4.Tác dụng:
Tập Phất Thủ Liệu Pháp tác động đến các huyệt đạo:
- Bách hội
- Đại chùy
- Lao cung
- Trường cường
- Hội âm
- Dũng Tuyền
- Ấn bạch
cũng như nhâm đốc mạch và vận chuyển hoành cách mô xoa bóp các cơ quan trong tạng, phủ.
Theo tài liệu của Lương y Trần Văn Bình thì:
Luyện Dịch Cân Kinh đạt được 4 tiêu chuẩn sau:
- Nội trung: Tức là nâng cao khí lên, then chốt là điều chỉnh tạng phủ. Lưu thông khí huyết. Thông khí sẽ thông suốt lên đến đỉnh đầu
- Tứ trưởng tố: Tức là tứ chi phối hợp với các động tác theo đúng nguyên tắc theo luyện tập. Tứ trung tế song song với nội trung sẽ làm cho tà khí bài tiết ra ngoài, trung khí dồn xuống, cơ năng sinh sản ngày càng mạnh
- Ngũ tam phát: Nghĩa là 5 trung tâm của nhiệt dưới đây hoạt động mạnh hơn lúc bình thường. Đó là Bách hội: một huyệt trên đỉnh đầu, Lao cung: huyệt ở hai bàn tay, Dũng tuyền: huyệt ở hai gan bàn chân. Khi luyện tập, 5 huyệt này đều có phản ứng và hoàn toàn thông suốt Nhâm đốc và 12 kinh mạch đều đạt tới hiệu quả, nó làm tăng cường thân thể, tiêu trừ các bệnh nan y mà ta không ngờ.
- Lục phủ minh: Đó là ruột non, ruột già, mắt, dạ dày, bong bóng, tam tiêu sẽ thông suốt, nghĩa là không trì trệ. Lục phủ có nhiệm vụ thâu nạp thức ăn, tiêu hóa, bài tiết được thuận lợi nếu không bị trì trệ, ứ đọng, cơ năng sinh sản có sức tiếp, giữ vững trạng thái bình thường của cơ thể tức là Âm Dương thăng bằng, cơ thể thịnh vượng.
Theo tài liệu Phất Thủ Liệu Pháp của Lương y Võ Hà:
Động tác hít thở phối hợp với lắc tay điều hòa và liên tục tác động vào các cơ ngực và thành bụng, nhất là cơ hoành, giúp xoa bóp các nội tạng, thúc đẩy sự vận hành khí huyết và tăng cường chức năng của các cơ quan. Nó cũng có tác dụng khai thông những bế tắc, ứ trệ trong kinh mạch hoặc tạng phủ. Những người tiêu hóa đình trệ sau khi thực hành khoảng 500-700 cái sẽ có trung tiện hoặc ợ hơi, có cảm giác dễ chịu rất rõ. Phất thủ liệu pháp là phương pháp đơn giản nhất để chữa bệnh đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa. Những trường hợp khí nghẽn, khí bế, khí uất do stress, bệnh tật hoặc do tập khí công sai lệch cũng có thể làm cho thông bằng phất thủ liệu pháp.
Đối với y học truyền thống và khí công cổ đại, con người và vũ trụ đồng một thể. Con người là tiểu vũ trụ. Trời đất thuộc đại vũ trụ. Mối quan hệ giữa con người và trời đất thăng giáng, giao hòa thông qua hô hấp: "hô tiếp thìên căn, hấp tiếp địa khí". Hàng ngàn năm sau, hai nhà bác học người Pháp Jacqueline Chantereine và Camille Savoire cũng đã nghiên cứu, thí nghiệm và kết luận "vũ trụ lực nhập vào con người ở đầu và xuất ra nơi bàn chân phải, âm lực của quả đất nhập vào con người nơi chân trái để lên đến đỉnh đầu ở phía sau ót"*. Những động tác của PTLP tuy đơn giản nhưng đã trực tiếp phát huy quy luật này cho việc chữa bệnh và tăng cường nội khí.
Ở phía trên, động tác hít thở và lắc tay đã kích hoạt huyệt Bách Hội ở đỉnh đầu và Đại Chùy ở giữa hai bả vai để thu thiên khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các đường kinh Dương. Bách hội và Đại chùy đều là những điểm giao hội của các đường kinh Dương và Mạch Đốc.
Ở phía dưới, việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống mặt đất kích thích hai huyệt Trường cường và Hội âm ở hai bên hậu môn và tĩnh huyệt của các đường kinh âm. Quan trọng nhất là huyệt Dũng tuyền ở giữa lòng bàn chân và Ẩn bạch ở đầu ngoài móng ngón chân cái. Động tác này có tác dụng hấp thu địa khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các âm kinh.
Theo học thuyết Kinh lạc, dương phải thường giáng và âm phải thường thăng. Vì lắc tay liên tục đến hàng ngàn cái nên khi các đường kinh dương được khai thông và đi dần xuống (Dương giáng) điểm cuối ở đầu ngón chân, chúng sẽ tự động kích hoạt những tĩnh huyệt của kinh âm, khiến các đường kinh này chạy ngược trở lên (âm thăng). Đối với các đường kinh âm cũng vậy, khi chạy đến điểm cuối ở phía trên, nó sẽ lại kích hoạt các đường kinh dương đi trở xuống và cứ thế tiếp tục luân chuyển tuần hoàn trong cơ thể. Đây chính là một biểu hiện của quy luật Cực dương sinh âm và Cực âm sinh dương. Việc nhập xuất, thăng giáng ở các huyệt vị và những đường kinh này những người luyện khí công có khí cảm tốt đều có thể thể nghiệm được. Đây có lẽ chính là con đường mà người xưa đã khám phá và từ đó xây dựng nên học thuyết kinh lạc.
Trường Cường nằm trên mạch Đốc, là nơi phát xuất chơn Hỏa, tương ứng với luồng Hỏa xà Kundalini trong hệ thống khí công Ấn độ. Hội Âm nằm trên mạch Nhâm, là điểm giao hội của các đường kinh âm và hai mạch Nhâm, Xung, là điểm thu âm khí quan trọng nhất trong khí công. Do đó mặc dù không vận khí nhưng PTLP đã tác động rất tích cực vào hai mạch Nhâm, Đốc. Y học truyền thống cho rằng mạch Đốc là chủ quản của các đường kinh Dương và mạch Nhâm là bể chứa của các đường kinh âm. Tất cả bệnh biến đều có biểu hiện trên hai đường kinh này. Nếu Nhâm, Đốc thông, trăm mạch đều thông. Vì vậy việc khai thông Nhâm, Đốc có ý nghĩa quan trọng cho việc chữa bệnh và dưỡng sinh.
Phất thủ liệu pháp có tác dụng cân bằng âm dương, thuận khí, giáng hư hỏa. Theo y học cổ truyền, khí dương thường thừa mà khí âm thường thìếu. Âm hư có thể do bẩm sinh, hay quá căng thẳng, lo âu trong cuộc sống. Sự mất cân bằng đó là đầu mối của nhiều bệnh tật mà Đông y gọi chung là chứng Âm hư Hỏa vượng (hay sốt về chiều, mờ mắt, mắt đỏ, khô cổ, ù tai, đau lưng, hay lở miệng, hay ho, suyễn, viêm họng, viêm xoang mạn). Phất thủ liệu pháp có thể chữa các chứng này bằng cách kích thích các đường kinh âm để sinh âm, bồi bổ âm khí. Chính tư thế của liệu pháp cũng bảo đảm nguyên tắc thượng hư hạ thực (như thư giãn phần vai, cứng chắc phần hạ bộ, nhíu hậu môn, bám các đầu ngón chân…) - biện pháp điều trị hữu hiệu với những chứng hư hỏa. Nguyên tắc này đòi hỏi người tập luôn giữ cho phần trên của cơ thể được thư giãn về hình, hư linh về ý. Ngược lại, phần dưới phải đầy đặn, cứng chắc nhằm đưa trung tâm lực của cơ thể dồn xuống hạ tiêu. Điều này khí công gọi là khí trầm Đan Điền, đạo gia gọi là qui căn. Đối với y học cổ truyền, đó là thuận khí, giáng hư Hỏa hoặc dẫn Hỏa quy nguyên.
Phất thủ liệu pháp cũng giúp điều hòa thần kinh giao cảm. Khoa học hiện đại cho biết trên 50% bệnh tật của con người là do những cảm xúc âm tính gây ra. Chính tâm lý căng thẳng do tình chí uất ức hoặc nhịp sống quá nhanh trong một thời gian dài dễ làm thần kinh quá tải, suy nhược và rối loạn. Sự rối loạn này làm cơ thể mệt nhọc, ăn ngủ kém ngon, giảm sức đề kháng, dễ sinh bệnh tật hoặc làm trầm trọng thêm những chứng bệnh đã có. Nếu tập trung tư tưởng vào nhịp lắc tay, người tập sẽ mất đi những cảm xúc khó chịu thường ngày. Đó là nguyên tắc dùng một niệm để chế vạn niệm.
Theo học thuyết Paplov, khi ta gây hưng phấn ở một điểm và một vùng nhỏ thì những phần còn lại của vỏ não sẽ rơi vào trạng thái ức chế, nghỉ ngơi. Áp dụng những nguyên tắc này, việc tập trung vào lắc tay sẽ điều hòa được thần kinh giao cảm, phục hồi tính tự điều chỉnh, tự hoàn thìện vốn có của hệ thần kinh trung ương.
Theo tài liệu của Lương y Trần Văn Bình:
"Sở dĩ bệnh gan là do khí huyết tạng gan không tốt gây nên khí bị tích lũy làm cho gan khó bài tiết, do đó ảnh hưởng đến ống mật và cả tì vị. Luyện Dịch Cân Kinh có thể giải quyết được vấn đề này, nếu sớm có trung tiện là hiệu quả tốt. Về bệnh mắt, luyện Dịch Cân Kinh là có thể khỏi chứng đau mắt đỏ với các chứng đau mắt thông thường, cận thị, thậm chí được cả chứng đục thủy tinh thể; trong nội kinh có nói mắt nhờ huyết mà nhìn được, khi khí huyết không dẫn đến các bộ phận của mắt, do vậy sinh ra các bệnh tật do mắt. Đôi mắt là bộ phận thị giác cũng là bộ phận quan trọng của cơ thể.”
Tiêu trừ các chứng bệnh:
Theo như các tài liệu tham khảo thì luyện tập “Phất Thủ Liệu Pháp” có thể giúp tiêu trừ các chứng bệnh sau:
- Các thứ bịnh nham (ung thư)
- Huyết áp cao thấp
- Gan cứng
- Bán thân bất toại
- Huyết quản cứng
- Viêm khớp xương
- Thần kinh suy nhược
- Suy tim và thận
- Mỡ dạ dày, tiêu hóa kém
- Bổ khí, thêm huyết
A!Em bóc tem bài viết này của anh K nhé!
Trả lờiXóaCám ơn anh đã "thể theo lời yêu cầu" của mí cô iem gái mà viết bài nì.Hi..hi..
ah, em đọc chưa. Có tập ko đây. :d
XóaEm đọc qua rồi, cái vẫy tay này...chán lắm. Bản thân người tập trông rất xấu, vẩy vẩy như con chim cánh cụt bị cảm lạnh...
Trả lờiXóaEm cũng được giới thiệu cách đây mấy năm nhưng may quá em không tập. hì hì...
Em tập Khí công dưỡng sinh của Bùi Long Thành. Anh và bạn nào có biết gì về môn phái này?
Em cũng tập cái này 1 thời gian , nhưng chán vì đơn điệu , vẫy 1 hồi thấy tay đâu mất tiêu ...
XóaÀ à đại ca ! Em thích môn Thái Cực Quyền lắm nhá nhưng chưa thử tập bao giờ ... Thấy họ múa kiếm oách ghê !
Xóa:)) Buồn cười Thym ví như chim cánh cụt ! Dễ thương ! Vì tớ tập tớ cũng thấy thế thật :))
XóaKa với Mít tập mà thấy mình giống chim canh cụt thì tập không trúng cách rồi .. . Luyện tập thân thể, đặc biệt các phương pháp khí công thì yếu quyết là tập trung tâm ý vào từng động tác, từng hơi thở, chứ ko phải để tâm ý chạy lung tung nhé.
XóaHơn nữa Ka bảo xấu thì cũng chưa chắc. Ka thử tập mà .. quên mặc áo, rồi kêu OX vào hỏi xấu đẹp như nào nhé :d
Ha..ha...Anh K trả lời cũng "độc" ra phết TN nhở =))
XóaBài này mẹ của em vẫn tập suốt.Khi em mỏi vai,mỏi tay em cũng lôi ra tập 1 chút nhưng không kiên trì tập lâu .(mắc cỡ quá!)-Cái icon mắc cỡ nó đâu mất tiu òi nhở?
Nhưng em cũng chưa thấy ai tập bài này mà lại giống...chim cánh cụt cả.Hai bạn mình liên tưởng hơi bị siêu đóa.He..he..
TA bênh K thì có?
XóaSợ anh ấy dỗi không giảng bài rùi... Nhưng tớ đảm bảo, anh ấy rất chi bao dung và chả bao giờ giận bọn mình nhé!( lạy Chúa, chả bít có chủ quan không! ? :p )
Thú thật là rất buồn cười, trông các cụ tập vẫy tay trên sân thượng những lần về phép TN quan sát thấy, nó rất chi mất mỹ quan! :D Dù công nhận với K là, môn phải nào cũng có cái tích cực, cái ưu điểm của nó.
Các cụ không ai tập khí công Bùi Long Thành à?
Mình tập nó cách đây 15 năm, và dù hầu như không có đủ kiên nhẫn tập lại nhưng vẫn biết ơn nó vì nhờ thế, mình khỏi hẳn thoát vị đĩa đệm...
Sau này mình tập thêm yoga. Hai cái đó kết hợp thành một kiểu chẳng giống ai nhưng cũng đáng tự hào...
Úi giời!Cứ tưởng tập xong giống con chim cánh cụt thì mới lo chứ lúc tập thì cần gì đẹp với xấu hả bạn mình ơi!Hi..hi..
XóaNhưng mình sẽ chọn cái gì đẹp hơn...Trông mình trong gương khi tập nó uyển chuyển, khỏe khoắn, và tác dụng ba vòng tức thì... chắc là với bọn mình nó thuyết phục rất nhanh, và cũng không dễ chán..(Có thể uốn éo nữa, lắc bụng lắc mông nếu muốn, 3,4,5... in 1)
XóaCòn vẫy tay thật ra mình cũng nghe rất nhiều người nói đến tác dụng của nó, chắc chắn rồi. Nhưng khó mà kiên trì được như K lắm...
ủa, K dỗi hả?
XóaViết bài ra để cho mấy em tranh luận mà. Không chơi dỗi nhé, xấu lắm...:(
B-)
XóaCứ phát biểu ý kiến, cần thì tranh luận thoải mái và chọn những gì mình thích
Người thích thịt người thích cá, người lại thích rau .. Thịt thì người thích luộc, người thích nướng ..
Anh tôn trọng mọi ý thích cá nhân, dù ví dụ, cũng hơi ngạc nhiên nếu thấy Ka ăn thịt bò chấm nước mắm :d
K đeo kính trông ngầu nhỉ! :p
XóaKa không biết ăn thịt bò và cũng không biết ăn nước mắm nên không biết hai món đấy kết hợp nó sẽ như nầu nhé! Anh cho Ka ví dụ khác xem thử Ka có hiểu không ? Ví von nhiều khi Ka không hiểu nhé, Ka thích thẳng... :D
ăn thịt gà chấm xí dầu nhé ? hay thịt vịt bóp lá chanh ? cá lóc nấu canh rau ngót ? :d
XóaCá lóc nấu rau ngót chắc không tệ... thưa thầy!
XóaHì, thế hả.
XóaMà này, em hứa viết, sao ko thấy ? Nhớ là bài anh viết chỉ là cái nọc tiêu thui nhé :d.
Dự kiến hệ thống nọc như sau, em coi để chuẫn bị nhé
1. vẫy tay
2. yoga
3. khí công
4. thiền
@Mít: em thích múa đao thì coi ai múa giỏi hoi xin học. Học gì trước hết phải thích mới đủ kiên trì tập luyện, vì thật ra cái nào cũng chừng ấy động tác lập đi lập lại .. rất dễ chán, bỏ cuộc nửa chừng.
@ anh K: Bài khí công này xưa kia có một nhà sư trụ trì đã truyền dạy cho mẹ em, đợt ấy bà tập thấy sức khỏe, tinh thần & diện mạo đều lên hẳn, sau này k thấy bà tập nữa. Bà có chỉ lại cho em vài động tác cơ bản nhưng em k đủ kiên nhẫn tập.
XóaEm sẽ chép bài tập của anh về nghiền ngẫm, mà nếu tập chắc phải dậy từ 4 giờ sáng á anh ! :)
@ TN, Mít: Nghe hai người tả mà tớ chết vì cười mất thôi ! :))
Ko cần phải thức 4 h sáng để tập đâu em. Muốn học thì em cần
Xóa- buổi đầu: để ra 1 h để xem video và đọc lướt qua bài của Nguyễn Quang Đạt
- các ngày kế tiếp (trong khoảng 1 tuần): mỗi ngày dành 2 hoặc 3 lần, mỗi lần [color="red"]3 phút[/color] để tập
- các tuần sau nữa: tăng dần thời gian lên mỗi ngày mỗi ít, cho đến khi đạt max là [color="red"]30 phút[/color] thì giữ mức ấy suốt đời; mỗi ngày cố gắng [color="blue"]ít nhất 2 lần[/color]
Trong tập luyện (j cũng thế) hai trở ngại chính
1. nôn nóng kết quả.
2. thiếu kiên trì
Đang tập, lỡ ngỉ một hôm sẽ dễ kéo theo nghỉ buổi thứ hai, thứ ba .. và khi đã bỏ ko tập một vài tuần (vì lí do rất chính đáng nào đó: làm nhà, đám cưới, kị giổ, .. :( ) thì rất khó tập lại vì sẽ rất ngại .
Nhưng nếu ai đã kiên trì được một thời gian sẽ quen, đên lúc vì lí do gì đấy phải bỏ một buổi tập thì lại rất nhớ, người bứt rứt khó chịu .. còn hơn nhớ bồ :d
" Nhưng nếu ai đã kiên trì được một thời gian sẽ quen, đên lúc vì lí do gì đấy phải bỏ một buổi tập thì lại rất nhớ, người bứt rứt khó chịu .. còn hơn nhớ bồ "
XóaĐại ca có mần thêm tay chái nghề ma xó không ? Nói gì cũng trúng !
:d cứ suy bụng ta ra bụng người thôi
XóaHe..he..Vậy thì nhiều người khác chắc cũng bị coi là "ma xó" mà torng đó có TA đấy PT ui!Hi..hi...Ai cũng biết khi cơ thể đã quen với luyện tập thì bỏ 1 buổi sẽ thấy bứt rứt,khó chịu sao ấy (Giống chất gây nghiện đó.Hi..hi..Nhưng nghiện này là nghiện "đáng yêu" mọi người nhở?)
XóaĐúng đấy em. Đang tập ngon lành, bỏ một, hai bữa thì nhớ .. đến chừng bỏ một tuần mười ngày thì lại rất khó tập trở lại .. Nên đã tập thì cố gắng theo đều, đừng bỏ bữa nào .. trở ngại gì đấy, ko tập được nhiều thì cũng cố dành dăm phút ..
Xóa[color="blue"]Ai ưa vừa tập vừa nhin cho dẹp thì có thể tập aerobic theo Kỳ Duyên này.
Trả lờiXóaThấy trên mạng thì post thui nhé, anh ko có chút kinh nghiệm nào mấy cái này :d [/color]
[color="blue"]
Thể dục thẩm mỹ mà người ta quen gọi là Workout là một chương trình đặc biệt của Trung tâm Thúy Nga dành cho người Á đông. Nếu tập luyện theo phương pháp được giới thiệu trong DVD này, bạn sẽ có một cơ thể săn chắc, khỏe mạnh, một vóc dáng cân đối, nói chung là một cơ thể hoàn mỹ chỉ với 30 phút mỗi ngày.
Các động tác thể dục thẩm mỹ trong DVD rất dễ tập, phương pháp hướng dẫn trực quan, minh họa rõ ràng và theo kiểu step by step (từng bước) nên bất kỳ ai cũng có thể xem và tập theo.
Ngoài việc mang lại một cơ thể hoàn hảo, Chương trình thể dục thẩm mỹ đặc biệt này còn là một liều thuốc tuyệt vời rất có lợi cho tim mạch, ngăn ngừa các bệnh về Ung thư và khớp xương và còn rất nhiều điều bổ ích khác.
Trân trọng giới thiệu cùng quý bạn đọc.[/color]
(Trích Lời giới thiệu DVD)
http://youtu.be/2pooSJlcLmA
DVD này thấy bán ngoài phố chỉ 30 k, mua về bỏ vào đầu DVD coi cho thoải mái.
XóaAi ko tìm mua được có thể down về, rồi dùng phần mềm chuyển đổi định dạng nó ra đuôi thích hợp để có thể chép ra dĩa rồi bỏ vào đầu DVD mà coi.
Cách chuyển đổi có thể xem ở đây
Khung ! Em đang lạch bạch theo người đẹp này ... vui !
Xóa=D>
XóaThấy vui là OK rồi.
Anh K ơi, xấu thì không cần tập kiểu này đâu, nhưng để sáng nầu cũng nhìn Kỳ Duyên thì có lý do chính đáng rùi.
Trả lờiXóaBăng này em cũng có, nhưng lâu rùi k xem, chả biết ở đâu, giờ có anh em đỡ phải tìm lại.
Anh giỏi thế, đúng là bách khoa toàn thư của tụi em.
uh, thằng Gúc giỏi thật nhỉ, cái gì hắn cũng biết, chỉ tốn công tìm tí thui :d
XóaTheo em anh đưa phần khí công lên trước yoga đi. Được không anh?
Trả lờiXóaMà Mít đang chán đời. Ớt thì đòi chán. Hai cô ấy mất tiêu rùi...
Hóa ra có em là yêu đời nhất. Ôi, mà buồn ngủ quá...chả muốn viết gì nữa...
Mít nhớ bố của con Mít tí thui, ko sao. Bởi nhớ nhưng lòng thấy ấm áp, hạnh phúc .. ngập tràn yêu thương .. Nhớ bố của con chị hàng xóm mới lo - :d
XóaCòn Ớt thì đang viết đây -- nên chưa làm entry Khí công với Thiền được.
Yoga thì có sẵn rồi, chưa cho lên thôi. :d
:) Nó nè đại ca , Thym ! Có lúc nó tự kỷ tí mà ! Lại phải chiến đấu ngay thôi ...
XóaKhí công em đọc nhiều mà vẫn không hiểu nhìu , Thiền thì em mần được á đại ca ...
Em mần Thiền được thì giỏi rồi =D>.
XóaKhí công và Thiền mỗi môn đều có rất nhiều hệ phái nên cũng khó nói cho rành rẽ, chính xác .. nhưng nói chung thì giữa chúng có rất nhiều điểm tương đồng
Tập khí công cao thủ là luyện công đến khi nào ngồi tập ... "xì hơi" là người bay lên hả đại ca ? :))
XóaBay lên thì cần gì phải tập .. xì hơi hả em ? chỉ cần cỡi chổi, thậm chí chỉ cần cán chổi là vút cái bay lên tận đỉnh trời :))
XóaNhân đọc bài này, Mo có hứng tặng luôn cho K phương pháp luyện nội công của Thiếu lâm "Hình Ý Quyền". Nhờ luyện mà bản thân Mo đã chấm dứt bịnh suyển, Tim và cả suy nhược thần kinh. Phương pháp này là độc môn ,Mo may mắn nên học được từ một nhà sư. K tham khảo luyện thử nếu thấy hiệu quả thì phổ biến nhé.
Trả lờiXóaTHƯ THẾ CĂN BẢN KHI LUYỆN TẬP.:
Ngồi xếp bằng như ngồi thiền hai tay đạt lên đạt lên đầu gối, lòng bàn tay ngửa, lưng thẳng, vai ngang
BƯỚC 1; Ngực (Thổ)
Hít hơi thật sâu vào lồng ngực. Muốn đẩy khí vào ngực thì chỉ cần óp bụng, ưởng ngực về phía trước,hai đầu vai hơi ngã về phía sau giúp khí vào đầy lồng ngực. Giữ hơi đếm thầm 1,2,3,4,5 rồi đưa khí xuống bụng
Bước 2 : Bụng ( Đan điền- Thủy)
Đưa ngực trở lại ban đầu, đẩy khí xuống bụng, hai vai trở về ngang bằng, khí vào đầy bụng ( Cơ bụng căng cứng). Giữ khí đếm 1,2,3,4,5 rồi đưa khí vào chính giữa lưng
BƯỚC 3 : Giữa lưng ( Hỏa)
Muốn đưa khí vào giữa lưng chỉ cần óp bụng lại, hai vai đưa về phía trước, hơi cong cột sống , làm đúng sẽ có cảm giác cơ nơi giữa lưng căng cứng. Giữ khí đếm 1.2.3.4.5 rồi đứ khí vào Thắt lưng
BƯỚC 4 : Thắt lưng ( Kim)
Chỉ cần ưởng cột sống thì khí sẽ dồn vào thắt lưng( Cơ thắt lưng căng cứng). Đếm 1,2,3,4,5 rồi đưa khí lên Hai vai
BƯỚC 5 : hai vai ( mộc)
Thẳng cột sống. rút hai đầu vai lên trên sẽ thấy cơ vai căng cứng, đếm 1,2,3,4,5 rồi đưa khí trở về Ngực
BƯỚC 6 : Ngực ( Thổ)
Trả hai vai trở về bình thường, đẩy ngực ra phía trước. Đếm 1,2,3,4,5 thì thở ra tư từ.
Người mới tập có thể giữ khí ngắn hơn ( đếm 1,2,3) người tập thục thục giữ khí càng lâu càng tốt. ban đầu có thể tập từng bước( thí vụ : Bước 1 đưa khí vào ngực rồi thở ra, khi thuần thục rồi thì nối bước 2 Ngực-Bụng, cứ vậy cho đến khi vận chuyển khí liên tục 6 bước)
Thời gian luyện ban đầu chỉ 5 phút sau đó tăng dần lên càng lâu càng tốt. Luyện đúng, chỉ sau 5 phút người sẽ đổ mồ hôi( thấy mồ hôi đổ càng nhiều càng tốt cho người mới luyện. Sau này khi luyện thành thục sẽ không còn đổ mồ hôi nữa)
Luyện cho đến khi nào thấy xuất hiện hiện tượng lòng hai lòng bàn tay đột nhiên tê rần như có trăm ngàn con kiến cắn thì ngưng luyện vì nội lực đã đủ, nên ngưng một thời gian cho đến khi không còn xuất hiện hiện tượng này thì mới luyện trở lại.
Khi luyện thành chỉ cần suy nghĩ thì chân khí sẽ tự vận hành theo ý muốn.
Khi luyện cần tập trung tư tưởng. Luyện vào buổi sáng sớm, hoặc tối trước khi đi ngủ. Người luyện thành thục thì có thể luyện bất kỳ lúc nào mình muốn.
K luyện thử đi nhé. Mo cũng nhờ phương pháp này mà lang thang sống dai như đĩa, không bệnh tật gì.
Chúc K thành công. Nếu có thắc mắc gì trong quá trình tập luyện thì cứ hỏi Mo
Mo hay nhở, tặng mỗi K thôi à, ghét! :D
XóaM ơi, thấy phương pháp này hơi giống khí công dưỡng sinh mà TN đã từng tập. Đúng là rất thú vị. TN sẽ tập thử nhé. Vì KCDS TN đã tập và tự chữa khỏi thoát vị đĩa đệm. Nếu kết hợp cái này được nữa thì hy vong bách niên giai lão! :D
XóaCám ơn M nhé!
Anh k ơi! tôi bị thoái hóa đĩa đệm đót sống cổ gây nên tê cứng tay bên phải. cho tôi hỏi tôi tập bài tập này có hiệu quả không? hiệu quả như thế nào? phải sử dụng thêm thuốc gì nữa không? cảm ơn anh!!!!!!!!!
XóaTrường hợp của bạn tôi nghĩ bạn cần gặp trực tiếp người có chuyên môn bạn ah.
XóaChúc bạn chóng bình phục