tục tìm hiểu Quan Họ, mời nghe GS Trần Quang Hải giải thích về Quan họ cổ Quan họ mới, về luật lệ Quan họ, và nghe nghệ sĩ Nguyễn Quý Tráng, phụ trách nhà hát Quan Họ Bắc Ninh, và nghệ nhân Nguyễn Thị Thềm giải thích về cách thức chơi Quan họ nhân dịp họ đến Paris biểu diễn dịp Tết Nhâm Thìn (2012) .

9/4/13

Phú Quang - Thơ phổ nhạc 3

1. Có một ngày phổ thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Trọng Tấn trình bày


Đọc thơ

Có Một Ngày
Nguyễn Khoa Điềm

Có một ngày em không yêu anh
Em đi thật xa
Và mặc chiếc áo
Anh chưa từng thấy bao giờ
Em sẽ có cái cười
Bằng ánh sáng của cái hôn khác
Có nỗi buồn
Bằng màu mưa khác
Những buồn vui anh không có bao giờ..
Có một ngày
Em tràn đầy hạnh phúc
Ngày em không yêu anh
Ngày em rời mái nhà xưa cũ ấy
Và chiếc áo sờn vai ấy
Anh từng hôn lên nỗi khó nhọc hàng ngày
Em xoá mình đi
Bằng chiếc khăn màu thơm ngát
Cái ngày đó
Anh sẽ bắt đầu
Với anh
Bằng bước chân ngày đón em
Anh một chàng trai
Với màu tóc khác
Riêng năm tháng cuộc đời
Thì vẫn như xưa.



Nguyễn Khoa Điềm sinh 1943 quê Thừa Thiên - Huế, con của Hải Triều, người mở đầu cho hai cuộc tranh luận nỗi tiếng thời 193x: Duy tâm - duy vậtNghệ thuật vị nghệ thuật vs Nghệ thuật vị nhân sinh.

Nguyễn Khoa Điềm theo cha tập kết ra Bắc, tốt nghiệp ĐHSP 1954, cùng lứa với Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân. Nổi tiếng với bài thơ Đất nước, được giảng dạy trong chương trình phổ thông; bài Lời ru trên nương ngủ ngoan A Kay ơi .. được Trần Hoàn phổ nhạc.

Ông từng là Bộ trưởng bộ VHTT, UV BCT, Trưởng ban VH-TT Trung ương


2. Lời Rêu, phổ thơ Nguyễn Thị Hoàng

Trần Thu Hà trình bày


Đọc thơ

LỜI RÊU
Nguyễn Thị Hoàng

Ai đi qua xa vắng,
bỏ chiều run một mình
Giọt cà phê máu mặn,
nỗi nhớ đầy quyên sinh
Mười hai năm tỉnh giấc,
trắng đôi bờ tóc đen
Dáng tinh cầu vỡ nát,
đôi tay nào ru đêm
Uống cùng nhau một giọt,
đắng cay nào chia đôi
Chung một niềm đơn độc,
riêng môi đời pha phôi.
Say dùm nhau một giọt,
chút nồng thơm cuối đời.
Vướng dùm nhau sợi tóc,
ràng buộc trời sinh đôi.
Cơn mưa chìm nước mắt,
phủ kín đời chia hai
Thời gian chung đã mất,
tháng ngày riêng cũng phai
Ngày mai ta bỏ đi,
trần gian xin trả lại
Đá tảng nào vô tri,
chết một đời rêu dại
Chỉ còn trong bóng tối,
dấu tay nào trên tay
Tiếng im trong lời nói,
mây quên trời tóc bay


Nguyễn Thị Hoàng sinh 1939 tại Huế nhưng quê Quảng Trị, là nhà văn nỗi tiếng ngay từ truyện dài đầu tay Vòng Tay Học Trò đăng nhiều kì trên tạp chí Bách Khoa thời 196x ở miền Nam. Sau 1975 ít thấy bà xuất hiện



3. Buổi sáng, phổ thơ Phan Huyền Thư

Ngọc Anh trình bày


Đọc thơ

BUỔI SÁNG
Phan Huyền Thư

Nhặt trên gối sợi tóc
ngắt lại kỷ niệm một nhánh đen
Nhặt trên gối sợi tóc
ngắt lại kỷ niệm một nhánh đen

Giường chiếu thênh thang

Tiếng chim gì không rõ
thưa thớt trong mưa
FeelingBlues
nghe chật quá

Chẳng thấy mặt trời
Nhiều khi đơn độc
muốn thức dậy ở cõi khác
hình dung một nụ cười
đưa sợi tóc lên ngậm miệng
cũng đỡ nhớ niềm vui


Phan Huyền Thư sinh năm 1972, con gái của nhạc sĩ Phan Lạc Hoa và ca sĩ Thanh Hoa. Là nhà thơ từng được giải của tạp chí Sông Hương (1997), hiện là biên kịch cho hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương.



4. Romance 2, phổ thơ Lâm Thị Mỹ Dạ

Ngọc Anh trinh bày


Đọc thơ

TẶNG NỖI BUỒN RIÊNG
Lâm Thị Mỹ Dạ

Em chết trong nỗi buồn
Chết như từng giọt sương
Rơi không thành tiếng

Trái tim em còn trẻ dại
Trắng trong
ai cất giùm em
Cái nhìn già nua
Bàn tay cằn cỗi

Trong xứ sở anh
em bị lạc
Xứ sở hiếm hoi niềm vui
Khô khắt đến nao lòng

Ai cất giùm em
nước mắt
Biết giấu nụ cười đi đâu
Khi phải cười

Em không còn là em
Ai đánh mất em?
Hay chính em đánh mất?
Nào phải chi mình xấu xa
Trái tim em trong trắng
Ai nhận ra?

Đến như anh – người bạn cùng đường
Vẫn bước ngoài đời em
Em lạc cả trong anh
Lạc không tìm ra lối

Nhiều khi muốn mình như chiếc bóng
Tan trong màu đêm
Để không ai nhận ra
Mình có mặt trong đời

Em chết trong nỗi buồn
Chết như từng giọt sương

Em chết trong nỗi nuồn
Chết lặng thầm âm ỉ đớn đau
Trời cho em nụ cười thật tươi
Ai biết sau nụ cười
Giọt nước mắt về đâu?


Lâm Thị Mỹ Dạ sinh 1949, Quảng Bình đã cho xuất bản gần chục tác phẩm thơ và truyện thiếu nhi, hai bài thơ Truyện cổ nước mình, Khoảng trời - hố bom của bà được giảng dạy trong chương trình phổ thông. 

Bà là vợ của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường


5. Khúc Mưa, phổ thơ Đỗ Trung Quân

Hồng Nhung ca


Đọc Thơ

Mưa tháng 6
thơ Đỗ Trung Quân

Tháng 6
Mưa
Giá trời đừng mưa
Anh đừng nhớ
Trời không mưa và anh không nhớ
Anh còn biết làm gì?
Em như hạt mưa trên phố xưa
Nuôi kỉ niệm bám hoài trí nhớ
Kỷ niệm như rêu
Giẫm vào anh chợt nhớ
Giẫm vào anh trượt ngã
Tình xưa xa lắm rồi...
Giá trời đừng mưa
Anh chẳng cần xuống phố
Hoa cúc vàng nhà ai
Thả từng chùm
Hoài nhớ
Áo em vàng
Tháng 6 trời buồn
Lũ chim sẻ hiên nhà bay mất
Như em...
Như em...



Đỗ Trung Quân sinh năm 1955 tại Sài Gon, nỗi tiếng với các bài thơ đã được phổ nhạc Quê hương (Giáp Văn Thạch phổ), Phượng hồng (Vũ Hoàng phổ) ... Ông cũng từng nỗi tiếng trong vai trò MC, giám khảo một số chương trình game show truyền hình, và gần đây là những vụ xuống đường chống Trung quốc

nguồn các bài thơ: http://my.opera.com/hoahb/blog/

8/4/13

Greenfields: Tình khúc bất tử ..

Mời nghe bài nói chuyện của Trọng Nghĩa Greenfields (Đồng Xanh), tình khúc bất tử tiêu biểu cho dòng nhạc folk phát trong chương trình Văn hóa của RFI (30/3/2013)

Greenfields: Tình khúc bất tử .. Trọng Nghĩa (RFI)


Nghe lại ba phiên bản:

Green Fields - The Brothers Four


Đồng Xanh - Duy Quang


Verte Campagne - Enrico Macias


Đọc: Greenfields (Đồng Xanh) : Tình khúc bất tử tiêu biểu cho dòng nhạc folk

Trọng Nghĩa

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng một lần nghe qua giai điệu thật nhẹ nhàng, man mác buồn này, với những điệp khúc được trình bày bằng những giọng bè thật nhuần nhuyễn. Tên gốc tiếng Anh là Greenfields - còn được biết đến qua phiên bản tiếng Việt “Đồng Xanh” hay tiếng Pháp “Verte Campagne” - bài hát này đã đi vào lòng người qua phần trình bày tuyệt diệu từ đầu thập niên 1960 của bốn chàng sinh viên Mỹ yêu âm nhạc, nhờ tình cờ mà đã lập ra nhóm ca khúc The Brothers Four nổi danh. Greenfields ngày nay luôn hiện diện trong danh sách ca khúc tiêu biểu của dòng nhạc folk đương đại.

Trước tiên hết phải nói là The Brothers Four không phải là tác giả - mà cũng không phải là nhóm ca khúc đầu tiên - biểu diễn bài Greenfields. Tác phẩm bất hủ này thực ra đã được ba ca nhạc sĩ trong ban Easy Riders (Terry Gilkyson - Rich Dehr - Frank Miller) soạn ra và thu âm từ năm 1956. Thế nhưng phiên bản đó hầu như không được ai chú ý, và phải chờ đến đầu năm 1960, sau khi được nhóm The Brothers Four hòa âm phối khí lại và giới thiệu trong đĩa nhạc single thứ hai của họ thì ca khúc này mới bắt đầu hớp hồn người nghe.

Green Fields - The Brothers Four

Ngay từ tháng Hai năm 1960, Greenfields đã xuất hiện trong danh sách các đĩa single bán chạy nhất nước Mỹ, có lúc lên đến hạng hai, và trụ lại trong bảng Top 40 hai mươi tuần liên tục. Album đầu tiên của nhóm - trong đó có bài Greenfields - cũng vươn lên trong bảng Top 20. Về phần nhóm The Brothers Four, họ nghiễm nhiên trở thành một tên tuổi lẫy lừng trong dòng nhạc folk “phục hưng” đang trỗi lên vào thời điểm đó.

Tính ra, đã có hơn 1 triệu đĩa single Greenfields được bán ra vào lúc đó, mang lại cho nhóm The Brothers Four đĩa vàng đầu tiên. Qua năm 1961, nhóm tứ ca này còn được đề cử tranh giải Grammy Award dành cho Nghệ sĩ trẻ xuất sắc nhất.

Sức hút của ca khúc Greenfields qua phần trình bày của nhóm The Brothers Four là tính chất giản dị của giai điệu, với phần đệm rất ấm áp của đàn ghi ta thùng, nhưng các phần bè thì hòa quyện vào nhau một cách thông suốt, nhẹ nhàng không quá cầu kỳ phức tạp, tạo ra cảm xúc tự nhiên nơi người nghe.

Lời bài hát phải nói là rất lãng mạn, nên thơ, làm lòng người xao xuyến qua tâm trạng của một người nhớ lại cảnh vật êm đềm khi còn sống những ngày tháng hạnh phúc bên cạnh người mình yêu, chua xót nhìn cảnh vật hiện tại khắc nghiệt hẳn vì người yêu đã bỏ đi, và ao ước mong đợi ngày được gặp lại nhau, để cánh đồng xanh tươi trở lại.

Once there were green fields kissed by the sun
Once there were valleys where rivers used to run
Once there were blue skies with white clouds high above
Once they were part of an everlasting love
We were the lovers who strolled through green fields

Green fields are gone now, parched by the sun
Gone from the valleys where rivers used to run
Gone with the cold wind that swept into my heart
Gone with the lovers who let their dreams depart
Where are the green fields that we used to roam

I'll never know what made you run away
How can I keep searching when dark clouds hide the day
I only know there's nothing here for me
Nothing in this wide world, left for me to see

But I'll keep on waiting till you return
I'll keep on waiting until the day you learn
You can't be happy while your heart's on the roam
You can't be happy until you bring it home
Home to the green fields and me once again


Phiên bản Việt : Đồng Xanh

Một ca khúc với tiết tấu nhẹ nhàng, êm đềm như Greenfields đương nhiên rất hợp với thị hiếu người Việt. Nhiều nhạc sĩ đã chuyển thể bài hát này sang tiếng Việt, nhưng có lẽ phiên bản hay nhất là bài “Đồng xanh” của cố nhạc sĩ Lê Hựu Hà (1946-2003), từng chinh phục giới hâm mộ với ca khúc “Tôi muốn”, “Hãy ngước mặt nhìn đời”...

Bài Đồng Xanh của Lê Hựu Hà có thể được xem là mẫu mực của một cố gắng chuyển thể thành công vì vừa tái hiện được các hình ảnh trong ca khúc gốc, vừa truyền tải được ý nghĩa chính của bài ca bằng những ngôn từ rất bình dị, không một chút gượng ép.

Số các ca sĩ đã từng thể hiện bài Đồng Xanh rất nhiều, nhưng có lẽ đạt nhất là cố ca sĩ Duy Quang, vừa qua đời ngày 19/12/2012 tại California (Hoa Kỳ).

Đồng Xanh - Duy Quang

Đồng xanh là chốn đây / Thiên đàng cỏ cây
Chìm trong bầy thú hoang / Vui đùa trong nắng hây
Đây những con suối vắng / Đang phơi mình bên lùm cây
Đây những dòng nước mát / Khẽ trôi êm về thung lũng
Và những đôi nhân tình đang lắng hồn dưới mây chiều

Đồng xanh giờ vắng đi / Với trời lãng quên
Còn đâu bầy thú hoang / Đã vui đùa trong nắng êm
Đâu những bờ suối vắng / Phơi mình bên lùm cây
Đâu những dòng nước mát / Khẽ trôi êm về thung lũng
Và những đôi nhân tình nay đã lìa chốn xưa rồi

Ta yêu đồng xanh / Như đã yêu từng con người
Ta thương đôi tình nhân kia / Như gió thương làn mây trời
Nhưng sao giờ đây / Nào thấy ai chung quanh ta
Đất trời như bãi tha ma / Trên đồng hoang khô cháy

Giờ ta còn đứng đây / Giữa trời hắt hiu
Đời không còn chút vui / Đã khô cằn trong trái tim
Sao ta còn đứng mãi / Như người tình mong chờ ai
Sao ta còn đứng mãi / Lắng nghe tâm hồn tê tái
Và đã bao lâu rồi ta đứng chờ giữa cánh đồng
.

Phiên bản Pháp : Verte campagne

Ngay từ năm 1960, khi phiên bản Greenfields của nhóm The Brothers Four vừa nổi danh tại Mỹ, ca khúc này đã lập tức được các nhạc sĩ R.Varnay, R.Mamoudy chuyển thể qua tiếng Pháp dưới tựa đề dịch nguyên văn từ tiếng Anh là Verte campagne.

Tuy nhiên, nếu bản tiếng Việt tương đối tôn trọng nguyên tác, bản tiếng Pháp đã chỉ giữ lại ý tưởng của một người nhớ lại cảnh đồng quê thời xa xưa khi còn cùng với người yêu dạo bước trên những cánh đồng xanh êm đềm. Phần còn lại của bài hát thì khác hẳn, đối lập cảnh đồng quê êm đềm khi xưa, với cảnh thành phố hiện tại hoàn toàn xa lạ.

Bài Verte campagne đã được nhóm hợp ca Pháp Les Compagnons de la Chanson thu âm năm 1960. Nhóm rất nổi tiếng trong thập niên 1950 – 1960 này đã được cả thế giới biết đến từ năm 1947 khi được nữ ca sĩ Edith Piaf mời cùng hát nhạc phẩm Les Trois Cloches.

Verte campagne / Où je suis né
Verte campagne / De mes jeunes années
La ville pleure / Et ses larmes de pluie
Dansent et meurent / Sur mon coeur qui s'ennuie
Et moi, je rêve de toi, oh mon amie

Verte campagne / Que tu es loin
Douce campagne / De mon premier chagrin
Le temps s'efface / Pour moi, rien n'a changé
Deux bras m'enlacent / Parmi les champs de blé
Et moi, je rêve de toi, oh! mon amour

Là, dans la ville toutes ces mains tendues
M'offrent des fleurs et des fruits inconnus
Et moi, je vais le long des rues perdues
Un air de guitare me parle de toi

Verte campagne / Où je suis né
Douce campagne / De mes jeunes années
La ville chante / Eparpille sa joie
La ville chante / Mais je ne l'entends pas
Et moi, je rêve de toi, mon amour
Et moi, je rêve de toi, mon amour


Sau Les Compagnons de la chanson, bài Verte campagne cũng nằm trong danh sách ca khúc được ưa thích của nhiều ca sĩ khác như Henri Salvador, và nhất là Enrico Macias, một ca sĩ thân quen với người Việt qua các giai điệu như L’Amour c’est pour rien, Enfants de tous les pays…

Verte Campagne - Enrico Macias

The Brothers Four : Từ sinh viên ngẫu nhiên thành ca sĩ

Về ban The Brothers Four, một chi tiết rất lý thú là họ chỉ trở thành ca sĩ chuyên nghiệp một cách tình cờ.

Bob Flick (bass, đại hồ cầm, giọng bariton), John Paine (guitar, giọng nam trung), Mike Kirkland (guitar, đàn banjo, giọng tenor), và Dick Foley (guitar, giọng nam trung) quen nhau năm 1956 khi theo học tại Đại học Washington và cùng gia nhập một hội sinh viên tên là Phi Gamma Delta. Họ chưa nghĩ đến chỉ muốn trở thành bác sĩ, kỹ sư hay nhà ngoại giao, còn cầm ca chỉ là hoạt động nghiệp dư mà thôi.

Bốn người bắt đầu hát chung với nhau từ năm 1957, vào lúc phong trào nhạc folk rộ nở tại Mỹ, và hầu như đại học nào cũng có các nhóm tam ca, tứ ca, chủ yếu xuất phát từ các hội huynh đệ sinh viên như hội Phi Gamma Delta. Nhờ chơi đàn giỏi, lại có tài phối âm mọi loại nhạc, từ các giai điệu truyền thống, bài hát mới lạ, cho đến những bài ballad lãng mạn.

Họ trở thành ca sĩ chuyên nghiệp một cách hoàn toàn tình cờ, sau khi bị một cú lừa của thành viên của một hội huynh đệ sinh viên đối thủ của hội Phi Gamma Delta. Người này đã nhờ một phụ nữ gọi điện cho ban nhạc, mạo danh là thư ký của người quản lý câu lạc bộ ca nhạc Club Colony tại thành phố Seattle, và mời nhóm tứ ca đến thử giọng.

Khi bốn chàng sinh viên đến nơi, thì họ mới phát hiện ra rằng không có lời mời hoặc buổi thử giọng nào cả. Thế nhưng ông quản lý câu lạc bộ đã yêu cầu họ hát thử một vài bài và đã quyết định thuê họ trình diễn. Vấn đề là ban nhạc phải có tên, và các chàng sinh viên đã đơn giản chọn tên The Brothers Four – tức là Bốn Huynh đệ - brother là từ được thành viên các hội huynh đệ sinh viên gọi nhau.

Theo Brothers Four như vậy đã cộng tác với câu lạc bộ này cho đến năm 1958. Thù lao họ nhận được chẳng là bao - nhiều khi chỉ là bia mà thôi - nhưng đó là thời gian để họ rèn luyện kỹ năng ca hát và hòa âm phối khí, tạo được cho toàn nhóm một sắc thái đặc thù mà họ không thể đạt được trong khuôn khổ hạn hẹp của các buổi trình diễn nghiệp dư trong trường học…

Ngày nay, khi nói đến The Brothers Four, người ta thường chỉ nhắc đến hai ca khúc nổi tiếng mà họ trình bày vào thời kỳ đầu thập niên 1960 : Bài The Green Leaves of Summer, ra mắt năm 1961, được đánh giá là một trong những ca khúc về mùa hè hay nhất, chỉ đi sau bài Summertime nổi tiếng, và dĩ nhiên là bài Greenfields đã đi vào huyền thoại.

Nguồn: RFI

5/4/13

Ru ta ngậm ngùi

Guitarist - sơn dầu Pino Daeni
Mời nghe Đoàn Thế Ngữ phân tích bài Ru ta ngậm ngùi của Trịnh Công Sơn và kỷ thuật hát của Mỹ Linh và Quang Dũng khi thể hiện ca khúc ấy.

Ru ta ngậm ngùi 1

Ru ta ngậm ngùi 2


Nghe lại bài hát với

3/4/13

Khánh Ly: Trịnh Công Sơn vẫn còn đâu đó

Em đi bỏ lại con đường


Khánh Ly: Trịnh Công Sơn vẫn còn đâu đó


Đọc

Ngày này bảy năm trước, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ trần. Ca Sĩ Khánh Ly, một trong những người thân thiết nhất với ông Trịnh Công Sơn đã dành cho Nguyễn Khanh của Ðài chúng tôi cuộc phỏng vấn ngắn sau đây. 2008-04-01
Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

Nguyễn Khanh: “Sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêu. Thân Phận thì hữu hạn, tình yêu thì vô cùng”, đó là lời anh Trịnh Công Sơn nói. Khi cất tiếng hát những ca khúc của anh Trịnh Công Sơn, chị thấy gì về tình yêu và thân phận con người trong những ca khúc đó?

Khánh Ly: Thưa anh tôi thấy tôi trong những ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tình khúc cũng như da vàng. Tôi thấy cả quê hương của tôi, quan trọng là tôi thấy tổ quốc của tôi, thấy cả dân tộc của tôi. Dẫu tổ quốc nghèo, dẫu dân tộc điêu linh, tôi vẫn yêu quê hương và tổ quốc của tôi.

Tôi yêu nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bởi vì qua nhạc của ông, tôi thấy lại đầy đủ tất cả những cái mà một người sống trong cuộc đời này cần phải nhìn thấy, nhìn rõ hơn, để định hướng mình đi cho đúng, và làm đúng hơn việc mình sẽ làm.

Những kỷ niệm giữ kín


Tôi thấy tôi trong những ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tình khúc cũng như da vàng. Tôi thấy cả quê hương của tôi. Tôi yêu nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bởi vì qua nhạc của ông, tôi thấy lại đầy đủ tất cả những cái mà một người sống trong cuộc đời này cần phải nhìn thấy.

Nguyễn Khanh: hơn 30 năm rồi, có một lần chị bảo với tôi anh Trịnh Công Sơn nói “sóng trong đời sống cần có một tấm lòng” và chị bảo “anh dạy tôi như vậy”. Chị có nghĩ đó có phải là một lời chung cho tất cả mọi người, trong đó có chị hay không?

Khánh Ly: Dạ thưa anh nói dạy chung tôi không dám đâu nhé. Tôi không hề dám nói nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dạy ai cả. Tôi chỉ nói là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bảo tôi như thế và đó là lời nói đâu tiên, còn cái lời nói sau cùng của ông, ông nói là “hãy sống tử tế với nhau”.

Tôi tâm niệm lúc nào cũng giữ kín những điều nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dặn tôi, vì ít nhiều, dù ít học, tôi cũng hiểu nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã dạy tôi làm những việc đúng.

Vóc dáng Khánh Ly trong nhạc Trịnh

Nguyễn Khanh: Lúc nãy có dịp nói chuyện với ca sĩ Cẩm Vân, thưa với chị Cẩm Vân có nói rằng “cứ nghe nhạc Trịnh Công Sơn là thấy phảng phất vóc dáng của Khánh Ly”. Có khi nào chị nghĩ anh Trịnh Công Sơn đã viết những bản nhạc, những nốt nhạc, những lời ca đó cho chị hay không?

Khánh Ly: (cười) Thưa anh, tôi không bao giờ chủ quan cả. Tôi không bao giờ dám nghĩ là tất cả những bài này anh Trịnh Công Sơn viết riêng cho mình.

Tôi rất yêu Cẩm Vân, yêu tiếng hát Cẩm Vân. Tôi yêu tất cả những người trẻ đã đến với nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và tôi hy vọng, tôi ước ao là các bạn trẻ của tôi giữ được sự chung thủy với nhạc của anh Sơn, để mai kia mốt nọ tôi đi ra khỏi cuộc đời này, vẫn còn có những người hát, hát lên những tình khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, để chúng ta cùng nhớ lại cái thủa biết yêu lần đầu và có thể chiêm nghiệm được khi tình đã vào lần cuối.

Nguyễn Khanh: Liệu có thể nói rằng từ 1975 đến giờ, đã 33 năm chị xa anh Trịnh Công Sơn, và từ năm 2001 đến giờ đã 7 năm chị mất anh Trịnh Công Sơn. Có đúng như thế không?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tại Quán Văn năm 1966-67. Photo courtesy tcs-home.org

Khánh Ly: Thưa anh tôi chẳng giờ thấy mất ai cả. Những người thân của tôi từ ông Cụ tôi - Cụ mất trong Lý Bá Sơ ngày tôi còn bé lắm -, rồi những người thân của tôi hy nsinh trong cuộc chiến, và ngay cả anh Trịnh Công Sơn, tôi chưa hề bao giờ nghĩ rằng đó là những người đã chết, không còn liên quan gì đến cái đời sống này. Không phải. Họ vẫn còn quanh quẩn đâu đây thôi, và họ vẫn ảnh hưởng đến tôi rất nhiều, và tất cả những người đã ra đi đó đều là những người tử tế.

Hình bóng Trịnh Công Sơn

Nguyễn Khanh: Khi chị nói rằng những người đã mất, những người đã xa chị nhưng vẫn quanh quẩn với chị, phải chăng chị muốn bảo rằng chị vẫn gặp anh Trịnh Công Sơn và chị vẫn nói chuyện với anh Trịnh Công Sơn?

Khánh Ly: (cười) Thưa anh, tôi biết nói thế nào khi mà nói một cách bình thường là đường đời chia hai ngả thì làm sao mà nói. Nhưng thật tình tôi với anh Trịnh Công Sơn hình như không bao giờ cần phải nói ra lời, ngồi với nhau và trong ánh mắt không thôi, chỉ nhìn là tôi biết anh Sơn muốn cái gì và anh Sơn biết tôi định nói gì, muốn gì.

Vả lại, tất cả những điều anh Sơn cần phải dặn dò, nhắn nhủ tôi cũng chỉ thu gọn vào trong câu nói đầu tiên và câu nói cuối cùng, tức là “sống trong đời sống cần có một tấm lòng” và “hãy sống tử tế với nhau”.

Chẳng bao giờ có sự xa cách giữ chúng tôi cả. Lúc nào chúng tôi cũng ở bên nhau, thành ra những tiếng gọi đó tôi vẫn nghe, và hình ảnh của anh Sơn hay là chính anh Sơn, tôi vẫn thấy anh đến ngồi cạnh tôi. Không có gì thay đổi cả, chỉ có một điều là… Tôi không thể nói thêm được gì nữa, vì anh Sơn sẽ nói rằng như vậy là tôi quá tham lam.


Tôi nghĩ rằng đó là tất cả quan niệm sống của anh Sơn. Anh Sơn muốn tôi đi theo và may mắn là trong 40 năm nay, tôi đi theo được đúng cái điều đó. Tôi không hề phụ ai trong đời sống này, nhưng tôi sẵn sàng đón nhận sự phụ bạc của mọi người đối với tôi, mà tôi không hề buồn gì cả. Tôi cũng để thả đi cho gió cuốn đi thôi. Chẳng có gì quan trọng cả.

Nguyễn Khanh: Và đó cũng chính là Trịnh Công Sơn?

Khánh Ly: Thưa vâng. Anh Sơn đã đi trước tôi thôi. Anh đi không vương vấn gì cả. Anh đi là để che dấu những vết thương, anh che dấu những vết thương của anh, anh không chia sẻ với cả như anh viết trong “Hoa Vàng Mấy Ðộ” là “một vết thương thôi riêng cho một người”, tức là anh sẵn sàng nhận cái vết thương đó, đừng làm tổn thương ai cả.

Mọi người cứ bình an đi, cứ yêu nhau đi, cứ vui đi, cứ hạnh phúc đi, tất cả những khổ đau trong đời sống này anh Sơn gánh chịu hết. Tôi mong mỏi được theo chân của anh Sơn.

Nguyễn Khanh: Lúc anh Sơn còn sống và khi ở Việt Nam, đã biết bao nhiêu lần không chỉ mình tôi mà rất nhiều người được nghe anh Sơn gọi chị “Mai ơi, Mai à”. Thưa chị, có khi nào chị mong được nghe lại tiếng nói đó, lời gọi đó hay không?

Khánh Ly: Thưa anh, chẳng bao giờ có sự xa cách giữ chúng tôi cả. Lúc nào chúng tôi cũng ở bên nhau, thành ra những tiếng gọi đó tôi vẫn nghe, và hình ảnh của anh Sơn hay là chính anh Sơn, tôi vẫn thấy anh đến ngồi cạnh tôi. Không có gì thay đổi cả, chỉ có một điều là… Tôi không thể nói thêm được gì nữa, vì anh Sơn sẽ nói rằng như vậy là tôi quá tham lam.

Tất cả những gì anh muốn tôi làm, anh đã nói hết rồi. Cho nên giữa chúng tôi chẳng có gì để thắc mắc, để tiếc nuối. Chúng tôi luôn luôn có nhau, có từ ngày xưa và cho đến cuối đời.

Nguyễn Khanh: Ai cũng biết chị là người gần gũi nhất với anh Trịnh Công Sơn. Xin chị một phút nói thật: có khi nào chị giận anh Sơn đến mức chị bảo “anh Sơn ơi, Mai không chơi với anh Sơn nữa”…

Khánh Ly: (cười) Dạ không anh. Tôi không bao giờ giận dỗi ngu như thế. Dĩ nhiên là ông Trịnh Công Sơn đâu có cần chơi với tôi, anh thấy không, chỉ có mình cần ông ấy thôi. Không bao giờ chuyện đó xảy ra cả, chưa bao giờ tôi cãi lại anh Sơn một điều gì vì đối với tôi, tất cả những điều anh Sơn nói, anh Sơn làm, đều đúng.

Nguyễn Khanh: Cám ơn chị, chị Mai, chị Khánh Ly. Cám ơn chị rất nhiều.

Khánh Ly: Dạ vâng, cám ơn anh.

© 2008 Radio Free Asia

Chiếc lá thu phai




2/4/13

Tiếng chuông triêu mộ - Võ Hồng


Báo chí vừa đưa tin nhà văn Võ Hồng vừa mất 31/3/2013 tại nhà riêng Nha Trang, thọ 93 tuổi.
Đây là nhà văn yêu thích của mình.
Ông người Phú Yên, nhưng từ 1956 sống ở Nha Trang, làm nghề dạy học. Ông có truyện ngắn đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy hồi 1939. Những tác phẩm làm nên tên tuổi Võ Hồng: Hoài cố nhân, Trầm mặc cây rừng, Bên kia đường, Một bông hồng cho cha ..
Có thể vào trang web vohong.de để đọc truyện của ông.
Sau đây mời mọi người nghe đọc tập truyện ngắn Tiếng Chuông Triêu Mộ. (click vào link để vào Tuoitre nghe đọc)

Tiếng chuông triêu mộ - Hướng Dương đọc
Lời sám hối của cha - RFA



Trịnh Công Sơn và những phố xa

Old Guitarist - Picasso
Có lần bàn chân qua phố
Thấy người sóng lao xao bờ tôi.


Mời nghe bài nói chuyện về TCS của Bích Huyền trong chương trình Câu chuyện thơ nhạc của đài VOA

1/4/13

Trinh Công Sơn - Thụy Khuê

TCS - Chan dung tu hoa
nguồn ảnh: vnexpress.net


Mời nghe mấy bài nói chuyện về Trịnh Công Sơn của Thụy Khuê trên RFI

Nói chuyện với TCS ngày 02-07-1992 Thụy Khuê


Trịnh Công Sơn 29-4-2000 Thụy Khuê


Trịnh Công Sơn 7-5-2000 Thụy Khuê



nguồn audio: thuykhue.free.fr

English Study 4.x

Cho dến nay, English Study vẫn được coi là phần mềm học tiếng Anh số một dành cho người Việt. Hiện đã có phiên bản mới English Study Pro với nhiều tính năng rất hay, bạn co thể vào xem giới thiệu ở trang chủ English Study Pro.


Ở đây chỉ xin giới thiệu phiên bản cũ English Study 4.0 đã xài bao năm nay không hết. Đặc biệt nó tích hợp một số bộ sách nổi tiếng mà các phiên bản sau này, vì lí do bản quyến, không có nữa.


English Study 4.x có:
- Dictionaries. Với 6 bộ từ điển để tra cứu
- Study. Với
+ Hai bộ sách ngữ pháp, trong đó có cuốn Grammar In Use nổi tiếng.
+ Reading Practice trong đó có sẵn một cuốn truyện của Jane Austen
+ Luyện nói với bô sách nổi tiếng Say It Naturallly
..
Đặc biệt là phần luyện nghe với Streamline English, Streamline American, hoặc Headway, Here and There. Các bộ sách này được đưa lên gần như trọn vẹn, kể cả phần bài tập. Nghe thì có nhiều chế độ - chỉ nghe không thấy text, nghe và đọc text, nghe từng câu và gõ lại. Người học có thể nghe từng câu để tập đọc theo .. Gặp từ khó chỉ cần click chuột là có ngay nghĩa, cách đọc ..

Ngoài ra, English Study còn có phần Vocabulary để học từ vừng, bảng tra cứu ... Cách dùng các phần đều được giới thiệu rõ ràng trong các cửa sổ pop-up mỗi khi mở phần ấy ra, rất tiện lợi cho người mới làm quen.

Link down
English Study 4.1   http://www.mediafire.com/?j617k01xb1y8a

Sau khi down về đủ ba file part1.rar -  part3.rar, bạn dí chuột vào part1, click nút phải, chọn extract here (nếu không thấy thì máy bạn chưa cài winrar, cái nó đi), xong sẽ được một file dạng *.ISO

Đến đây có hai cách cách Eng Std vào máy.

Cách 1. Không dùng ổ dĩa ảo:

- dùng Winrar để giải nén rồi click vào file setup.exe để cài đặt bình thường.
- Copy 3 thư mục AMERICAN, DATA và ENGLISH vào thư mục cài đặt EngStd
- Mở regedit (Vào Start >> Run gõ regedit, hoặc dùng CCleaner, Uninstaller .. rất nhiều phần mềm công cụ có sẵn chức năng regedit). 

trong cửa sổ regedit tìm và sửa khóa sau:

- HKEY_CURRENT_USER\Software\English Study\Applications và biên tập lại mục DataDIR. Mặc định là ổ CD-ROM. Bạn nhấp chuột phải lên tên mục, chọn lệnh Modify trên menu. Trên hộp thoại Edit String, bạn gõ vào box Value data đường dẫn đầy đủ tới thư mục nguồn trên ổ cứng. Thí dụ E:\ENGLISH STUDY 4 hay C:\ENGSTD (nhớ sửa lại cho đúng với thực tế máy của bạn).

Sau đấy bạn có thể xóa luôn file iso, các folder vừa giải nén từ iso cho gọn. 
Cách này ai chưa quen với regedit thì không nên làm, vì nếu lỗi có thể windowns hỏng luôn, cái lại phiền.

2. Cách dùng Ổ ảo (Virtual Drive)

Nếu trong máy có sẵn một phần mềm tạo ổ ảo thì không cần phải giải nén mà đưa file iso vào đấy đọc rồi cài đặt ngay.

Có nhiêu phần mềm giúp tạo dĩa ảo, chẳng hạn Daemon, UltraIso ... Đây là các phần mềm thường dùng nên có entry riêng để tiện tham khảo. Nếu chưa biết dùng xin tìm đọc cách tạo và dùng Ổ dĩa ảo.


(update 21/10/2015)