Anh bạn lại nhắn tin: Chính xác
abc là
xyz mày ah. Này nhé ..
Uh, thì tôi chỉ cảnh báo anh bạn nên thận trọng, cần có phương cách đáng tin trước khi kết luận thôi, chứ tôi đâu khẳng định rằng
abc phải / ko phải
xyz , vì thật ra yes/no tôi đều ko có cơ sở.
Nhưng nếu
abc là
xyz thì sao nhỉ, mà anh bạn cứ phải lăn tăn ?
Phải nhắn tin hỏi lại anh bạn mới được. Rằng liệu những khi đang nói chuyện tiếu lâm quanh bàn nhậu với bạn bè, anh có muốn vợ con, đặc biệt con còn nhỏ, nghe ko ?
Đấy chẳng phải là chuyện đạo đức giả hay gì gì, mà chỉ là sự thích hợp. Ko thể đem ngôn ngữ phòng ngủ vào công sở, hay ngôn ngữ công sở vào bàn nhậu chổ bạn bè thân quen .. thế thôi.
Trong đời sống ta có thể tách bạch các đối tượng rất dễ dàng để nói năng sao cho phù hợp. Trên mạng thì khác. Trang blog mở public ai cũng có thể vào đọc. Thế nên chuyện một người có nhiều blog, face cho nhiều đối tượng người đọc khác nhau cũng là bình thường chứ nhỉ ? Nơi dành cho người thân, gia đình. Nơi dành cho đối tác làm ăn, công việc. Nơi dành cho bạn bè chung chung để bông phèng ... Mỗi người đọc cũng cần biết mình dang vào blog loại gì để có thái độ thích hợp. Nếu là blog bạn bè chung chung thì thoải mái còm kiếc nếu thấy thích. Nếu là blog chuyên môn thì góp còm nếu có khả năng. Còn nếu là blog người ta trút nỗi niềm tâm sự sâu kín với ai đấy, nếu mình có thể đồng cảm thì còm để chia sẻ, như chia nhau chút hơi ấm tình người .. Còn nếu ko hiểu mô tê gì thì vào đấy làm chi, vì người ta có dành cho mình đâu ? Bảo người ta sống hai mặt, lừa dối .. thì có chắc mình hiểu đúng ko, về những nguyên nhân tình tiết bên trong í. Và nếu mình thấy họ lừa tình lừa tiền gì đấy thật thì đừng vào, còn những người khác thì liệu có cần ta lo cho họ ko ? Khi ko lại đòi làm bão mẫu cho người ta, ko sợ người ta mắng cho ư.
Bản thân tôi cũng có vài blog, vài cái face. Và thực tình chẳng thích người đọc blog này biết blog kia. Nói riêng cái blog Khùng này, nguyên xưa dành để vào quán Bựa chửi nhau, giờ chán chửi nhau nên kiếm thơ nhạc nghe chơi đỡ buồn .. Cũng có mấy bạn tò mò hỏi Khùng là ai. Chẳng có gì phải dấu diếm, nhưng thực sự ko cần thiết, vì nếu ai đã biết rõ tôi là ai thì tên Khùng hay tên cu tèo gì cũng như nhau. Ngược lại nếu ko biết thì Khùng hay Hùng hay Tùng .. cũng như nhau nốt. Thậm chí theo tôi, tên Khùng còn tốt hơn Hùng (giả sử thế), vì nghe tên Khùng người ta biết ngay là tên không thật, nên có ngay sự cảnh giác đề phòng, mình chả phải lo lắng đang lừa dối ai ..
Nói chuyện quán Bựa lại nhớ mấy năm trước có cô bạn quen, ko hiểu sao cổ biết chồng hay vào quán Bựa chửi nhau. Đêm nào anh chồng ra phòng khách online thì cổ ở phòng ngủ cũng lấy điện thoại theo vào nghe chửi bậy trỏng, rùi ới tôi than thở rằng thì là sao ông chồng ngoài đời dịu dàng thế, vào đấy lại ăn nói bỗ bã .. đặc biệt khi chồng bị bọn bựa chửi, cô cứ như mình bị chửi ko bằng .. Tôi bảo cô nên học vợ của mấy tay võ sĩ quyền Anh hay mấy người biễu diễn những trò mạo hiểm í, đừng xem. Thế nhưng cổ có nghe đâu, đêm nào chồng vào là vợ cũng lẻo đẻo vào rồi xót xa, rồi tức giận .. hai ba giờ sáng ngoài kia chồng tắt máy, trong này vợ mới tắt điện thoại, vờ ngủ .. Chẳng phải chổ của mình, vào chi khổ thân thế nhỉ ?
.
Mấy hôm nay tay hàng xóm vừa mới mua cái TV LG led 48 in, nghe nói hình nét như thực .. chưa qua coi đã thấy ngứa mắt, hc. Hồi sáng bảo bx hôm nay chủ nhật rảnh mình đi mua cái Panasonic led 60 in, bx chưa chịu, lấy cớ là mua về ko biết bỏ đâu.
Nhớ lại lâu lâu rồi, hồi ấy nhà dang xài cái TV trắng đen, tên hàng xóm mua cái JVC 14 in màu về, đúng mùa Euro. Cả xóm tới xem, trong nhà ko đủ chổ, đứng tràn ngoài hiên. Mấy đứa con cũng tối tối đòi qua nhà bác X xem màu mới đã .. Tôi ngứa mắt, mua luôn cái Sony màu 17 in để phòng khach, ôm cái TV đen trắng vào phòng ngủ để nằm xem tin tức những khi bị cu bé dành xem hoạt hình hay bx dành xem phim Hàn. Mấy năm trước, tay hàng xóm lại tậu cái Samsung flat 22 in thay cho cái TV cũ bị hỏng đèn màu. Đúng lúc cái TV đen trắng trong phòng ngủ bị hỏng, thế là tôi mua luôn cái Samsung LCD 32 in đem về bỏ phòng khách, đưa cái Sony 17 in vào phòng ngủ. Còn bây giờ thì ko biết cái Samsung flat có hư ko mà tay hàng xóm ôm về cái led 40 in về, hic, hay hắn định chơi mình nhỉ ?
- Mua về chả biết để đâu anh ah. Nhà hai người hai TV rồi, mà anh có mấy khi coi TV đâu, hai cái đã thừa ..
- Nhưng hắn mới mua cái led 40 n về, anh ngứa mắt quá đi.
- Thôi kệ người ta đi anh, ngứa mắt làm gì, hàng xóm láng giềng cả mà ..
Đúng là đàn bà, thế cũng nói được. Thì anh em bạn bè thân quen, hay ít cũng hàng xóm gần gũi mới thấy ngứa mắt. Chứ người lạ thì ai thèm ngứa mắt chi cho mệt ?
(Truyện đọc hàng tháng)
Ngày mở đầu trận Cuxtôtza tức là hôm 21 tháng bảy năm 1848, sáu mươi người lính thuộc liên đội bộ binh kia được lệnh lên núi chiếm đóng một căn nhà bỏ không thì thình lình bị hai đội quân Áo đến đánh. Quân địch bắn súng liên thanh túi bụi đến nỗi toán bộ binh phải vất vả mới trốn được vào nhà và phải bỏ tại trận mấy người chết và mấy người bị thương.
Cầm đầu đội quân Italia, có hai hạ sĩ quan và một viên đại uý là một vị đã có tuổi, người cao lớn khô khao, râu tóc bạc phơ. Trong đội có một chú lính đánh trống, người đảo Xarđenha là một đứa trẻ, da vàng tóc đen, trạc 14 tuổi, nhưng người bé nhỏ chỉ bằng đứa 12. Đại uý đứng chỉ huy việc phòng ngự một căn buồng trên gác, hạ lệnh như tiếng sét. Chú lính đánh trống, mặt hơi xám nhưng chân vẫn vững trên bàn, nhìn qua cửa sổ thấy khói mù và một dải trăng trắng đang tiến dần vào trong bãi.
Quân địch bắn vào như mưa : tường thủng, ngói tan, đồ đạc, trần, cửa đổ vỡ, mảnh gỗ, mảnh bát, mảnh kính bắn tung toé.
Chốc chốc lại có người lính đứng bắn ở cửa sổ gục xuống ván, người ta phải lôi vào buồng. Mấy người lính nữa, tay bóp vết thương, chân bước lảo đảo ở phòng nọ sang phòng kia. Trong bếp, có một người chết, vỡ óc, coi rất thê thảm.
Vòng cung bao vây của quân địch càng thắt chặt thêm.
Đại uý trong buồng chạy ra nói chuyện với viên đội. Ba phút sau, viên đội chạy tìm chú lính đánh trống. Khi chú lên thấy đại uý đang tì giấy vào cửa kính viết bằng bút chì. Dưới chân đại uý có một cuộn dây thừng xách nước.
Đại uý gấp giấy, nhìn thẳng cậu bé bằng đôi mắt lạnh lùng, đôi mắt mà xưa nay quân lính vẫn từng sợ hãi, đại uý gọi :
_ Thằng đánh trống !
Chú lính con liền giơ tay lên rìa mũ.
_ Mày có can đảm không ?
Hai mắt nổi một luồng chớp sáng, cậu đáp :
_ Bẩm, có .
Đại uý đẩy cậu lại cạnh cửa sổ trên mái, trỏ ra và nói :
_ Mày trông đằng xa kia, trong cánh đồng gần toà biệt thự Phrunca, chỗ lưỡi lê lấp lánh kia là quân của ta. Mày cầm giấy này, lấy dây leo xuống rồi theo sườn núi lẩn qua cánh đồng, chạy về liên đội ta và giao thư cho sĩ quan nào mày gặp trước nhất. Giờ mày hãy vứt dây lưng và túi đạn đi.
Viên đội liền giữ một đầu dây, còn đại uý đỡ cậu bé trèo qua cửa sổ và dặn thêm :
_ Mày phải thận trọng. Sự thoát nguy của chi đội ta đều trông cậy vào tấm lòng can đảm và đôi chân mạnh mẽ của mày.
Cậu bé vừa bám dây vừa đáp :
_ Bẩm đại uý, xin ngài hãy tin vào con.
Một lát sau, chú lính nhỏ đã tới mặt đất. Viên đội kéo dây lên. Đại uý nhìn thấy cậu bé xuống núi và chạy.
Đại uý đang mong sao cho cậu bé đi thoát, bỗng có năm, sáu đám bụi mù nổi lên trước mặt và sau lưng chú, ông biết rằng địch quân đã nhìn rõ. Họ bắn từ trên đồi xuống. Cậu bé đang thoăn thoắt chạy như con thỏ, bỗng ngã rạp xuống đất. Đại uý đã thất vọng, nhưng rồi lại thấy cậu trở dậy chạy, chân hơi khập khiễng. Cậu chạy mỗi lúc một khó nhọc thêm. Thỉnh thoảng lại lảo đảo hoặc đứng hẳn lại.
_ Có lẽ hắn bị đạn.
Đại uý đoán thế, nhưng lại thấy cậu bé chạy tiếp.
Một viên sĩ quan lo sợ, vào trình đại uý rằng quân địch bắn luôn tay lại dựng "cờ trắng" truyền lệnh cho ta hàng.
Đại uý vừa nhìn theo cậu bé vừa đáp :
_ Không ai được trả lời chúng.
Lúc ấy, người ta trông thấy đầu cậu bé nhấp nhô trong ruộng lúa rồi lại chẳng thấy nữa, có lẽ cậu ngã, sau lại thấy đầu cậu hiện ra ; cuối cùng cậu biến trong hàng giậu, đại uý không trông thấy nữa.
Quân Áo đã ập đến. Ngừơi ta thấy tiếng hò reo và tiếng súng bắn ầm ầm. Ngoài có tiếng hô :
_ Hàng đi ! Hàng đi !
Đại uý thét lớn :
_ Không đời nào !
Lửa cháy đùng đùng tứ phía. Nhiều quân ngã lăn. Mấy cửa sổ đã bỏ không, không người chiến đấu. Cái phút nguy cấp dã bày ra trước mắt. Đại uý nghẹn ngào kêu :
_ Quân ta không đến rồi ! Thôi quân ta không đến rồi !
Đại uý nói xong, chạy đi chạy lại, điên khùng rút kiếm toan tự vẫn, bỗng một viên đội ở trên mái trèo xuống reo ầm :
_ Quân ta đã đến !
_ Quân ta đã đến !
Đại uý nhắc lại câu ấy bằng giọng vui mừng.
Thế rồi, quan quân, kẻ bị thương, kẻ còn mạnh, thẩy đều ra cửa sổ chiến đấu kịch liệt.
Một lát sau, người ta thấy có sự hỗn loạn trong hàng quân địch.
Viện binh đến kịp thời, phá tan quân địch và giải vây cho đội bộ binh.
Hôm sau, đại uý vào nhà thương thăm một viên trung uý bị gẫy tay. Đại uý đang ngơ ngác tìm giường, bỗng nghe có tiếng gọi se sẻ :
_ Đại uý !
Đại uý quay lại thì ra chú lính chạy giấy hôm trước, đại uý hỏi :
_ Con ở đây à ? Giỏi lắm ! Con đã làm tròn nghĩa vụ của con. Con có bị thương không ?
Cậu bé đáp :
_ Tránh sao được ! Quân Áo nhìn thấy con chạy liền bắn theo. Nếu con không bị thương thì đã đến sớm hơn được 20 phút nữa. May con gặp ngay được viên sĩ quan ở bộ tham mưu và trao giấy.
Đại uý nhìn kỹ cậu bé và hỏi :
_ Trông con xanh quá ! Chắc con mất nhiều máu lắm ?
Cậu bé mỉm cười đáp :
_ Vâng nhiều máu, nhưng còn có điều hơn máu nữa. Ngài thử nhìn xem.
Nói xong cậu mở chăn ra.
Đại uý kinh ngạc, lùi lại một bước. Chú lính đánh trống chỉ còn một chân. Chân trái đã bị cưa ở trên đầu gối.
Lúc ấy, quan thầy thuốc nhà binh đi qua, trỏ cậu bé và nói vội vàng :
_ Thực là một trường hợp đáng tiếc. Chân nó bị thường xoàng thôi, nhưng vì gượng đi một cách quá đáng nên vết thương sưng lên đến nỗi phải cưa. Nhưng nó là một đứa trẻ can đảm, đáng khen ! Nó không hề khóc và cũng không hề kêu đau. Khi tôi chữa cho nó, tôi rất tự hào rằng nó là một đứa con nước Italia !
Nói xong quan thầy thuốc lại chạy đi chỗ khác.
Đại uý cau mày, nhìn kỹ cậu bé rồi kéo chăn lại. Xong lẳng lặng trông vào cậu bé, đại uý đứng thẳng người, tay giơ lên mũ.
Cậu bé ngạc nhiên hỏi :
_ Bẩm đại uý ! Ngài làm gì thế ? Cái chào ấy để cho con sao?
Vị quân nhân đầu bạc kia, không quen nói ngọt với kẻ dưới bao giờ liền đáp bằng một giọng rất thân thuộc và nhẹ nhàng :
_ Phải. Ta chỉ là một viên đại uý. Chứ con, con mới là một vị anh hùng !
Nguồn: vnthuquan