31/3/13

Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ

Mời nghe Đoàn Thế Ngữ bình luận cách hai ca sĩ Tuấn Ngọc và Don Hồ trình bày Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ của Trịnh Công Sơn, và sau đó phân tích ca khúc này không chỉ như một bản nhạc mà còn với tư cách là một bài thơ - từng được nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến tiến cử là một trong những bài thơ tình hay nhất thế kỷ.


Một bài thơ hay của Trịnh Công Sơn
Hoàng Ngọc Hiến, 2000
Đọc

Một nhóm những người yêu thơ mời tôi tham gia chọn một chùm những bài thơ tình hay của thế kỷ. Tôi tiến cử một bài, đó là ca từ bài hát Đêm thấy ta là thác đổ của Trịnh Công Sơn. 

Một đêm bước chân về gác nhỏ
Chợt thấy đoá hoa tường vi
Bàn tay ngắt hoa từ phố nọ
Giờ đây đã quên vườn xưa

Một hôm bước qua thành phố lạ
Thành phố đã đi ngủ trưa
Đời ta có khi tựa lá cỏ
Ngồi hát ca rất tự do

Nhiều khi bỗng như trẻ nhớ nhà
Từ những phố kia tôi về
Ngày xuân bước chân người rất nhẹ
Mùa xuân đã qua bao giờ

Nhiều đêm thấy ta là thác đổ
Tỉnh ra có khi còn nghe

****

Một hôm bước chân về giữa chợ
Chợt thấy vui như trẻ thơ
Đời ta có khi là đốm lửa
Một hôm nhóm trong vườn khuya

Vườn khuya đoá hoa nào mới nở
Đời ta có ai vừa qua
Nhiều khi thấy trăm nghìn nấm mộ
Tôi thấy quanh đây hồ như

Đời ta hết mang điều mới lạ
Tôi đã sống rất ơ hờ
Lòng tôi có đôi lần khép cửa
Rồi bên vết thương tôi quì

Vì em đã mang lời khấn nhỏ
Bỏ tôi đứng bên đời kia.


Ca từ bài này (tách khỏi nhạc) hoàn toàn đứng được như một bài thơ. Một bài thơ hay.

Đọc bài thơ ta đi vào thế giới mơ mơ của gác nhỏ và đốm lửa, của lá cỏ và lời khấn nhỏ, của đoá hoa mới nở và bước chân người rất nhẹ... Trong thế giới nhỏ nhẹ này có thác đổ. Sự mãnh liệt của tình yêu thường được so sánh với bão táp (Cơn bão tới rồi, tiếng rì rầm nước, lửa..., Maiacopxki). Cơn bão nào rồi cũng tan. Trận bão nào cũng để lại tan hoang, phá phách. Thác đổ cũng mãnh liệt. Nhưng đây là sự mãnh liệt vĩnh cửu và không hề có sự phá phách. Thác đổ là "tình yêu vô cùng".

Không thể không nói đến không gian thành phố trong bài thơ này.

Một hôm bước qua thành phố lạ
Thành phố đã đi ngủ trưa...


Dễ từ Nguyễn Bính, phố đã vào thơ. Và tiếp theo phố tỉnh là phố huỵện, phố nhỏ, phố buồn, phố cảng, phố núi... Nhưng chưa có thành phố. Trịnh Công Sơn phát hiện chất thơ của thành phố: những giấc mơ và những chiều lộng gió, không gian màu áo bay lên và những con đường nằm nghe nắng mưa... (hẳn là thành phố biết ơn người nghệ sĩ đã dốc hết tinh hoa để nhân loại hoá nó). Đồng thời cảm nhận sâu sắc âm hưởng bi kịch của thành phố "hoang vu" , thành phố "không hồn".

Vì em đã mang lời khấn nhỏ
Bỏ tôi đứng bên đời kia.


Rất có thể bên đời kia là "sa mạc thành phố", nỗi ám ảnh không riêng gì của người nghệ sĩ du ca.

Tình yêu không bao giờ cũ và hình như cũng không bao giờ mới. Ấn tượng tính hiện đại trong thơ Trịnh Công Sơn là ở cảm quan thành phố của tác giả.

Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát và nhạc sĩ Văn Cao hết sức coi trọng ca từ trong nhạc Trịnh Công Sơn. Nguyễn Xuân Khoát: "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra". Văn Cao: "với những lời,ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ, ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ". Thơ Việt hiện đại không thể thiếu những bài thơ hay trong ca khúc Trịnh Công Sơn.

"Tài hoa, tinh tuý đã cất cánh từ những ca khúc đầu tay và độc chiếm một đường bay ngoạn mục, sầu muộn của văn chương lãng mạn thế kỷ này" (lời của Kim Ngọc, nhạc sĩ Hà nội trả lời bài phỏng vấn của Hoàng Ngọc Hiến về ca khúc Trịnh Công Sơn).

[Bài này được đăng lần đầu tiên trên báo Người đẹp Việt Nam, số Tết năm 2000.]


nguồn: tcs-home.org




30/3/13

Animal Farm - Trai Suc Vat

Animal Farm - Trại Súc vật được nghe từ thời 198x, qua BBC với chiếc radio cà tàng lúc khuya vắng .. Cứ nghĩ loại truyện như này sẽ không bao giờ xuất hiện trong một đất nước theo chế độ XHCN, thế mà vừa rồi lại được Nhã Nam in, hay thật.
Mượn bài giới thiệu trên phunuonline cho nó nhanh:

PNO - Nhà xuất bản Hội nhà văn kết hợp với công ty Nhã Nam vừa xuất bản cuốn tiểu thuyết lừng danh “Chuyện ở nông trại” của nhà văn George Orwell qua bản tiếng Việt của An Lý. Đây là một trong những cuốn tiểu thuyết thành công nhất của thế kỷ XX trên toàn thế giới. Ngay từ những năm đầu tiên xuất hiện, cuốn sách đã được đón nhận nồng nhiệt. Được in ở Anh ngày 17/8/1945 và một năm sau được in ở Mỹ. Trước đó George Orwell đã cho xuất bản 9 đầu sách với tổng số bản in cả ở Anh và Mỹ gần 200.000 bản. Sau Chiến tranh Thế giới thứ II do thiếu giấy nên số lượng bản in hạn chế, tuy vậy cho đến khi Orwell mất vào tháng giêng năm 1950 đã có tất cả 25.500 cuốn Chuyện ở nông trại được in ở Anh và 590.000 cuốn được in ở Mỹ. Tác phẩm này đã được dịch ra tất cả các ngôn ngữ chính của châu Âu cũng như các thứ tiếng như Telugu (một dân tộc thuộc bắc Ấn Độ), Ba Tư, Ireland và Ukraine. Sau hơn 50 năm kể từ lần xuất bản đầu tiên, tác phẩm đã được dịch ra gần 70 thứ tiếng trên thế giới và thuờng xuyên được tái bản.
Tạp chí Time đã chọn cuốn sách này là một trong “100 tiểu thuyết hay nhất bằng tiếng Anh” (từ 1923 tới 2005). Đây cũng là cuốn tiểu thuyết đứng ở vị trí 31 trong “Danh sách Tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20 (100 Books of the Century) do Nhà sách Fnac và báo Le Monde (Pháp) bầu chọn.

Phương pháp dưỡng sinh Nguyễn Khắc Viện


BS Nguyễn Khắc Viện nổi tiếng là một kỳ nhân

Tức không cáu,
Nóng không quạt, 

Ngứa không gãi,
(và nghe đâu cả: Bẩn không tắm :-D )

Tốt nghiệp ĐH Y Paris đi làm chưa bao lâu đã bị bệnh nan y, phải lên bàn mỗ 7 lần, cắt bỏ một lá rưỡi phổi với dăm chiếc xương sườn, bác sĩ phán sống thêm không quá 2 năm, thế nhưng đã sống thêm gấp hơn 20 lần lời tiên đoán ấy. và nhất là, trong hơn 50 năm sống thêm ấy, ông đã hoạt động tích cực trong nhiều lĩnh vực, từ chính trị xã hội đến văn hóa giáo dục, viết hàng chục cuốn sách, hàng trăm bài báo có giá trị .. Thế nhưng khi được hỏi bài nào là có giá trị lâu dài nhất, ông không chọn trong số hàng ngàn trang viết được mọi người đánh giá cao kia, mà là một bài vè luyện thở mười ba câu từ ngữ thô sơ

29/3/13

Phú Quang - thơ phổ nhạc 2


tranh Volegov
1. Hà Nội ngày trở về



Bản nhạc lời lấy ý từ bài thơ Hà Nội của Thanh Tùng.
Đoc thơ

HÀ NỘI
Thanh Tùng

Hà Nội ơi, tôi đã cất giữ người cẩn thận
Như dưới làn da kia dẫu đã héo nhàu, máu vẫn âm thầm chảy
Hà Nội ơi, nguồn mộng mơ dày như cỏ mùa xuân
Mỗi khi tôi thấy mình xơ xác
Tôi lại về đánh cắp
Dẫu một chút bóng đêm trên đường phố Khâm Thiên
Dẫu một mảnh lá vàng còn ướt nước Hồ Gươm
Tôi rung lên mỗi khi chạm bóng cửa ô
Như được chạm vào vai gầy áo mẹ
Tôi bé nhỏ và tôi vẫn thế
Trái tim luôn xao động
Như bên trong vẫn đầy ắp sóng Hồ Tây

Vội vã trở về, vội vã ra đi
Chẳng kịp nhận ra từng con phố
Nhưng trong tôi vững bền đến thế
Những chiếc lá nhìn tôi vẫn mắt tuổi học trò
Những vòm cổ nghiêng xuống tôi hơi ấm
Thầm thì lời của rêu phong
Sâu đến nỗi bàng hoàng lạc tới ngàn năm

Những chiều thu hăm hở tôi đi
Hồn đánh võng với hơi giăng thấp thoáng
Từ gốc cây già đến mặt hồ sương
Từ ngàn xưa đến tận hôm nay
Quán ngập lá và mắt em đen thế
Rượu không say, chỉ đủ để buồn thôi!

Tôi vẫn về Hà Nội của tôi
Sau những ngày dài khô khốc
Để thẩn thờ uống từng vết nắng mưa
Chạy mệt nhoài trên những quảng trường sạm gió
Mỗi lần ra đi
Nặng nề như có chửa
Và vội vàng của một kẻ tham lam
Vì bất cứ vòm cây nào trên những đại lộ
Cũng có thể đòi tôi trả lại màu xanh!

Thanh Tùng tên thật là Doãn Tùng, sinh 1935 tại Nam Định. Ông trưởng thành tại TP Hải Phòng và phần lớn các bài thơ nổi tiếng của ông đều viết về TP Hải Phòng, trong đó có một bài thơ rất nổi tiếng được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát cùng tên - Thời Hoa Đỏ.


2. Tôi muốn mang Hồ Gươm đi



Bản nhạc phổ bài thơ Tôi Mang Hồ Gươm Đi của Trần Mạnh Hỏa sáng tác năm 1998

Trần Mạnh Hảo thì đã quá nổi tiếng - nổi tiếng thần đồng thơ với Trường Sơn của bé, in năm 1971 khi mới 14tuổi; nổi tiếng với tiểu thuyết Ly Thân (1989) và sau đó bị khai trừ khỏi đảng; nổi tiếng với loạt bài phê bình sách giáo khoa ngữ văn phổ thông, trong đó mạt sát các vị GS ko tiếc lời; và gần đây nổi tiếng với những bài báo về các vấn đề chính trị xã hội. Hiện ông sống ở Sài gòn.

Đọc thơ

TÔI MANG HỒ GƯƠM ĐI
Trần Mạnh Hảo

Sao Hồ Gươm biết tôi chia xa?
Mà run cho mọi bóng cây nhòa
Mà im im hết nghìn tăm cá
Mà thở chiều lên khắp cỏ hoa?

Gió níu hoàng hôn xuống đáy tranh
Lá rụng, trời xao động cổ thành
Đổi dòng, sông gửi hồn ngưng đọng
Mượn hồ trả kiếm lại trời xanh

Tôi muốn mang hồ đi trú đông
Mà không khiêng vác được sông Hồng
Mà không gói nổi heo may rét
Đành để hồ cho gió bấc trông!

Sao Hồ Gươm biết tôi ra đây?
Mà thương ôm bóng kẻ lưu đầy
Mà lau đôi mắt tôi bằng sóng
Mà cả trời kia xuống hết cây …

(1998)


3. Chiều Phủ Tây Hồ



Bản nhạc phổ bài thơ của Thái Thăng Long
Đọc Thơ

Chiều Phủ Tây Hồ
thơ Thái Thăng Long

Bất giác chiều như muốn chậm đi
Gió trên sóng
Đôi thuyền câu thả lưới
Mênh mông sương khói
Hồ Tây sóng vỗ Phủ Tây Hồ
Huyền thoại và giấc mơ
Chầm chậm lễ chùa cùng em cung kính
Tượng Phật trang nghiêm Bà Chúa Liễu
Em khói hương thanh thản một phần đời
Ta khói hương để khỏi chơi vơi
Chắp tay lạy những Thánh nhân trời đất
Khói hương rủ lòng mình bồng bềnh cõi Phật
Trời xa xanh tiếng hạc trắng kêu hoài
Những giấc mơ tiếc lắm ban mai
Những khát vọng phía chân trời xa thẳm
Những nỗi buồn gieo neo chiều vắng
Thanh thản bên em trước thềm điện đời thường
Một chút nước mắt cay khói đỉnh lư hương
Tĩnh lặng tận cùng
Bao la trên sóng nước
Hồn ta lọc trong vàng nắng
Gió Tây Hồ thổi suốt mái rêu phong
Một chiều Tây Hồ cuối năm
Vũ trụ luân hồi u u sóng nước
Rưng rưng lắm mà em chẳng khóc
Hóa vàng đi em lễ Phật Phủ Tây Hồ.

(Hà Nội, 30. 11. 1993)

Thái Thăng Long tên thật là Thái Gia Trí, ông sinh năm 1950 tại Hà Nội
Ông là một nhà thơ của Hà Nội, yêu Hà Nội nên ông đã đặt bút danh cho mình là Thái Thăng Long từ lúc bắt đầu làm thơ như để thể hiện tình yêu của mình với Hà Nội vậy.

Ông là bạn của NS Phú Quang và là người có nhiều tác phẩm được NS Phú Quang phổ nhạc nhất cho tới thời điểm này.


4. Lãng đãng chiều đông Hà Nội



Tạ Quốc Chương sinh 194x tại Hà Nội, quê Hà Đông. Ca khúc Lãng đãng chiều đông Hà Nộnhạc sĩ Phú Quang lấy ý từ bài thơ Cuối Chiều của ông.

Đọc thơ

Cuối chiều
thơ Tạ Quốc Chương

Chiều đông sương giăng phố cũ
Trao gươm tháp cổ mặc trầm
Đợi ai râm ran cành lá
Heo may tan nhòa gió xưa

Gió xưa đưa hồ Lãng-bạc
Em ngang qua gốc sấu già
Hồi chuông vọng mờ lay lắt
Âm thầm nuôi nuối ngày qua

Trăng lên trong ngời kẽ lá
Tay trắng em xòe nhành hoa
Có về phía xa sắc nắng
Cuối trời
em đã vào ta



nguồn các bài thơ: hoahb blog
(phần tiểu sử tác giả các bài thơ có tham khảo trang fb PhuQuang Music )

Hà Nội Phố thơ Phan Vũ


Nghe Xuân Hanh ngâm Hà Nội phố của Phan Vũ cứ băn khoăn, không biết bản ngâm nguồn gốc từ đâu, có chính xác của Phan Vũ không. Lọ mọ tìm trên mạng gặp khá nhiều bản, chả biết bản nào mới "chính chủ". Nên tạm dùng bản trên vatlyvietnam.org vì thấy hành trình đi tìm bài thơ nghe rất thuyết phục.

Post xong tiếp tục tìm, được bài nói chuyện của Bích Huyền
Mời nghe

Hà Nội, một thoáng dư âm

Cô gái, súng và hoa  (1972)
tranh Trần Trung Tín
Em ơi! Hà Nội phố!
Ta còn em những hố sâu
Trước cửa,
Cơn mưa đầy,
Chiếc thuyền giấy lang thang
Không bến đỗ...
..
Ta còn em đôi mắt buồn
Dõi cánh chim xa.
Tháng năm dừng lại
Một ngôi nhà.
Gã Trương Chi ôm ghita,
Từng đêm
Hóa đá…


Ha Noi, mọt thoáng dư âm - Bích Huyền


Em ơi, Hà Nội phố - thơ Phan Vũ - Bằng Kiều ca


Thanh Lam


Hồng Nhung


Mỹ Linh


Ngọc Anh


Tuấn Ngọc


Lê Dung


Xuân Hanh ngâm thơ


Đọc: Hà Nội phố - thơ Phan Vũ

Hà Nội phố
thơ Phan Vu

Gửi những người Hà Nội đi xa...

Chương I

1.
Em ơi! Hà Nội phố!
Ta còn em mùi hoàng lan,
Còn em hoa sữa.
Tiếng giày gọi đường khuya,
Thang gác cọt kẹt thời gian,
Thân gỗ ...

Ta còn em màu xanh thật đêm,
Ngôi sao lẻ
Xào xạc chùm cây gió.
Chiếc lá lạc vào căn xép nhỏ,
Lá thư quên địa chỉ.
Quay về ...

2.
Ta còn em một gốc cây,
Một cột đèn,
Ai đó chờ ai ?
Tóc cắt ngang xõa xõa bờ vai…

Ta còn em một ngã ba
Vội vã,
Chiếc khăn quàng tím đỏ
Thoáng qua.
Khuôn mặt chưa quen
Bỗng xôn xao nỗi khổ…
Mỗi góc phố
Một trang tình sử…

3.
Ta còn em con đường vắng
Rì rào cơn mưa nhỏ.
Trên vòm cao
Đổ xuống chuông hồi.
Nhà thờ Cửa Bắc,
Tan chiều lễ
Kinh cầu còn mãi ngân nga…

4.
Ta còn em đôi mắt buồn
Dõi cánh chim xa.
Tháng năm dừng lại
Một ngôi nhà.
Gã Trương Chi ôm ghita,
Từng đêm
Hóa đá…

Ta còn em chuyến tàu đêm
Về muộn
Qua cầu,
Một người nào lạc giữa sân ga...

Chương II

5.
Em ơi! Hà Nội phố!
Ta còn em những hố sâu
Trước cửa,
Cơn mưa đầy,
Chiếc thuyền giấy lang thang
Không bến đỗ...

Ta còn em quả bóng lăn
Một mình trên sân cỏ.
Thằng bé thẫn thờ.
Tuổi thơ qua cuộc chơi
Vội vã...

Ta còn em cánh cửa sắt
Lâu ngày không mở.
Nhà ai ?
Qua đó bâng khuâng
Nhớ tuổi học trò...

6.
Ta còn em giàn thiên lý,
Năm xưa
Thơm mùi hò hẹn
Cuộc tình đầu ngọt lịm.
Những nụ hôn xanh ngắt trên cành...

Ta còn em chuỗi cười vừa dứt,
Nắng chiều vàng ngọn cỏ
Vườn hoang
Ngày cũ vui tàn theo mùa hạ...

Ta còn em tiếng ghita
Bập bùng
Tự sự
Châm lửa điếu thuốc cuối cùng
Xập xoà
Ký niệm
Đêm kinh kỳ một thuở
Xanh lơ...

7.
Ta còn em chiếc đồng hồ quả lắc
Già nua,
Đếm thời gian
Theo nhịp đong đưa.
Trước ngõ phố
Sót cây hoa gạo.
Buổi chợ chiều họp giữa kinh đô...

8.
Ta còn em những ngọn đèn mờ.
Trên nóc phố,
Mùa trăng không tỏ.
Tiếng rao đêm
Lạc giọng
Thờ ơ...

Ta còn em bảy nốt cù cưa,
Lão Mozart hàng xóm
Từng đêm quên ngủ.
Cô gái mặc áo đỏ Venise
Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ
Những mảnh vỡ trên thềm
Beethoven và Sonate Ánh Trăng
Nốt nhạc thiên tài bay lả tả,
Một kiếp người,
Một phím đàn long…

9.
Ta còn em khuya phố,
Mênh mông,
Vùng sáng nhỏ.
Bà quán ê a chuyện nàng Kiều.
Rượu làng Vân lung linh men ngọt.
Mắt cô nàng lúng liếng đong đưa,
Những chàng trai say suốt cả mùa…

10.
Ta còn em tiếng hàng ngày
Vang âm đường phố.
Tia hồ quang chớp xanh.
Toa xe điện cuối ngày,
Người soát vé
Áo bành tô cũ nát…

Lanh canh! Lanh canh!
Tiếng chuông reo hay lời kêu khổ?
Bó gạo, mớ rau,
Mẹ về buổi chợ.
Lanh canh! Lanh canh!
Lá bánh, củ khoai,
Đàn con trên bến đợi
Cuối ngày…

Chương III

11.
Em ơi! Hà Nội phố
Ta còn em con đê lộng gió,
Dòng sông chảy mang theo hình phố,
Cô gái dựa lưng bên gốc me già.
Ngọn đèn đường lặng thinh
Soi bờ đá…

Ta còn em một con tàu
Giã biệt bến sông.
Mảnh trăng vỡ
Tiễn người bỏ xứ.
Dãy phố buồn..
Nghìn năm mắt nhớ...

12.
Ta còn em ráng đỏ chiều hôm,
Đôi chim khuyên gọi nhau trong bụi cỏ.
Đôi guốc bỏ quên bên ghế đá.
Gã đầu trần đi ngược trời mưa...

Ta còn em con đường tên cũ
Cổ Ngư,
Cành phượng vĩ la đà.
Chiều phai nắng,
Bông hoa muộn in hình ngọn lửa...

Ta còn em chiếc lá rụng
Khởi đầu nguồn gió.
Lao xao con sóng biếc
Gió Tây Hồ.
Hoàng hôn xa đến tự bao giờ ?
Những bước chân tìm nhau
Rất vội,
Tiếng thì thầm sớm hôm buổi tối,
Cuộc tình hờ bỗng chốc nghiêm trang...

13.
Ta còn em ngọn gió Nghi Tàm
Thoáng mùi sen nở muộn.
Gió Nhật Tân
Gợi
Mùa hoa năm ấy
Cánh đào phai…

14.
Ta còn em chiếc lá bàng đầu tiên
Nhuộm đỏ.
Cô gái gặp nắng hanh
Chợt hồng đôi má.
Cơn mưa nào đi nhanh qua phố,
Một chút xanh hơn,
Trời Hà Nội hôm qua...

Ta còn em cô hàng hoa
Gánh mùa thu qua cổng chợ.
Những chùm hoa tím
Ngát mùa thu...

Chương IV

15.
Em ơi! Hà Nội phố!
Ta còn em một Hàng Đào,
Không bán đào.
Một Hàng Bạc,
Không còn thợ bạc.
Đường Trường Thi,
Không chõng, không lều
Không ông nghè bái tổ vinh quy...

Ta còn em tiếng gọi trong đêm,
Người đi xa trở về.
Căn nhà không biển số.
Ngày đi mỏi mòn nỗi nhớ.
Ngày về phố cũ quên tên...

16.
Ta còn em chiếc xe hoa
Qua hàng liễu rũ,
Giỏ phong lan,
Điệp vàng rực rỡ.
Cánh tay trần trên gác cao khép cửa.
Những gót son dập dìu đại lộ.
Bờ môi ai đậm đỏ bích đào...

Ta còn em tà áo nhung huyết dụ.
Đất nghìn năm còn mãi dáng kiêu sa,
Phường cũ lưu danh người đẹp lụa.
Ngõ phố nào in dấu hài hoa... ?

17.
Ta còn em đường lượn mái cong
Ngôi chùa cổ.
Năm tháng buồn xô lệch ngói âm dương.
Ai đó ngồi bên gốc đại,
Chợt quên ai kia bên đường đứng đợi.
Cuộc đời, có lẽ nào,
Là một thoáng bâng quơ...

Ta còn em những cuộc tình
Như một bài thơ.
Những nỗi đau gặm mòn phận số.
Nhật ký sang trang
Ghi thêm nỗi khổ...

18.
Ta còn em đống kim ngân
Đổ đầy Hàng Mã.
Ngựa, xe, võng, lọng,
Những hình nhân nuối tiếc vàng son.
Khi phố phường là miền loạn gió
Làm sao tìm được mớ tro than... ?

19.
Ta còn em nóc phố
Lô xô,
Màu ngói cũ
Ngôi nhà còn tiếng khóc oa oa.
Con đường đá lát bao niên kỷ ?
Qua sông nhớ mẹ tuổi già...

Chương V

20.
Em ơi! Hà Nội phố!
Ta còn em mảnh đại bác
Ghim trên thành cũ.
Một thời thịnh,
Một thời suy,
Hưng vong lẽ thường.
Người qua đó,
Hững hờ bài học sử..

Ta còn em dãy bia đá
Nhân hình hội tụ.
Rêu phong gìn giữ nét tài hoa.
Ly rượu đầy xin rót cúng cha.
Nghìn lạy cúi đầu thương đất tổ.
Bến nước nào đã neo thuyền ngự ?
Đám mây nào in bóng rồng bay ?...

21.
Ta còn em tháng chạp,
Những hàng cây óng ả sợi hồng
Tháng chạp,
Trên giường trải chiếu hoa
Tháng chạp,
Mùi hương dài theo phố.
Một tháng chạp
Mẹ
Nửa đêm thức
Hóa vàng…

Chương VI

22.
Em ơi! Hà Nội phố!
Ta còn em năm cửa ô
Năm cửa gió
Cơn bão thường niên qua đó
Ba mươi sáu phố,
Bao nhiêu mảnh vỡ ?

Ta còn em một màu xanh thời gian.
Một màu xám hư vô,
Chợt nhòe,
Chợt hiện.
Chợt lung linh ngọn nến,
Chợt mong manh
Một dáng,
Một hình,
Nhợt nhạt vàng son,
Đậm đầy cay đắng…

23.
Ta còn em những ngõ cụt bất ngờ,
Ô cửa ngẩn ngơ,
Ngôi nhà không người ở,
Khung trời của nỗi buồn
Vô cớ…

Người nghệ sĩ lang thang
Hoài,
Trên phố,
Bơ vơ
Không nhớ nổi con đường.
Tha hương ngay trước cổng nhà mẹ cha...

24.
Ta còn em những giọt sương,
Nhòe nhòe bóng điện.
Mặt nước Hồ Gươm,
Một đêm trở lạnh.
Tháp Rùa ngả bóng lung linh.
Cánh nhạn chao nghiêng,
Chiều cuối
Người ra đi mang theo buốt giá,
Áo choàng không ấm thân gầy,
Cầm bằng như cánh chim bay…

Chương VII

25.
Em ơi! Hà Nội phố!
Ta còn em cây bàng
Mồ côi mùa đông.
Ta còn em nóc phố
Mồ côi mùa đông.
Ta còn em mảnh trăng
Mồ côi mùa đông…

tháng chạp, 1972

Nguồn: Vatlyvietnam.org

25/3/13

Làng quan họ quê tôi


Hội Xuân - Quan Họ Bắc Ninh


Đọc bài viết

Cứ vào dịp trung tuần tháng giêng, khoảng từ 12 đến 14, ngay sau Tết Nguyên Đán, người dân vùng đất Quan Họ Bắc Ninh lại tổ chức lễ hội Xuân đầu năm, là dịp để các liền anh, liền chị gặp mặt chúc tụng, hội hè và cũng là lúc để tiếng hát Quan Họ nổi tiếng vùng đất kinh Bắc được vang xa, và được du khách từ khắp mọi miền đất nước thăm viếng.

Trong chương trình âm nhạc kỳ này, nghệ sĩ Nguyễn Hữu Duy sẽ gửi đến quý vị ý nghĩa dịp gặp mặt đầu Xuân của các liền anh, liền chị, cũng như một ngày hội của làng Lim diễn ra như thế nào.

“Quan Họ thông thường gặp nhau vào mùa Xuân; mùa Xuân là mùa của Quan Họ, là không gian của Quan Họ; môi trường của Quan Họ là mùa Xuân; người ta ví mùa Xuân như một môi trường cho Quan Họ tồn tại và thể hiện.
Hàng năm, cứ mỗi độ Xuân về thì làng Quan Họ sở tại mời Quan Họ bạn (nghĩa là Quan Họ bạn kết bạn với mình) sang làng Quan Họ của mình để du Xuân.


Hát chúc mừng

Họ gặp nhau ở cổng làng và hát những câu hát chúc, hát mừng; sau đó, họ dắt nhau vào trong đình, cùng thắp hương Thành Hoàng Làng và hát những câu hát thờ; rồi sau đó, họ ra trung tâm lễ hội, hát với nhau ở lễ hội, hát ở hội, họ có thể hát trên bộ hoặc có thể hát ở dưới thuyền. Sau khi hát ở trên bộ và dưới thuyền như vậy, họ cùng nhau về nhà chứa, để thưởng thức những canh hát Quan Họ thâu đêm suốt sáng. Quan Họ gặp nhau về mùa Xuân là như thế.

Hát chúc, hát mừng là khi họ mới gặp nhau họ hát những câu hát chúc mừng để mừng sức khỏe nhau. Họ thường hát ở đầu làng hoặc khi Quan Họ mới gặp nhau. Thường thì họ hát những bài như:

hôm nay tứ hải giao tình,
tuy rằng bốn bể nhưng chung một nhà,
hôm nay gặp mặt giao hòa,
nguyện xin nguyệt lão giăng già se duyên.

Những bài hát chúc mừng thì họ thường hay hát giọng lề lối, mà không hát những giọng lẻ, giọng vặt.

Còn khi hát ở trên bộ hoặc hát ở dưới thuyền, trong Quan Họ gọi là hát hội. Khi hát hội thì người ta không hát những bài theo giọng lề lối, mà người ta hát những bài thuộc giọng lẻ, giọng vặt, chẳng hạn những bài như: Mời Nước, Mời Giàu, Hoa Thơm Bướm Lượn, Yêu Nhau Cởi Áo Cho Nhau, hay Ngồi Tựa Mạn Thuyền, Ngồi Tựa Song Đào, hay những bài hát về giao duyên như Lý Giao Duyên, Lóng Lánh Lúng Liếng… đó là những bài hát trong hát hội hay dùng.

Hát hội

Hát hội là hình thức ca cầu vui, chủ yếu hát ở trung tâm hội làng, nghĩa là hội mùa Xuân, bao gồm cả hát trên bộ và hát dưới thuyền. Chính vì là hát cầu vui nên những câu hát cầu vui ở nhà riêng của liền anh, liền chị nào đó có tiệc mừng, người ta cũng gọi là hát hội và cũng ca theo lề lối quy định của hát hội. Tuy nhiên, khi ca ở nhà riêng thì mỗi giọng quan họ ngồi ở một chiếu, hoặc một bên tràng kỷ rồi ngoảnh mặt vào nhau mà hát. Còn ở trong hát hội, thì người ta đứng trên bộ hoặc dưới thuyền và ngoảnh mặt vào nhau mà hát.

Trong hát hội, lề lối quy định là từng cặp (nghĩa là từng đôi một), đôi nam hoặc đôi nữ từng cặp Quan Họ kết bạn tìm địa điểm thích hợp đứng ngoảnh mặt vào nhau mà hát hoặc là thực hiện nguyên tắc “nam tòng nữ”hoặc là “âm xướng dương họa” nghĩa là bên nữ bao giờ cũng được ca câu trước, nghĩa là bên nam nhường quyền cho bên nữ ca câu trước. Đấy là quy định của Quan Họ, Quan Họ bao giờ cũng khiêm nhường, bao giờ cũng tôn trọng các liền chị, bao giờ khi ra câu, các liền anh cũng nhường các liền chị ra câu trước, sau đó, các liền anh hát đối lại.

Trong hát hội, nếu như ở làng quan họ sở tại mà tổ chức hát canh thì Quan Họ sẽ về nhà chứa để hát canh mà không hát những bài hát thuộc hệ thống bài hát giã bạn ngoài lễ hội, mà người ta sẽ về nhà chứa để hát canh.

Nếu như sau cuộc hát hội đó, mà không có hát canh nữa, thì sau những bài giọng lẻ, giọng vặt, người ta sẽ hát những bài thuộc hệ thống giã bạn như Người Ơi, Người Ở Đừng Về, Kẻ Bắc Người Nam hoặc là Con Nhện Giăng Mùng…

Hát canh
Khi trở về nhà chứa để hát canh, thì đây có thể được coi là cuộc tranh tài cao thấp giữa Quan Họ của hai làng, nhưng thực chất là hát để cho vui chứ không phải thi thố gì cả, nhưng trong cuộc hát vui này có phân ra bên thắng, bên thua. Hát canh chỉ có trong hội xuân và vào ban đêm, hát canh chỉ có ban đêm, mà không có trong ban ngày. Ở hình thức hát canh này, sự so tài cao thấp không phải là thi mà chỉ là cầu vui mà thôi.

Sau khi mời bạn vào nhà chứa, mỗi bên nam bên nữ ngồi bên chiếu hoặc bên tràng kỷ. Bên chủ bao giờ cũng ca câu Mời nước, Mời trầu và phải có nước, có trầu thực mà mời khách. Còn khi vào cuộc hát canh rồi, thì có lề lối quy định như thế này, đây là cuộc hát đầy đủ nhất tất cả các hệ thống giọng, bao giờ người ta cũng hát giọng lề lối đầu tiên của một canh hát, chẳng hạn: La Rằng, Tình Tang, Cái Ả, Cây Gạo

Sau đó, người ta mới sang hát giọng lẻ, giọng vặt, người ta có thể hát lại những bài như Ngồi Tựa Mạn Thuyền, Ngồi Tựa Song Đào, Còn Duyên hay Lóng Lánh, Lúng Liếng…một bên ra thì bên kia lại đối lại, và cuối cùng của mỗi một canh hát, người ta hát những bài hát thuộc hệ thống giọng giã bạn, thì đó là một canh hát.

Một canh hát nằm trong cuộc hát canh này, mỗi một đêm hát canh thì có nhiều canh hát diễn ra, nghĩa là mỗi một canh hát có một đôi liền anh hát đối đáp lại với một đôi liền chị qua đủ 3 giọng lề lối như vậy thì đó được gọi là một canh hát.”
nguồn: RFA


Tìm Hiểu Dân Ca Quan Họ

Nẻo Về Của Ý


Nẻo Về Của Ý là tập bút kí của Nhất Hạnh do Lá Bối, Saigon xuất bản 1967.

Vẫn là giọng văn của Nói với tuổi 20, Bông hồng cài áo .. trong và nhẹ, giàu chất thơ, nghe như lời thủ thỉ tâm tình của một người thân gần gũi ...

Tác phẩm gần đây (200x) cũng đã được dịch ra tiếng Anh, nhà Parallax xuất bản và đã được đón nhận nồng nhiệt tại phương Tây, đã được dịch ra trên 10 thứ tiếng.

Nhiều năm nay thấy sách tái bản và bày bán ở một số hiệu sách tại Sài Gòn.

24/3/13

Vô gián đạo Phim hình sự HK

Đạo diễn     Lưu Vĩ Cường, Mạch Triệu Huy
Sản xuất     Lưu Vĩ Cường
Kịch bản     Mạch Triệu Huy, Trang Văn Cường
Diễn viên     Lương Triều Vĩ, Lưu Đức Hoa, Hoàng Thu Sinh, Tằng Chí Vĩ

Cerisier rose et pommier blanc

tranh Volegov
Xuân về ..

Vườn xuân thơm ngát hương xuân sắc hoa hàm tiếu
Hoà đưa khát khao duyên nồng tình yêu
Vườn xuân thơm ngát hương xuân sắc hoa hàm tiếu
cánh hoa mỹ miều

Một hôm cánh bướm tung tăng đến dâng tình yêu
chợt đưa kiếp hoa u sầu quạnh hiu
Một hôm cánh bướm tung tăng đến dâng tình yêu
dáng hoa yêu kiều
..

Mời nghe giai điệu rộn rã của Cánh Bướm Vườn Xuân với Nguyễn Hồng Nhung

20/3/13

Tao Đàn - Thi Nhac Giao Duyên

Strong dream - tranh Paul Klee
Chương trình Tao Đàn là một chương trình thơ nhạc phát tên đài phát thanh Saigon, do Đinh Hùng và Thanh Nam, Thái Thủy, Tô Kiều Ngân .. thành lập năm 1955.

Nhà văn Phan Lạc Phúc nhớ lại

Người khai sinh và điều khiển chương trình Tao Đàn, như cả nước đều biết, là thi sĩ Đinh Hùng. Chương trình Tao Đàn có thể chia ra làm 3 bộ phận. Bộ phận quan trọng nhất là ban biên tập và diễn đọc gồm Đinh Hùng, Thanh Nam, Thái Thủy; vài năm sau có Huy Quang Vũ Đức Vinh từ Nha Trang vào cộng tác. Bộ phận thứ 2 là ban ca ngâm gồm những tài tử nam, nữ trình diễn thường xuyên hay tùy hứng. Người “đa năng” nhất trong ban Tao Đàn là Tô Kiều Ngân. Anh vừa là tài tử diễn ngâm, vừa biên tập, vừa trong ban nhạc. Tiếng sáo Tô Kiều Ngân réo rắt thường được coi là “indicatif” của Tao Đàn, hợp cùng tiếng đàn thập lục trầm bổng của Bửu Lộc, tiếng piano trầm ấm trước của Ngọc Bích, sau của Phạm Đình Chương. Về giọng ngâm nam ngoài họ Tô, còn có Hoàng Thư; một thời giọng ngâm Thanh Hùng cũng có góp tiếng trên đài. Tô Kiều Ngân tuy giọng không khỏe nhưng anh là người ngâm “khéo” nhất, ngâm giọng Bắc, giọng Trung đều nhuyễn. Hoàng Thư có chất giọng say sưa, mạnh mẽ được đời nhớ mãi trong Bài ca Ngư phủ của Vũ Hoàng Chương. Thanh Hùng với giọng thổ pha kim, xuất sắc trong những tác phẩm bi hùng. Có những giọng ngâm không có mặt lâu năm trên đài nhưng vẫn được đời ghi nhớ như Quách Đàm trong những bài lục bát hay Thiếu Lang trong Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác.
Về giọng ngâm nữ lúc khởi đầu phải nhắc tới cái ngọt ngào của Giáng Hương nhưng các tay sành điệu đều không thể nào quên giọng ngâm đổ hột đặc sắc của bà Đàm Mộng Hoàn, một danh tiếng vang lừng tại Khâm Thiên tiền chiến trong Tỳ bà Hành. Giọng ngâm nữ nhiều năm làm thổn thức trái tim thính giả là Hồ Điệp trong những bài thơ nức nở TTKH. Về sau có một giọng nữ như sương như khói làm khởi sắc những vần ca dao dân tộc và những bài ca huyền sử. Đó là giọng ngâm Hoàng Oanh.

Các bạn có thể nghe lại những hồi ức của Phan Lạc Phúc và nhiều người khác về Ban Tao Đàn qua ba chương trình phát thanh của đài SBS (Úc Châu) sau. Còn giờ thì thử nghe một chương trình Tao Đàn. Tiếc âm thanh ko tốt lắm.

19/3/13

Phú Quang - Thơ phổ nhạc 1

Phú Quang (tên thật là Nguyễn Phú Quang) sinh 1949 quê Hà Nội, theo học hệ Trung cấp kèn cor rồi sau đó Chỉ huy dàn nhạc tại Nhạc viện Hà Nội (1978)
Hiện sống ở Hà Nội.

Nỗi Nhớ - Lê Dung


18/3/13

Come back to Sorrento

Torna a Surriento được biết nhiều hơn dưới tên tiếng Anh Come back to Sorrento do nhạc sĩ người Ý Ernesto de Curtis sáng tác từ hơn 100 năm trước.

Có khá nhiều lời Việt cho bản nhạc nổi tiếng này, trong đó bản của Phạm Duy phổ thông hơn cả.

Trần Thái Hòa và Ngọc Hạ trình bày, lời Việt Phạm Duy


Thể dục thẩm mỹ với Kỳ Duyên

Photo by Manolis Tsantakis
Bữa trước đã giới thiệu ở còm trong bài Vẫy Tay Chữa bệnh. Giờ đưa lên đây để ai có nhu cầu dễ tìm. CD này ngoài phố bán cũng đâu chỉ 30k, ai mua được thì mua về đưa vào đầu DVD xem cho thoải mái. Không có điều kiện để mua thì download xuống, xong chuyển đổi định dạng cho nó để có thể xem bằng đầu DVD gia dụng thì tiện hơn

Nào mời

16/3/13

Yếm đào

Nghe nhạc xem bộ ảnh yếm thắm




Phim Trần Anh Hùng

Trần Anh Hùng sinh 1962 tại Đà Nẳng, 4 tuổi theo cha mẹ qua sống ở Lào và sau đó định cư Pháp, học đạo diễn tại École Louis-Lumière, tốt nghiệp 1987.
Trần Anh Hùng nổi tiếng thế giới với bộ ba tác phẩm thường được gọi là Vietnam Trilogy gồm Mùi đu đủ xanh, Xích lô, và Mùa hè chiều thẳng đứng và mới đây là Rừng Na-uy chuyển thể tác phẩm cùng tên của nhà văn Nhật Murakami Haruki.
Trần Anh Hùng đã đoạt được nhiều giải thưởng lớn Camera vàng (Cannes 1993), Giải César cho phim đầu tay (1994), Sư tử vàng (Venice, 1995) ..
Ông cũng đã được mời tham gia ban giám khảo nhiều Liên hoan phim quốc tế quan trọng.

Mùi đu đủ xanh
Xích lô xem ở đây 
Mùa hè chiều thẳng đứng
Rừng Na uy

Trần Anh Hùng còn có làm một phim hành động, có thể xem ở đây:
I come with the rain 


Note: Giữa phim và truyện Rừng Na uy khác nhau khá nhiều.
Đây là cuốn truyện đưa Murakami Haruki lên vị trí một trong những nhà văn hàng đầu của Nhật. Ai chưa xem thì rất nên xem (18+ nhé :)) ) : Rừng Na uy - Trịnh Lữ dịch
Phim hơi khó theo dõi, đặc biệt với ai chưa từng đọc truyện. Bài điểm phim sau đây có kể sơ chuyện phim có thể có ích nếu xem lần đầu thấy mù mờ khó hiểu :)
Xem/ẩn bài Điểm Phim

Ra mắt lần đầu vào năm 1987, tiểu thuyết Rừng Nauy đã gây chấn động cho hàng trăm triệu độc giả trên khắp thế giới không chỉ bởi tính dục quá mạnh mẽ được thể hiện trong từng câu chữ, mà còn vì câu chuyện trong đó chính là cuộc đời của biết bao thanh niên Nhật Bản nói riêng và những người trẻ trên thế giới nói chung. Rừng Nauy đã đưa nhà văn Haruki Murakami trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của nền văn học Nhật Bản. Hơn 20 năm sau, đạo diễn gốc Việt Trần Anh Hùng đã giành quyền thực hiện bộ phim chuyển thể từ tác phẩm kinh điển này, sau khi mất tới 4 năm thuyết phục tác giả. Phim điện ảnh Rừng Nauy đã gây được tiếng vang khi trình chiếu lần đầu tại LHP Quốc tế Venice 2010. Tuy nhiên, khi được phát hành rộng rãi tại các rạp chiếu, phim đã gây nên nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Trần Anh Hùng vẫn giữ câu chuyện gốc trong tiểu thuyết nhưng đã xáo trộn các mốc thời gian và kể lại Rừng Nauy bằng ngôn ngữ điện ảnh của chính mình.

Phim lấy bối cảnh nước Nhật vào những năm 1960, khi xã hội đang nổ ra những cuộc cách mạng chống lại lề lối cổ hủ và những định kiến tồn tại trong thời kỳ cũ. Nhân vật chính là chàng thanh niên sắp tròn 20 tuổi Watanabe Toru. Sau khi người bạn thân Kizuki tự tử lúc mới 17 tuổi, Toru rời quê nhà lên Tokyo bắt đầu một cuộc sống mới. Tại đây anh tình cờ gặp lại và đem lòng yêu Naoko - bạn gái của cậu bạn thân đã qua đời. Sau lần đầu gần gũi Toru trong đêm sinh nhật, Naoko đột ngột bỏ đi và để lại trong chàng trai trẻ bao điều nghi vấn.
Trong lúc đang chìm đắm vào biết bao câu hỏi chưa có lời giải đáp, Toru lại bị thu hút bởi Midori - cô bạn cùng lớp. Mạnh mẽ, lạc quan, đầy khao khát và căng tràn nhựa sống - Midori là hình ảnh trái ngược hoàn toàn với một Naoko yếu đuối, nhạy cảm, mang đầy đau thương. Toru rơi vào mê cung tình cảm với hai người con gái và chênh vênh không biết lựa chọn bên nào. Naoko phải điều trị tâm lý tại khu nhà nghỉ Ami ở gần Kyoto và Toru chính là nguồn động lực lớn lao giúp cô chữa bệnh. Còn Midori dù đã có bạn trai, vẫn dành tình cảm cho Toru và càng lúc càng muốn gắn bó với cậu. Chàng trai trẻ mải miết đi tìm câu trả lời cho chính bản thân mình - "I wonder where I am now" (Tôi băn khoăn không hiểu mình đang ở đâu), lời của Watanabe Toru.

Điểm ấn tượng đầu tiên của Rừng Nauy chính là cách kể chuyện mượt mà bằng hình ảnh của Trần Anh Hùng. Cũng giống như những Mùi đu đủ xanh, Xích lô hay Mùa hè chiều thẳng đứng trước đây, vị đạo diễn người Pháp gốc Việt tiếp tục khiến người xem phải trầm trồ trước những khuôn hình trau chuốt ở từng đường nét và tinh tế ở cách dàn cảnh, sử dụng ánh sáng, góc máy. Rừng Nauy giống như một bức tranh mà khi nhìn vào đó, người xem có thể cảm nhận được mùa hè với dòng suối trong lành, mùa thu với từng cơn gió rì rào qua đồng cỏ xanh mướt hay mùa đông lạnh buốt với triệu triệu bông tuyết tuôn rơi trên một khoảng không gian rộng lớn. Màu sắc được thể hiện ở mỗi mùa cũng rất rõ nét và rực rỡ.
Từng khuôn hình của Rừng Nauy đều toát lên một vẻ man mác, ướt át và mang đầy chất thơ, kể cả những cảnh làm tình. "Lần đầu tiên" của Toru và Naoko là khi ngoài trời đổ cơn mưa. Hai con người trong tư thế trần trụi đang mải mê khám phá một thứ cảm xúc kỳ lạ trong đêm tối, tiếng thở gấp của họ trong căn phòng tĩnh lặng hòa chung với tiếng mưa rên ngoài hiên là một trong những hình ảnh "truyền cảm" nhất của Rừng Nauy. Khi mùa đông đến và Toru tới thăm Naoko, cả hai lại bộc lộ những tình cảm nồng nhiệt của mình trong căn phòng lạnh lẽo, ngoài trời tuyết rơi trắng xóa. Có thể nói phần nào Trần Anh Hùng đã thành công trong việc đưa những dòng chữ từ tiểu thuyết trở thành những khuôn hình đẹp đẽ.
Tuy nhiên, tiểu thuyết Rừng Nauy là một tác phẩm khó chuyển thể vì sự dẫn dắt cảm xúc người đọc qua cách kể văn chương của tác giả Haruki Murakami đã để lại những ấn tượng quá mạnh mẽ và khó có thể thay thế được. Chính vì vậy, Rừng Nauy của Trần Anh Hùng là một bộ phim khó xem, đặc biệt là đối với những khán giả chưa và không quen với phong cách điện ảnh của vị đạo diễn này, cũng như chưa hề đọc qua cuốn tiểu thuyết gốc. Với những khán giả phổ thông thì Rừng Nauy dường như là một thử thách cho sự kiên nhẫn trong suốt hơn hai tiếng đồng hồ ngồi trong rạp chiếu. Nhịp điệu chậm rãi, tiết tấu có phần lộn xộn tạo cảm giác hoang mang, khiến nhiều người xem không hiểu mình đang theo dõi cái gì, tại sao nhân vật lại có hành động như vậy...
Các nhân vật nữ được xây dựng có tính cách không rõ ràng. Nỗi đau đớn và sự tổn thương về mặt tâm lý của Naoko không được khai thác triệt để. Sự bất ổn tới mức quá đáng của cô cũng chưa thuyết phục được người xem. Đọng lại sau câu chuyện tình Naoko - Toru chỉ là sự day dứt của chàng trai trẻ không nỡ xa cô gái mà bản thân mình cảm thấy phải có trách nhiệm. Trong khi đó, Midori lại quá ngây thơ và non nớt một cách khiên cưỡng, và gần như bị "lép vế" trước Naoko. Tuy nhiên, nhân vật gây "hẫng" nhất ở phiên bản điện ảnh chính là Reiko - cô giáo dạy nhạc và là người thân thiết nhất với Naoko ở trại điều dưỡng. Toàn bộ quá khứ và cá tính của nhân vật này trong tiểu thuyết đã gần như bị xóa sạch khiến cho Reiko đúng nghĩa là một vai phụ nhạt nhòa và không có điểm nhấn.
Tính dục trong Rừng Nauy cũng chưa đi đến tận cùng cảm xúc. Các cảnh nóng được tiết chế hết mức có thể và chủ yếu những cái "nhạy cảm" chỉ được thể hiện qua lời thoại. Chính vì vậy, khán giả nào mong muốn được thấy sự "táo bạo" trong những câu chữ của Murakami thể hiện thế nào về mặt hình ảnh thì có thể từ bỏ ngay ý định đó. Các cảnh nóng được quay quá đẹp, quá trau chuốt nên tạo một cảm giác sắp đặt và không "thật", không chạm được vào trái tim của người xem.
Phần âm nhạc của Rừng Nauy cũng gây nhiều tranh cãi. Trong nửa đầu phim, tiếng guitar và những giai điệu Rock and Roll được lồng ghép thích hợp khiến người xem cảm thấy rất dễ chịu, nhưng càng về sau việc lạm dụng âm nhạc đã trở nên phản tác dụng. Trong một trường đoạn thể hiện sự đau khổ của Toru, trong khi hình ảnh chưa "tới" thì những âm thanh day dứt, da diết đã vang lên, dường như muốn áp đặt người xem phải như thế nào, phải ra sao dù cảm xúc là thứ không thể "bắt mà được".
Điều đọng lại khi những giai điệu bất hủ Norwegian Wood của nhóm The Beatles cất lên và phim kết thúc là một nỗi nghẹn ngào, một dấu lặng với bao nỗi niềm băn khoăn mà mỗi người xem đều có một câu trả lời riêng biệt. Nói tóm lại, để có thể đón nhận được Rừng Nauy của Trần Anh Hùng thì tất cả khán giả phải quên hẳn câu chuyện trong tiểu thuyết và đón nhận như một tác phẩm đứng độc lập hoàn toàn thì mới có thể "cảm" được.
Phim nhận được hai luồng ý kiến trái chiều sau khi công chiếu. Một nửa bày tỏ sự thất vọng và cho rằng Rừng Nauy chẳng khác nào một bức tranh đẹp nhưng vô hồn, trong khi nửa còn lại cảm thấy hài lòng với những cảm xúc mà phim đem lại. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những nỗ lực phi thường và kỳ công của Trần Anh Hùng trong việc cống hiến cho khán giả một "phiên bản hình ảnh đẹp của cuốn tiểu thuyết" như lời của dịch giả Trịnh Lữ, người đã dịch Rừng Nauy sang tiếng Việt, phát biểu sau khi thưởng thức bộ phim.
(Theo VnExpress.net)


15/3/13

Hãy quên 8 - Tìm mới

Giới thiệu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4, 5, 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9

Chương 10: Hãy thử bắt đầu mối quan hệ mới một lần nữa
Chương 10 này dài ngoằng, nhưng đại khái tác giả khuyên thay vì ngồi hi vọng hảo huyền anh ta sẽ thay đổi và quay trở lại, thì tốt hơn hết là nên tìm một mối quan hệ mới, một tình yêu mới.
Tưởng gì chứ chuyện này thì các anh các chị rành 6 câu rùi :-D, nên tóm tắt một số điểm đáng chú ý cho nhanh.
Theo tác giả, bạn hãy thoát càng nhanh càng tốt ra tâm trạng u buồn sau sụ tan vở, và để nhanh chóng quên anh ta, bạn hãy:
- Tham gia các sinh hoạt xã hội, các hội đoàn, các câu lạc bộ rèn luyện sức khỏe, các đám tiệc, thậm chí các hộp đêm .. tích cực tự quảng cáo để mở rộng các mối quan hệ
- Đặc biệt: nên online :-D
(trích)

Nội Công Hình Ý Quyền

Nhân đọc bài này, Mo có hứng tặng luôn cho K phương pháp luyện nội công của Thiếu lâm "Hình Ý Quyền". Nhờ luyện mà bản thân Mo đã chấm dứt bịnh suyển, Tim và cả suy nhược thần kinh. Phương pháp này là độc môn , Mo may mắn nên học được từ một nhà sư. K tham khảo luyện thử nếu thấy hiệu quả thì phổ biến nhé. K luyện thử đi nhé. Mo cũng nhờ phương pháp này mà lang thang sống dai như đĩa, không bệnh tật gì.
Chúc K thành công. Nếu có thắc mắc gì trong quá trình tập luyện thì cứ hỏi Mo.

14/3/13

14/3 nhớ Gacma

Ai không nhớ hay chưa biết vụ này có thể vào Thanh Niên đọc
25 năm hải chiến Trường SaTri ân liệt sĩ Gạc ma

và xem video:
Trận hải chiến Trường Sa 1988


Danh sách 64 liệt sĩ 
hy sinh ngày 14-3-1988 trong trận chiến bảo vệ quần đảo Trường Sa
Click để xem danh sách
1- Vũ Phi Trừ, quê Quảng Khê, Quảng Xương, Thanh Hóa.
2- Nguyễn Văn Thắng, quê Thái Hưng, Thái Thụy, Thái Bình.
3- Phạm Gia Thiều, quê Hưng Đạo, Trung Đồng, Nam Ninh, Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Hà Nam)
4- Lê Đức Hoàng, quê Nam Yên, Hải Yên, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
5- Trần Văn Minh, quê Đại Tân, Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ Tĩnh (nay là tỉnh Nghệ An).
6- Đoàn Đắc Hoạch, quê 163 Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, Hải Phòng
7- Tạ Trần Văn Chức, quê Canh Tân, Hưng Hà, Thái Bình
8- Hán Văn Khoa, quê Văn Lương, Tam Thanh, Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ).
9 - Trần Văn Phong, quê Hải Tây, Hải Hậu, Hà Nam Ninh (Nam Định).
10- Nguyễn Văn Hải, quê Chính Mỹ, Thủy Nguyên, Hải Phòng.
11- Nguyễn Tất Nam, quê Thường Sơn, Đô Lương, Nghệ Tĩnh.
12- Trần Đức Bảy, quê Phương Phượng, Lê Hòa, Kim Bảng, Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Hà Nam).
13- Đỗ Việt Thắng, quê Thiệu Tân, Đông Sơn, Thanh Hóa
14- Nguyễn Văn Thủy, quê Phú Linh, Phương Đình, Nam Ninh, Hà Nam Ninh (nay là Hà Nam).
15- Phạm Hữu Đoan, quê Thái Phúc, Thái Thụy, Thái Bình
16- Bùi Duy Hiền, quê Diêm Điền, Thái Thụy, Thái Bình.
17- Nguyễn Bá Cường, quê Thanh Quýt, Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam - Đà Nẵng
18- Kiều Văn Lập, quê Phù Long, Long Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội.
19- Lê Đình Thơ, quê Hoằng Minh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
20- Cao Xuân Minh, quê Hoằng Quang, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
21- Nguyễn Mậu Phong, quê Duy Ninh, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (nay là Quảng Bình).
22- Trần Văn Phương, quê Quảng Phúc, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
23- Đinh Ngọc Doanh, quê Ninh Khang, Hoa Lư, Hà Nam Ninh (Ninh BÌnh).
24- Hồ Công Đệ, quê Hải Thượng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
25- Đậu Xuân Tư, quê Nghi Yên, Nghi Lộc, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
26- Bùi Bá Kiên, quê Văn Phong, Cát Hải, Hải Phòng.
27- Đào Kim Cương, quê Vương Lộc, Can Lộc, Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh).
28- Phan Tấn Dư, quê Hòa Phong, Tuy hòa, Phú Khánh (Phú Yên).
29- Nguyễn Văn Phương, quê Mê Linh, Đông Hưng, Thái Bình.
30- Võ Đình Tuấn, quê Ninh Ích, Ninh Hòa, Phú Khánh (Khánh Hòa).
31- Nguyễn Văn Thành, quê Hương Điền, Hương Khê, Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh).
32- Phan Huy Sơn, quê Diễn Nguyên, Diễn Châu, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
33- Lê Bá Giang, quê Hưng Dũng, thành phố Vinh, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
34- Nguyễn Thắng Hải, quê Sơn Kim, Hương Sơn, Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh).
35- Phan Văn Dương, quê Nam Kim, Nam Đàn, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
36- Hồ Văn Nuôi, quê Nghi Tiến, Nghi Lộc, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
37- Vũ Đình Lương, quê Trung Thành, Yên Thành, Nghệ Tĩnh.
38- Trương Văn Thinh, quê Bình Kiên, Tuy Hòa, Phú Khánh (Phú Yên).
39- Trần Đức Thông, quê Minh Hòa, Hưng Hà, Thái Bình.
40- Trần Văn Phong, quê Minh Tâm, Kiến Xương, Thái Bình.
41- Trần Quốc Trị, quê Đông Thạch, Bố Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình)
43 - Lê Thế, quê tổ 29, An Trung Tây, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).
44- Trần Đức Hóa, quê Trường Sơn, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
45- Phan Văn Thiềng, quê Đông Trạch, Bố Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
46- Tống Sĩ Bái, quê phường 1, Đông Hà, Bình Trị Thiên (Quảng Trị).
47- Hoàng Ánh Đông, quê phường 2, Đông Hà, Bình Trị Thiên (Quảng Trị).
48- Trương Minh Phương, quê Quảng Sơn, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
49- Nguyễn Minh Tâm, quê Dân Chủ, Hưng Hà, Thái Bình.
50- Trần Mạnh Viết, quê tổ 36, Bình Hiên, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng)
51- Hoàng Văn Túy, quê Hải Ninh, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
52- Võ Minh Đức, quê Liên Thủy, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
53- Võ Văn Tứ, quê Trường Sơn, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
54- Trương Văn Hướng, quê Hải Ninh, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
55- Nguyễn Tiến Doãn, quê Ngư Thủy, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
56- Phạm Hữu Tý, quê Phong Thủy, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
57- Nguyễn Hữu Lộc, quê tổ 22, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).
58- Trương Quốc Hùng, quê tổ 5, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).
59- Nguyễn Phú Đoàn, quê tổ 47, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).
60- Nguyễn Trung Kiên, quê Nam Tiến, Nam Ninh, Hà Nam Ninh (Nam Định)
61- Phạm Văn Lợi, quê Quảng Thủy, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
62- Trần Văn Quyết, quê Quảng Thủy, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Q. Bình).
63- Phạm Văn Sửu, quê tổ 7, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP Đà Nẵng).
64- Trần Tài, quê tổ 12, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP Đà Nẵng)

(Nguồn: Vietnamnet)

Hãy quên 7 - Ám ảnh

Giới thiệu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4, 5, 6
Chương 7
Chương 8


Chương 9: Những hành động ám ảnh

Bạn đã đi được một chặng đường khá dài trong cuốn sách này, bạn đã làm những bài tập thực hành, nhưng bạn vẫn không thể buộc mình không nghĩ tới anh ta. Đó là sự ám ảnh.
Bạn quyết định mình phải biết thông tin về anh ta, vì vậy bạn thuê thám tử tư để theo dõi anh ta. Tôi có một bệnh nhân đã thuê một phụ nữ theo dõi người tình vì muốn biết những bí mật của anh ta. Bạn có thể muốn kiểm tra anh ta bằng cách gọi cho những người quen biết của anh ta, thậm chí là thuê thám tử tư. Bạn biết điều đó là kì quặc như thế nào, nhưng vẫn tiến hành . Một bệnh nhân khác thì lại dành hàng nghìn đô la để hi vọng có thể kéo người tình cũ trở lại. Và cô không bao giờ nghe được bất kì một thông tin gì về anh ta nữa.

12/3/13

Hãy quên 6 - Sẽ không thay đổi

Giới thiệu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4, 5, 6
Chương 7

Chương 8: Anh ta sẽ không thay đổi

Tôi nghĩ rằng một người đàn ông khiến bạn đau đớn và biến mất khỏi tầm tay của bạn sẽ không bao giờ thay đổi, hãy từ bỏ hi vọng hão huyền của bạn nếu muốn rũ bỏ những ngày tháng đau khổ bạn vừa trải qua. Rất ít phụ nữ đến văn phòng của tôi khẳng định rằng họ có đủ thời gian và kiên nhẫn để chờ đợi người đàn ông đó thay đổi mặc dù họ đã để cho anh ta cơ hội hết lần này đến lần khác. Trừ phi người đàn ông đó tham gia một khóa trị liệu tâm lý với những chuyên gia có kĩ năng và đầy trách nhiệm, nếu không anh ta sẽ không bao giờ thay đổi. Những gì bạn nhìn thấy sẽ là những gì bạn phải đón nhận. Nếu bạn tin tưởng rằng anh ta sẽ thay đổi một cách kì diệu thì bạn đang tự lừa dối chính mình đấy.

11/3/13

Hãy quên 5 - Bắt cá hai tay

Giới thiệu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4, 5, 6

Chương 7: Kẻ bắt cá hai tay

Bạn đã bao giờ gặp kẻ đối xử với bạn như một nữ hoàng tình dục chỉ trong một đêm, nhưng sau đó chẳng hề gọi cho bạn trong liền hai tuần tiếp theo? Hoặc anh ta biến mất trong suốt một tuần một cách khác thường vì lí do đi trượt tuyết và sau đó biến mất luôn khỏi cuộc đời bạn? Bạn không thể tưởng tượng được bạn vừa làm một điều sai trái. Bạn không thể hiểu tại sao anh ta lại bỏ rơi bạn sau khi đối xử với bạn như thể anh ta thích bạn, thậm chí yêu bạn. Bạn vừa gặp một kẻ bắt cá hai tay đấy.

Rất nhiều phụ nữ trong nhóm trị liệu và đồng nghiệp của tôi đã gặp phải kẻ bắt cá hai tay, những mối tình này thường khiến người phụ nữ chấm dứt tình yêu khó khăn hơn. Khi mối tình tan vỡ, phụ nữ bắt đầu tim hiểu xem họ đã làm gì sai trái khiến anh ta đối xử một cách khó hiểu như vậy? Họ không bao giờ biết họ đang đứng ở vị trí nào trong tim những người đàn ông kia, bởi những kẻ đó luôn phát ra những tín hiệu nước đôi. Một kẻ bắt cá hai tay thường có những hành động khó hiểu khiến bạn cảm thấy bị từ chối, bị bỏ rơi, khiến bạn luôn sống trong tâm trạng hoang mang và phụ thuộc vào anh ta.
Yêu một kẻ bắt cá hai tay khiến bạn luôn cảm thấy say mê cuồng nhiệt bởi những hành động của anh ta không hề logic và vô cùng khó hiểu. Vì bạn không thể hiểu nên bạn bắt đầu nghĩ rằng bạn đã làm gì sai, bạn rà soát lại tất cả những gì đã xảy ra giữa hai người. Bạn chỉ trích mình, cảm thấy có lỗi về những gì bạn nói và làm, trong khi bình thường bạn không bao giờ phải lo lắng về những điều đó.
Bạn cần phải thay đổi cách nghĩ này vì bạn chẳng làm gì sai cả. Vấn đề chính là anh ta. Tất cả là do bạn quá quan tâm đến anh ta, luôn chú tâm tới cảm xúc yêu đương dành cho anh ta, điều này khiến kẻ bắt cá hai tay bối rối.

10/3/13

Hãy quên 4 - Sao không thể rời ?

Giới thiệu
Chương 1: Phá vở vòng tròn bó buộc
Chương 2: Tiếc thương và buồn râu
Chương 3: Hồi phục sau khi bị hắt hủi

Chương 4: Thiếu tình phụ tử
Tóm tắt:
Nếu bạn từng trải qua giai đoạn khó khan khi chia tay, bạn liên tục gọi điện cho bạn trai hiện tại của bạn bởi bạn luôn lo sợ anh ta sẽ bỏ rơi bạn, khi đó có thể bạn đang chịu tác động của hội chứng thiếu tình phụ tử. Nếu bạn có một người cha không hoàn hảo, điều này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn với bạn trai ở nhiều góc độ:
- Bạn sẽ hoang mang, sợ hãi nếu bạn cảm thấy bạn trai đang rời xa mình. Điều khủng khiếp này xuất phát từ những kí ức mơ hồ về sự ruồng rẫy của cha bạn
- Bạn sẽ yêu một người đàn ông tương đối giống cha mình, cố gắng tái hiện và tái xử lý tình huống đó. Đây rõ ràng là một sự gượng ép, bạn đang cố gắng kiếm tìm tình yêu từ một người đàn ông giống cha mình, tức là anh ta không có khả năng mang lại cho bạn tình yêu thương.
- Bằng cách yêu một người đàn ông giống cha mình, phần cô con gái bé nhỏ trong bạn sẽ tiếp tục tạo ra mối liên hệ với người cha thời thơ ấu.

Nếu không nhận ra và tách rời được hình ảnh người cha, bạn sẽ luôn có ảo tưởng phi thực tế về một người đàn ông, thậm chí có những đòi hỏi phi lí với họ.
Chương 5: Tình mẫu tử và mối quan hệ hiện tại
Tóm tắt:
Hầu hết chúng ta đều được một người phụ nữ chăm sóc từ khi mới chào đời. Vì vậy, thậm chí ngay cả khi bạn yêu một người đàn ông, bạn vẫn vẽ ra hình ảnh một người có những đặc điểm giống mẹ mình.
Đôi khi, chúng ta yêu một người đàn ông có những hành động giống với những hành động mà mẹ mình từng làm. Nếu mẹ bạn không quan tâm đến bạn, không lắng nghe bạn thì có lẽ bạn cũng sẽ yêu một người ít khi chịu lắng nghe. Nếu mẹ bạn ích kỉ và luôn đặt nhu cầu của mình trước hết thì bạn sẽ gặp một người đàn ông cũng luôn đặt nhu cầu của anh ta lên trước nhu cầu của bạn.
Nếu mẹ bạn là một người cân đong đo đếm, thiếu tình yêu thương thì bạn sẽ cảm thấy mình không đáng được yêu thương. Hay nếu mẹ bạn là người luôn tự căm ghét mình và ghét cả con cái thì vô tình bạn sẽ có tính cách ấy, bạn sẽ lớn lên trong cảm giác rụt rè và thiếu tự tin vào bản thân.
Hầu hết phụ nữ đều yêu mẹ mình ngay cả khi mẹ thường giận dữ quát mắng họ. Nếu chúng ta có mối quan hệ tốt đẹp hơn mối quan hệ của mẹ mình, chúng ta sẽ cảm thấy tội lỗi vì chúng ta đã giành được nhiều tình yêu thương từ một người đàn ông hơn mẹ mình.
Thậm chí, đôi lúc chúng ta còn khom lung uốn gối, tự hạ thấp mình trước người đàn ông đó bởi cảm giác hạnh phúc và thành công hơn mẹ có thể khiến chúng ta đau đớn.
Thật khó để rời bỏ người đàn ông ấy khi mối quan hệ đã kết thúc bởi điều này giống như là bạn đang rời bỏ mẹ mình vậy.
Trở nên khác biệt với mẹ là một cách để từ bỏ, tách khỏi mẹ và cảm thông với mẹ về sự mất mát và dành tình yêu thương cho mẹ. Bạn có thể đau khổ và tiếc thương cho những mất mát thời thơ ấu cũng như mối ràng buộc với mẹ bạn. Bỏ lại đằng sau hình ảnh người mẹ có thể làm trái tim bạn đau đớn, nhưng đó là hành động bạn nên làm để tiếp tục bước đi và thay đổi, để bạn có mối quan hệ tốt đẹp với một người đàn ông khác. Chia tách cảm xúc với mẹ không có nghĩa là bạn yêu mẹ ít hơn. Điều này chỉ có nghĩa là bạn bớt đi sự cộng sinh và vướng víu vào vấn đề của người khác. Thực ra, bạn có thể yêu mẹ hơn khi bạn độc lập về cảm xúc hơn.

Chương 6: Những gì bạn nghĩ khiến bạn không thể rời bỏ anh ta
Có khi, cách một người phụ nữ nghĩ về một người đàn ông có thể khiến cô phải bận tâm quá mức và khó có thể chia tay với người yêu cũ sau khi mối quan hệ đã kết thúc
Lý tưởng hóa người yêu cũ
Một vấn đề lặp đi lặp lại là người phụ nữ thường lý tưởng hóa người yêu của mình, nghĩ rằng anh ta là hoàn hảo và duy nhất, khiến hình ảnh người đàn ông ấy trở nên có sức lôi cuốn đến mê hoặc. Nếu bạn cứ luôn nghĩ về sự tuyệt vời của anh ta, làm sao bạn có thể kiếm được một người đàn ông đặc biệt hoàn hảo như thế, nếu vậy bạn sẽ không bao giờ có thể rời bỏ anh ta để bắt đầu một cuộc sống mới. Hãy cố gắng nhìn nhận một cách thực tế và hãy tập trung vào những thói xấu của anh ta nếu có thể. Nếu không, cuộc chia tay của bạn sẽ không bao giờ vượt qua được những giằng co đấu tranh.
Lần đầu tiên gặp nhau, Brian nói với Karen rằng anh đã li thân với vợ, nhưng sau đó họ không bao giờ nói vè chủ đề đó thêm lần nào nữa. Một buổi tối thứ Bảy, Brian cư xử như một người xa lạ. Cuối cùng, sau một vài ly rượu và qua sự dò hỏi của Karen, Brian thừa nhận anh đang nghĩ đến việc làm lành với vợ. Karen cảm thấy tan nát cõi lòng. Họ còn gặp nhau một vài lần nữa, nhưng kết cục thì Brian cũng quay về nhà với vợ. Karen không bao giờ biết tin gì về anh ta nữa. cô cố gắng bắt đầu một cuộc tình mới, nhưng cô luôn luôn so sánh người đàn ông mới với Brian. Sau khoảng một năm, cô đến gặp tôi bởi cô thấy rằng cô đã bỏ lỡ cơ hội với rất nhiều người đàn ông thú vị chỉ vì cô không thể quên được Brian

Bài tập thực hành
- Những đặc điểm nào của anh ta khiến bạn nghĩ rằng anh ta thất sự đặc biệt và anh ta là duy nhất? - Miêu tả lại những cảm xúc diệu kì với anh ta khiến bạn nghĩ rằng bạn không thể hẹn hò với bất kì một người đàn ông nào khác ngoài anh ta.
- Miêu tả lại những phẩm chất của anh ta khiến bạn yêu anh ta nhiều đến vậy.
- Bạn từng biết đến một người đàn ông nào khác cũng có những phẩm chất như bạn trai cũ khiến bạn có cảm giác tương tự như cảm giác với người yêu cũ? Hãy miêu tả lại những phẩm chất của anh ta
- Những người đàn ông trong cuộc sống hiện tại của bạn có những phẩm chất giống với bạn trai cũ của bạn, những phẩm chất mà bạn thấy thật quyến rũ không? Hãy viết về những phẩm chất ấy. - Bạn có thể tưởng tượng được cảnh bạn sánh vai cùng một người đàn ông khiến bạn có cảm giác thật lạ thường? nếu có, hãy miêu tả lại những nét tiêu biểu của anh ta.
- Người đàn ông trong mơ của bạn (người yêu cũ của bạn) có tật xấu nào ko? Hãy viết tất cả ra.
- Người đàn ông trong mơ của bạn (người yêu cũ của bạn) có làm bạn tổn thương không? Nếu có, hãy liệt kê lại những sự việc đã xảy ra khiến bạn bị tổn thương.

Đoạn cuối con đường
Nếu bạn dang nghĩ rằng người yêu cũ của bạn là chàng hoàng tử bạch mã duy nhất thì bạn đang tự làm mình thêm đau đớn đấy.
Nếu bạn nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ gặp được một người đàn ông khác khiến bạn cảm thấy thực sự đam mê như người yêu cũ thì rất khó để bạn có thể chia tay anh ta.
Nếu bạn nghĩ anh ta là cơ hội cuối cùng mang tình yêu đến với bạn thì bạn sẽ luôn phải bám gót anh ta trong khi anh ta chỉ như một cơn gió thoảng qua cuộc đời bạn.
Bạn phải tin rằng bạn sẽ tìm lại được tình yêu. Rất nhiều khách hàng của tôi lo sợ rằng trái tim của họ sẽ không bao giờ rung động một lần nữa. Chỉ khi họ thật sự rung động trước một người đàn ông khác, họ mới có thể từ bỏ người yêu cũ. Sự chia tay sẽ mở ra một lối đi mới cho cuộc đời họ.
Chẳng có gì liên quan giữa việc bạn 40 hay 45 tuổi với khả năng chọn được một người bạn trai mới cả. Hàng ngàn phụ nữ ngoài 40 vẫn kết hôn và bắt đầu cuộc sống gia đình đấy chứ. Khi Brian không gặp Karen nữa, cô đã 43 tuổi và cô lo sợ mình đã bỏ lỡ cơ hội cuối cùng trong cuộc đời để có một gia đình, cơ hội cuối cùng để có được hạnh phúc thực sự với một người đàn ông. Nhưng với những phương pháp mới và sự trợ giúp của đội ngũ ủng hộ, cô đã quyết tâm mang lại cho mình một cơ hội mới. Cô tham gia các trung tâm hò hẹn, tự chăm sóc bản thân và thực hiện các công việc xã hội khác. Sau hai tháng, cô đã gặp một người đàn ông mới mà cô cảm thấy rất có cảm tình, người đàn ông ấy cũng muốn kết hôn với cô.

Bài tập thực hành
Nếu bạn nghĩ rằng đây là cơ hội yêu đương cuối cùng của mình thì hãy trả lời những câu hỏi sau:
- Bạn có mối quan hệ nào thực sự thú vị trước khi biết người đàn ông này không? Nếu có, hãy kể ra đây
- Nếu bạn đã có một mối tình trước khi bắt đầu yêu người đàn ông này, hãy viết lí do tại sao mối quan hệ gần đây nhất của bạn lại tan vỡ.
- Gia đình bạn hoặc học vấn của bạn có khiến bạn suy nghĩ rằng ở tuổi hiện tại sẽ rất khó để kiếm tìm một tình yêu mới?
- Nếu bạn cảm thấy vô vọng hoàn toàn, hãy miêu tả những cảm xúc ấy. Đâu là lý do đằng sau những cảm xúc và sự tuyệt vọng này?
- Nếu bạn của bạn cũng đang ở trong hoàn cảnh tương tự thì bạn sẽ nói gì với cô ấy? Bạn có hi vọng cô ấy có người yêu mới hơn là hi vọng cho chính mình không?
- Liệt kê tên 5 người đã tìm thấy tình yêu của mình sau tuổi 40. Bạn có thể kể tên cả những người nổi tiếng nếu muốn.

Lãng mạn hóa
Một cách suy nghĩ khác khiến bạn luôn dính chặt vào người yêu cũ là sự lãng mạn hóa. Như tôi đã nói ở phần trước, một điều rất quan trọng là hãy coi những khao khát ham muốn mãnh liệt như một phần của quá trình chia ly. Nhưng một số người lại có xu hướng không ngừng khát khao. Họ không biết khi nào thì nên dừng lại. Điều này có thể khiến bạn trở nên khổ sở sau một thời gian ảo tưởng rằng anh ta sẽ quay trở lại với mình.
Trong lĩnh vực văn hóa, đôi khi sự lãng mạn hóa lại được khuyến khích. Hãy lắng nghe những tình khúc miêu tả những phụ nữ thổ lộ rằng họ không thể sống thiếu tình yêu. Họ sẽ làm bất cứ điều gì để níu kéo người đàn ông của mình. Trong khi chẳng có gì khác ngoài những bài hát và những bộ phim lãng mạn khuyến khích bạn níu giữ cảm xúc cũ, một thực tế khủng khiếp là nhiều phụ nữ đã hủy hoại cuộc sống của mình chỉ để níu giữ một tình yêu lãnh mạn. Đôi khi, sự lãng mạn khiến bạn nuôi những hi vọng hão huyền nhiều hơn là sống trong thực tế. Đó là một cách để trốn chạy sự thực rằng mối quan hệ ấy đã chấm dứt.
Trong suốt một năm, Michelle đã viết thư và suốt ngày mơ tưởng về một người đàn ông mà cô rất ít gặp. Cô gặp và hẹn hò với Dan – một kỹ sư cơ khí khi cô 28 tuổi. Sau một tháng hẹn hò, Dan được thăng chức và chuyển sang một chi nhánh khác của công ty ở Trung Đông. Trước khi ra đi, Dan nói với Michelle rằng anh sẽ viết thư cho cô và cố gắng trở về vào dịp Noel. Mỗi tháng anh viết một lá thư. Ngược lại, Michelle viết hàng trăm lá thư cho anh một năm. Cô mơ tưởng về Dan nhiều giờ trong ngày, về cuộc sống của hai người. Một số người đàn ông khác cũng ngỏ lời với cô, mặc dù cô cũng thấy họ khá hấp dẫn nhưng ý nghĩ về họ lập tức tan biến khi cô nghĩ tới Dan. Cô đến gặp tôi khi nhận được thư của dan nói rằng anh đã kết hôn với một phụ nữ nơi anh công tác. Cô tức giận với chính mình và với Dan vì cô đã lãng phí một năm trời.
Ảo tưởng về sự sum vầy, hạnh phúc, lãng mạn với người đàn ông không ở bên cạnh bạn sẽ chẳng mang đến một kết quả tốt đẹp nào cả. Sống trong trạng thái khát khao thường trực khiến bạn không thể gặp gỡ một người đàn ông nào khác, không thể mở lòng mình để đón nhận những trải nghiệm mới, bạn khăng khăng níu giữ quá khứ. Thay vào đó, năng lượng của việc hi vọng anh ta quay lại chuyển thành niềm tin là bạn sẽ gặp được người đàn ông mới.

Bài tập thực hành
Nếu bạn đang sống quá lãng mạn mà không thể chia tay, hãy trả lời những câu hỏi sau:
- Nói chung, bạn có phải là người lãng mạn không? (vd: bạn thích đọc tiểu thuyết lãn mạn, thích nghe nhạc ủy mị sướt mướt, thích xem những bộ phim tâm lý tình cảm…)
- Nguyên nhân của cuộc chia tay?
- Hãy thành thực viết ra những thay đổi khi bạn quay trở lại với mối tình cũ.
- Bạn có khuyên bạn của mình tiếp tục chờ đợi nếu cô ấy cũng trải qua hoàn cảnh giống bạn không?
- Bạn dành bao nhiêu thời gian trong ngày để mơ mộng và ảo tưởng viễn vông về anh ta và về mối quan hệ ấy? Điều này có ảnh hưởng đến công việc hay cuộc sống thường nhật của bạn không?
- Bạn có dành nhiều thời gian ảo tưởng về anh ta hơn là sống với anh ta thực sự không?
- Hãy liệt kê những cách bạn chối bỏ thực tế và khiến mọi việc trở nên lãng mạn. Hãy thành thật với chính mình

Suy nghĩ về quá khứ
Đôi khi, trong các mối quan hệ, chúng ta làm và nói những điều mà chúng ta ước rằng giá như chúng ta chưa từng làm như vậy. Nếu bạn luôn nghĩ về những việc bạn có thể làm để củng cố cho mối quan hệ sớm muộn sẽ chấm dứt, bạn sẽ khiến mình phát điên lên. Bạn không thể thay đổi những việc đã xảy ra. Có lẽ bạn đã từng làm điều gì đó sai trái, nhưng bạn là một con người, mà đã là con người thì không ai hoàn hảo cả. Thay bằng việc bị ám ảnh bởi những sai lầm trong quá khứ, hãy tập trung vào việc làm thế nào để tha thứ cho chính bản thân mình.
Đừng gọi cho anh ta để mong thay đổi những việc đã xảy ra. Bạn sẽ chỉ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn mà thôi, bởi bạn sẽ bị ruồng bỏ một lần nữa và dẫn đến một nỗi tiếc nuối khác: “Lẽ ra mình không nên làm như thế!”. Thật không may bởi chúng ta không thể đảo ngược lại được những việc đã xảy ra trong quá khứ. Hãy học cách trải nghiệm và bước tiếp.

Bài tập thực hành
Cố gắng thay đổi những gì đã làm:
- Bạn đã làm những gì khiến mình phải hối tiếc?
- Nếu có thể quay trở lại quá khứ, bạn sẽ làm cho mọi thứ khác đi như thế nào?
- Bạn có thực sự nghĩ rằng những gì bạn làm gây bất lợi cho mối quan hệ của bạn không? Tại sao?
- Bạn có phải trải qua những khoảng thời gian khó khăn để tự tha thứ cho chính mình hay không? Tại sao?
- Những việc bạn có thể làm lúc này để có thể tha thứ cho chính mình?

Giá như…
Bạn luôn bị ám ảnh bởi những sự việc khiến mối quan hệ của bạn trở nên tồi tệ và dẫn đến việc như thế, lẽ ra nên có một kết cục tốt đẹp hơn. Giá như… giá như… giá như… Bạn phải chấp nhận cách cuộc sống diễn ra tự nhiên. Bạn có thể thay đổi tương lai bằng cách học những kinh nghiệm từ quá khứ, nhưng đắm chìm vào quá khứ chỉ khiến bạn trở nên thất vọng và buồn rầu hơn mà thôi.
Nỗi ám ảnh về anh ta và quá khứ điều khiển cảm xúc của bạn. Bạn không muốn cảm nhận nỗi đau mất mát, bạn bị ám ảnh bởi những cảm giác đau đớn ấy. Khi nỗi ám ảnh quá khứ ào đến, hãy cố gắng liên hệ với nỗi đau mất mát và quá trình vượt qua nỗi đau đó. Hãy cho phép bạn khóc. Hãy chia sẽ cảm xúc của bạn với những người bạn tin tưởng. (Nhưng không phải với anh ta đâu nhé!)
Đừng phân tính ngọn ngành và lí trí hóa vấn đề, hãy nhớ lại những gì đã xảy ra. Bạn đang cố gắng điều khiển quá khứ đấy. Bạn không thể điều khiển anh ta và những gì xảy ra trong quá khứ mặc dù bạn luôn nghĩ đến điều đó. Hãy chấm dứt vòng lẩn quẩn này. Đừng nhìn lại phía sau.

Bài tập thực hành
- Bạn có hay nghĩ về hoàn cảnh nào dẫn đến sự đổ vỡ của mối quan hệ không?
- Bạn có nghĩ rằng bối cảnh mà bạn mô tả là nguyên nhân thực sự khiến mối quan hệ kết thúc không? Tại sao?
- Nếu bạn có thể quay trở lại và thay đổi hoàn cảnh, bạn sẽ làm những gì?
- Bây giờ, hãy tưởng tượng mọi thứ khác nhau như thế nào, hãy để nó ra đi. Hãy viết một kết thúc có hậu với một bối cảnh thực sự xảy ra.

Sự kết thúc hoàn hảo
Chẳng có cuộc chia ly nào tốt đẹp cả. Hãy chấp nhận cách kết thúc cuộc tình này và bắt đầu một cuộc sống mới. Đừng liên lạc với anh ta để xin lỗi về một điều gì đó hoặc để nói rằng bạn đã ra đi thanh thản. Không nên làm như vậy. Hãy quên anh ta đi! Có thể bạn sẽ lại cảm thấy bị bỏ rơi hoặc tổn thương và sau đó bạn sẽ lại muốn có kết thúc hoàn hảo một lần nữa. Hãy chấp nhận rằng mối tình này đã kết thúc với một vết rạn. Cuộc sống không phải là một bức tranh để bạn có thể tô vẽ cho tới lúc nó trở nên hoàn hảo. Cuộc sống vô cùng phức tạp và không bao giờ là hoàn hảo cả. Hãy tập trung năng lượng của bạn vào việc chấp nhận tình huống này và hi vọng ở tương lai.

Bài tập thực hành
- Bạn nghĩ thế nào là một kết thúc hoàn hảo?
- Hãy viết ra những thất vọng khi mối quan hệ kết thúc không như bạn mong đợi?

Hãy là những người bạn
Sau khi kết thúc mối quan hệ với một người đàn ông, tốt nhất đừng bao giờ nghĩ đến việc giữ quan hệ bạn bè với anh ta. Bạn sẽ tự biến mình thành kẻ ngốc nghếch nếu bạn nghĩ rằng anh ta sẽ không bao giờ hành hạ bạn bằng việc kể cho bạn nghe về người phụ nữ anh ta sắp hẹn hò. Tại sao bạn phải đặt mình vào sự thất vọng và nỗi đau không đáng có ấy? Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn khi tha thứ, hàn gắn nỗi đau và tiếp tục cuộc sống.
Tốt hơn hết là kết thúc hoàn toàn cuộc tình này và đừng bao giờ liên hệ với anh ta. Nếu bạn buộc phải gặp anh ta vì hai người là đồng nghiệp hoặc có con chung, hãy cố gắng giữ mối quan hệ ở mức bình thường, chỉ chú ý vào công việc hoặc con cái. Hãy luôn xác định ranh giới và duy trì khoảng cách cảm xúc khi bạn buộc phải tiếp xúc với anh ta.
Có thể khi bạn đã hẹn hò với một người đàn ông khác hoặc khi thời gian đã trôi qua lâu rồi, bạn mới làm bạn với anh ta. Tôi biết rất nhiều phụ nữ cùng làm việc và có con chung với chồng hay bạn trai cũ; họ có thể có mối quan hệ bạn bè tốt đẹp với người đàn ông ấy một thời gian dài sau đó.

Bài tập thực hành
- Bạn vẫn muốn duy trì mối quan hệ bạn bè như một lí do để duy trì và nối lại mối quan hệ với anh ta? Hãy ghi lại cảm giác thực sự của bạn.
- Bạn đã bao giờ duy trì mối quan hệ bạn bè với bạn trai cũ chưa? Kết quả của việc đó như thế nào? - Nếu bạn đã có con hoặc cùng làm việc với anh ta, hãy viết lại những khoảng thời gian bạn vẫn có thể gặp anh ta. Hãy liệt kê những cách mà bạn có thể nói, giao tiếp với anh ta mà vẫn cảm thấy an toàn và không có nguy cơ nối lại mối quan hệ.
- Cuộc sống vẫn tiếp diễn sau cuộc chia tay! Hãy nói thật to câu này hoặc nói thầm với chính mình, hàng trăm lần một ngày hoặc hơn thế. Hãy dành cơ hội cho người đàn ông mới. Đừng so sánh người đàn ông mới của bạn với anh ta, bạn sẽ tìm thấy những phẩm chất mới của người đàn ông mà bạn chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bị cuốn hút. Bạn không thể biết cái gì (hay ai đó) đang ở cuối con đường. Một thế giới mới sẽ mở ra với bạn. Một trang mới của cuộc đời sẽ bắt đầu.

Chương 7: Kẻ bắt cá hai tay

Xích lô


Phim của Trần Anh Hùng, người Pháp gốc Việt, do hãng phim Giải Phóng và Salon Films Studio (Hồng Kông) hợp tác sản xuất (1995).
Phim đã đoạt giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venice vào năm 1995, giải phim xuất sắc nhất tại LHP Flanders lần thứ 22, và giải thưởng George Delerue 1995 về nhạc phim hay nhất dành cho Tôn Thất Tiết phụ trách xử lí phần nhạc trong phim.

Diễn viên:

Lê Văn Lộc trong vai Xích Lô
Lương Triều Vĩ trong vai Nhà Thơ
Trần Nữ Yên Khê trong vai Chị
Như Quỳnh trong vai bà Buồn
Ngoài ra còn có Lê Công Tuấn Anh, Mạc Can, Thanh Lam, Lê Tuấn Anh... trong những vai phụ và quần chúng.



Lưu làm tư liệu

NÓI LẠI CHUYỆN PHIM XICH LÔ
Thái Kế Toại - Lê Hoài Nguyên

Trannhuong.com: Đạo diễn Trần Anh Hùng vừa cho chúng ta thưởng thức Rừng Na Uy, một bộ phim để lại trong lòng người xem một khoảng lặng tuyệt vời. Vậy mà chính ông hơn mười năm trước đã lên bờ xuống ruộng với Xích lô. Nhà văn Lê Hoài Nguyên hay Thái Kế Toại cũng vẫn là ông kể lại cho chúng ta về cái ngày xưa ấy...


Ngoảnh đi ngoảnh lại từ khi phim Xích lô bị cấm chiếu ở Việt Nam đã 16 năm . Mười sáu năm gần như là khoảng cách một thế hệ, nhiều đồng nghiệp trẻ trong làng điện ảnh thì hầu như không biết đến chuyện này. Một số đồng nghiệp già thì không biết đầy đủ. Mấy người biết đầy đủ thì im lặng. Trong mấy năm vừa rồi tôi có nêu lại việc này với Cục Điện ảnh. Những người lãnh đạo cũ trong cuộc thì đã nghỉ hưu. Người mới thì dường như cảm thấy mình không có trách nhiệm trả lời về một vụ án oan trong làng điện ảnh đã thuộc về quá khứ. Tôi cũng đã nghỉ hưu, gần như giã từ các hoạt động điện ảnh để tập trung làm mấy tác phẩm văn học cuối đời nhưng tôi cứ băn khoăn về câu hỏi Tại sao có vụ cấm chiếu phim Xich lô? Tại sao lại có chuyện đối xử kì quái, bất công với đạo diễn Trần Anh Hùng như thế? Tại sao một bộ phim của người đạo diễn người Việt với các diễn viên Việt Nam về đề tài đương đại Việt Nam, quay tại thành phố Hồ Chí Minh, được giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venise danh giá. Lần đầu tiên người Việt được giải Sư tử vàng, một giấc mơ và có lẽ còn lâu nữa mới lại có một sụ kiện như thế mà giới lí luận phê bình điện ảnh im lặng không bàn đến một lời, trừ một vài bài ‘’đánh’’ không có động cơ nghề nghiệp.

Tôi là một người trong cuộc. Lúc đó tôi đang là Trưởng phòng An ninh Văn hóa quốc gia, A25 Bộ Công an.

Chuyện bắt đầu như thế này:

Vào đầu thập niên 90 người Việt có một tài năng điện ảnh kiệt xuất. Người đó là đạo diễn Trần Anh Hùng.

Trần Anh Hùng tên Pháp là Guy Phimasset sinh ngày 5- 6- 1966 tại Mỹ Tho, quốc tịch Pháp. Bố mẹ TAH quê ở Nam Đàn, Nghệ An, theo đạo Thiên chúa, di cư vào Nam từ 1954, sang Lào sinh sống từ 1973, rồi sang Pháp năm 1975, hiện làm nghề may quần áo ở Pháp. TAH có một người em trai tên là Dũng sinh năm 1968 tên Pháp là Henry Phimasset, tốt nghiệp ngành kinh tế thương mại. Từ phim Xích Lô anh Dũng làm trợ lý đạo diễn cho TAH.

Tại Pháp TAH học và đậu tú tài văn chương bậc A, học Đại học Triết một năm rồi bỏ để thi vào học  Trường Điện ảnh Lumière bốn năm, quay phim ngắn Thiếu phụ Nam Xương trong trường. Học xong chương trình TAH không thi tốt nghiệp, ở nhà viết một loạt kịch bản chào bán cho các hãng phim như:

 Thiếu phụ Nam Xương, Hòn Vọng Phu, Thánh Saint Julien L’ Hospitalien,
Phim trinh thám dựa theo một cuốn tiểu thuyết của Nhật, năm nay đã quay tại Nhật.
Phim về cuộc chiến của giặc Cờ Đen ở Việt Nam năm 1910.
Phim về đời sống người Việt ở Pháp.
Mùi đu đủ xanh. Phim đã được sản xuất.
Cyclo ( Xich lô). Phim đã được sản xuất.
Rượu đế củ kiệu. Đề tài Việt Nam dự định quay ở Hà Nội.
Những ngày không mưa. Đã quay ở Hà Nội.
Năm 1991 lần đầu tiên TAH về Việt Nam để chọn cảnh cho phim Mùi đu đủ xanh nhưng không thực hiện được việc quay phim ở Việt Nam vì lí do tài chính mà chỉ có thu thanh tiếng động Việt Nam trong tháng 10- 1992.

Tại Liên hoan phim Cannes 1993 Mùi đu đủ xanh đoạt Giải Caméra vàng. Ngày 15-7-1993 Trần Anh Hùng cùng Christophe Rosignon Giám đốc hãng LAZENNEC FILM vào Việt Nam mang phim Mùi đu đủ xanh chiếu báo cáo cho Hội đồng duyệt phim quốc gia và xin đi khảo sát thực tế cho kịch bản phim Xich lô.

Từ tháng 2 đến tháng 5 1994 TAH vào sửa chữa và trình duyệt kịch bản phim Xich lô. Trong thời gian này  phim Mùi đu đủ xanh được gửi đi dự giải OSCAD, lọt vào chung kết cùng bốn phim khác. TAH cùng Trần Nữ Yên Khê nữ diễn viên vợ chưa cưới của TAH, Rosignnon và Giám đốc Hãng phim Giải phóng Trần Thanh Hùng đi Hollywood dự lễ trao giải OSCAD năm 1994.

Cần nói một chút về ảnh hưởng của phim Mùi đu đủ xanh. Tôi quan sát thấy bộ phim này mang đến một giọng điệu kể chuyện lạ khác với cách kể chuyện truyền thống trong phim của chúng ta và cách tác giả khai thác những chi tiết đời sống nông thôn Nam Bộ một cách chuyên nghiệp, hiện đại. Một vài nghệ sĩ đã mượn tôi kịch bản Mùi đu đủ xanh để tham khảo. Sau đó tôi thấy quả là ngôn ngữ Trần Anh Hùng có tác động tạo ra sự chuyển biến ở một số tác phẩm, trong đó có thể nói có cả nghệ sĩ cỡ hàng đầu trong nước. Trong bối cảnh lúc ấy, sự tác động đó là quý giá.

Ngày 6-4-1994 Thứ trưởng BVHTT Nguyễn Trung Kiên ký Quyết định số 501 HTQT/ QĐ đồng ý cho phép Hãng phim Giải phóng cung cấp dịch vụ cho hãng Lazenec Film thực hiện bộ phim truyện Xích lô của đạo diễn Trần Anh Hùng tại Việt Nam.

Xin nói thêm để có kịch bản trình duyệt lãnh đạo Bộ VHTT các chuyên viên, lãnh đạo Cục Điện ảnh, Vụ HTQT Bộ VHTT và A25 trong đó có tôi đã phải đọc và giúp tác giả sửa chữa nhiều lần. Đến khi nội dung kịch bản đạt yêu cầu, có chính kiến của A25 ủng hộ, Cục Điện ảnh ra văn bản Giám định nội dung kịch bản trình lãnh đạo Bộ VHTT ký quyết định cho phép sản xuất phim. Tôi phải đọc kịch bản Xích lô nhiều lần. Với bản thảo lần cuối cùng tôi chấp nhận được về nội dung và tin rằng với ý đồ của TAH, cách trình bày câu chuyện đầy ấn tượng của anh sẽ có một bộ phim độc đáo.

Vì phim được thực hiện chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh, lại do Hãng phim Giải phóng cung cấp dịch vụ nên A25 giao cho A25B tức bộ phận thường trực của A25 ở phía Nam do anh Trương Hòa Bình phụ trách, trong đó có bộ phận của đơn vị tôi anh Hoàng Phước Thuận và anh Bùi Dương Minh phụ trách công tác bảo vệ.

Phim Xích lô quay trong 77 ngày từ 4-11-1994 đến 11-2-1995. Trong thời gian đó giám sát viên A25b liên tục làm việc cùng đoàn phim. Tôi được nghe báo cáo có những cảnh trên hiện trường thấy có thể gây tác động không tốt, cán bộ A25b còn yêu cầu thay đổi chi tiết. Ví dụ trường đoạn đứa bé con mụ trùm băng cướp bôi sơn đỏ vào người chạy ra đường bị xe chẹt chết, giám sát viên không yên tâm vì mầu đỏ có thể gây phản cảm đã đề nghị TAH thay bằng sơn màu xanh lơ. TAH đã đồng ý thay đổi nhiều phân đoạn theo ý các cán bộ giám sát.

 Từ 21-4 đến 6-5- 1995 thu tiếng động thật cho phim tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vẫn có cán bộ giám sát của A25b.

Từ 29-8 đến 9-9-1995 Trần Anh Hùng cùng các Đoàn nghệ sĩ của Xich lô đi dự Liên hoan phim VENISE lần thứ 52 tại Italya. Trong đoàn có diễn viên Lê Văn Lộc vai Xich lô, Đinh Hoài Ngọc trợ lý đạo diến kiêm phiên dịch của đoàn phim, hai vợ chồng nghệ sĩ Nguyễn Văn Đây Chủ nhiệm kiêm diễn viên Thầy ru con.

Đêm 9-9-1995 phim Xích lô được đăng quang nhận Giải thưởng lớn Sư tử vàng. Tôi và nhiều  đồng nghiệp, nghệ sĩ điện ảnh cũng xúc động vì cái tin này. Lần đầu tiên một đạo diễn người Việt Nam còn rất trẻ, một phim về Việt Nam hiện tại, làm tại Việt Nam với các diễn viên Việt Nam được một giải thưởng vào loại danh giá nhất của điện ảnh thế giới. Đấy là một dịp để quảng bá cho đất nước Việt Nam, cho con người Việt Nam và cho cả tương lai của điện ảnh Việt nam nữa nếu nó quy tụ được những người con tài năng đang sống ngoài đất nước.

Nhưng thật đáng tiếc, ngay sau đó tôi được nghe đã có những phản ứng bất lợi cho Xích lô. Sớm nhất là ý kiến của ông Lý Chánh Trung từ bên Pháp về làm xao động tại thành phố Hồ Chí Minh..Trong lúc dư luận ồn ã như vậy thì bản phim nhựa chưa về đến Việt Nam. Hầu hết người Việt Nam chưa biết mặt mũi bộ phim được Giải Sư tử vàng là thế nào.

Tôi nhớ một buổi chiều nóng nực cuối tháng 9-1995 tại phòng họp của Cục Điện ảnh, phòng họp thôi, ngày ấy chưa có phòng chiếu hiện đại như bây giờ, Xich lô được trình chiều bằng băng video. Thành phần xem phim gồm có Hội đồng duyệt phim quốc gia và một số cán bộ của Ban tuyên huấn, Bộ VHTT, Hội ĐAVN. Công an có anh Khổng Minh Dụ, tôi và anh Nguyễn Trọng Đạo. Tôi thấy nội dung phim vẫn như kịch bản nhưng cách dựng phim và sử dụng âm thanh, màu sắc của Trần Anh Hùng đã tạo ra một ấn tượng dữ dội. Bây giờ thì cái kiểu âm thanh đó đã trở nên bình thường vì người ta đã quen với âm thanh Xơ rao các phim bom tấn của Mỹ của châu Âu nhưng lúc đó tôi thấy mấy gương mặt thật tội nghiệp. Có người còn la hét đòi giảm âm lượng. Âm thanh của phim gây sốc cho những người thần kinh yếu. Trong không khí oi bức, nhộn nhạo với cách tổ chức chiếu phim cẩu thả, Xích lô đã tạo ra một ấn tượng để tự giết nó. Cuối cùng có một cuộc hội ý nhưng lộn xộn và ý kiến không thống nhất, đợi bàn lại với một buổi chiếu bản phim nhựa.

Sau buổi chiếu có các bài báo Suy ngẫm sau khi xem phim Xich lô- Giải thưởng Sư tử vàng của Nguyễn Tường trên báo Tuần tin tức số 40 ( 2-8 / 10/ 1995), Phim Cyclo: Việt Nam là phương tiện hay là đối tượng phản ánh trên báo Văn Hóa ngày 15-10-1995.
Hình như có một thế lực vô hình nào đó tạo ra sụ trấn áp Xich lô. Tron
g cơ chế bộ máy của chúng ta những người lãnh đạo nhiều khi rất sợ những người cực đoan tả khuynh hay nhân danh chế độ XHCN như thế. Chẳng lẽ vài người như thế lại tài giỏi, sáng suốt hơn một guồng máy làm việc của chúng tôi ư? Một guồng máy chuyên môn trực tiếp với nghề nghiệp phải nghĩ kỹ hơn họ chứ.

Bộ trưởng Bộ VHTT đã yêu cầu Hãng phim Giải phóng kiểm điểm về việc hợp tác với Hãng Lazennec làm phim Xích lô. Sau đó có quyết định cấm chiếu phim Xích lô ở Việt Nam. Còn tôi và A25 không được hỏi ý kiến về việc này .Tôi dự định khi có một buổi họp đàng hoàng hơn với bản phim nhựa sẽ phát biểu chính kiến của mình. Tất nhiên là tôi bảo vệ đạo diến Trần Anh Hùng và người bạn của tôi Trần Thanh Hùng Giám đốc Hãng phim Giải phóng một người đầy nhiệt huyết và mạnh dạn tìm cầu nối điện ảnh nước nhà với thế giới.

Vậy mà tôi cứ chờ …Cuối cùng cho đến nay không hề có một buổi họp như thế. Tôi không rõ những cá nhân nào đã làm các văn bản tham mưu cho lãnh đạo Bộ VHTT ra một quyết định vội vã như vậy. Với một quyết định của ông Bộ trưởng Bộ VHTT người ta đã coi Trần Anh Hùng như một nghệ sĩ chống chế độ, ra tiếp một cái lệnh cấm anh về nước trong nhiều năm.

Quay lại nội dung phim Xich lô. Bộ phim đã gây ra sự phân hóa cao độ trong số người đã được xem phim. Tôi hỏi ý kiến một số nghệ sĩ, người khen thì khen hết lời. người chê thì cũng chê thậm tệ. Nhưng tựu trung người ta đều cho rằng nó trình bày thực trạng xã hội một cách táo bạo mới mẻ quá. Ấn tượng của nó mãnh liệt quá. Các bài báo lên án phim Xích lô nói gì? Người ta cho là bộ phim đầy những hình ảnh bạo lực, nhiều cảnh sex và hiện thực trong phim không đúng với thực tế Việt Nam.
Sau này các đĩa phim Xích lô được bán chui ở trong nước nhưng bản quay trộm chất lượng xấu. Anh Ba Đây có cho tôi mượn một cái băng video din, tôi lại cho bạn tôi Lê Cẩm Lượng ở Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh sao lại cho sinh viên xem.

Tôi cứ tự hỏi tại sao Liên hoan phim Venise năm 1995 người ta trao giải Sư tử vàng cho phim Xích lô? Lẽ ra các nhà phê bình phim Việt Nam phải giải đáp câu hỏi đó. Có lẽ vì sợ hãi Bộ VHTT mà họ im lặng. Không một ai bênh vực cho bộ phim tội nghiệp đó.

Chả lẽ LHP Venise chỉ nhằm chống Việt Nam? Chả lẽ vì chống Việt Nam Ban Giám khảo lại hạ mình để trao giải cho một bộ phim mà người Việt Nam cho là thấp kém? Lý trí của một người tỉnh táo có thiện chí giải đáp câu này không khó lắm.

Ở phim Xích lô, Trần Anh Hùng trình bày một phong cách khác hẳn Mùi đu đủ xanh. Tôi cho rằng với những đạo diễn có biên độ phong cách giữa các tác phẩm xa nhau như vậy là một tài năng. Nhịp điệu của Xích lô co dãn thất thường,chất liệu và cốt truyện Á Đông được trình bày với các thủ pháp ấn tượng hậu hiện đại. Các hình tượng mang tính ẩn dụ cao, mang cả tinh thần triết học, nó cho người ta thấy cuộc sống các xã hội Á Đông kiểu như Việt Nam đang vươn tới thị trường và thế giới hiện đại như thế nào cùng cái giá mà nó phải trả, cái giá rất đắt, thậm chí kinh hoàng. Tuy vậy TAH đã đưa ra được lời giải cho câu hỏi đó. Gìn giữ gia đình là chỗ cứu rỗi cho con người. Thực trạng xã hội đen hôm nay sau 15 năm cho thấy đã vượt qúa xa những cảnh báo của anh.

Sau này hệ lụy của vụ Xích lô còn theo tôi và Trần Anh Hùng khi tôi chuyển sang làm Giám đốc Điện ảnh CAND. Giữa năm 1998 tôi hợp tác với Hãng Laennec Film. Tôi đã tạo điều kiện cho TAH về nước đi thăm Hà Nội và một số nơi để viết một kịch bản phim mới. Chúng tôi nói chuyện nhiều về những biến đổi của Hà Nội. Đầu tiên Hùng muốn ba người đàn bà Hùng yêu quý cùng đóng trong một bộ phim. Như Quỳnh, Lê Khanh, Trần Nữ Yên Khê. Sau Hùng định hình ý tưởng, cho ba người này vào dòng xoáy của một gia đình gốc Hà Nội lâu đời đang rạn vỡ vì các tác động của đời sống hiện đại. Hùng vẫn băn khoăn về việc bảo vệ các giá trị của gia đình Á Đông. Đó là kịch bản phim Những ngày không mưa.

Kịch bản Những ngày không mưa cũng phải sửa chữa nhiều lần,cuối cùng cũng được ĐACAND chấp nhận và chuẩn bị trình Cục Điện ảnh thì rắc rối lại rơi xuống.

Báo Quân đội nhân dân ngày 23-8-1998 đăng bài Hà Nội và Sài Gòn thời mở cửa qua cách nhìn phiến diện của đạo diến Trần Anh Hùng. Bút pháp của tác giả khá chuyên nghiệp, có thể là một nhà phê bình chuyên nghiệp ở Cục Điện ảnh nhưng ký tên Hạnh Lê.

Tiếp theo báo Văn Nghệ số 36 ngày 5-9-1998 đăng bài Cần một chữ Tâm khi làm phim về Việt Nam. Tác giả là Phạm Viết Đào, một người đã có nhiều chỉ trích gay gắt ngành điện ảnh.

Điều có vể vô lý và không đàng hoàng cho lắm là sự phê phán nhằm vào một kịch bản còn ở thời kỳ bí mật, chưa trình duyệt, chưa công bố chỉ có những người có trách nhiệm mới được cầm nó, lý lẽ phê phán với những tiêu chí không phải là tiêu chí nghệ thuật, phiến diện, thô thiển, nặng về quy chụp chính trị. Để thêm nặng đòn người ta còn lật lại cả phim Xích lô, tức là Trần Anh Hùng chống Việt Nam có cả quá trình, có cả hệ thống quan điểm..

Thời gian này tại Bộ VHTT đangcó mâu thuẫn của một vài người với Cục Điện ảnh, với anh Nguyễn Khoa Điềm về vấn đề hợp tác làm phim với nước ngoài. Theo tôi mâu thuẫn này không phải là bản chất vấn đề hợp tác làm phim với nước ngoài mà xuất phát từ một góc độ khác nhưng hợp tác làm phim với nước ngoài là một cái cớ tốt nhất có thể lợi dụng vì nó rất dễ bị khai thác về chính trị. Anh em nghệ sĩ chúng ta nhiều khi bị những cú đòn oan trong một xã hội lỏng lẻo về pháp luật như thế.
Trần Anh Hùng đưa cho tôi bản thảo bài viết của anh để trả lời hai bài báo ở trên.
Về phim Xích lô TAH viết:

Để nói rõ sự thật về tôi, trước hết tôi xin nói đến vấn đề bạo lực trong phim Cyclo. Người ta thấy bạo lực trong phim này rất ghê tởm. Tôi cho đó là điều tốt. Bạo lực phải đưa ra một cảm giác ghê tởm. Đây không phải là một loại bạo lực giải trí. Và phim này đoạt giải Sư Tử Vàng tại Venise không phải “ về thành công trong thể loại phim bạo lực” như có người Việt Nam mới viết trên báo. Trong liên hoan Phim Venise không có phân biệt thể loại.

“ Chúng tôi trao giải Sư Tử Vàng cho phim Cyclo về phong cách thể hiện bạo lực”. Đây là lời nói của ông Jorge Semprun thì cái từ “ bạo lực” trong miệng ông có một giá trị đặc biệt.
Jorge Semprun là một nhà văn, cũng là Bộ trưởng Bộ Văn hóa của Tây Ban Nha trước kia. Và cái điều quan trọng nhất có liên quan đến bạo lực là ông ta đã bị giam trong trại tập trung của Đức trong Thế Chiến Thứ Hai, ông đã thấy cái bạo lực và cái chết của mình rất rõ ràng.Vậy thì ông ta thừa biết bạo lực là như thế nào và thế nào là cái nhìn đạo đức về bạo lực và thế nào là kích động bạo lực.

Khi tôi làm phim Cyclo tôi không hề nghĩ đến chuyện bôi nhọ đất nước của tôi. Tôi là một nghệ sĩ Việt Nam định cư ở nước ngoài. Và Tổ quốc Việt Nam rất thiêng liêng đối với tôi. Nếu ai không hiểu về tôi mà kết luận vội vàng về tôi thì đó là một ác cảm ghê tởm tôi không thể tưởng tượng nổi…Cái mục đích của tôi khi làm phim này là để đưa vào nền Điện ảnh thế giới một tác phẩm nghệ thuật do một người Việt Nam làm.

Và tôi chọn một con đường đi cực kỳ khó khăn là vì phim Cyclo không phải là một loại phim dễ thương. Sự giằng xé giữa cái thiện và cái ác là một đề tài rất nặng nề, rất khó xử. Đã nói đến cái thiện và cái ác thì đừng nói đến sự cân bằng giữa hai khái niệm này. Cái ác thường phô trương một cách ly kỳ. Còn cái thiện thì không. Cái thiện không phải là loại sức mạnh biểu hiện ở bên ngoài. Phim Cyclo gắn bó rất chặt chẽ với cái ý này. Để tránh sự giả tạo và để gần sự thật, phim Cyclo dành cho cái thiện một chỗ đứng đặc biệt, đó là giữa hai hình ảnh, giữa hai cảnh, ở khoảng trống giữa hai hàng chữ. Phong cách mô tả cái thiện qua âm bản tạo cho tâm hồn thèm muốn cái thiện và đi tìm nó. Ai cũng biết trong xã hội nào cũng có mảng sáng và mảng tối. Đó cũng có nghĩa là thiện và ác. Tôi muốn thể hiện cái ác ghê gớm bao nhiêu thì sụ tồn tại và giá trị của cái thiện càng lớn bấy nhiêu.

… Tôi xin kể một giai thoại rất riêng tư đã đến với tôi trong liên hoan Phim Venise làm cho tôi hiểu rõ vì sao tôi phải đấu tranh quyết liệt để thuyết phục những nhà sản xuất phải để cho tôi làm phim nói tiếng Việt. Việc này là rất phức tạp vì không có một lý do gì khiến cho một người Pháp bỏ tiền ra để làm một cuốn phim không nói gì về dân tộc của họ. Không có lý do gì ngoài tình yêu tha thiết của tôi đối với Việt Nam mà thuyết phục được họ.

…Sau khi xem phim Cyclo chiếu lần đầu tiên ở Venise, tôi hỏi bố tôi xem phim thấy thế nào, có được không?
- Ba phải xem lại vì đoạn đầu của phim, nước mắt nó cứ ứa ra làm ba chẳng thấy gì cả.
- Sao vậy?
- Thì… trên màn ảnh khổng lồ, ba thấy những khuôn mặt Việt Nam, mà trong đó chứa đầy sự trưởng thành của con. Họ nói tiếng Việt tại liên hoan phim lớn này làm ba xúc động
Đây là lời nói của một người cha khoan dung.

Nhưng tôi rất tin ở lời nói này bởi vì tôi chợt nhớ cảm xúc tự hào của tôi khi tôi nghe âm thanh của những câu nói bằng tiếng Việt vang lên trong Liên hoan Phim Cannes với cuốn phim đầu tay của tôi.

Do những rắc rối ở nội bộ đơn vị tôi, một nhóm người vì cá nhân chống lại việc làm phim Những ngày không mưa, Những ngày không mưa phải chuyển sang Hãng phim truyện Việt Nam do nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát mới lên Giám đốc. Và cuối cùng do tài ngoại giao khéo léo của Hồng Ngát, phim đã làm xong và được công chiếu ở Việt Nam. Những người cản bước Trần Anh Hùng đã không thực hiện được ý đồ đen tối của họ. Niềm vui của Hãng phim truyện Việt Nam cũng là niềm vui của tôi, bởi trước đây khi còn ở A25 tôi đã coi đây là chỗ thân thiết của mình, nơi tôi vào ngành điện ảnh với bộ phim đầu tay cùng đạo diễn Vương Đức, phim Cỏ Lau.

Đúng là phim Xích lô là một chuyện buồn của ngành điện ảnh Việt Nam. Một bài học điển hình về cách đối xử với tài năng nghệ thuật và các tác phẩm đỉnh cao của bộ máy quản lý nghệ thuật một nước tiểu nông. Nhưng vụ phim Xich lô không chỉ liên quan đến vài ba cá nhân trong cuộc.  Nó ảnh hưởng đến những vấn đề lớn hơn đối với nền điện ảnh của chúng ta. Tác hại lâu dài của nó vẫn còn đang ám ảnh đời sống điện ảnh với những cách hành xử vô lối tùy tiện. Và cũng không ít chuyện buồn đã diễn ra như thế trong mấy chục năm qua. Nhiếu số phận nghệ sĩ phải trả giá, nhiều tác phẩm bị chìm nổi. Những con người ấy, những tác phẩm ấy đang đợi chúng ta nói lại về họ…Đó cũng là điều tâm huyết của tôi muốn nói với các đồng nghiệp điện ảnh của mình.
Tháng 8- 2010
------------------
Theo Trannhuong.com