27/11/13

Gái quê audio book

Năm 1936, Hàn Mặc Tử xuất bản tập thơ Gái quê. Tập này được in tại nhà in Tân Dân, Hà Nội. Sách gồm 48 trang, khổ 12,5x19,4 với 34 bài thơ do tác giả tự phát hành.

Năm 1992, nhằm khẳng định những đóng góp của phong trào Thơ Mới cho nền văn học nước nhà, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Hội Nghiên cứu giảng dạy văn học TP HCM đã in và giới thiệu lại một số tập thơ tiêu biểu của các nhà thơ đại diện cho dòng Thơ Mới. Riêng với Hàn Mặc Tử, tập thơ Gái quê bản in năm 1936 của ông không tìm được nên NXB đành sử dụng bản thảo theo bản chép tay của nhà thơ Chế Lan Viên do nhà văn Vũ Thị Thường trao lại. Từ đó, tập Gái quê (bản in ở nhà in Tân Dân năm 1936) luôn được NXB tiếp tục tìm kiếm.


Năm nay, đúng dịp 100 năm mừng sinh nhật thi sĩ tài hoa bạc mệnh, công ty sách Phương Nam có tin vui khi đơn vị này may mắn được ông Đặng Tiến, việt kiều sống tại Orléan, Pháp, trao lại bản sao tập Gái quê đầy đủ. Bản thảo thơ này đã lưu lạc qua tay nhiều người trước khi đến tay bà Hoàng Thị Kim Cúc (Huế). Sau đó, bà này trao lại cho người cháu là Hoàng Thị Quỳnh Hoa, hiện sống ở Maryland, Mỹ. Chính bà Quỳnh Hoa gửi lại bản thảo cho nhà nghiên cứu Đặng Tiến.

Công ty Phương Nam in trọn vẹn bản thảo này trong tập sách cùng tên liên kết cùng NXB Hội Nhà văn ấn hành, nhằm mừng 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử. Tập sách Gái quê ấn bản mới còn có các bài viết mang tính khảo cứu, ghi chép lại những câu chuyện, kỷ niệm có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của nhà thơ Hàn Mặc Tử.


"Đóng góp lớn lao của Hàn Mạc Tử, phần cách tân của ông ấy là đã giải phóng thơ, giải phóng tiềm thức ra khỏi ngôn ngữ duy ý thức, do lý trí hoàn toàn kiểm soát. Sự nghiệp giải phóng vô thức đó bắt nguồn từ những đau thương của cơ thể và tâm hồn, vì bệnh tật, nghèo túng, chứ không phải học đòi những trường phái phương Tây. Thơ ông quý nhất ở sự chân thực, không phải là lối điểm trang ngôn từ vần vè để tô vẽ cuộc sống. Đây là điều lớn lao mà các nhà thơ ngày nay cần suy nghiệm" - Đặng Tiến

(Trích giới thiệu trên vinabook.com)

Giá bán ghi 65 000 nhưng nhà sách báo đã hết hàng. Ai chưa mua được, mời nghe đọc vậy

 


Bài viết ngắn sau đây của Phạm Công Thiện nguyên viết cho báo Văn năm 1971, sau được tác giả sửa chửa khi in lại thành sách tại Mỹ. Mời đọc để cảm nhận lối viết độc đáo của người được coi là một trong ba kì nhân của văn nghệ miền Nam thời trước 1975

Một định mệnh tàn khốc theo riết bên mình
Hàn Mặc Tử 

Trong tất cả những thi hào văn sĩ lừng danh của toàn thể văn chương Việt Nam từ mấy ngàn năm nay, tôi không tìm được một người nào đã tác động một mảy may nào đến tâm hồn tôi cả - trừ ra Hàn Mặc Tử. Nguyễn Du là một thi hào vĩ đại, tôi đã đọc đi đọc lại Nguyễn Du và nhìn nhận Nguyễn Du là thiên tài vĩ đại, nhưng tôi không muốn nhớ đến thứ vĩ đại ấy vì dân tộc Việt Nam gần như đã quên hết tất cả những gì Nguyễn Du đã bỏ trọn đời thể hiện thành tựu một cách thơ mộng siêu việt trong sự nghiệp thi ca của mình. Chúng ta chưa có khả năng tối thiểu để biết được tất cả sự vĩ đại thơ mộng của tư tưởng tinh thần Nguyễn Du (xin đọc Nguyễn Du, Đại Thi Hào Dân Tộc của Phạm Công Thiện). Quách Tấn cũng vĩ đại, tôi kính trọng sự vĩ đại ấy, nhưng sự vĩ đại ấy làm lịch sử, vì đi ngược lại lịch sử, đạp trên đầu lịch sử hiện đại. Tôi chẳng bận tâm đến lịch sử. Thỉnh thoảng cũng bận tâm để chợt nhớ rằng mình là người Việt Nam. Vì tin chắc rằng dân tộc Việt Nam sẽ thắng, sẽ tiêu diệt tất cả những gì không phải là Việt Nam, dân tộc Việt Nam sẽ thắng, cho nên tôi không cần bận tâm đến vận mệnh của Việt Nam. Tôi có vận mệnh của riêng tôi. Người nào muốn lo đến vận mệnh của Việt Nam, thì cứ lo đến vận mệnh của Việt Nam. Tôi không hề biết ái quốc là cái gì. Tôi chỉ biết đến tôi và chỉ có tôi mới hiểu thế nào là con đường của Việt Nam. Trong tôi ngưng tụ lại tất cả tàn khốc của Việt Nam, tất cả mâu thuẫn, ích kỷ, tàn phá, kiêu hãnh, ngang tàng, kiêu ngạo, từ tốn, khoan dung, khôn ngoan, yếu đuối, mãnh liệt, mạnh khoẻ, và cô độc. Dù trận chiến tranh ở Việt Nam có chấm dứt đi nữa thì trận chiến tranh trong tôi vẫn tiếp tục. Giống như nó vẫn tiếp tục trong tâm hồn của những thanh niên Việt Nam ra đời lúc chiến tranh Việt Nam vừa khởi phát và được ba mươi tuổi lúc chiến tranh bùng phát dữ dội lan rộng từ Việt Nam đến Hạ Lào. Chỉ có thanh niên Việt Nam nào từ ba mươi tuổi trở xuống mới hiểu nổi thơ của Hàn Mặc Tử. Trận chiến tranh Việt Nam hiện nay chính là sự phóng đại của cơn bệnh hủi của Hàn Mặc Tử. Chỉ có thi sĩ mới sống trước tận bản thân mình, sống phóng tới đằng trước tất cả những khả tính sắp hiện của vận mệnh dân tộc mình. Vận mệnh của Hàn Mặc Tử đã báo trước vận mệnh của Việt Nam. Thơ của Hàn Mặc Tử đã báo động cái gì rạn vỡ trong không khí quê hương. Không phải chỉ làm thơ với những danh từ và động từ chính trị là mới nói được con đường đi của dân tộc. Nhiều khi nói ngược lại hay nói những cái gì khác, như dùng những tiếng kỳ cục như thượng thanh khí, vỡ lỡ, trăng, châu lệ, đê mê, hoa bắp lay, cứng tợ si, chưa bưa, dại khờ, gánh máu đi trong tuyết, bời bời ruột gan, ớn lạnh, vân vân. Nhiều khi ăn nói thê thảm điên dại như Hàn Mặc Tử mà lại trỏ ngón tay vào đúng trái tim đen của vận mệnh Việt Nam và mở ra một hướng đi khác cho “sử linh tư tưởng” (chữ của Hàn Mặc Tử). Người hiểu được thì hiểu ngay lập tức, không hiểu được thì vẫn không hiểu được. Định mệnh tàn khốc, nhưng không có thực, giống như cơn bệnh hủi chỉ là cơn bệnh tưởng tượng của mặt trời, do mặt trăng lường gạt .



Viết tại ngoại ô Paris, mùa đông năm 1971,
và có viết thêm nhiều đoạn văn cần thiết,
sau khi đọc lại tại Long Beach, California, Mỹ Châu,
ngày 17 tháng 8, năm 2000.




---------------------

Nguồn: Phần Thứ Hai trong cuốn sách của Phạm Công Thiện, Một Đêm Siêu Hình Với Hàn Mặc Tử và Một Ngày Vô Hình Với Henry Miller, William Carlos Williams và Joseph Brodsky (Nhà Xuất Bản Viên Thông, Long Beach, California U.S.A, 2000).

Trích lại theo tienve.org

4 nhận xét:

  1. Nặc danh27/11/13 14:49

    Chà, ông Phạm Công Thiện viết đoạn này em đọc ba lần rồi mà hiểu lõm bõm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. :d Em thử tóm tắt ý ổng trong vài từ được ko ?

      Xóa
    2. Nặc danh27/11/13 19:43

      Em lõm bõm hiểu ý ổng chuyện vận mệnh nước là cái chi đó xa xôi, to tát, mà chỉ cần đọc thơ HMT và hình dung là ra tất cả?

      Xóa
    3. Hì, em đừng ngạc nhiên với cách nói của ổng. Khi ổng đọc thơ ai, ông dùng kính lúp soi. và dĩ nhiên ông thấy to hơn hẳn mọi tác giả khác, nên khi nghe ổng so sánh, khẳng định này nọ em đừng vội tin .. :d

      Cả đoạn trên theo anh thì chỉ từng này: Thơ Hàn rất tuyệt. Và tôi thì chán cái cuộc chiến VN này tận óc, nên tôi bỏ qua Pháp hihi

      Xóa
Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)