28/2/14

Thử lý giải những sai sót .. 2 (Hoàng Tuấn Công)

Tôi không có cuốn sách nào của Nguyễn Lân, nhưng từ nhiều năm trước đọc trên KTNN bài của An Chi, rồi sau đó đọc trên Talawas bài của Lê Mạnh Chiến viết về hai cuốn sách của ông Từ Điển Từ và Ngữ Việt NamTừ Điên Thành Ngữ và Tục Ngữ Việt Nam tôi thực sự bất ngờ. Một vị GS có 8 người con, tất cả đều là GS/Phó GS Tiến Sĩ nổi tiếng, đến đời cháu cũng đã xuất hiện những người mà có lẻ sau này sẽ nổi danh ko kém cha chú của họ. Một người như thế hẳn tài năng, tư cách ko còn gì phải nghi ngờ. Thế nhưng đọc những trích dẫn minh chứng từ các bài báo trên không thể nghĩ khác hơn - rằng ông cụ liều lĩnh quá, bước vào một lĩnh vực mà mình hoàn toàn chưa có những kiến thức cơ sở cần thiết. Tôi cũng từng băn khoăn thử lí giải cho những sai lầm có một ko hai này. Ông hẳn là người thông minh và chăm chỉ. Đổ thủ khoa vào trường CĐSP Đông Dương. Ra trường đi dạy, với sự tận tâm, gương mẫu ông được trọng, nể rồi được cấp trên cất nhắc lên những cương vị cao. Phải chăng điều này ngăn cản những phản hồi thẳng thắn về những điều ông nói, viết vượt quá tầm của mình. Tiếng tăm ông càng lớn, người ta càng ko dại gì đụng chạm, chỉ có khen. Thông minh thì trời cho, nhưng kiến thức thì phải học tập, tài năng thì phải trui rèn. Chỉ nghe khen, ông cụ hiền ành tưởng thật, mất cảnh giác, tin mình luôn đúng nên cứ thế mà làm, chẳng thèm học tập hay trui rèn gì cho mất thì giờ ..

Ông cụ mất rồi, nhắc lại chả phải muốn bới chuyện. Chỉ là những sai lầm của ông cụ thật vô tiên khoáng hậu - tin chắc ngày nay có vị nào uy tín cỡ gì mà viết  sai thì hôm trước hôm sau đã được lên phây ngay  . Các nhà chuyên môn phân tích trường hợp ông cụ vì trách nhiệm  học thuật. Đọc những phân tích này người đọc bình thường hiểu thêm nhiều điều, đặc biệt về mảng từ Hán Việt, nếu ko tận dụng dịp hiếm có thì thật đáng tiếc. Tôi xin phép cop loạt bài của Hoàng Tuấn Công về lưu lại đây là từ ý này.


Thử lý giải những sai sót để đời của Nhà biên soạn từ điển - GS Nguyễn Lân
Hoàng Tuấn Công


"Học giả hoặc nhà văn, dù đã quá cố, vẫn phải vĩnh viễn chịu trách nhiệm về những gì họ đã viết"
(An Chi)

Kỳ 1: Thiếu Phương pháp luận
Kỳ 2 Thiếu kiến thức cơ sở ngôn ngữ học

27/2/14

Thinking of You - Kitaro

Kitaro giải thích từ You trong tựa đề album nổi tiếng của mình - đấy là những người thân yêu của tôi, đang ở bên cạnh hay cách xa. Tôi muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình với từng người, thông qua âm nhạc.

Lắng nghe giai điệu và ngắm nhìn thêm những phong cảnh hiện ra trên clip có lẻ dễ dàng đồng ý với nhận định của ai đó, rằng Thinking Of You là một bức tranh bằng âm nhạc tuyệt vời mô tả vẻ đẹp huyền diệu của thiên nhiên. Mười bản nhạc như những sợi tơ dệt nên tấm thảm đầy màu sắc khắc họa một cách tinh tế những đổi thay của từng khoảng khắc ánh sáng và cảnh vật thiên nhiên xung quanh. Với Thinking of You phải chăng Kitaro muốn nhắc lại với mọi người điều ông từng phát biểu trước đó: Hãy sống gần gũi thiên nhiên và ta sẽ khám phá ra niềm vui của cuộc sống.

Một đặc điểm nổi bật trong nhạc của Kitaro là tiếng sáo. Khi lanh lảnh thanh thoát, khi nhẹ nhàng man mác, khi trầm đục âm u .. tạo nên cảm giác mơ hồ huyền bí, lúc như gần gũi bên mình, lúc như xa cách vời vợi, lúc hồn nhiên tự tại, lãng đãng tiêu dao, lúc trầm mặc u uẩn chơi vơi một nỗi nhớ .. nhưng cuối cùng thì sau khi nghe nhạc Kitaro bao giờ cũng là cảm giác an ủi sẻ chia. Những đặc điểm này thể hiện rất rõ trong Thinking of You, album đã được cup vàng Grammy 2000 cho thể loại nhạc New Age. Mời nghe

Thử lý giải những sai sót .. (Hoàng Tuấn Công)

Tôi không có cuốn sách nào của Nguyễn Lân, nhưng từ nhiều năm trước đọc trên KTNN bài của An Chi, rồi sau đó đọc trên Talawas bài của Lê Mạnh Chiến viết về hai cuốn sách của ông Từ Điển Từ và Ngữ Việt NamTừ Điên Thành Ngữ và Tục Ngữ Việt Nam tôi thực sự bất ngờ. Một vị GS có 8 người con, tất cả đều là GS/Phó GS Tiến Sĩ nổi tiếng, đến đời cháu cũng đã xuất hiện những người mà có lẻ sau này sẽ nổi danh ko kém cha chú của họ. Một người như thế hẳn tài năng, tư cách ko còn gì phải nghi ngờ. Thế nhưng đọc những trích dẫn minh chứng từ các bài báo trên không thể nghĩ khác hơn - rằng ông cụ liều lĩnh quá, bước vào một lĩnh vực mà mình hoàn toàn chưa có những kiến thức cơ sở cần thiết. Tôi cũng từng băn khoăn thử lí giải cho những sai lầm có một ko hai này. Ông hẳn là người thông minh và chăm chỉ. Đổ thủ khoa vào trường CĐSP Đông Dương. Ra trường đi dạy, với sự tận tâm, gương mẫu ông được trọng, nể được cấp trên cất nhắc lên những cương vị quan trọng. Phải chăng điều này ngăn cản những phản hồi thẳng thắn về những điều ông nói, ông viết vượt quá tầm của mình. Tiếng tăm ông càng lớn, người ta càng ko dại gì đụng chạm, chỉ có khen. Thông minh thì trời cho, nhưng kiến thức thì phải học tập, tài năng thì phải trui rèn. Chỉ nghe khen, ông cụ hiền ành tưởng thật, mất cảnh giác, tin mình luôn đúng nên cứ thế mà làm, chẳng thèm học tập hay trui rèn gì cho mất thì giờ ..

Ông cụ mất rồi, nhắc lại chả phải muốn bới chuyện. Chỉ là những sai lầm của ông cụ thật vô tiên khoáng hậu - tin chắc ngày nay có vị nào uy tín cỡ gì mà viết  sai thì hôm trước hôm sau đã được lên phây ngay  . Các nhà chuyên môn phân tích trường hợp ông cụ vì trách nhiệm với nền học thuật nước nhà. Những phân tích giúp ta hiểu thêm nhiều điều, đặc biệt về mảng từ Hán Việt, nếu ko tận dụng thì thật đáng tiếc. Tôi xin phép cop loạt bài của Hoàng Tuấn Công về lưu lại đây là từ ý này.


Thử lý giải những sai sót để đời của Nhà biên soạn từ điển - GS Nguyễn Lân
Hoàng Tuấn Công


"Học giả hoặc nhà văn, dù đã quá cố, vẫn phải vĩnh viễn chịu trách nhiệm về những gì họ đã viết"
(An Chi)

Kỳ 1 Phương pháp luận

Phương pháp luận là gì ? "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" đồ sộ, dày hơn hai ngàn trang của GS Nguyễn Lân không ghi nhận khái niệm này. Chúng ta không thể biết chính xác GS Nguyễn Lân "đãng trí", hay đối với Nhà biên soạn từ điển nổi tiếng Việt Nam, thực tế không có cái gọi là phương pháp luận. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến những sai sót để đời của GS Nguyễn Lân trong các cuốn từ điển lại chính là phương pháp luận. GS Nguyễn Lân thiếu phương pháp luận đúng đắn để tiếp cận và giải quyết vấn đề.

Phương pháp luận hiểu đơn giản, ngắn gọn là tổng thể những phương pháp nghiên cứu, vận dụng trong  khoa học nói chung. Khi GS Nguyễn Lân biên soạn từ điển nghĩa là đang bước vào địa hạt ngôn ngữ học, từ điển học, thành ngữ, tục ngữ học... Công việc này thành công hay không, phụ thuộc vào phương pháp luận mà GS vận dụng. Và kết quả cuối cùng chính là thước đo cho phương pháp luận của soạn giả.

Nhìn lại phần lớn những sai lầm mang tính hệ thống của GS Nguyễn Lân, có vẻ như phương pháp tiếp cận thành ngữ, tục ngữ của GS Nguyễn Lân là không áp dụng phương pháp nào cả. Nói đúng hơn là Nhà biên soạn từ điển dùng "phương pháp luận phỏng đoán", gọi theo ngôn ngữ thường ngày là "đoán mò" ! Nhận xét này có vẻ như một sự mạo phạm tới bậc thầy ngôn ngữ học. Tuy nhiên, nếu đánh giá, nhìn nhận cụ thể những sai lầm của GS Nguyễn Lân, bạn đọc sẽ thấy, chúng tôi đã gọi đúng tên bản chất vấn đề. Và "phương pháp đặc biệt" này được GS Nguyễn Lân áp dụng khá triệt để trong cả 3 cuốn từ điển "Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam", “Từ điển từ và ngữ Hán Việt”và “Từ điển từ và ngữ Việt Nam”.

Thành ngữ, tục ngữ có quy luật cấu trúc, nguyên tắc ngữ pháp trong cách đặt câu và ngữ nghĩa của dân gian. Bởi vậy, dù ngắn hay dài, dù đầy đủ hay đã bị tỉnh lược, thành ngữ, tục ngữ vẫn giữ được cốt lõi vấn đề, giúp người ta nhận ra những thông điệp dân gian gửi gắm. Mặt khác, thành ngữ, tục ngữ có nhiều kiểu cấu trúc ngữ pháp, dùng nhiều thủ pháp nghệ thuật để biểu đạt nhiều góc cạnh ngữ nghĩa. Bởi vậy, trong tay người nghiên cứu phải có cả "chùm chìa khóa" phương pháp luận. Thông qua việc phân loại, xác định cấu trúc, ngữ nghĩa của từng câu mà dùng chìa nào để mở. Tuy nhiên, với GS Nguyễn Lân, dường như thành ngữ, tục ngữ chỉ là những câu nói nôm na, những tập hợp từ lộn xộn. Bởi thế soạn giả đã tùy tiện thay đổi, gán ghép và cuối cùng là phỏng đoán, suy diễn nội dung, cách hiểu theo ý chủ quan của mình, bất chấp “quy luật muôn đời” dân gian đã tổng kết:

- Câu "Áo cứ tràng, làng cứ xã". "Tràng" từ cổ nghĩa là cái cổ áo. Câu này được diễn giải: cổ áo là bộ phận quan trọng nhất của chiếc áo, cũng giống như xã (trưởng) là người đứng đầu, cấp cao nhất của làng. Muốn nắm cái áo, cứ cổ áo mà cầm; muốn quản lý được làng, cứ ông xã (trưởng) mà nắm. Do không hiểu "tràng" là cái gì nên GS đổi thành "Áo cứ chàng, làng cứ xã" và cho rằng "chàng" ở đây là chàng trai, người chồng. Ý là: việc giặt giũ, vá may quần áo cứ để cho chồng làm nên gọi "áo cứ chàng"; việc của làng cứ ý vào ông xã (trưởng) nên gọi “làng cứ xã”, rồi giải thích: "Nói tính ỷ lại của người đàn bà, cũng như tính ỷ lại của người dân trong thôn xóm, không thấy được vai trò làm chủ của mình". Như thế, GS đã bất chấp quy luật cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa dân gian trong câu tục ngữ, biến chàng (trai) thành một bộ phận của cái áo. Rốt cuộc, câu tục ngữ đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu lại bị GS đoán là tính ỷ lại của người đàn bà và người dân trong thôn xóm. (Xin xem bài "Tràng hay chàng, vạt áo hay cổ áo" trên Blog tuancongthuphong).

- Câu tục ngữ "Mài mực ru con, mài son đánh giặc" đúc kết kinh nghiệm mài mực (Tàu) và mài son: Mài mực phải nhẹ nhàng như ru con; mài son phải mạnh mẽ như đánh giặc. Do không hiểu thủ pháp so sánh, ẩn dụ đặc biệt của dân gian, GS đành đoán liều, bất chấp sự vô lý trong cách giảng giải: "Nói các ông đồ ngày xưa ngày thường ngồi dạy học đồng thời giúp vợ làm việc vặt trong nhà, nhưng khi có giặc thì tham gia phục vụ quân sự" (!)

- Tương tự, câu "Hay ăn nhà bếp, chóng chết quản voi". (Dị bản: No ăn nhà bếp, chóng chết quản voi). Câu tục ngữ này có hai vế đối xứng, cấu trúc từ theo kiểu tiểu đối: "Hay ăn" (tính từ) đi với "chóng chết" (tính từ); "nhà bếp" (danh từ chỉ nghề nghiệp) đi với "quản voi"(danh từ chỉ nghề nghiệp) bị GS Nguyễn Lân đổi thành "Hay ăn vào bếp, chóng chết quản voi". Thế là "vào bếp" (động từ) bị đem đối với "quản voi" (danh từ). Rốt cuộc chính GS Nguyễn Lân trở nên lúng túng khi nhận thấy sự vô lý của nó và thắc mắc: “Hai việc này không ăn khớp với nhau”. Nhưng có lẽ GS liên tưởng tới câu “Muốn ăn thì lăn vào bếp” nên phỏng đoán, giải thích bừa: "Hay ăn vào bếp, chóng chết quản voi" (Quản một con voi dữ thì nguy hiểm) Hai việc này không ăn khớp với nhau, nhưng chỉ có nghĩa là tự mình làm lấy mà ăn là một chuyện tất nhiên".Thế nhưng câu tục ngữ đang xét được hiểu tương tự như câu “Giàu thủ kho, no nhà bếp”. Nhà bếp thì hay được ăn (vì trực tiếp nấu ra đồ ăn thức uống); Quản voi thì dễ gặp nguy hiểm (vì có thể bị voi quật chết bất cứ lúc nào). Nghĩa bóng: Ai gắn bó với nghề nào thì được hưởng lợi trước tiên hoặc cũng bị nguy hiểm trước tiên từ nghề đó. (Có câu “Sinh nghề, tử nghiệp” là vậy).

-Câu "Vịt già, gà tơ" thuộc loại tục ngữ có cấu trúc đối sánh: Vịt với gà; già với tơ (non). Nhưng vì không xét đến quy luật cấu trúc câu, từ của dân gian là gì nên GS sẵn sàng để già (chỉ mức độ già, non) đối với to (chỉ khối lượng to, nhỏ). Rồi giải thích: "Vịt già, gà to Ý nói vịt già thì ăn được, còn gà thì phải to béo, chứ gà già thì thịt dai".Cách giải thích này trở nên vô lý bởi gà "to béo" đâu có nghĩa là gà tơ, thịt không dai ? Ngược lại, con gà "to béo" hoàn toàn có thể là con gà già, đã đẻ nhiều lứa, thịt dai.

-Hoặc câu “Màn hoa lại trải chiếu hoa, bát ngà lại phải chiếu ngà mâm son": Tả cái cảnh xa hoa của gia đình giàu sang ngày trước”. Nếu như GS Nguyễn Lân có phương pháp tiếp cận, tôn trọngnguyên tắc đặt câu, biểu đạt ngữ nghĩa của dân gian, GS đã chẳng đưa ra một dị bản sai, lủng củng, trùng lặp đến vậy. Ví như vế đầu đã có “chiếu hoa”, vế sau không nhắc lại “chiếu ngà” nữa mà phải đũa ngà.(Mà thực tế cũng không có chiếu nào gọi là “chiếu ngà”). Không phải “bát ngà” mà là bát ngọc. Bát ngọc đi với đũa ngà đặt trên mâm son mới đúng. (Màn đi với chiếu, bát đi với đũa). Bỗng dưng cho bát đi với chiếu: “bát ngà lại phải chiếu ngà mâm son” là tùy tiện. Câu Màn hoa lại phải chiếu hoa, Bát ngọc lại phải đũa ngà mâm son, ý nói: cái đẹp phải tương xứng, hài hoà, đồng bộ. Nói như Giáo sư: “tả cảnh xa hoa của gia đình giàu sang ngày trước” là thiếu căn cứ và lạc đề.

Sai lầm ở dạng chép sai hình thức thành ngữ, tục ngữ rồi đoán mò, suy diễn thành ngữ, tục ngữ theo ý chủ quan chiếm một phần lớn và rất nghiêm trọng trong "Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam" của GS Nguyễn Lân (xin xem lại các kỳ Dĩ hư truyền hư")

Đối với cuốn "Từ điển từ và ngữ Hán Việt", “Từ điển từ và ngữ Việt Nam”  GS Nguyễn Lân vẫn “tâm đắc” với phương pháp “xem voi” để giải nghĩa từ nguyên. Kết quả là "trật" nhiều hơn "trúng". Xin lấy vài ba ví dụ trong hàng trăm trường hợp "đoán trật" khi giải nghĩa từ nguyên của GS Nguyễn Lân (phần gạch đầu dòng là của GS Nguyễn Lân):

- Đèn huỳnh quang (Huỳnh: đom đóm; quang: ánh sáng).
Chữ “huỳnh” (煌)ở đây chính là cách đọc chệch của chữ hoàngdo kiêng húy (chúa Nguyễn Hoàng). Chữ "huỳnh" (hoàng 煌) do bộ hỏa (火) ghi nghĩa và chữ "huỳnh" (hoàng-皇 ghi âm) nghĩa là sáng sủa, sáng rực (ví dụ như huy hoàng 輝 煌). Còn chữ "huỳnh" (hoàng) với nghĩa đom đóm lại có tự dạng là 螢 (có bộ trùng 虫 ghi nghĩa). Có lẽ do đèn huỳnh quang có ánh sáng trắng giống ánh sáng trắng xanh của con đom đóm, nên GS đoán rằng chữ “huỳnh” này có nghĩa là “đom đóm”chăng ?

- Bắc thần (bắc: phương bắc; thần: tinh thần) Ngôi sao sáng nhất trong chùm sao tiểu hùng tinh, giúp người ta xác định hướng chính bắc.
Chữ thần (辰) ở đây chỉ chung mặt trời, trăng, sao. Chữ thần (辰)này khi đọc là thìn lại có nghĩa là rồng - chi thứ năm trong thập nhị chi.Còn chữ thần trong tinh thần có tự dạng là (神), không liên quan gì đến bắc thần (北辰).

- Thủy tạ (tạ: ngôi nhà xinh) Ngôi nhà xây trên mặt nước để làm nơi giải trí: Nhà thủy tạ ở Hồ Tây.
Chữ “tạ” (榭) trong thủy tạ có nghĩa là “cái đài có nhà ở”. Nhưng phải chăng do soạn giả ngắm nhà thủy tạ ở Hồ Tây thấy nó xinh xắn quá nên đoán rằng chữ tạ ở đây (có lẽ) nghĩa là ngôi nhà xinh (!?)
Nếu không phải là GS Nguyễn Lân “đoán mò”, tại sao chữ với nghĩa vốn rành rành ra đó lại "trật lất hết trơn", "Râu ông nọ cắm cằm bà kia” như vậy ? (Xin xem lại bài "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" mục chữ cái nào cũng có sai sót" của Hoàng Tuấn Công trên blog tuancongthuphong)

Cũng vì sai lầm trong phương pháp luận mà GS Nguyễn Lân chủ trương giải thích từ nguyên một cách triệt để. Đến mức, GS tìm nghĩa từ nguyên cho cả những từ vay mượn ghi âm Hán Việt. Ví dụ: “Câu lạc bộ (Câu: đều; lạc: vui; bộ: bộ phận - Do từ Anh club phiên âm ra tiếng Trung Quốc” (“Từ điển từ và ngữ Việt Nam”). Đã là từ phiên âm tiếng Anh thì từng từ đơn lẻ chỉ làm nhiệm vụ ghi âm chứ không ghi nghĩa. Việc giải nghĩa từng từ như trên là hoàn toàn sai về phương pháp luận. Bởi thế cái sai kiểu này của GS Nguyễn Lân mang tính hệ thống. Ta còn gặp một số từ phiên âm khác được GS Nguyễn Lân đem ra “giải nghĩa từ nguyên” như: bồ đề, nha phiến, bạch phiến....

Kiến thức, hiểu biết thấu đáo sẽ giúp soạn giả tìm ra phương pháp luận. Và phương pháp luận đúng đắn sẽ giúp soạn giả sử dụng hiệu quả kiến thức, hiểu biết. Nhưng có phương pháp luận trong tay mà thiếu kiến thức vẫn thất bại như thường. Bằng chứng là trong "Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam", GS Nguyễn Lân cũng đưa ra tiêu chí xác định, nhận diện thành ngữ: "Thành ngữ là những cụm từ cố định dùng để diễn đạt một khái niệm". Thế nhưng, do quan niệm đơn giản, máy móc rằng "thành ngữ là những cụm từ dùng để diễn đạt một khái niệm" nên GS Nguyễn Lân thu thập cơ man những cụm từ, thuật ngữ kinh tế, chính trị, ngoại giao, thể thao,...những danh từ, tổ hợp danh từ, quán ngữ...để đưa vào từ điển làm "thành ngữ tục ngữ". Như:  Cách mạng xanh; Chạy đua vũ trang, Chiến tranh cân não; Chiến tranh chớp nhoáng; Chiến tranh lạnh; Chiến tranh tâm lý, Lãnh sự tài phán; Đấu vòng tròn; Khủng bố trắng; Khăn chữ nhất; Khăn đầu rìu;Khăn mỏ quạ; Khăn quàng đỏ; Khăn vành dây; Không chán mắt;Không chê được; Không tài gì; Không thể nào; Rất chi là; Rinh tùng rinh; Lễ lại mặt; Tuổi dậy thì,... (xin xem lại bài Dĩ hư truyền hư kỳ cuối).

Về hình thức, thành ngữ là một cụm từ, chưa phải là một câu như tục ngữ. Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nói đến. Tuy nhiên, cần hiểu thêm: thành ngữ không phải là cụm từ bình thường mà là một cụm từ đặc biệt, có kết cấu chặt chẽ, tính khái quát, so sánh, gợi tả cao và đầy ẩn ý. Bởi thế, khái niệm mà thành ngữ diễn đạt cũng không phải là khái niệm bình thường mà là khái niệm đặc biệt. Nói cách khác, khái niệm mà thành ngữ nói đến không phải “khái niệm chết" chỉ để gọi tên sự vật hiện tượng nào đó mà có nghĩa hàm ẩn, nghĩa suy ra từ nghĩa đen của cụm từ được gọi là thành ngữ. Ví dụ câu "Ếch ngồi đáy giếng". Nội dung, khái niệm thành ngữ nói đến không dừng ở nghĩa đen con ếch ngồi ở dưới đáy giếng mà nhằm so sánh, ám chỉ một người hiểu biết nông cạn, hạn chế, nên nhận thức sai về sự vật xung quanh. Trong khi cũng là cụm từ, cũng nhằm diễn đạt một khái niệm với lối ấn dụ, so sánh, nhưng "Chiến tranh lạnh" hay "Cách mạng xanh" mà GS Nguyễn Lân đưa ra không được xem là thành ngữ. Bởi nội dung cụm từ này chỉ dừng ở việc gọi tên một dạng chiến tranh, một kiểu cách mạng trong nông nghiệp. Hoặc Khăn chữ nhất, Khăn đầu rìu, Khăn mỏ quạ ngoài ý nghĩa gọi tên các loại khăn theo hình dáng của nó thì các cụm từ này không mang nghĩa hàm ẩn nào khác. Hay Không chán mắt, Không chê được; Không tài gì; Không thể nào...các nhà nghiên cứu xếp vạo loại “quán ngữ” (từ quen dùng) chứ không phải thành ngữ.

Trong “Đôi lời tâm sự thay lời tựa” của sách “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” GS Nguyễn Lân viết: “Nhận thấy rằng sinh viên và học sinh các trường không có một từ điển tiếng Việt nào để tra cứu, một số chúng tôi đã quyết định cùng họp lại để giải quyết sự thiếu thốn ấy. Vì thế năm 1969, quyển Từ điển tiếng Việt đầu tiên của chế độ ta đã được ra mắt bạn đọc”. Từ điển là khoa học. Bởi thế, dù được biên soạn bởi ai, dưới chế độ nào đều phải đảm bảo tính khoa học, khách quan. Không rõ GS Nguyễn Lân quan niệm từ điển “của chế độ ta” khác những gì với từ điển của những chế độ trước đó ? Ví như “Việt Nam tự điển” của Hội Khai Trí Tiến Đức xuất bản năm 1931 đến bây giờ vẫn là công cụ hữu ích của các nhà nghiên cứu. Trong đó, chúng ta tìm thấy dấu ấn lịch sử của ngôn ngữ mà không thấy dấu ấn, bàn tay của chế độ thực dân phong kiến. Ở một khía cạnh nào đó, dường như GS Nguyễn Lân bị quan điểm giai cấp chi phối công việc của người làm khoa học. Ví như dân gian có tư duy, nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng theo kiểu của dân gian. Tư duy đó tiến bộ, khoa học hay hạn chế đều mang dấu ấn lịch sử của quá trình nhận thức thế giới tự nhiên và mối quan hệ xã hội. Nhiệm vụ của người làm từ điển là tập hợp và giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, cách hiểu, cách dùng thành ngữ, tục ngữ dân gian một cách khách quan, đúng như nó vốn được đúc kết, được hiểu, được dùng trong thực tế. Thế nhưng, GS Nguyễn Lân lại vi phạm nguyên tắc khách quan, khoa học đó khi đứng trên quan điểm giai cấp, cá nhân cực đoan, đả phá, phản đối nội dung nhiều câu thành ngữ, tục ngữ:

Đắng cay cũng thể ruột rà, ngọt ngào cho lắm cũng là người dưng Quan niệm cũ kỹ cho rằng người có họ với mình, dù ăn ở không tốt, cũng hơn là ngừơi dưng tử tế với mình.
Máu loãng còn hơn nước lã Quan niệm cũ cho rằng dù là họ hàng xa cũng còn hơn người dưng.
Máu mủ chẳng thương, thương thiên hạ hàng xứ Lời trách móc theo quan niệm cũ cho rằng có họ hàng với nhau thì phải đùm bọc, thương yêu hơn là đối với người dưng.

Ba câu trên khuyên người ta phải biết yêu thương người thân, máu mủ, ruột thịt; đề cao tình cảm huyết thống, dòng tộc. Điều đó không có gì là xấu, là “quan niệm cũ kỹ”. Bởi “Gia đình là tế bào của xã hội”, con người trước tiên phải ý thức được tình cảm máu mủ, ruột thịt, phải biết yêu thương ông bà, cha mẹ mới có thể yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí. Rộng hơn nữa là ý thức đồng bào, dân tộc rất đáng được trân trọng. Và thương yêu người thân không có nghĩa ghét bỏ người dưng. Người trong một nước thương yêu nhau không có nghĩa là ghét bỏ nhân loại. Như câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Vậy GS nghĩ sao ?

Với GS, tất cả những gì dính dáng tới xã hội cũ, phong kiến, quan lại, đàn ông đều là xấu xa, đều là cũ kỹ, lạc hậu. Ngược lại, những cái thuộc về ngày nay đều muôn phần tốt đẹp:

- Bạc thì dân, bất nhân thì lính. Lời phàn nàn của bọn quan lạitrong chế độ phong kiến, khi người ta đối xử không hậu hĩ với chúng.
- Mẹ chồng không ai nói tốt nàng dâu Đó là hiện tượng khá phổ biến trong xã hội cũ, nhưng ngày nay trái lại, nhiều khi mẹ chồng yêu con dâu như con đẻ của mình.
- Tài trai lấy năm lấy bảy, gái chính chuyên chỉ  lấy một chồng Luận điệu ích kỷ của bọn đàn ông trong chế độ phong kiến.
- Trai làm nên, năm thê bảy thiếp; gái làm nên thủ tiết thờ chồng Nói lên cái tính ích kỷ của bọn đàn ông trong chế độ đa thê thời phong kiến.
- Mấy đời gỗ mục đóng nên thuyền rồng ý nói Bản chất xấu thì không thể trở nên người tốt. Tuy nhiên trong xã hội ta, nhiều người xấu được cải tạo cũng trở nên tốt.

Đọc những lời trên, chúng ta có cảm giác GS Nguyễn Lân đang lên lớp trong một tiết học có nội dung chống đế quốc phong kiến chứ không phải đang làm từ điển. Mặt khác, cách phê phán của GS cũng không đúng. Ví dụ câu "Mấy đời gỗ mục đóng nên thuyền rồng" tục ngữ không nói đến việc "bản chất xấu không thể cải tạo thành người tốt", mà ý nói vật cũ nát, tầm thường thì không thể sử dụng vào việc lớn. Điều này có thực tế nghĩa đen và rất biện chứng. Thế nên sách Luận ngữ ra đời cách nay hàng ngàn năm đã viết: “Hủ mộc bất khả điêu dã, phấn thổ chi tường bất khả ô dã” Nghĩa là: Gỗ mục không thể chạm khắc, vách đất không thể tô vẽ (Luận ngữ - Công Dã Tràng).

Thậm chí GS Nguyễn Lân còn đứng trên quan điểm duy vật biện chứng của triết học Mác-Lê nin để áp đặt cho tư duy dân gian và phê phán nội dung nhiều câu thành ngữ, tục ngữ. Ví dụ câu: “Dương làm sao, âm làm vậy” phần nào thể hiện tín ngưỡng, tôn giáo, thế giới quan của người xưa, đã không được GS giải thích, ngược lại bị “sổ toẹt” bằng một câu: “lời tin nhảm của kẻ mê tín” !

Thực tế, dù làm nghề đào đất cũng phải nắm được thân đất mình đào là đất sét hay đất cát, đất sỏi đá hay đất tơi xốp, rồi mới tính chuyện nên sử dụng mai, thuổng, hay xẻng, xà beng để đào cho hiệu quả. Thật khó cho GS Nguyễn Lân bởi một khi chưa có hiểu biết cần thiết về cơ sở ngôn ngữ học nói chung và thành ngữ tục ngữ nói riêng làm sao có thể nói đến việc lựa chọn phương pháp tiếp cận nào cho đúng ? Những sai lầm mang tính hệ thống trong các sách từ điển do GS Nguyễn Lân biên soạn có nguyên nhân chủ quan và khách quan. Phương pháp luận chỉ là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại của GS Nguyễn Lân ở lĩnh vực biên soạn từ điển.


Wind and wave - tiếng sáo Kitaro

Kirato chơi sáo trông cứ như Đông Tà Hoàng Dược Sư ..

Wind and Wave


Nghe tiếp Matsuri với Kitaro và 12 cô gái xinh đẹp



Aura



26/2/14

Trăng sáng quê tôi - Đinh Thìn

Nghe lại Lý Hoài Nam với tiếng sáo Đinh Thìn



25/2/14

Gheorghe Zamfir bậc thầy sáo pan

Gheorghe Zamfir nghệ sĩ sáo pan người Rumani sinh ngày 06/4 /1941. Dù ban đầu thích trở thành một nghệ sĩ chơi phong cầm, lúc 14 tuổi Zamfir lại theo học sáo pan tại Bucharest. Ông được công chúng phương Tây biết đến nhờ nhà Dân tộc nhạc học Thụy Sĩ Marcel Cellier khi ông này nghiên cứu dân ca Rumani vào thập niên 196x. Năm 1972 nhà soạn nhạc Vladimir Cosma mang tiếng sáo Zamfir đến Tây Âu lần đầu tiên qua soundtrack bộ phim Le grand blond avec une chaussure noire, và đã thành công bất ngờ, mở đường cho các nhà soạn nhạc khác như Francis Lai, Ennio Morricone ..   đưa tiếng sáo pan của Zamphir vào soundtrack của họ.

24/2/14

Lý Hoài Nam - tiếng sáo Ngọc Phan

Hôm trước đã nghe Đinh Thìn thổi sáo Lý Hoài Nam, giờ mời nghe chính tác giả bài sáo độc tấu



Đây là sáng tác đầu tay của Ngọc Phan dành cho sáo trúc viết năm 1958, dựa trên điệu lý hoài nam của dân ca Bình Trị Thiên, sau đó được nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương bổ sung phát triển thêm.

Amazing grace

Check mail thấy G+ gởi cho 2 clip

1. Món Quà Cuối Cùng

Phim ngắn dựa theo một truyện ngắn trên mạng "Anh xin lỗi, sau này có tiền anh sẽ mua cho em" Tân Doãn đạo diễn kiêm biên kịch kiêm quay phim kiêm âm nhạc, dựng phim, kỹ xảo vi tính, bảng chữ .. Có lẻ đây là tác phẩm của một nhóm sv học sinh gì đấy ..




2. Andre Rieu với Amazng Grace và Auld Lang Syne



Amazing Grace là ca khúc do John Newton (1725 - 1807) sáng tác khoảng năm 1772. Newton vốn là thuyền trưởng một tàu buôn nô lệ, trong một chuyến đi ông bị bão, và theo ông kể lại, nhờ cầu nguyện Chúa mà cả tàu được tai qua nạn khỏi. Một thời gian sau ông bỏ nghề, học tập và trở thành mục sư Anh giáo.

Ca từ được lấy cảm hứng từ Kinh Thánh, rất được ưa thích trong cộng đồng Cơ đốc giáo nói tiếng Anh, được coi là một bài thánh ca. bài hát cũng được  phổ biến rộng rãi trong những người đấu tranh cho tự do và nhân quyền.

Bản nhạc cũng đã được soạn lời Việt với tựa Ân điển lạ lùng, Ân huyền diệu, Ơn huệ cao vời, ..

Mời nghe lại Amazing Grace với

Celtic Woman


Andrea Bocelli


3. Nghe thêm Andre Rieu

You ' ll never walk alone


Nearer My God to Thee


4. Còn Auld Lang Syne thì đã quá quen thuộc với người Việt, đặc biệt ai từng sinh hoạt trong các hội đoàn như Hướng Đạo, GĐPT, Thanh Sinh Công, ..

Tò te, thằng què đánh đu, Tarzan nhảy dù, cao bồi bắn súng. Chết cha con ma nào đây, làm tao hết hồn, thằn lằn cụt đuôi ...


Mấy thủ thuật gúc tìm thông tin

Mấy hôm trước có người nhắn tin khen miềng kiến thức rộng, sướng mấy ngày nay, giờ còn chưa hết, ko ăn cũng thấy bụng no anh ách.  Để cảm ơn người bạn, xin chia sẻ mấy kinh nghiệm để có kiến thức rộng nhé.  Xin nói trước đây chỉ là một vài kĩ thuật sơ đẳng dành cho người chưa quen gúc nên thấy nó gê lắm ..


Dân ta phải biết sử ta
Cái gì ko biết thì tra gu gồ

Thật ra cái mà người bạn bảo là kiến thức í, nên gọi cho chính xác là thông tin. Thông tin chưa phải là kiến thức. Ủa thế kiến thức là gì ? dễ ợt, gúc đi.

Mà làm sao gúc ?

23/2/14

Liên nam - lý hoài nam

Hôm trước đã nghe nghệ sĩ Huỳnh Khải đàn và giới thiệu sơ lược ba bản Nam. Hôm nay tìm hiểu sâu thêm tí  với Chí Tâm và Ngọc Đan Thanh

22/2/14

You raise me up


You Raise Me Up
tượng đài ở công viên Vigeland, Oslo
Hôm trước ta xem múa Cánh chim và ánh sáng mặt trời, rồi nghe You Raise Me Up. Ban đầu, You Raise Me Up là một tác phẩm khí nhạc Løvland viết, nhan đề Silent Story, giai điệu nhiều phần dựa trên một giai điệu nhạc dân gian của Ailen. Sau đó Løvland đọc được một cuốn truyện của Brendan Graham tác giả người Ailen, đồng thời là nhà viết ca khúc, thấy thích thú nên nhờ ông viết lời cho bản nhạc. Bản nhạc được trình bày lần đầu tiên trong đám tang mẹ Løvland.

Năm 2002 bản nhạc được phát hành trong album Once in a Red Moon của Secret Garden, với sự góp giọng của Brian Kennedy ca sĩ người Ailen. 

When I am down and, oh my soul, so weary;
When troubles come and my heart burdened be;
Then, I am still and wait here in the silence,
Until you come and sit awhile with me.

You raise me up, so I can stand on mountains;
You raise me up, to walk on stormy seas;
I am strong, when I am on your shoulders;
You raise me up... To more than I can be.

Những Nền Văn Minh Thế Giới


văn tự cổ ở Iran
Đây là là loạt bài phát trên BBC Việt ngữ, gồm 15 phần:

1. Văn minh Lưỡng hà
2. Văn minh Ai Cập
3. Văn minh Ấn Độ
4. Văn minh Trung Quốc
5. Văn minh Hi Lạp, Ba Tư
6. Văn minh Athens
7. Văn minh La Mã
8. Ky tô giáo
9. Văn minh Hồi giáo
10. Thời kì Phục hưng
11. Tây phương và công cuộc thuộc địa hóa
12. Kỉ nguyên Khai sáng
13. Nước Anh và bình minh của chủ nghĩa tư bản
14. Thế kỷ XX và chiến tranh thế giới
15. Chủ nghĩa tư bản thế kỉ XX

Loạt bài đã được Sách Nói Việt Nam up lên Youtube. Bạn muốn nghe phần nào thì dí chuột vào góc trái phía trên clip vào chổ Playlist click chuột trái để mở menu, chọn phần muốn nghe.

21/2/14

Múa: Cánh chim và ánh sáng mặt trời




Một cánh chim quằn quại trong bóng đêm, bao lần rũ xuống nhưng cuối cùng đã gượng dậy, rỉa cánh rồi vươn mình bay vút lên trời cao trong ánh bình minh .. Hình tượng thật đẹp, gợi lên nhiều cảm xúc .. Đây là tác phẩm múa nổi tiếng Cánh Chim và Ánh Sáng Mặt Trời của biên đạo múa Thái Ly, được xem là bài múa solo hay nhất nhưng cũng khó nhất của nghệ thuật múa Việt Nam.

Không biết người biểu diễn là ai, trên Youtube ko giới thiệu. Nghe nói bài này Chu Thúy Quỳnh ngày xưa múa rất đẹp, tiếc tìm trên mạng ko có. 

Mỗi lần xem bài múa này lại nhớ đến You Raise Me Up của Secret Garden.

Mal - Christophe

Hôm trước ta đã nghe Main Dans La Main của Christophe. Nghe lại lần nữa:



Christophe tên thật là Daniel Bevilacqua, sinh ngày 13/10/1945 ở vùng ngoại ô Paris. Cha người Ý, làm nghề xây dựng, mẹ là thợ may.

Từ 8 tuổi ông đã bộc lộ niềm say mê âm nhạc, thần tượng là Edith Piaf và Gilbert Bécaud, sau đó chuyển qua thích nhạc blues, mê Robert Johnson và John Lee Hooker. Cuối thập niên 195x lại thích rock-n-roll, fan của Bill Harley .. và dĩ nhiên, Elvis Presley. Ham mê âm nhạc, nhưng học hành chả ra sao, đổi trường liên tục, cuối cùng bỏ học, thành lập ban nhạc riêng. Năm 1963 ông thu đĩa đầu tiên, nhưng hoàn toàn ko ai để ý.

Mãi đến năm 1965 thành công mới mỉm cười với ông. Bản ballade Aline của ông bỗng trở thành bản hit mùa hè năm ấy, bán ra được trên 1 triệu bản.

20/2/14

Hand in hand

Mời xem màn múa đôi Hand in hand của hai nghệ sĩ ballet khuyết tật



Nữ là Mali (Mã Lệ). Năm 18 tuổi cô đổ thủ khoa trường nghệ thuật Mã Điếm, Hà Nam, năm sau cô bị tại nạn mất tay phải. Cánh cửa nghệ thuật đóng sập trước mặt, người yêu cũng bỏ đi .. Cô suy sụp tinh thần, cố sống chỉ vì thương bố mẹ. Năm 2001, hội người khuyết tật Hà Nam đề nghị cô tham gia hội diễn múa người khuyết tật. Cô được giải vàng, và được mời tham dự liên hoan múa toàn quốc.

Nam là Zhai Xiaowei (Trạch Hiếu Vĩ) cũng người Hà Nam, bị mất chân trái năm 4 tuổi, khi thò chân vào một chiếc máy nghiền đá. Lớn lên đi làm nghề đan lưới cá, tham gia phong trào thể thao dành cho người khuyết tật. Anh là vận động viên môn đua xe lăn.

Năm 2005 Mali gặp Zhai, thuyết phục anh múa đôi với cô. Zhai chưa từng biết múa là gì, nên Mali đã vô cùng vất vả dạy cho anh từ abc trở đi.

Trong cuộc thi múa toàn quốc lần thứ 4 do Đài truyền hình quốc gia Trung hoa tổ chức, bài múa Hand in hand của họ đã đoạt huy chương bạc với số điểm 99.17 và được số phiếu bình chọn của người xem TV cao nhất.

Xem ballet Hand in hand lại nhớ ballade Main dans la main của giọng ca quái chiêu Christophe. Bài này năm ngoái khi Christophe tới Saigon tổ chức live concert (tháng 11/2013) ông song ca với Mỹ Linh, tiếc clip song ca ấy tìm được trên Youtube chất lượng kém quá.

19/2/14

Múa

Vừa múa vừa thay đổi trang phục - một màn múa độc đáo của các nghệ sĩ Bắc Triều Tiên



Múa Thiên Thủ Thiên Nhãn - Linh Nga và đoàn Bông Sen



Spirit of Peacock - Dương Lệ Bình



The sky dance - Afremov


Tìm hiểu đờn ca tai tử Nam bộ 3 - Ba bài Nam

Hôm trước đã nghe 6 bài Bắc, hôm nay nay mời nghe nghệ sĩ Huỳnh Khải đàn và giới thiệu ba bài Nam cũng nằm trong hệ thống 20 bản tổ của đờn ca tài tử

18/2/14

Tình cho không - Enrico Macias

Hồi này báo lá cải đăng khá nhiều vụ được gọi là tình cho không biếu không: Một anh chàng được một cô bé tình cho ko biếu ko, sau đó nhận mười mấy năm tù vì cô còn vị thành niên; một ông cụ được một bà nạ dòng hứa tình cho ko biếu ko, sau đó rời nhà nghỉ với mỗi cái quần xà lỏn; cả chuyện báo đưa tin một đám tài xế taxi được cô gì tình cho ko biếu ko, đang bị cô đòi kiện ra tòa vì báo bịa đặt ..

Tình cho không biếu không vốn là tên một bản nhạc do Phạm Duy soạn lời Việt

Nostalgia - Francis Goya

Hôm trước đã nghe Francis Goya độc tấu guitar hai bản nhạc.

Francis Goya tên thật Francis Weyer sinh năm 1946, trong một gia đình nhạc sĩ ở thành phố Liege (Bỉ) bắt đầu chơi guitar từ lúc 12 tuổi, lên 16 tuổi đã tự thành lập nhóm nhạc riêng gồm cậu em và vài người bạn. Năm 1970 Francis Goya được mời chơi trong một band nhạc soul chuyên nghiệp. Năm 1975 Goya phát hành album riêng đầu tiên có tựa Nostaligia do Goya và thân phụ ông viết. Album đầu tay này đã nhanh chóng chiếm các vị trí đầu ở nhiều bảng xếp hạng các nước. Từ đây, Francis Goya được mời biểu diễn khắp nơi trên thế giới, và giữa mỗi tour diễn ông lại thu ít nhất một album mới, tính đến nay đã có khoảng 35 album, hầu hết đều đạt danh hiệu vàng hay bạch kim, và bán ra được tổng cộng khoảng 28 triệu bản; một con số hiếm có cho loại album khí nhạc. Francis Goya đã từng được mới chỉ huy dàn nhạc trong các kì thi Eurovision tại Ý năm 1991 và tại Ireland năm 1993.

17/2/14

Tình ca mùa xuân

5 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, lực lượng Trung Quốc khoảng 120.000 quân bắt đầu tiến vào Việt Nam trên toàn tuyến biên giới, mở đầu là pháo, tiếp theo là xe tăng và bộ binh (vi.wikipedia)

Tôi có cậu em vợ hi sinh ở mặt trận Lạng Sơn, ko phải năm 1979 mà năm 1980.

Giữa tháng 3 năm 1979, quân Trung Quốc rút hết khỏi Việt Nam, nhưng cuộc chiến ở biên giới vẫn còn kéo dài đến 10 năm sau, khi pháo kích quấy rối, khi đánh nhau ác liệt giành nhau các cao điểm chiến lược.

Mãi đến 1990 sau sự sụp đổ của Liên Xô, Việt Nam qua Thành Đô xin giảng hòa với Trung Quốc và đến 1992 thì quan hệ hai nước được chính thức bình thường hóa.

Từ khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước được cải thiện, cuộc chiến hầu như không còn được nhắc đến trong các phương tiện truyền thông đại chúng, không được nói đến trong sách giáo khoa lịch sử ở Trung Quốc và một cách hạn chế tại sách giáo khoa của Việt Nam. Tại Trung Quốc, các phương tiện truyền thông gần như lãng quên nó, các tuyển tập bài hát không còn in các ca khúc nói về cuộc chiến, sách nghiên cứu viết về cuộc chiến bị từ chối xuất bản, đa số cựu chiến binh từng tham gia cuộc chiến không muốn nhắc đến nó. Ở Việt Nam, một số ca khúc có nội dung về cuộc chiến, ví dụ "Chiến đấu vì độc lập tự do" của Phạm Tuyên, không còn được lưu hành trên các phương tiện truyền thông chính thống, đó là theo một thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc nhằm bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước. Chính phủ Việt Nam để ý chặt chẽ các nội dung báo chí liên quan đến quan hệ Việt - Trung, và báo chí hầu như không nhắc đến cuộc chiến. Theo giải thích của ông Dương Danh Dy, cựu Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, thì Việt Nam "không nói lại chuyện cũ là vì nghĩa lớn, chứ không phải vì chúng ta không có lý, không phải vì người Việt Nam sợ hãi hay chóng quên". Khi được hỏi về cuộc chiến từ 30 năm trước, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng từ nhiều năm trước lãnh đạo hai nước đã "thỏa thuận gác lại quá khứ và mở ra tương lai" (vi.wiki)

Kể ra một đứa qua cướp nhà mình, sau giảng hòa với thỏa thuận tao ko kể chuyện tao cướp mày, mày cũng ko được kể chuyện mày bị tao cướp .. thì cũng ấm ức. Nhưng cái ấm ức này cũng ko phải lần đầu. Thời khởi nghĩa Lam Sơn, giết Liễu Thăng rồi sau mỗi lần đi sứ phải mang hình nhân bằng vàng thế mạng, Vương Thông bại xin hàng, phải cấp cho ngựa, thuyền để về. Mặc cho ta ba hoa thắng lợi ngaoị giao này nọ, nhìn quanh quẩn gần như cô lập, bạn bè chả có ai, với các nước trong khối Asian thật nhạt nhẽo ..

Thôi thì trên đài báo chính thống thỏa thuận ko nhắc kệ họ, hôm nay ở đây mời nghe lại mấy bản nhạc cũ, đọc lại mấy bài thơ thay nén nhang thắp cho cậu em và các đồng đội của nó đã hi sinh trên mặt trận biên giới phía Bắc

16/2/14

Tìm hiểu đờn ca tài tử Nam bộ 2 - các bài Bắc

Đờn ca tài tử có thể coi như một loại nhạc thính phòng đặc thù của miền Nam, như Ca trù miền Bắc, Ca Huế miền Trung. Với người dân Nam bộ, đờn ca tài tử đã thành một sinh hoạt văn hoá không thể thiếu. Ta có thể gặp đờn ca tài tử trong một buổi cúng tế ở đình miếu, trong ngày mừng thôi nôi cháu nhỏ, ngày mừng thọ ông nội, ngày đám cưới đám ma .. bạn bè anh em tụ hội lúc nông nhàn, thậm chí mình ên trong đêm thanh vắng .. 

Mời tiếp tục tìm hiểu đờn ca tài tử với ca sĩ Cao Minh và nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển

15/2/14

Moi .. Lolita - Alizée

Hôm trước Mít giới thiệu mấy clip thật sôi động của Alizée. Hôm nay mời xem luôn một concert của cô ca sĩ nhún nhảy rất đẹp và bốc này. Nhưng trước hết giới thiệu sơ qua tí về cô


Alizée tên thật Alizée Jacotey sinh năm 1984 tại đảo Corse, Pháp. Lên 4 tuổi đã nhảy  đẹp và được tuyển vào một lớp nhảy để đào tạo cho đến 15 tuổi, năm 1999 cô tham dự cuộc thi tuyển chọn tài năng trên đài truyền hình Métropole 6. Cô muốn thi nhảy, nhưng môn này chỉ được đăng kí theo nhóm, nên cô bèn đăng kí thi hát, ko dè đoạt giải giọng ca trẻ triển vọng, và hơn thế, lọt vào mắt xanh của hai nhà soạn nhạc nổi tiếng  Mylène Farmer và Laurent Boutonnat, tạo một bước ngoặt trong đời cô. Và năm 2000, single Moi .. Lolita được phát hành.

đàn ông vs đàn bà

Ngày valungtung qua rồi, ngồi nghe nhạc và thử ngâm kiú sự khác biệt giữa đàn ông và đàn bà qua cái nhìn của một số cây cọ biếm thế giới cho vui


















* Các biến lấy giá trị từ 0 - 1. Ví dụ, nếu đàn bà looks bị điểm 0 thì tổng số điểm sẽ bằng 0 
(chú thích tiếng Anh trong hình) 



photos src: in the net.


14/2/14

Romance d' Amour

The couple - tranh Afremov.
Hôm nay ngày valungtung nghe vài bản nhạc ko lời cho vui - ý là yêu em mà chẳng nói, có nói cũng khôn cùng 

1. Romance d' Amour hay còn gọi Romance Anónimo (Anonymous Romance), Estudio en Mi de Rubira"(Study in E by Rubira), Spanish Romance, Romanza, .. là một bản nhạc soạn cho guitar cho đến nay vẫn chưa rõ tác giả, thời gian sáng tác, chỉ biết muộn nhất cũng là cuối thế kỷ XIX. 

Mời nghe Francis Goya độc tấu

Đờn ca tài tử Nam bộ

Mấy hôm trước ngồi xem lễ đón bằng của UNESCO công nhận Đờn ca tài tử Nam bộ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được truyền hình trực tiếp trên VTV hay HTV gì đấy, cố ngồi hơn 30 phút nghe hết mấy bài đít-cua, chờ qua phần đờn ca .. nhưng coi tí rùi bỏ vì chán quá. Mình thích nghe đờn ca tài tử, nhưng là mấy cái bài bản cũ cũ quê quê cơ ..

Sống ở miền tây một thời gian mới thấy dân ở đấy mê đờn ca tài tử như nào. Có tụ bạ dăm người tất có nhậu và đờn ca. Ngồi mình ên buồn buồn cũng cất giọng ca 6 câu hay lôi đàn tịch tình tang. Đàn đôi khi chỉ là cây độc huyền làm bằng lon sữa bò, ống tre chẻ đôi và sợi dây thép rút từ dây điện thoại hay sợi thắng .. Nhiều khi ngồi nghe mà cứ ngẩn người ra ko tin được cô thợ cấy uống rượu như nước ăn nói bổ bả lại xuống xề ngọt êm thế, anh chàng nông dân đen đúa bàn tay thô ráp lại có ngón đàn tài hoa làm vậy .. Ko ở trong ko gian ấy, chỉ nghe, thấy qua màn hình đôi khi ko cảm được cái mộc mạc chơn chất mà đằm thắm thiết tha của tiếng đàn giọng hát của người dân quê miền nam, chỉ thấy nó sến sẩm, nhất là khi lời ca bị nhét vào bao nhiêu là thứ dao to búa lớn ..

Mời xem bộ phim tài liệu Đờn ca tài tử Nam bộ của hãng phim Tài liệu Trung ương để tìm hiểu về loại hình dân ca đặc sắc này

12/2/14

Fais-moi une place - Julien Clerc

tranh Lê Minh
Fais-moi une place
Au fond d' ton cœur
Pour que j' t'embrasse
Lorsque tu pleures
Je deviendrai
Tout fou, tout clown, gentil
Pour qu' tu souries

J' veux q' t'aies jamais mal
Q' t'aies jamais froid
Et tout m'est égal
Tout, à part toi
Je t'aime
..

Hãy dành cho anh một chổ
trong trái tim em
để anh dỗ
khi em khóc
anh sẽ làm tên hề tên điên
hay điều chi thật duyên
để em cười

Anh muốn em ko bao giờ
phải xót xa buốt giá
mọi thứ anh đều bỏ qua
mọi thứ anh chẳng nhớ
trừ em
..

Các vị La-hán chùa Tây Phương

Skrik (tiếng thét)
tranh Edvard Munch 
Chùa Tây Phương (Sùng Phúc Tự) được xây dựng từ thế kỉ XVII trên núi Tây Phương thuộc Thạch Thất, Hà Nội. Chùa có nhiều tượng tạc từ gỗ mít, sơn son thiêp vàng, trong số đó đặc sắc hơn cả là nhóm tượng các vị A la hán, nguồn cảm hứng cho nhà thơ Huy Cận viết những câu thơ nổi tiếng

Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương.
Há chẳng phải đây là xứ Phật,
Mà sao ai nấy mặt đau thương ?
...

Mặt cúi nghiêng, mặt ngoảnh sau
Quay theo tám hướng hỏi trời sâu
Một câu hỏi lớn. Không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.


Trong Hồi Ký Song Đôi, Huy Cận kể lại ông cùng họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung và một số bạn bè khác đến thăm chùa năm 1940, nhận ra các vị La Hán qua tay các nghệ nhân dân gian, là hình tượng hóa nỗi khổ đau của cuộc đời. Ông ghi trong sổ tay: các vị La Hán, đau khổ của cha ông. Tứ thơ thế, nhưng phải đợi đến sau chuyến thăm chùa lần thứ hai năm 1960, trong không khí hồ hởi phấn khởi lạc quan của những ngày tháng mộng mơ thiên đường ấy, ông mới làm xong bài thơ trong niềm tin đã trả lời được câu hỏi lớn bao đời qua của cha ông.

Ông lạc quan quá sớm, bởi hôm nay con ông vẫn đang phải đi tìm.

Bài thơ hiện được giảng dạy trong chương trình Văn học lớp 11. Mời nghe bài thơ qua giọng ngâm Trần Thị Tuyết

11/2/14

Tranh Afremov & Dreamcatcher

Leonid Afremov sinh năm 1955 tại Vitebsk, Belarus, cha mẹ là người Do Thái.  Từ bé Afremov đã thích lịch sử và nghệ thuật, theo học mọi lớp về nghệ thuật có thể học ở trường, và cả các lớp tư do các nghệ sĩ địa phương mở. Năm 1973 Afremov tốt nghiệp trung học hạng xuất sắc, và được nhận vào học tại Học viện Giáo dục Vitebsk, khoa Mỹ thuật và Đồ họa, tốt nghiệp xuất sắc năm 1978. Vì gốc gác Do Thái, Afremov ko được tham dự các cuộc triển lãm nhà nước, hay gia nhập các hội đoàn nghệ thuật. Tranh vẽ ra chỉ bán cho bạn bè người quen, và nói chung, hầu hết là cho ko. Vì vậy cuối thập niên 198x khi Gorbachov lên nắm quyền, cho phép dân gốc Do Thái được di cư, ông rời bỏ Belarus ko chút do dự.

Năm 1990 Afremov đưa vợ con qua Do Thái. Ở Belarus, ông là người Do Thái, nhưng ở Israel ông lại là người Liênxô nhập cư, bị bóc lột tàn bạo - tranh ông các gallery bán với giá 150 - 1500 usd nhưng chỉ trả ông 15 usd. Vợ ông đi làm trong các nhà máy, cũng chịu mức lương rẻ bèo so với dân bản địa. Đến 1995 sau mấy năm tằn tiện ông đã mở được gallery riêng, nhưng chủ yếu cũng chỉ bán cho khách du lịch và dân di cư từ Liênxô như ông, người bản địa chả ai mua. Nhưng người ta cũng ko để ông yên. Năm 2001, gallery bị phá - tranh bị hủy, đồ đạc bị đánh cắp, và Afremov thấy đã đến lúc từ giả Israel.

Afremov đến Mỹ năm 2002, ban đầu sống ở New York, sau do sức khỏe phải về Florida thời tiết ấm hơn. Ở đây, dạo một vòng các gallery, Afremov nhận ra muốn bán được tranh ông buộc phải vẽ theo một số chủ đề, đề tài rất giới hạn.

10/2/14

Guantanamera

Guantanamera tiếng Tây-Ban-Nha có nghĩa người phụ nữ ở Guantanamo, do José Fernández Diaz (1908-1979), thường được biết đến dưới tên gọi  Joseito Fernandez, một ca nhạc sĩ Cuba, sáng tác vào khoảng năm 1929.

9/2/14

Điệu ví giặm là em

Âu yếm - sơn mài Phạm Lực
Rồi một chiều chợt nhớ quê hương
Nghe em hát dân ca xứ Nghệ
Câu hát ru như một lời thủ thỉ
Đưa ta về bến bãi tuổi thơ xưa

Làn điệu quê hương giữa bộn bề bận rộn
Đất quê mình còn nghèo lắm, người ơi!
Sao điệu ví lại mượt mà nghĩa tình đến vậy
Nao nao lòng đứa con ở nơi xa
...

Bài thơ Giữa Sàigòn nghe hát dân ca xứ Nghệ của Lê Quang Thắng (Lê Văn) được Quốc Nam phổ nhạc với tựa Điệu ví dặm là em. Mời nghe ca và tác giả Quốc Nam nói chuyện về ca khúc này

8/2/14

À la vie à la mort - Nolwenn Leroy

Nolwenn Leroy
À la vie à la mort là một bài hát trích từ album O Filles De L'eau  (2012) của Nolwenn Leroy

À la vie à la mort
Je te jure que si l'on s'en sort
On prendra tout le temps
Tout le temps qu'il faut
Pour faire le tour du monde
En train, en bateau
Pour filer sur l'onde
Les pieds dans l'eau
Et s'aimer encore et encore et encore...


Giá như .. giá như ta có thể biết được thời gian sống, chết nhỉ. Thì ta có thể sắp xếp để đi thăm thú khăp nơi, và nhất là để yêu thương yêu thương yêu thương .. 

Lẽ nào anh chết - Nhất Hạnh bình thơ Lưu Trọng Lư

nhà thơ Lưu Trọng Lư
(1911 - 1991)
Vào một buổi trưa tháng 7 năm 1991, lúc Lưu Trọng Lư đang nằm trong bệnh viện Việt-Xô ở Hà Nội, các cô y tá chuyền serum và cho thi sĩ hít oxygen. Một cô y tá nói: «Bác ơi bác, khi nào bác khỏe, bác làm cho chúng cháu một bài thơ đi». Trong nhà thương ai cũng biết Lưu Trọng Lư là một thi sĩ nổi tiếng. Khi ấy, đang truyền nước biển và thở bình oxy, Lưu Trọng Lư vung tay ra viết một bài thơ, trong lúc tay còn đầy dây với dợ." (Bình Thơ Lưu Trọng Lư - langmai.org)

7/2/14

Jean-Claude Borelly - kèn trumpet

Jean-Claude Borelly sinh năm 1953. Từ lúc 10 tuổi thấy Amstrong chơi trumpet trên TV đã khoái.  Lên 14 học trumpet bài bản ở một trường nhạc tại Paris, đến 18 tuổi thì dạy lại trumpet để chia sẻ niềm đam mê của mình cho người mới học..

Đến những năm 197x, Borelly chuyển qua mê say dòng nhạc R&B và ko do dự bỏ luôn dòng nhạc cổ điển đang theo đuổi, bắt đầu chơi cho các band nhạc

Năm 1975 đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời Borelly, sau khi ông thu Dolannes Melody, nhạc của Paul de Senneville & Olivier Toussaint, hai nhà soạn nhạc và cũng là chủ hãng Delphine. Bản thu ngay lập tức chiếm đầu bảng xếp hạng nhiều nước châu Âu, từ Pháp, Thụy Sĩ, Bỉ rồi Đức, Áo và Hà Lan, tiếp theo, cũng số 1, ở Nam Mỹ, Nhật. Tiếp theo là những show truyền hình, những cuộc phỏng vấn và rất nhanh sau đó là những buổi hòa nhạc được mời mọc ..

6/2/14

Tình yêu - nỗi chết

O love, O life. Not life, but love in death
W. Shakespeare




3/2/14

Quelques Notes Pour Anna - Nicolas de Angelis

Ai thích nghe độc tấu guitar hẳn ko lạ gì tên tuổi Nicolas de Angelis, một nghệ sĩ nhóm Delphine. Một nhà báo Úc viết về Nicolas de Angelis "nụ cười quyến rũ, mái tóc đen kiểu Ý, và sự duyên dáng kiểu Pháp: ở Nicolas de Angelis mọi thứ thật lôi cuốn ... bàn tay ngoại cỡ với những ngón thon dài thật ấn tượng. .. "

Sinh năm 1949 tại ngoại ô Paris, lên mười Nicolas đã bắt đầu học guitar. Tuổi 16, Nicolas nằm trong số ít những tay guitar tài năng Pháp, và ở tuổi 18 Nicolas thường được mời đệm đàn cho các ngôi sao nhạc pop bấy giờ như Julien Clerc , Sylvie Vartan, Fabienne Thibault ... và sớm trở thành nhạc sĩ được mời nhiều nhất.

Năm 1981 Nicolas thu album solo đầu tiên, Quelques Notes Pour Anna.

2/2/14

Ocarina - Diego Modena



Ocarina là tên một nhạc cụ bộ hơi, xuất xứ từ vùng Trung Mỹ hơn chục ngàn năm trước.

Ocarina cũng là tên album đầu tiên của Diego Modena và Jean-Philippe Audin do hãng đĩa nổi tiếng Delphine Records phát hành năm 1991, có tên trong bảng xếp hạng của Pháp 82 tuần liền - cho tới lúc ấy chưa có album nào có thể trụ lại trên bảng lâu đến thế, bán ra đạt kỉ lục ở Pháp - được gần 2 triệu bản. Ở nhiều nước như Chilê, Tây Ban Nha, Columbia, Hung .. album cũng đạt đượcdĩa bạch kim hay đĩa vàng .. Album cũng đánh dấu việc Diego Modena chính thức trở thành nghệ sĩ nhóm Delphin, cùng với Clayderman, Nicolas de Angelis, Jean-Claude Borelly ...

1/2/14

Forever in love - Kenny G.

Ai thích nhạc instrumental hẳn ko thể quên anh chàng thổi saxo có đầu tóc quăn dài ngang vai trông như tóc các quí ông châu Âu thời Louis.

Kenneth Gorelick được biết đến với nghệ danh Kenny G. sinh năm 1956 tại Seattle, Washington, Mỹ, cha mẹ là người Do Thái. Ham thích saxo từ bé, chính thức trở thành nhạc công cho một dàn nhạc năm 17 tuổi, khi đang học trung học, và tiếp tục chơi nhạc chuyên nghiệp cả khi vào đại học, học chuyên ngành kế toán.

Cho đến nay Kenny G đã cho phát hành hàng chục album, single, đã bán ra được hơn 75 triệu bản, trong đó riêng album thứ sáu, Breathless, bán ra hơn 15 triệu bản trên toàn thế giới, được coi là album nhạc hòa tấu bán chạy nhất mọi thời đại. Nhạc của Kenny G. được các nhà phê bình âm nhạc xếp vào loại smoothy jazz.

Kenny G. được lưu danh trên đại lộ Hollywood Walk of Fame ngày 20/11/1997.
Kenny cưới vợ từ 1992, có hai con trai, và vừa li dị nhau năm 2012. Hiện Kenny G sống ở Cali, ngoài âm nhạc còn là một tay golf có hạng, có chiếc thủy phi cơ riêng tự lái chơi thường xuyên. Ông cũng là nhà đầu tư từ sớm hệ thống nhà hàng cafe Starbucks.

Mời nghe một số bản nhạc của Kenny G. Trước hết là Forever in Love bản nhạc đem lại cho ông giải Grammy cho Best Instrumental Composition Sáng tác khí nhạc hay nhất 1994

Going home




Vượt hàng trăm, hàng ngàn dặm đường qua bao mưa tuyết, sông suối .. về nhà. Để bửa mấy khúc củi, nhóm cái lò sưởi, xem lại album ảnh cũ .. hay thậm chí chẳng để làm gì, chỉ nằm ườn trên giường nghĩ ngợi linh tinh, thỉnh thoảng nhớ một kỉ niệm vui nào đó và cười một mình .. Chỉ thế thôi, mà sao ai đi đâu xa cũng cứ mong ngày trở về ..

tết nhà

mấy hình ảnh gởi tặng bạn phương xa - để nhớ

 đi xem chợ 11h đêm trừ tịch

 hàng hoa nhà ai ế ẩm, trong hiên còn nguyên. Ngoài sân còn bán 20 ngàn 3 chậu

hàng bong bóng còn cả xe

sáng mồng 1 hai anh em chào nhau, chúc mừng năm mới

Nô đi theo đón khách

 năm nay nhặt lá mai trể, hoa ko có. huỳnh anh thay mai vàng

 bông giấy hồng tươi

 sống đời đỏ

ngọc nữ

 layon vàng, duy nhất một cây nở bông

xương rồng trắng

Ki lười biếng ngủ khò. Chủ cũng lười, dãy chậu hoa ko chăm sóc nên Tết ko có khoe

 cây bàng trước ngõ

cây vú sữa sau vườn, năm nay nhiều trái



When I find myself in times of trouble, mother Mary comes to me, 
speaking words of wisdom, let it be. 
And in my hour of darkness she is standing right in front of me, 
speaking words of wisdom, let it be.