31/3/15

Femme que j'aime . Jean-Luc Lahaye


Femme, femme, simplement je te dis
Que je t'aime, je t'aime
T'es comme un soleil
Qui brille dans mes nuits
Et je prends racine en toi
Femme, femme, je te dédie ces mots
A toi, rien qu'à toi
..
Tu sais je t'aime, je t'aime
Et je dors dans ton corps
Femme, femme, je te dédie ces mots
A toi, rien qu'à toi
T'es comme un soleil
Qui brille dans mes nuits
Simplement je te dis
Que je t'aime, je t'aime
Et je dors
Dans ton corps
Femme que j'aime...



Tiếng Việt trong sách giáo khoa và sách giáo khoa tiếng Việt


Nguyễn Đức Dân

1. Gần đây, từ vụ bài thơ ‘Thương ông’ của Tú Mỡ khi đưa vào SGK lớp 2 đã bị sửa chữa, cắt xén người ta nêu ra hàng loạt thơ văn của Đỗ Trung Quân, Vũ Quần Phương, Trần Đăng Khoa, Vũ Đình Minh, Nguyễn Đức Mậu, Hoàng Phủ Ngọc Tường… cũng gặp những hiện tượng sai lệch tương tự khi đưa vào SGK.

Chọn lựa đưa vào SGK truyện ngắn, bài thơ của tác giả này hay tác giả khác cho phù hợp với mục đích dạy tiếng  Việt ở nhà trường là thẩm quyền của người biên soạn. Nhưng tác giả có tác phẩm được lựa chọn cũng có tác quyền mà người tuyển chọn phải tôn trọng.

Học sinh chẳng những cần được dạy những gì chuẩn mực về kiến thức mà còn cần mẫu mực về tính khoa học khi dùng một văn bản. Ngay từ tiểu học các em cần được hình thành thói quen nghiêm ngặt phân biệt nguyên tác và bản được biên tập lại. Người soạn SGK cũng cần theo đúng thao tác tối thiểu của một người làm khoa học: a) Khi tác phẩm được đưa vào SGK thì cuối tác phẩm cần chua tên tác giả và tác phẩm đứng trong ngoặc đơn. b) Khi cắt bớt một phần văn bản thì phần đó được thay bằng dấu ba chấm đứng trong ngoặc đơn: (…). c) Khi tóm lược một văn bản hay một đoạn văn, hoặc khi sửa chữa, thêm bớt câu chữ (tức là “biên tập” lại văn bản) của một tác giả ABC thì phần cuối đứng trong ngoặc cần ghi: (theo ABC).

30/3/15

Người đẹp và suối tóc


Bài viết của Quỳnh Giao trên nguoiviet.com,
(nhạc, hình minh họa là bonus,
nhưng một số ko tìm được version nhắc trong bài, phải thay bằng một version khác).


Chải tóc. lụa của Nguyễn Phan Chánh

Để lâu câu sai hoá… dúng




Nhà ngôn ngữ học người Pháp gốc Thuỵ Sĩ Charles Bally viết: “Ngôn ngữ ngày mai được chuẩn bị trong một loạt những cái sai của ngôn ngữ ngày hôm nay”. Điều này có nghĩa là những cách nói sai hiện nay nếu không phê phán, quyết liệt ngăn cấm kịp thời thì sẽ trở thành những cách nói đúng trong tương lai!

29/3/15

Anh ngữ học mà khoái


Đây nguyên là cuốn Anh Ngữ, Học Mà Khoái của Trần Nhã xuất bản ở Saigon 196x. Nhớ nếu không lầm thì trước đó, tác giả đã cho in dần trên tờ bán nguyệt san Thời Nay, sau mới gom in thành sách. Sau này nxb Tổng hợp Hậu Giang cho in lại, đổi nhan đề thành Học Tiếng Anh Là Khoái. Lời Nói Đầu của nhà xuất bản TH Hậu Giang:

28/3/15

Chổ đặt


Lang thang trên mạng, gặp mấy bài thơ hơi khó hiểu, cop về mọi người đọc cho vui.
Ai ko thích đọc thì nghe nhạc nhé, cuối bài có playlist của Kenny G. , tuyệt.

1.

Xa Thật Rồi

xa thật rồi …
xa thật rồi …
em đã cắt mọi liên hệ
anh ngồi trước màn hình ngày cúp điện
như một ân huệ cuối : rút ống thở khỏi người chết não

anh vẫn nhớ những đêm mưa
những đêm mưa …vỉa hè sài gòn
ngồi bên nhau lòng bập bồng bong bóng
những ngày lang thang tỉnh lẻ
nói về giờ phút biệt ly

em đi xa thật rồi …
xa thật rồi…
mùa mưa kéo dài kéo dài kéo dài
chợt hiện về ký ức
ở một nơi xa ngày xưa
em nhắn:
nhớ
bàn tay anh trên vùng ẩm ướt em…


Nguyễn Đình Bổn

27/3/15

Beethoven va những bóng hồng


Ludwig van Beethoven (1770 - 1827) được coi là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất cho tới nay. Nhưng trong cuộc sống ông là một người chịu nhiều bất hạnh. Sinh ra trong gia đình có truyền thống âm nhạc, nhưng nghèo. Cha nghiện rượu, thô lỗ. Mẹ hay ốm đau. năm 17 tuổi, gom góp tiền bạc đến Vienne với ước mơ được theo học Mozart, vừa đến chưa kịp học thì phải trở về nhà vì mẹ mất. Đặc biệt trong cuộc sống tình cảm, ông là người yêu rất nhiều nhưng chỉ toàn rước lấy khổ não. Có tài nhưng xấu trai, hơn chục lần cầu hôn, cũng chừng ấy lần bị từ chối. đến cuối đời vẫn là anh chàng độc thân. Ông mất vì bị cảm lạnh khi đi nhờ trên một chiếc xe bò đến Vienne vì nghe tin cháu bị cảnh sát bắt. Người ta kể khi sắp mất, thấy bạn bè buồn, ông cười: "các bạn hãy vỗ tay đi! màn bi kịch đã đến lúc hạ rồi!".

Hôm trước có giới thiệu Für Elise của Beethoven cùng với giai thoại về những bóng hồng quanh tác phẩm này.  Hôm nay mời nghe thêm về nhưng bóng hồng trong cuộc đời ông, những người đem đến cho ông những cảm hứng sáng tác, nhưng đồng thời cũng đem lại cho ông bao đớn đau, qua một chương trình trên RFI phát ngày 28/9/2014 do Thanh Hà thực hiện


26/3/15

A day without rain . Enya


Who can say where the road goes
Where the day flows, only time
And who can say if your love grows
As your heart chose, only time

Who can say why your heart sighs
As your love flies, only time
And who can say why your heart cries
When your love lies, only time

Who can say when the roads meet
That love might be in your heart
And who can say when the day sleeps
If the night keeps all your heart
Night keeps all your heart

Who can say if your love grows
As your heart chose
Only time
And who can say where the road goes
Where the day flows, only time

Who knows? Only time

17/3/15

Claude François


Claude Antoine Marie François (1939 - 1978) là vũ công, ca sĩ nhạc pop, và là nhà soạn nhạc Pháp, tác giả của Comme d'habitude, bản gốc của My Way, Parce que je t'aime mon enfant ( bản gốc của My Boy) và nhiều ca khúc nổi tiếng khác như Le Téléphone Pleure, Le lundi au soleil, Magnolias for Ever, Alexandrie Alexandra, Je Sais ...

Hôm nay mời nghe Tuấn Thảo giới thiệu cuộc đời sự nghiệp ông trong một chương trình Tạp chí âm nhạc của RFI phát ngày  3/3/2012 nhân dịp một cuốn phim tiểu sử của ông sắp ra mắt (14/3/2012) khán giả.



16/3/15

Paint the Sky with Stars


Nghe tiếp một album của Enya

Album Paint the Sky with Stars – The Best of Enya phát hành tháng 11/1997 là một tuyển tập gồm 14 bài hit trong các album trước, bổ sung thêm 2 bài mới

"Paint the Sky with Stars"



và "Only If ...".



When there's a shadow,
you reach for the sun.
When there is love,
then you look for the one.
And for the promises, there is this land.
And for the heavens are
those who can fly.

If you really want to,
you can hear me say
Only if you want to
will you find a way.
If you really want to
You can seize the day.
Only if you want to will you fly away.
...

Triết lý tiếng Việt: chất vấn để bác bỏ



1. Ví dụ

(1) Ớt nào là ớt chẳng cay?

Đây là một câu hỏi nhưng mọi người đều biết ý của câu này là ớt thì cay. Vì sao? Câu này là lời chất vấn sự tồn tại của loại ớt chẳng cay. Nhưng chất vấn để bác bỏ: không tồn tại, không có loại ớt nào chẳng cay. Vậy hành vi hỏi trên đây gián tiếp thành một hành vi bác bỏ: ớt thì cay.

2. Cứ liệu

Chúng ta xét một loạt câu khác:

(2) Sao mà tin được lời bọn họ?

Với từ sao, câu này chất vấn khả năng “sao tin lời được” nên dẫn tới bác bỏ khả năng “không có khả năng tin lời được”. Hàm ý của câu 2 là không tin lời bọn họ được.

(3) “Dời đi đâu? Tiền đâu mà dời?”

Với từ đâu, câu này chất vấn khả năng tìm nơi đâu ra tiền, dẫn tới bác bỏ khả năng tìm ra tiền. Hàm ý của câu 3 là không có tiền để dời nơi ở.

(4) Ông là người có học, lẽ nào ông quên câu nói đó.

“Lẽ nào” là lời chất vấn về lý do dẫn tới bác bỏ lý do “không lẽ nào ông quên”. Hàm ý của câu này là ông không quên câu nói đó.

(5) Tôi nói điều đó làm gì kia chứ?

“Làm gì” là lời chất vấn về mục đích của hành động để bác bỏ hành động. Kết cục là bác bỏ sự kiện. Câu 5 có hàm ý tôi không nói điều đó.

(6) Tỉnh người ta thiếu gì?

Lời chất vấn “thiếu gì” dẫn tới bác bỏ khả năng thiếu. Và hàm ý của câu 6 là tỉnh người ta không thiếu.

(7) Nó giúp tôi bao giờ?

“Bao giờ” là lời chất vấn về thời gian giúp, dẫn tới bác bỏ về thời gian xảy ra sự giúp đỡ, tức là không xảy ra sự giúp tôi. Kết quả câu này có hàm ý nó chưa bao giờ giúp tôi.

(8) Ai dám lên tiếng mời những ông cốp về hưu?

“Ai dám” là lời chất vấn về khả năng có người dám mời, dẫn tới bác bỏ khả năng đó. Kết quả là câu 8 có hàm ý không ai dám yêu cầu những ông cốp (người có quyền chức to) về hưu.

3. Khái quát

Trong tiếng Việt có loại câu chất vấn để bác bỏ. Những câu trong bài thuộc loại chất vấn yếu tố phiếm định để tạo ra sự bác bỏ tuyệt đối. Những bạn rành các ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Ba Lan... liệu có thể dịch các câu 1-8 sang những ngôn ngữ đó theo phương thức hỏi các từ phiếm định “ớt nào?”, “sao mà...”, “tiền đâu...”, “lẽ nào”, “làm gì”, “thiếu gì”, “bao giờ”, “ai dám”... mà vẫn thể hiện được nội dung bác bỏ? Chất vấn để bác bỏ là một đặc thù của tiếng Việt, thể hiện cách tư duy độc đáo của người Việt.


NGUYỄN ĐỨC DÂN

Nguồn: tuoitre 27/11/2010
Hình: trên mạng

15/3/15

The Memory of Trees . Enya


Tối chú nhật ngồi nghe album nhạc của Enya. Tiếng nhạc thanh thoát nghe như vọng ra từ ngôi giáo đường chiều xuân năm nào khi ngồi bên ngoài đợi bạn.
Vẫn là cảm giác yên bình, ấm áp .. dù nhiều lúc như muốn ngợp trong một sự cảm động chẳng rõ nguồn cơn ..

Spring is here . sơn dầu của Volegov
I walk the maze of moments
But everywhere I turn to
Begins a new beginning
But never finds a finish
I walk to the horizon
And there I find another
It all seems so surprising
And then I find that I know

You go there you're gone forever
I go there I'll lose my way
If we stay here we're not together
Anywhere is

...

14/3/15

Tâm lý đám đông




Tâm Lý Học Đám Đông
Gustave Le Bon
Nguyễn Xuân Khánh dịch
nxb Tri Thức, H. 2006

Khánh Ly - Một Đời Việt Nam

Video ca nhạc do gia đình Khánh Ly thực hiện kỷ niệm 30 năm ca hát.
Ta sẽ gặp lại Khánh Ly qua các giai đoạn cuộc đời, do chính bà dẫn chuyện





12/3/15

La Playa, ghi ta thời gian tình chưa quên lãng (RFI)


Mời nghe Tuấn Thảo nói chuyện về bản nhạc La Playa
 (chương trình Tạp chí Văn hóa của RFI phát ngày 13/7/2013)





La Playa, ghi ta thời gian tình chưa quên lãng

Năm 2013 là thời điểm sinh nhật năm chẳn của khá nhiều ca khúc lừng danh quốc tế. Trong số những bài xưa nhất, có bài El Cóndor Pasa và bản tango El Choclo ra đời cách đây một thế kỷ. Nhạc phẩm Quién Será được ghi âm tại Mêhicô 60 năm về trước (1953). Một thập niên sau, đến lượt bài La Playa (Bãi biển) đi vòng quanh thế giới nhờ phiên bản dạo đàn ghi ta sáng tác vào năm 1963.

Phiên bản mới La Playa - Chayanne


Khúc đàn La Playa mang đậm ảnh hưởng của dòng nhạc La Tinh nhưng thật ra bản nhạc này lại do một nhà soạn nhạc người Bỉ tên là Jo Van Wetter viết vào năm 1963, tức cách đây vừa đúng nửa thế kỷ. Tác giả bài hát tên thật là Georges Joseph Van Wetter, sinh trưởng trong một gia đình gốc flamand, nhưng cha mẹ ông đến lập nghiệp tại vùng Wallonie chủ yếu nói tiếng Pháp ở Bỉ.

Tuy không xuất thân từ một gia đình có dòng máu nghệ sĩ, những từ thuở nhỏ ông đã có năng khiếu âm nhạc. Thời niên thiếu, dù chưa được đào tạo bài bản, nhưng Jo Van Wetter chịu khó tự học đàn. Ông tham gia vào khá nhiều ban nhạc trẻ chuyên đi diễn tại các liên hoan địa phương và chủ yếu chơi lại các ca khúc thịnh hành từ những năm 1940 đến thập niên 1950.



Đến khi trưởng thành, ông Jo Van Wetter dời nhà về thủ đô nước Bỉ, và bắt đầu học đàn ghi ta cổ điển tại Nhạc viện thành phố Bruxelles. Ông học cùng một lớp với tay đàn ghi ta Charles Danielli. Cả hai về sau này đều mở lớp dạy nhạc, trong số những học trò của họ có Philip Catherine, một trong những tay đàn ghi ta nhạc jazz lừng danh nhất nước Bỉ.

Công việc dạy đàn không đủ sống, cho nên Jo Van Wetter sau khi tốt nghiệp nhạc viện thủ đô, tham gia vào rất nhiều nhóm nhạc lớn nhỏ để kiếm tiền qua các vòng lưu diễn tại các quán nhạc hay vũ trường. Trong nhiều năm liền, ông chủ yếu đi biểu diễn với các dàn nhạc hoà tấu dưới sự điều khiển của Jean Omer và nhất là của nhạc trưởng Henri Segers. Bên cạnh đó, ông cũng thường xuyên xuất hiện trong khá nhiều dự án ghi âm của giới nghệ sĩ trẻ thời bấy giờ như Frédéric Rottier hay ban nhạc The Cousins.

Đầu những năm 1960, vào lúc mà phong trào nhạc trẻ rộ lên ở châu Âu, giới ca sĩ ‘‘nhí’’ hưởng ứng dòng nhạc rock đến từ Hoa Kỳ bằng cách chuyển dịch rồi ghi âm lại các ca khúc Anh Mỹ, thì Jo Van Wetter lại khám phá các làn điệu ghi ta đến từ đảo Hawai. Cùng với nhiều tác giả khác như Willy Albimoor, Hans Blum và Michael Thomas (Martin Böttcher), nhạc sĩ Jo Van Wetter soạn một số khúc đàn theo thể điệu này.

Cả nhóm lấy tên là ban nhạc The Waikikis, và tập nhạc mang tựa đề là Hawai Tattoo trở thành một trong những album ăn khách nhất vào năm 1961. Trong vòng nhiều tháng liên tục, album này thống lĩnh thị trường các nước Bỉ, Đức, Hà Lan và Luxembourg, để rồi sau đó chinh phục các thị trường Anh Quốc, Canada, Hoa Kỳ và Nam Mỹ.

Sự thành công này đáng lẽ ra sẽ còn vang dội hơn nữa, nếu như ban nhạc The Waikikis lên đường lưu diễn để quảng bá cho album của họ, cũng như cho những bước kế tiếp trong sự nghiệp. Thế nhưng, những bất đồng với nhà sản xuất (Horst Fuchs) buộc một số tác giả phải rút lui.

Tuy sau đó, có cho ra mắt nhiều album khác, nhưng The Waikikis chủ yếu ghi âm ở phòng thu thanh, thành viên hay tác giả có thể luân phiên thay đổi, nhưng thực chất không phải là một nhóm có đủ tầm vóc, cũng như tầm nhìn như ban nhạc người Anh The Shadows với khúc đàn kinh điển Apache đầu thập niên 1960.



Năm 1963, một trong những album ăn khách nhất thị trường quốc tế là tập nhạc cover của nữ danh ca người Mỹ Julie London, qua đó cô ghi âm lại hầu hết các bản nhạc tình La Tinh kinh điển phối theo điệu cool jazz. Khi được nghe album này, Jo Van Wetter mới ngẫu hứng sáng tác khúc đàn mà ông đặt tên là La Playa. Khúc nhạc này trở nên thịnh hành nhờ các bản hòa tấu, song tấu hay độc tấu Tây Ban Cầm (chẳng hạn như phiên bản của Claude Ciari).

Lúc đầu, ông định soạn khúc đàn này theo thể điệu bossa nova (ra đời vào năm 1958), vào lúc mà phong trào này đang trở nên cực thịnh tại các nước Âu Mỹ, sau thành công ngoạn mục của bài Manha de Carnaval, ca khúc chủ đề của bộ phim Orfeu Negro. Rốt cuộc, ông lại phối theo nhịp điệu rumba, nhưng với lối chơi đàn ghi ta thùng rất mộc, chứ không phối với một dàn nhạc theo kiểu nhạc khiêu vũ hay theo phong cách easy listening.



Tác giả người Pháp Pierre Barouh, nghe được khúc đàn La Playa khi anh vừa từ Brazil trở về Paris. Pierre Barouh là người sáng tác sau này nhạc phẩm Samba Sarava (1966) và hát ca khúc chủ đề của bộ phim Un Homme et Une Femme (Câu chuyện một người đàn ông và một người đàn bà) của đạo diễn Claude Lelouch, mà hầu hết mọi người chỉ nhớ mang máng câu hát mở đầu. Cảm thấy hứng thú, Pierre Barouh mới đặt lời ca tiếng Pháp cho giai điệu. Khúc đàn trở thành một bài hát và được ca sĩ Marie Laforêt ghi âm vào năm 1964.

Sau thành công của ca khúc tiếng Pháp, nhiều phiên bản chuyển dịch khác lần lượt ra đời, kể cả tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Còn trong tiếng Việt, bài La Playa có ít nhất hai lời. Bài này từng được tác giả Phạm Duy phóng tác thành nhạc phẩm Dòng sông quê cũ do nhiều nghệ sĩ như Ngọc Lan, Kiều Nga hay Thanh Lan ghi âm lại. Lời Việt thứ nhì, theo một số nguồn ghi chú, là của tác giả David Hà, có tựa đề là Biển vắng Thiên đàng.

Bài hát La Playa ăn khách đến nỗi người Brazil nghĩ rằng ca khúc A Praia bằng tiếng Bồ Đào Nha là một giai điệu của xứ họ. Còn tại Puerto Rico hay Nam Mỹ, không ai tin rằng La Playa trong nguyên tác là một khúc đàn của một tác giả người Bỉ gốc Hà Lan. Theo dòng đời năm tháng, tay đàn Jo Van Wetter đã chìm dần vào quên lãng nhưng khúc nhạc dịu dàng mà ông đã soạn lại trở nên bất hủ, vượt thời gian.

nguồn: RFI
hình: net


Solid Converter giúp đổi file pdf qua word


Hiện có rất nhiều phần mềm chuyển đổi file pdf qua word, có cả những trang web giúp chuyển đổi online. Nếu chỉ chuyển đổi một hai trang tài liệu thì có lẽ chuyển đổi online là tiện nhất. Các bạn có thể vào trang pdftoword.us và làm theo hướng dẫn.

Nhưng nếu cần chuyển đổi nhiều, một cuốn sách chẳng hạn, và trong tài tiệu ấy có nhiều bảng biểu thì tốt nhất là nên dùng Solid Converter PDF để có thể giữ lại được định dạng của tài liệu gốc.

Sau đây là hướng dẫn cài đặt Solid Converter PDF 8.2

1. download Solid Converter PDF 8.2.rar về máy tính theo link:
Solid-converter-pdf 8.2
2. giải nén bằng winrar hoặc 7-zip.
3. vào thư mục giải nén mở file huongdan.txt, làm theo hướng dẫn.

11/3/15

La Playa .


Nghe lại La Playa với tiếng đàn Claude Ciari



La Playa có nghĩa là bãi biển. Bản độc tấu dành cho guitar này nhạc sĩ người Bỉ Jo Van Wetter sáng tác năm 1963, Claude Ciari thu năm 1964. Và sau đó thì bản nhạc nổi tiếng khắp nơi, được rất nhiều người cover. Sau đây là danh thủ Fausti Papetti

10/3/15

Claude Ciari




Claude Ciari sinh năm 1944 tại Nice, Pháp. Chơi guitar từ 11 tuổi, đến 16 tuổi, chơi guitar solo trong nhóm rock "Les Champion". Dù không lâu sau Les Champion trở thành ban nhạc rock hàng đầu ở Pháp, năm 1964 Claude vẫn quyết định rời ban nhạc, bắt đầu sự nghiệp riêng của bản thân. Claude thu 1 album trong đó có bản rumba "La Playa" vừa nghe. Nhờ tiếng đàn của Claude, La Playa trở thành bản hit ở 45 nước, mở đầu một sự nghiệp lẫy lừng với vài triệu dĩa hát bán ra khi chỉ mới 20. Claude ở Pháp đến năm 1974, sau đó qua sống Tahiti. Ông thường đến Nhật biểu diễn, ở đó ông gặp cô người mẫu thời trang. Họ kết hôn và có 2 con. Năm 1985 ông quyết định lấy quốc tịch Nhật và định cư luôn tại đấy.

Cho đến nay Claude Ciari đã thu được 50 đĩa. Ngoài ra ông còn viết nhạc cho phim truyền hình, xuất hiện trong các chương trình trên TV và đài phát thanh, và có nhiều buổi trình diễn nhiều nơi trên thế giới.



Nghe thêm tiếng đàn Claude Ciari



-------------
ref: discogs.com
photo: net


Đầu xuân nói chuyện chữ nghĩa


Nguyễn Đức Dương

VỀ CÂU TỤC NGỮ “ĐÁNH NHAU CHIA GẠO, CHÀO NHAU ĂN CƠM"

Tình cờ tìm thấy một bài viết của PGS. TS Phạm Văn Tình trên LĐCT số 47 (ra năm 2009), bàn về câu tục ngữ [TN] vừa dẫn. Lấy làm thích thú với nội dung bài viết, tôi bèn photo ra dăm bản và đem chia sẻ cùng các cô bác, trong tổ hưu mình sinh hoạt.

[…] Đọc hết câu kết sau đây của tác giả (“[đây là] bài học của lẽ đời mà mỗi người cần phải học và học sao cho thấm”), một bác, có lẽ, là cao tuổi nhất tổ, liền lớn tiếng phán: “Nội dung câu TN này đâu có gì mà sao anh TS nọ lại đao to búa lớn thế nhỉ?”.

Nghe xong câu bình phẩm, một bác khác liền thêm: “Cụ nói chí phải! Đây chỉ là lời nhận xét bình thường về hai hiện tượng đối nghịch nhau (và chả có liên quan gì với nhau), nhưng rất hay gặp trong cuộc sống cơ cực, thiếu thốn mọi đường, tới độ cả hạt gạo cũng chả có đủ mà ăn, của bà con ta ở thôn quê thời trước mà thôi, chứ đâu phải là cái “lẽ nên theo khi chung sống cùng nhau trong làng, trong xóm”.

Cụ cao tuổi nhất lại tiếp: “Đúng thế đấy, cô ạ. Đây là câu cửa miệng của dân quê tôi, nên tôi biết rất rõ. Nội dung của nó chỉ giản dị như sau: “Đánh nhau là chuyện hay xảy ra khi chia gạo”. Bởi lối chia chác bằng bơ, bằng đấu của các bà, các cô vùng tôi chả mấy khi công bằng: bà này đong chặt, bà kia đong lơi; bà này thì gạt bằng tay, bà kia lại gạt bằng ống gạt. Lắm khi cùng một thúng gạo, cùng một bà đong, mà lần đầu được mười đấu, nhưng lần sau khảo lại chỉ còn có chín đấu sáu, bảy lẻ. Thế là cãi nhau om tỏi, rồi nóng gáy lên, họ túm tóc nhau, choãng nhau loạn xạ. Chung quy chỉ vì chuyện đong thiếu, đong điêu”…

Thấy cụ hăng lên, tôi vội ngắt lời: “Lỗi phép bác, thế còn vế sau thì nên hiểu thế nào, chưa thấy bác giảng”.

“À, mải chuyện quá, tôi quên khuấy đi đấy. Số là thế này: chẳng riêng gì quê tôi, mà khắp cả Bắc Bộ đều có thông lệ là khi đang ăn mà thấy có người đi qua, thì dù lạ, dù quen, cũng đều vội lên tiếng mời (rơi): “Mời ông [/bà/bác/cô/cậu/anh/chị] xơi cơm!”. Mà tiếng Việt mình thì anh còn lạ gì, “mời” cũng có nghĩa là “chào”; và hai chữ ấy, như anh biết đấy, rất thường đi đôi với nhau để tạo thành các cặp “mời chào”/ “chào mời”. Bởi thế, nội dung vế thứ hai chắc hẳn cũng nên được cắt nghĩa là: “Chào (= tức mời cơm) nhau là chuyện hay xảy ra khi ăn cơm”.

“À, trong bài còn có một chỗ chưa ổn nữa: tác giả cứ đinh ninh rằng những người mới đánh nhau lần trước/tuần trước/tháng trước thì dăm ba hôm sau/dăm ba tuần sau/ dăm ba tháng sau lại thổi cơm lên để mời nhau ăn. Nói cách khác, khi cắt nghĩa, tác giả cứ đinh ninh rằng hai vế trước sau của câu TN này phải gắn chặt với nhau. Nhưng trên câu chữ làm gì có chuyện ấy!”.

“Chắc còn phải nói thêm điều này nữa: vốn hiểu biết về vốn cổ dân tộc của cánh trẻ bây giờ hạn hẹp quá, nếu không nói là quá ít ỏi. Cho nên, tôi thấy họ hay nhiễu sự. Chẳng hạn, có ông GS gì đó đã giảng câu “Ăn khi đói; nói khi say” trong một cuốn từ điển gì đó mà thắng cháu nội tôi mới mượn về cho tôi đọc, như sau: “Chế người say rượu hay nói nhiều”. Nghe mà không sao nhịn được cười! Thế anh có biết câu ấy, hồi còn trai, tôi được bố tôi giảng cho như thế nào không? Cụ bảo nội dung của nó chỉ giản dị thế này: “Ăn là chuyện hay xảy ra khi bụng đói; nói là chuyện hay xảy ra khi đầu óc đã ngà ngà say”…

“Gút lại, tôi nghĩ câu “Đánh nhau chia gạo; chào nhau ăn cơm”, là câu còn chép thiếu hai chữ. Chứ lẽ ra nó phải là: “Đánh nhau khi chia gạo; chào nhau khi ăn cơm”.

*
Tôi chỉ xin chép ra đây những lời bình phẩm của các bác, các cô có tuổi trong tổ hưu mình đang sinh hoạt về câu TN ta đang bàn, để độc giả có thêm tư liệu mà chất chính. Còn kết luận thế nào, xin để người đọc tự rút ra.

9/3/15

Hành Phương Nam


Ngày xuân nghe Tôn Nữ Lệ Ba ngâm Hành Phương Nam



8/3/15

mẹ con

8/3, chúc mừng chị em
mời nghe nhạc và xem series hình mẹ con tuyệt đẹp





6/3/15

Mẹ con cùng tập Yoga


Xem bộ ảnh 2 mẹ con cùng tập Yoga do ông bố trẻ Nguyền Hoàng Hiển (sinh năm 1985, hiện đang là phóng viên kiêm nhiếp ảnh gia) thực hiện











nguồn ảnh: vietnam.net

4/3/15

Rằm Tháng Giêng

Rằm tháng giêng đọc lại bài thơ của Hồ Dzếnh sáng tác từ thời 194x,
nghe mấy bản tân nhạc và một trích đoạn chèo cho vui



Ngày xưa còn nhỏ, ngày xưa
Tôi đeo khánh bạc, lên chùa dâng nhang
Lòng vui quần áo xênh xang
Tay cầm hương, nến, đinh vàng mới mua
Chị tôi vào lễ trong chùa
Hai chàng trai trẻ khấn đùa hai bên:
"Lòng thành lễ vật đầu niên,
Cầu cho tiểu được ngoài giêng đắt chồng!"
Chị tôi phụng phịu má hồng
Vùng vằng suýt nữa quên bồng cả tôi
Tam quan, ngoài mái chị ngồi
Chị nghe đoán thẻ, chị cười luôn luôn
Quẻ thần, thánh mách mà khôn:
Số nàng chồng đắt, mà con cũng nhiều.
Chị tôi nay đã xế chiều
Chắc còn nhớ mãi những điều chị mơ
Hằng năm tôi đi lễ chùa
Chuông vàng, khánh bạc ngày xưa vẫn còn
Chỉ hơi thấy vắng trong hồn
Ít nhiều hương phấn khi còn ngây thơ
Chân đi, đếm tiếng chuông chùa
Tôi ngờ năm tháng thời xưa trở về...


Hồ Dzếnh

3/3/15

Chương trình và sách giáo khoa môn Văn bậc trung học ở miền Nam trước năm 1975


PGS.TS. Nguyễn Công Lý
Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG TP. HCM

1. Giới thiệu về chương trình khung môn Văn bậc trung học ở miền Nam trước 1975

1.1. Tên gọi môn học

Trong chương trình Trung học đệ nhất và đệ nhị cấp (nay là Trung học cơ sở và Trung học phổ thông) ở miền Nam trước năm 1975 thì tên môn học là Quốc văn, nhưng các soạn giả khi biên soạn sách giáo khoa thì ghi là Quốc văn hay Quốc văn độc bản như bộ sách của Trần Trọng San; Việt văn như bộ sách của Võ Thu Tịnh; Giảng văn như bộ sách của Đỗ Văn Tú và bộ sách của Thậm Thệ Hà (một số quyển có sự cộng tác của Xuân Tước và Bằng Giang); Việt Nam thi văn trích giảng như sách của Tạ Ký.

2/3/15

Nhạc sĩ Đức Quỳnh . Trả lại anh


Bài thơ Thoi Tơ in trong tập Lỡ Bước Sang Ngang của Nguyễn Bính

Em lo gì trời gió,
Em sợ gì trời mưa,
Em buồn gì mùa hạ,
Em tiếc gì mùa thu.

Em cứ yêu đời đi!
Yêu đời như thưở nhỏ.
Rồi để anh làm thơ
Và để em dệt lụa.

Lụa dệt xong may áo,
Áo anh và áo em.
May áo nếu lụa thiếu,
Xe tơ em dệt thêm.

Thơ làm xong anh đọc.
Bên anh em lắng nghe.
Và để lòng thổn thức,
Theo vần âu yếm kia.

Mộng đẹp theo ngày tháng,
Đi êm đềm như mơ.
Khác nào trên khung cửi,
Qua lại chiếc thoi tơ …


Đức Quỳnh phổ nhạc bài thơ thành ca khúc cùng tên năm 1950, ca sĩ Mộc Lan thu âm lần đầu năm 1952. Tính thứ tự thì đây là bài thơ thứ ba của Nguyễn Bính được phổ nhạc - sau Cô Hái Mơ (Phạm Duy, 1942) và Cô Lái Đò (Nguyễn Đình Phúc, 1944).