8/3/13

Hãy quên 2 - Buồn tiếc




Giới thiệu
Chương 1: Hãy phá vỡ vòng tròn bó buộc

Chương 2: Tiếc thương và buồn rầu

Khi mối quan hệ chấm dứt hay bạn cảm thấy anh ta ngày càng xa cách hay đang muốn rời xa bạn, đó là sự mất mát, cũng có thể coi đó là sự mất mát tạm thời. Dù là dạng mất mát nào đi chăng nữa thì bạn vẫn sẽ cảm thấy đau đớn.
Tôi không muốn nói điều này với bệnh nhân của mình một chút nào bởi tôi không thích phải nói rằng họ cần cảm nhận nỗi đau để cảm thấy tốt hơn và tiếp tục sống. Nhưng thật không may, đó là sự thật. Cách duy nhất để cảm thấy tốt hơn là giải phóng chính bản thân mình, để bạn không bị ám ảnh bởi tình yêu đã mất và cảm nhận tất cả những cảm xúc của bạn.
Quá trình vượt qua nỗi đau đó được gọi là tiếc thương. Đó là một quá trình phức tạp gồm rất nhiều cảm xúc đan xen: nuối tiếc, khát khao, mong mỏi, chờ đợi, tức giận, thờ ơ, buồn rầu và tuyệt vọng.
Tiếc thương là một cảm giác đầy đau khổ, thậm chí là vô cùng đau đớn, nhưng đó là một trải nghiệm cần thiết để thấu hiểu được nỗi đau mất mát. Nếu không trải qua cảm giác này, bạn có thể sẽ gọi cho anh ta một cách vô tình, và bạn sẽ không thể vượt qua được để tiếp bước và yêu một ai khác. Khi tiếc thương, bạn có thể cảm thấy đau lòng về mối tình đã qua, những lần chung chăn gối, những sự âu yếm, cảm giác thoải mái, viễn cảnh về một tương lai tươi đẹp bên nhau với những đứa con, cảm giác thư thái, hạnh phúc mà hai người cùng chia sẻ.
Có thể những khi bạn cảm thấy héo hon vì phiền muộn, ngỡ rằng mình sẽ không bao giờ vượt qua được nỗi đau ấy, nhưng chỉ bằng cách trải nghiệm trọn vẹn những cảm xúc đó, bạn mới có thể vượt qua được nỗi đau và sự buồn rầu. Bạn phải trải qua cảm giác ấy. Nếu bạn cảm nhận được đầy đủ những trải nghiệm đó, chắc chắn nỗi đau sẽ giảm bớt và khiến bạn thay đổi. Cảm giác thôi thúc sẽ chìm lắng xuống. Nó sẽ không tiếp diễn nữa.
Hãy nhớ rằng, tiếc thương có nhịp điệu riêng của nó. Bạn không thể quyết định : “Thôi được, từ bây giờ mình sẽ tiếc thương”. Bạn sẽ cảm thấy tiếc thương khi nó xuất hiện.


Các giai đoạn của sự mất mát

Cảm giác phiền muộn vì mất đi người đàn ông bạn từng yêu thương có bốn giai đoạn. Các giai đoạn thường không xảy ra tuần tự, đôi khi chúng có thể chồng chéo lên nhau. Các giai đoạn được trình bày sau đây dựa theo năm giai đoạn chết và hấp hối được mô tả trong cuốn sách nổi tiếng của bác sĩ Elizabeth Kubler-Ross, cuốn On Death and Dying ( Cái chết và sự hấp hối) xuất bản năm 1969.

Phủ nhận là giai đoạn thứ nhất. Bạn không muốn đối mặt với sự thật là anh ta đã ra đi, anh ta chối bỏ bạn, hay anh ta đã làm một điều gì đó rất khủng khiếp để chọc tức bạn, khiến bạn phải từ bỏ anh ta. Bạn đang bị sốc. Bạn cảm thấy như chết lặng trong người.
Một điều rất quan trọng trong giai đoạn phủ nhận là cố gắng đối mặt với thực tại. Nếu bạn cố làm ra vẻ mọi thứ vẫn như cũ và thuyết phục người đàn ông bạn vừa chia tay, có thể bạn sẽ còn cảm thấy đau đớn và tủi hổ hơn nhiều. Đây là khoảng thời gian bạn cần có sự giúp đỡ của những người ủng hộ bạn, họ sẽ giúp bạn đối mặt với sự thật và hoàn cảnh thực tại của mình.

Tức giận là giai đoạn thứ hai. Bạn đang đối mặt với thực tại, khiến bạn đau đớn và bỏ rơi bạn. Cơn giận dữ khôn nguôi của bạn đối với những người làm tổn thương bạn trong quá khứ như cha mẹ, bạn trai cũ có thể lại trỗi dậy. Tuy nhiên, một điều rất quan trọng để vượt qua cơn tức giận của bạn là không được liên lạc với anh ta. Đừng biến cơn giận dữ của bạn thành cái cớ để đối mặt với anh ta, nói chuyện với anh ta và thậm chí tồi tệ nhất là trở nên hung bạo. Giải tỏa cơn giận dữ với bạn trai cũ không phải là cách giải quyết vấn đề bởi tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn. Hầu hết mọi người không ứng phó tốt trước một kẻ hung hăng, vì vậy có thể bạn không nhận được phản hồi bạn mong đợi. Bạn có thể cảm thấy tốt hơn ngay lúc đó nhưng phản ứng của anh ta trước cơn giận dữ của bạn có thể khiến bạn cảm thấy đau đớn hơn. Thay vào đó, hãy chia sẻ cảm giác của bạn với những người ủng hộ bạn. Bạn có thể giải tỏa cơn giận dữ bằng cách làm việc, chơi thể thao, viết nhật ký hay những hoạt động mang tính sáng tạo khác.

Giai đoạn thứ ba là chán nản và tuyệt vọng.
Đây là những giai đoạn khó khăn nhất. Cảm giác xáo trộn, đầy kịch tính đã qua và giờ đây bạn cảm thấy trống rỗng. Cảm giác bị ruồng bỏ mà bạn phải đương đầu trước đó có thể góp thêm vào cảm giác buồn bã, chán nản lúc này. Đó là quãng thời gian đau đớn nhưng lại rất cần thiết để bạn có thể vượt qua giai đoạn này, để bạn có thể bắt đầu một mối quan hệ mới. Nếu bạn không chấp nhận điều này, bạn sẽ sống mãi trong cảm giác bị quá khứ ám ảnh. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy quá thất vọng, cảm giác đó khiến bạn khó có thể thực hiện mọi việc bình thường (bạn không làm việc, không ăn uống, không ngủ) bạn sẽ thực sự thất vọng và điều bạn nên làm lúc này là tham khảo ý kiến của bác sĩ hay chuyên gia tâm lý học.

Một điều quan trọng cần được nhắc lại là bạn đừng gọi cho anh ta trong thời gian này. Đây là một giai đoạn khó khăn và dễ bị tổn thương, nhưng bạn không thể lường trước được nguy cơ anh ta có những hành động tỏ vẻ xa lạ với bạn, ruồng rẫy bạn khiến bạn cảm thấy chán nản hơn, buồn bã và tuyệt vọng về tương lai. Đây là quãng thời gian đặc biệt cần thiết để gọi cho những người hỗ trợ bạn, ủng hộ bạn về mặt tinh thần. Hãy thử tự an ủi mình thay vì gặm nhắm và chống chọi với nỗi buồn. Mặc dù giai đoạn này có thể khiến bạn cảm thấy bị nhấn chìm, nhưng hãy nhớ rằng, quãng thời gian này cũng có thể hàn gắn mọi vết thương và cảm giác buồn rầu thất vọng sẽ dần chấm dứt.
Và bạn sẽ đến với giai đoạn cuối cùng: chấp nhận.

Chấp nhận là khi bạn bắt đầu đưa cuộc sống của mình trở lại giai đoạn trước khi hai người gặp nhau. Bạn không còn bận tâm lo lắng về anh ta một chút nào nữa. Bạn bắt đầu nghĩ đến một người đàn ông mới, bạn lại muốn bắt đầu hẹn hò. Đây là giai đoạn đòi hỏi sự tinh tế bởi có thể bạn sẽ muốn gọi cho anh ta để chứng minh với anh ta rằng bạn đã quên anh ta rồi. Nhưng đừng để mình rơi vào tình huống này vì khi đó bạn khó có thể cưỡng lại ý muốn của mình, sau đó bạn sẽ lại cảm thấy suy sụp và thất vọng. Hay thậm chí tồi tệ hơn, tình cảm bạn dành cho anh ta trước đây có thể sẽ quay trở lại, bạn sẽ rơi vào tình huống cũ và lại phải tiếc thương, nhớ nhung anh ta một lần nữa.

Một phần quan trọng trong quá trình hàn gắn nỗi đau và vượt qua nỗi tiếc thương là cảm nhận những cảm giác của chính mình, trong đó có những cảm xúc tích cực. Đừng xấu hổ vì bạn đã yêu, vì một cảm xúc lãng mạn về người bạn trai cũ khi mối quan hệ đó đã chấm dứt, khi anh ta đã làm bạn thực sự tổn thương. Đây là điều hoàn toàn tự nhiên bởi chắc chắn anh ta cũng có những điểm khiến bạn bị cuốn hút, hấp dẫn.
Bạn từng khao khát và ao ước có được anh ta. Điều đó chẳng có gì là xấu hổ cả. Đó chỉ là những cảm giác của bạn – nó không hề thể hiện ra bên ngoài.

Có thể bạn sẽ duy trì mối quan hệ này bởi bạn cảm thấy biết ơn vì những gì anh ta đã làm cho bạn. Vivian rất biết ơn bạn trai cũ vì anh ta đã giúp đỡ cô về mặt tài chính trong suốt quãng thời gian cô học ở trường Luật. Barbara cũng biết ơn người đã bỏ rơi mình vì anh ta đã ủng hộ cô rất nhiều về mặt tinh thần, giúp cô vượt qua được nỗi đau sau li hôn. Bạn nên ghi nhớ những điều tốt đẹp về bạn trai của mình dù mối quan hệ đó đã tan vỡ.
Bạn cũng có thể có cảm giác ham muốn người yêu cũ. Anh ta có những phẩm chất khiến bạn ngưỡng mộ và ao ước. Betty ngưỡng mộ bạn trai của mình, anh chàng Paul bởi khả năng giao tiếp xã hội của anh ta. Cô thường ngắm nhìn anh ta ở những bữa tiệc khi anh giao tiếp với những người khác một cách niềm nở, tự nhiên.
Bạn sẽ không còn cảm giác ấm ức, giận dữ về việc người yêu cũ đã bỏ rơi bạn, đối xử không tốt với bạn, phản bội bạn, ruồng rẫy và lạm dụng bạn. Hãy trải nghiệm hết những cảm giác này nhưng không để chúng lấn át nhiệm vụ quan trọng nhất là dứt bỏ được anh ta.

Chìa khóa của quá trình này chính là không gọi điện cho anh ta, thậm chí cả khi bạn đang có cảm giác thôi thúc vô cùng mạnh mẽ. Trong khoảng thời gian này, bạn cần lí trí để tránh xa và không liên lạc gì với anh ta nữa. Nếu bạn gọi cho anh ta để bày tỏ nỗi lòng và chia sẻ những cảm giác của bạn, anh ta sẽ không đánh giá cao những gì bạn đang cố gắng vượt qua, anh ta sẽ tự chối hay xua đuổi bạn và như vậy bạn sẽ còn cảm thấy tồi tệ hơn gấp trăm ngàn lần. Điều này sẽ làm hỏng quá trình hàn gắn của bạn và khiến việc xa anh ta khó khăn hơn bao giờ hết.
Thay vào đó, hãy chia sẻ cảm giác của mình với những người khác, một chuyên gia trị liệu tâm lý, một người bạn thân, hay nhóm bạn thân của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn có thể tìm một ai đó mà bạn hoàn toàn cảm thấy an tâm và tin tưởng. Hãy luôn tỉnh táo, sáng suốt khi trải nghiệm tình yêu, nỗi đau, nỗi buồn bã và khát khao để vượt qua giai đoạn chia tay. Tuy nhiên, nếu bạn không tìm được những người đáng tin cậy để sẻ chia những tâm sự sâu sắc này, bạn có thể tự cảm nhận về nó. Khi cảm giác đó đến vào lúc nửa đêm, bạn không thể gọi ai khác, không thể đánh thức họ vào lúc 4h sáng (trừ phi người đó cực kì thân thiết và hiểu bạn). Nếu không, có thể bạn sẽ phải khóc một mình. Bạn có thể học hỏi các kĩ năng xoa dịu và chăm sóc bản thân, điều này sẽ được thảo luận ở chương 3.

Betty và Tim đã đính hôn được 6 tháng, sau đó Tim nới với Betty rằng không biết liệu anh nên cưới cô hay không. Betty cảm thấy bị tổn thương vô cùng. Họ đã hẹn hò hơn một năm trước khi chính thức đính hôn. Tim phải rời Hy Lạp tới New York học thạc sĩ ngành xây dựng. Tới New York được một năm, anh gặp Betty ở một hộp đêm. Sau những ngày đầu tiên hẹn hò, họ dành hầu như toàn bộ thời gian rãnh rỗi bên nhau. Khi gia đình Tim phát hiện ra mối quan hệ này, họ vô cùng tức giận vì họ không muốn anh kết hôn với một phụ nữ Hy Lạp. họ đe dọa sẽ từ con nếu Tim vẫn quyết định làm đám cưới. Tim đã đi đến quyết định là anh không thể từ bỏ gia đình và nói với Betty rằng họ không thể lấy nhau.
Betty nổi xung lên với Tim vì anh đã chịu khuất phục gia đình, phản bội tình yêu và lời ước nguyện về một tương lai tốt đẹp cung nhau. Mặc dù cô vẫn làm tốt công việc của mình, nhưng cô đang trở nên suy sụp trầm trọng. Cô quyết định tìm cách chữa trị bằng liệu pháp tâm lý. Khi tới gặp tôi, cô bày tỏ nỗi thất vọng và khẳng định cô không thể rời bỏ Tim. Thỉnh thoảng, Tim vẫn gọi cho Betty, mặc dù anh không hề thay đổi quyết định về đám cưới. Đây là điều khiến Betty càng thêm suy sụp. Cô thực sự muốn rời bỏ Tim bằng liệu pháp tâm lý. Betty đã tham gia các khóa chữa bệnh bằng liệu pháp tâm lý, tìm hiểu nỗi tiếc thương của mình và khóc. Cô cũng nói ra hết cô nhớ nhung Tim như thế nào: anh gọi cho cô hai lần mỗi ngày khi họ còn hẹn hò, những khi họ ân ái, lịch xem phim của họ. Đặc biệt, cô tiếc cho tương lai tươi đẹp họ đã vẽ ra nhưng không thể thành hiện thực. Cô khóc cho đám cưới mà họ đã cùng nhau dự tính, thậm chí họ đã cùng đặt tên cho những đứa con của mình. Đó là những điều khiến cô đau đớn nhất.
Sau đó, cô bày tỏ nỗi tức giận với Tim vì anh ta đã ruồng rẫy và bỏ rơi cô. Dần dần, cô cũng hiểu rõ tại sao Tim lại đối xử với cô như vậy, cả việc Tim liên hệ với gia đình của mình ra sao và sự bất lực của anh ta trước cuộc chia li nghẹn ngào của họ.
Trong suốt quãng thời gian này, hơn một lần Tim đã gọi cho cô. Khi Betty cảm thấy khá hơn, cô yêu cầu Tim đừng gọi cho cô nữa. Cô nói rằng điều này chỉ làm cô bối rối hơn bởi mối quan hệ của hai người không hề có tương lai. Sau khi khẳng định với chính mình, cô không còn cảm giác mình là nạn nhân như trước nữa, nỗi thất vọng đã dần dần tan biến. Cô đã có thể tự tin nói về quãng thời gian tuyệt vời mà hai người từng có, anh đã giúp đỡ cô về mặt tài chính như thế nào khi cô trở lại trường lấy bằng tốt nghiệp. Cô có thể lấy lại những cảm xúc của mình, cô vẫn biết ơn anh. Cô nhớ lại anh đã từng yêu và chiều chuộng cô như thế nào.
Mặc dù vẫn còn những cảm xúc tốt đẹp về Tim nhưng Betty vẫn có thể kìm lại những cảm xúc này khi dung phép tâm lý trị liệu. Cô không gọi cho Tim để chia sẻ những cảm xúc yêu đương cũ bởi cô biết rằng nó có thể gây ra những xáo trộn lớn hơn trong cô.
Khi Betty hẹn hò trở lại, thỉnh thoảng cô vẫn so sánh những người đàn ông khác với Tim. Điều này khiến cô lại khao khát và say mê mãnh liệt, bởi cô sợ rằng sẽ không bao giờ gặp một người tuyệt vời như Tim. Khi cô tiếp tục làm việc để vượt qua nỗi tiếc thương, cảm xúc của cô về Tim bắt đầu giảm bớt. Một năm sau, cô có thể nghĩ về anh ta mà không còn đau khổ hay hối tiếc gì nữa. Giờ đây, cô có thể nhìn lại toàn bộ những gì đã qua, coi đó là một bài học kinh nghiệm cho mình. Cô cảm thấy hoàn toàn thoải mái để bắt đầu một mối quan hệ sâu đạm với một người đàn ông khác. Cô không còn lo sợ sẽ phải trải qua một mối quan hệ bấp bênh nữa bởi vì cô biết rằng cô có thể yêu và điều quan trọng là có thể vượt qua nỗi đau một lần nữa.

Bạn có thể làm gì để vượt qua giai đoạn chia tay dễ dàng hơn?
Để làm nguôi cơn giận, bạn có thể tập các môn thể thao (chạy, chơi tennis, đấu vật, đấm bốc, hay tham gia các lớp võ thuật). Bạn có thể thực hiện bất cứ hoạt động nào để gải tỏa bớt sự giận dữ và căng thẳng trong lúc này.
Thể hiện những cảm xúc của bạn qua những việc như: viết tiểu thuyết, làm thơ, sáng tác lời bài hát, vẽ, hát, nhảy. Diễn đạt thành lời những cảm xúc của bạn.
Hãy chia sẻ cảm giác của bạn với những người luôn ủng hộ bạn.
Hãy viết một lá thư chia tay. Hãy viết như bạn đang nói với người bạn trai ấy. Hãy nói tất cả những điều cần nói. Hãy để cảm xúc của bạn tuôn tràn trên từng trang viết. Nhưng đừng gửi lá thư đó. Đó có thể là một trải nghiệm rõ ràng như khi bạn đang đọc bức thư đó với một người bạn đáng tin cậy, một người có thể thấu hiểu và cảm thong với những cảm xúc của bạn. Bạn có thể muốn giữ lá thư để xem lại sau đó, hay xé vụn nó để đánh dấu sự kết thúc của một cuộc tình.
Những hành động mang tính tuần tự đó có thể giúp bạn hàn gắn nỗi đau và vượt qua giai đoạn đầy đau khổ này.

Donna vô cùng đau khổ vì cô đã chính thức chia tay Mark. Vào buổi tối sinh nhật cô, cô sợ mình không đủ dũng khí để không gọi cho Mark, vì vậy cô quyết định đi chơi cùng hai người bạn là Linda và Susan. Ba người bạn cùng đánh dấu mối quan hệ tan vỡ của Donna và Mark bằng cách lái xe tới quán ăn mà Donna và Mark thường đến mỗi tối thứ Sáu. Khi ba cô gái dừng ở bãi đỗ xe, Donna hồi tưởng lại những kỉ niệm cuối cùng với Mark.
Sau đó, ba cô gái cùng lái xe tới bãi biển, nơi Donna nhận chiếc nhẫn Mark trao tặng, cô ném nó cuống biển và ngồi khóc. Linda và Susan đã an ủi, cảm thông và chia sẻ với cuộc chia ly của hai người. Cuối cùng, họ đến một nhà hang đặc biệt để kỉ niệm sinh nhật Donna, kết thúc mối quan hệ của cô với Mark và mừng cho sự tự do của cô. Họ ăn bánh ngọt, uống café, cùng chia sẻ với nhau về các mối quan hệ đã qua, những cuộc phiêu lưu với những gã đàn ông, cùng cười & khóc cho tới khi tiệm ăn đóng cửa.
Khi Donna gặp tôi ở khóa trị liệu tâm lý sau đó, cô nói rằng cảm thấy tốt hơn rất nhiều và đã chấp nhận sự thật là mối quan hệ đó đã kết thúc.

Bạn có thể sắp đặt một lịch trình để cùng thực hiện với bạn bè hay tự mình thực hiện. Có nhiều cách khác nhau để thể hiện những thay đổi và biến động trong cuộc đời bạn.
Điều quan trọng nhất trong tất cả mọi cuộc chia tay là hãy chia sẻ tâm sự của bạn với những người khác. Bất cứ khi nào bạn chia sẻ câu chuyện của mình với bác sĩ trị liệu tâm lý, với những người bạn thân, với mẹ của bạn, bạn sẽ không còn cảm thấy cô đơn hay bị cô lập nữa.
Bạn sẽ cảm thấy được thấu hiểu, được kết nối với những người khác. Bạn thường xuyên nói về mối quan hệ của mình bao nhiêu thì nỗi đau của bạn vơi đi bấy nhiêu. Với sự cảm thông và quan tâm của những người khác, bạn có thể chia sẻ với họ tất cả những niềm vui, nỗi buồn, sự hàn gắn, những tổn thương và nỗi đau khổ của mình.

Bài tập thực hành
Những bài tập này được thiết lập để giúp bạn vượt qua những chuyện vừa xảy ra. Bạn cần viết ra và trả lời, sau đó hãy suy nghĩ về những câu hỏi này. Đây là một cách ứng phó với hoàn cảnh. Thể hiện cảm xúc của bạn khi trả lời cũng là một phần của quá trình hàn gắn.
- Bạn có những trải nghiệm gì về cảm giác buồn rầu hay thất vọng?
- Bạn đã bao giờ cảm thấy tức giận hay căm ghét bạn trai cũ chưa? Anh ta đã làm gì khiến bạn cảm thấy như vậy?
- Bạn nghĩ mình có thể làm những gì để diễn tả cảm giác tức giận hay đau buồn một cách lành mạnh và tính xây dựng?
- Bạn có những người bạn để sẻ chia cảm giác buồn vui, giận dữ không? Liệt kê những người bạn đó.
- Nếu trong lòng bạn tràn ngập nỗi tức giận vào lúc nửa đêm, bạn có thể làm gì để lấy lại bình tĩnh?
- Bạn có thể nghĩ ra những cách nào để đánh dấu mối quan hệ đã kết thúc? Hãy viết ra, dù nó có kì dị như thế nào đi chăng nữa.

Chương 3: Hồi phục sau khi bị hắt hủi

6 nhận xét:

  1. Đại ca em thích chương này ! Cho em xin .

    Đại ca ! đại ca mần nghề tay chái là giáo dục công dân môn "xoa dịu nỗi đau" hả ? Bi nhiêu xiềng 1 giờ dzậy ? Cho em theo voi ăn bã mía đi ... em cắp tráp cho đại ca thôi , thề không hóng hớt , chỉ hớt lẻo thôi .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thoải mái đi em :d
      Bài vết mới về Nghĩa tào khang hay lắm - có ích cho nhiều người =D>

      Xóa
    2. Em sẽ viết một loạt bài theo đề tài " Nghĩa tào khang" này , những chiện tan vỡ đời thực anh à , rất thực tế để cùng chiêm nghiệm cuộc sống , cùng yêu quý trân trọng những gì mình đang có .

      Em nghĩ rất đơn giàn xây mới khó mới quý chứ đập nhanh lắm đại ca , em cho một búa xong ngay . Hic ! Hic ! Dưng em bắt đầu vào mùa mần , em bận lắm đại ca . Vắt chân lên cổ dồi ...

      Xóa
    3. Em thì có đủ thẩm quyền để nói về xây dưng rùi :d

      Xóa
    4. :)) :)) :)) Đại ca không được bóp méo ý đồ tác giả thế , tội đó là tội "bóp chết ý tưởng tài năng trẻ" . Em chỉ nói đến xây hạnh phúc mái ấm mờ , anh không tin em út cứ thử đập 1 búa vào mâm cơm xem có tan tành mây khói không ? Thách đại ca mần đó , em dập đầu bái ngay ! :))

      Xóa
    5. OK, mai anh cầm búa tới nhà em đập nhé.
      Anh nghĩ cùng lắm OX nhà em bảo anh khùng chứ chẳng có gì đâu :))

      Xóa
Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)