27/2/13

Cô Lái Đò - tranh Pino Daeni

Nhưng rồi người khách tình quân ấy
Đi biệt không về với bến sông
Đã mấy lần xuân trôi chảy mãi
Mấy lần cô gái mỏi mòn trông

Bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ dòng trong
Cô lái đò kia đi lấy chồng
Vắng bóng cô em từ dạo ấy
Để buồn cho những khách sang sông


Nghe Bảo Cường ngâm Cô Lái Đò của Nguyễn Bính, rồi nghe nhạc và ngắm tranh của Pino Daeni

Cô Lái Đò - thơ Nguyễn Bính - Bảo Cuòng
(Clip Bảo Cường ngâm bị block. Thay clip với giọng ngâm Hoàng Mai, 3.7.2016)


đọc thơ (click)
Cô lái đò

Xuân đã đem mong nhớ trở về
Lòng cô gái ở bên sông kia
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước
Trên bến cùng ai đã nặng thề

Nhưng rồi người khách tình quân ấy
Đi biệt không về với bến sông
Đã mấy lần xuân trôi chảy mãi
Mấy lần cô gái mỏi mòn trông

Xuân này đến nữa đã ba xuân
Đốm lửa tình duyên tắt nguội dần
Chẳng lẽ ôm lòng chờ đợi mãi
Cô đành lỗi ước với tình quân

Bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ dòng trong
Cô lái đò kia đi lấy chồng
Vắng bóng cô em từ dạo ấy
Để buồn cho những khách sang sông


Bài thơ đã được Nguyễn Đình Phúc phổ nhạc. Mời nghe Ngọc Bảo trình abỳ
























70 Nam Tinh Ca Trong Tan Nhac Viet Nam - 5

Hoài Nam biên soạn

Giai Đoạn Sau 1975

Phần 73: Thời Kỳ Sau 1975 Phần 1
Phần 74: Thời Kỳ Sau 1975 Phần 2
Phần 75: Trầm Tử Thiêng
Phần 76: Hoàng Thi Thơ, Phạm Duy, Song Ngọc, Anh Bằng, Đăng Khánh
Phần 77: Tùng Giang, Duy Quang
Phần 78: Đức Huy
Phần 79: Trần Quảng Nam, Vũ Tuấn Đức, Hoàng Quốc Bảo, Margurerite Phạm
Phần 80: Nguyệt Ánh, Việt Dũng, Duy Trác, Trần Ngọc Sơn
Phần 81: Đăng Khánh
Phần 82: Trúc Hồ
Phần 83: Lê Tín Hương, Trịnh Nam Sơn, Hoàng Thanh Tâm, Đỗ Cung La, Anh Tài, Đặng Hiền
Phần 84: Ngô Thụy Miên
Phần 85: Lam Phương
Phần 86: Anh Bằng, Từ Công Phụng
Phần 87: Nguyễn Đình Toàn
Phần 88: Nguyễn Ánh 9
Phần 89: Trần Quang Lộc
Phần 90: Nguyễn Trung Cang - Lê Hựu Hà - Quốc Dũng
Phần 91: Bảo Chấn - Bảo Phúc
Phần 92: Thanh Tùng - Phú Quang - Quốc Bảo
Phần 93: Ngọc Lễ - Trần Tiến
Phần 94: Sơ lược về âm nhạc VN trong 34 năm 1975-2009
Lời Cảm ơn 1 - Hoài Nam
Lời Cảm ơn 2 - Hoài Nam

nguồn: ngaydochungminh.com

25/2/13

Vẫy Tay Chữa Bệnh

Có hàng ngàn cách luyện tập thân thể: bơi lội, đi bộ, aerobic, yoga, khí công, dịch cân kinh .. trong mỗi cách lại chia ra nhiều kiểu với những phương pháp tập luyện khác nhau, ví dụ hiện co ít nhất cũng hàng chục kiểu tập Dịch cân kinh khác nhau, thậm chí khác nhau rất rất xa, và thường thì kiểu nào cũng tự cho là mình mới chính tông .. Chọn tập theo cách nào thường phụ thuộc nhiều vào cơ duyên mỗi người, và thật khó mà so sánh cách nào hay hơn cách nào bởi mỗi người đều chỉ có kinh nghiệm trên một vài cách. Tuy vậy vẫn có cơ sở để đánh giá cách mình chọn có phù hợp với bản thân mình không - đó là sau khi tập một thời gian, có cảm thấy khỏe hơn, lòng có thấy nhẹ nhàng hơn không ?

Theo yêu cầu một vài bạn, sau đây tôi sẽ giới thiệu một vài cách mà bản thân có chút hiểu biết. Có cái thì đang tập, có cái thì từng tập, nhưng sau không theo vì thấy không phù hợp. Không phù hợp với bản thân, không có nghĩa cách ấy không giá trị - nhiều bạn bè người thân vẫn tập và vẫn thấy có hiệu quả .. vì thế vẫn giới thiệu để các bạn tham khảo và tự chọn cho mình cách phù hợp nhất cho mình. Ai có hiểu biết hay kinh nghiệm thực tế thì hãy chia sẻ nhé

Bài đầu xin giới thiệu cách mà tôi nghĩ rất phù hợp với các lazy lady ngại ngĩ : Phép Vẫy Tay.

70 Nam Tinh Ca Trong Tan Nhac Viet Nam - 3

Hoài Nam biên soạn

Phần 36: Lam Phương
Phần 37: Trúc Phương
Phần 38: Huỳnh Anh
Phần 39: Khánh Băng
Phần 40: Duy Khánh
Phần 41: Mạnh Phát
Phần 42: Nhật Trường
Phần 43: Hoài Linh
Phần 44: Song Ngọc
Phần 45: Nhật Ngân, Thanh Sơn
Phần 46: Nguyễn Ánh 9
Phần 47: Đỗ Lễ, Bảo Thu
Phần 48: Hoài An, Nguyễn Vũ
Phần 49: Trường Hải, Dzũng Chinh, Hàn Châu
Phần 50: Cung Tiến phần 1
Phần 51: Cung Tiến phần 2
Phần 52: Thanh Trang, Anh Việt Thu
Phần 53: Phạm Thế Mỹ
Phần 54: Trầm Tử Thiêng Phần 1
Phần 55: Trầm Tử Thiêng Phần 2

Nguồn: ngaydochungminh.com

24/2/13

Nhục Tình Ca - Pham Duy


Nhục Tình Ca (1986 - 1987) ban đầu những nhạc phẩm ngoại quốc Phạm Duy soạn lời Việt

Emmanuelle - Nhạc Pierre Bachelet - Jo Marcel ca
Nơi Trần Thế - Bilitis Nhạc : Francis Lai - Kim Ngân ca
Bài Cảnh Tình - Scènes D'amour - Nhạc Francis Lai - Lời Việt : Phạm Duy - Thái Thảo ca
Biết Yêu Ðương L'Amour D'Aimer - Nhạc Pháp - Kim Ngân và Jo Marcel ca
Tình Vẫn Trói Ta Plus Fort Que Nous Nhạc Francis Lai - Ngọc Tuyết và Jo Marcel ca
Tình Giang Hồ La Bonne Année Nhạc : Francis Lai  - Duy Quang ca
Cho Cuộc Tình Tàn Concerto Pour La Fin D'un Amour Nhạc Francis Lai - Duy Quang ca
Còn Gì Ðể Lại Không Je T'aime Moi Non Plus Nhạc Francis Lai - Julie và Jo Marcel ca
Anh Và Em Un Homme Et Une Femme Nhạc Pháp - Julie và Jo Marcel ca
Khóc Thương Dòng Sông Ấy Pleurer Des Rivières
Gìn Giữ Tình Anh Saving All My Love For You

Có thể vào xem lời Việt tại đây: phamduy2010
Năm 2002 ông cho thu một dĩa CD 11 bài một số nhạc ngoại quốc ông soạn lời Việt, một số do chính ông sáng tác. Dư luận ồn áo một dạo bởi CD được gọi là Thiên Duyên Tình Mộng này.
Bài phỏng vấn Phạm Duy 
Gần đây, dư luận cho rằng ông tự phát hành dòng nhạc “Nhục tình ca”?
Tôi có nghe dư luận, đấy là một số người không ưa tôi nên họ nhạo báng bằng cách nói tôi về Việt Nam là vì có bạn gái 20 tuổi, tôi sáng tác “Nhục tình ca” tặng cô ấy. Xin thưa rằng: Dòng "Nhục tình ca" tôi soạn cách đây 20 năm, “Tục ca” cũng trên 30 năm rồi, nhưng tôi không đưa ra quần chúng, vì người dân mình chưa nghe được.
Cá nhân tôi là nghệ sĩ, tôi tham lam sáng tác và tôi không thể chỉ sáng tác một đề tài. Nhưng đề tài này tế nhị quá, cho nên tôi đã không phổ biến, các con tôi cũng bảo đừng nên đưa ra quần chúng. Như một số bài "Nhục tình ca" tôi có đưa cho Tuấn Ngọc và Duy Quang thì các "ông ấy" lắc đầu lè lưỡi không dám hát. Năm 2002 tôi về Việt Nam, tôi nhờ Bảo Yến và Nhã Phương hát để thâu lại cho mình nghe, chứ không phát hành gì cả.
- Theo các cư dân mạng, trong CD "Thiên duyên tình mộng" có rất nhiều bài hát thuộc dòng "Nhục tình ca" của ông...
Bài hát của tôi là "Tình tự ca" chứ không có tên "Thiên duyên tình mộng" (hay “tỉnh mộng” ) như các thông tin bịa đặt kia. Đấy là bài hát ca ngợi tình yêu đôi lứa. Cho tới bây giờ, ngoài một số ca khúc của Lê Uyên Phương, các bài hát về tình yêu gần như chỉ có nắm tay, vuốt tóc, hôn môi. Tôi ca ngợi ái tình thể xác.
- Nhưng khi nghe, mọi người đều… shock.
Khi nghe những bài này, có người từng yêu thích những bài tình ca đôi lứa nhẹ nhàng v.v.. sẽ không thích tôi. Vì thấy tôi... “quá lời” khi làm lời ca kiểu xác thịt như vậy. Nói chung, ai yêu hay ghét tôi nữa cũng không có gì là quan trọng.
Một ông già gần 90 tuổi rồi, đâu còn cần ai yêu ai ghét nữa? Tôi đã làm ra quá đầy đủ những khía cạnh của cuộc đời này. Tôi đã bỏ ra khá nhiều thời gian để sáng tác những trường ca như Con Đường Cái Quan, Mẹ Việt Nam… Còn những bài như “Tục ca” hay “Nhục tình ca” tôi chỉ làm chơi chơi (không có ý định phát hành), có những bài chỉ làm trong 5 phút.
- Ông nghĩ sao về nhục tính trong âm nhạc?
Trong cuộc đời, nếu không có nhục tính, nếu không có người đàn ông hay đàn bà yêu nhau thì làm gì có cuộc đời? Người đàn bà đẻ ra cuộc đời, người đàn ông cung cấp cuộc đời cho người đàn bà đó. Nếu ai nghĩ sexy là nhảm nhí thì nó sẽ là nhảm nhí.
Tôi thấy ở Ấn Độ người ta thờ thần dương vật linga và thần âm vật yoni chắc là vì họ tôn sùng cuộc sống. Tôi viết nhạc về tình yêu, cốt lõi của nó là nhục tính. Tôi là nghệ sĩ, tôi nói về cử chỉ ái tình nhưng đã đưa nó lên thành nghệ thuật.
- Các nhạc phẩm đưa ra không theo ý muốn, ông không thấy phiền hà?
Nếu tôi phát hành đĩa, mọi nguời tha hồ phê phán. Tôi thấy người nghệ sĩ được nhiều người nhắc đến, cho dù khen chê cũng là điều vui mừng, nhất là người làm cả ngàn bài hát như tôi. Có những người viết nhạc không ai nhắc tới, thật là tội nghiệp.
Còn tôi, người thích thì khen, người ghét thì chê. Công Ty Văn Hóa Phương Nam bán nhạc của tôi, tôi đâu có bán để mà cần tạo ra scandal?
Tôi chỉ thấy bây giờ, vì một số người không thích việc tôi trở về quê hương, bỗng nhiên độc giả quan tâm đến dòng “Nhục tính” và khi có báo chí phỏng vấn thì tôi phải có ý kiến: Trước hết, tôi cảm ơn tất cả những lời khen chê. Sau nữa tôi cải chính những lời vu cáo, bịa đặt của một số người làm chính trị ở hải ngoại.
Tôi có cơ hội cắt nghĩa một số bài gọi là "Nhục Tình Ca". Tôi còn muốn nói thêm là ngay như nước Pháp cũng đã có những bản nhạc như “L’amour d’aimer” v.v... ca tụng tình yêu xác thịt, còn dòng nhạc Mỹ da đen thì nó còn dữ dội hơn dòng “Nhục tính” của tôi nhiều....
- Ông có ý định đi bước nữa với cô gái 20 tuổi kia?
Tôi mà lấy, phải lấy cô 18 kìa? Tôi đùa đấy, tin bịa đặt này làm tôi vui quá! Từ ngày nhà tôi mất cách đây 7 năm, tôi thay đổi tính nết, nhất là về phương diện đàn bà. Tôi chỉ muốn giữ lại hình ảnh vợ mình, trong khi bao nhiêu người khuyên tôi kết duyên, tôi đều từ khước. Tôi muốn trung thành với vợ cũ của tôi. Tôi và vợ tôi ăn ở suốt 50 năm mà không một câu cãi nhau. Chính vì thế, các con cái của tôi đều trưởng thành, chúng hồn nhiên như cỏ cây. Tôi là người đa tình, nhưng lại chung tình, tôi cứ như hòn sỏi, hòn đá trên đường.
- Một nhạc sĩ đa tình như ông thật khó tin có sự chung tình...
Nói vậy chắc không ai tin. Lúc tôi đã có vợ, tôi chỉ yêu một người phụ nữ trong 10 năm trời với mối tình rất nghệ sĩ. Tôi không đụng chạm tới cái chân lông của cô ấy. Cô ấy làm 300 bài thơ tặng tôi, tôi viết tặng cô ấy gần 50 bài tình ca hay nhất đời mình. Sau 10 năm trời, chúng tôi chia tay nhau, tôi vẫn còn giữ lại một ít kỷ vật (là những bài thơ) để bây giờ, đi đâu tôi cũng mang theo.
- Cô ấy là…
- …
- Ông gặp nàng như thế nào?
Khi tôi gặp cô ấy, tất cả chỉ ngẫu nhiên, vậy mà vẫn nhớ đến bây giờ. Tôi đã viết bài “Tìm nhau” ( Phạm Duy hát khẽ: “Tìm nhau trong hoa nở, tìm nhau trong cơn gió…”) rồi “Ngày đó có em đi nhẹ vào đời”; “Đừng xa nhau, đừng quên nhau”; “Nghìn trùng xa cách”; “Nha Trang ngày về”; “Chỉ cần thế thôi”… Năm 1969 tôi chia tay cô ấy. Bất kỳ bài tình ca nào của tôi cũng có người đàn bà đứng phía sau.
- Vậy ông nghĩ sao về đàn bà?
Họ là mẹ cuộc đời, tôi rất quý trọng họ.
- Xin cảm ơn nhạc sĩ Phạm Duy!
Nguồn vietbao.vn
Có thể xem các bản nhạc của CD này ở đây:
Nhuc Tinh Ca - Pham Duy

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam - 2

Hoài Nam biên soạn

Phần 18: Hoàng Trọng
Phần 19: Ngọc Bích, Xuân Tiên
Phần 20: Vũ Thành, Đan Thọ
Phần 21: Phạm Duy
Phần 22: Lê Trọng Nguyễn
Phần 23: Hoàng Nguyên
Phần 24: Lê Mộng Nguyên, Nguyễn Hiền, Nhật Bằng
Phần 25: Phạm Đình Chương 1
Phần 26: Phạm Đình Chương 2
Phần 27: Văn Phụng
Phần 28: Hoàng Thi Thơ
Phần 29: Nguyễn Văn Đông
Phần 30: Tuấn Khanh
Phần 31: Y Vân
Phần 32: Anh Bằng
Phần 33: Minh Kỳ
Phần 34: Lê Dinh
Phần 35: Phạm Mạnh Cương, Phạm Trọng Cầu

nguồn: ngaydochungminh.com

22/2/13

Lễ Phật

Em Lễ Chùa Này - thơ Phạm Thiên Thư, nhạc Phạm Duy - Thái Thanh ca


Thủa bé tôi thích đi chùa, đơn giản vì tới đó vui. Những chiều chủ nhật tụ họp nghe anh chị kể chuyện Tiền thân, một dạng truyện cổ / ngụ ngôn Phật giáo, rồi chơi đùa, học thắt nút, kí hiệu tích tích tè tè ... Những tối rằm, mồng một nắm tay nhau quay vòng tròn xung quanh đống lửa ca hát, diễn kịch. Những ngày lễ lớn tổ chức cắm trại, chơi trò chơi lớn ..

 Lớn lên bận bịu học hành, rồi công việc, tôi không sinh hoạt Gia đình Phật tử nữa, nhưng mỗi khi có dịp đều ghé chùa. Thường chỉ để đi thơ thẩn giữa những luống hoa đủ loại quanh chùa .. Trong không khí thanh tĩnh, nghe tiếng chuông mõ, tiếng ê a đọc kinh từ trong chùa vẳng ra, lòng tự nhên thấy lắng lại, nhẹ nhàng .. Thỉnh thoảng, gặp lúc chùa vắng, thì vào thắp nén hương, cúi đầu đảnh lễ Đức Phật. Cũng chỉ như một cách bày tỏ lòng biết ơn đối với người Thầy Lớn.

Vâng, với tôi Đức Phật chỉ là một người Thầy, thế thôi. Và dù là lúc đến chùa hay bất kỳ lúc nào, chưa bao giờ trong lòng gợn lên ý xin ổng một ơn huệ nào đó ... bởi đơn giản biết ông sẽ không giúp được - ổng chẳng phải thần thánh gì, chỉ là người đã giác ngộ. Và dẫu giúp được ổng cũng không giúp. Tiền tài, danh vọng, tình duyên ư ? Có, ổng còn khuyên từ bỏ đi, đừng giữ lấy cho vướng bận, nói gì ổng cho ? Ngay cả sức khỏe, cũng đừng cầu xin ổng, vô ích: "Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bệnh tật, vì không bệnh tật thì ham muốn dễ sinh" - điều dạy đầu tiên trong 10 điều ổng dạy đấy ..

Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ như in mấy lời Phật dạy mà các anh chị thủa ấy kẻ lên tường ở chùa.

"Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi"

Phước hay họa cũng tự mình làm ra, nhân nào quả ấy .. sao cứ phí công đi cầu xin ai nhỉ ?

Tháng lễ hội, post lại mấy cái hình tìm thấy trên net.

20/2/13

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhac Viêt Nam - 1

Đây là loạt chương trình về tình ca Việt Nam trong 70 năm (1930 - 2009), do Hoài Nam thực hiện, phát trên SBS Radio(Úc Châu) trong khoảng 2 năm, gồm 94 chương trình thời lượng tổng cộng khoảng 40 giờ, giúp mọi người có cái nhìn hệ thống về nhạc tình nói riêng, tân nhạc noi chung của Việt Nam, bởi trong tân nhạc Việt, tình ca chiếm tỉ trọng rất lớn - dù nói cho đúng, mảng nhạc tình từ 1975 - 2009 còn thiếu sót nhiều - nhưng đấy là phần rất dễ dàng bổ sung

nguồn audio 94 chuong trình lấy từ trang web ngaydochungminh
audio hai chương trình cuối (Lời cảm ơn của Hoài Nam) t.van.net

Trong nỗi nhớ muộn màng

Gặp em tưởng gặp cội nguồn
Té ra rốt cuộc em ruồng rẫy anh

Bùi Giáng

Bé gái và hoa súng - tranh sơn dâu Volegov





18/2/13

Tình Ca Phạm Duy 2 - Thế Ngữ bình

Cô gái, súng và hoa - tranh Trần Trung Tín
Tôi yêu tiếng nước tôi!
Từ khi mới ra đời!
Người ơi! mẹ hiền ru những câu xa vời
À à ơi! Tiếng ru muôn đờị..
Tiếng nước tôi!
Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi!
Nước ơi! Tiếng nước tôi!
Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi,
Thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi!
Nước ơi! Tôi yêu tiếng ngang trời,
những câu hò giận hờn không nguôi!
Nhớ nhung hoài mảnh tình xa xôi,
biết tin vào mộng đẹp ngày mai!

(ĐK) Một yêu câu hát Truyện Kiềụ
Lẳng lơ như tiếng sáo diều (ư) diều làng tạ
Và yêu cô gái bên nhà.
Miệng xinh ăn nói mặn mà (ừ) mà có duyên.

17/2/13

Tình Ca Phạm Duy 1 - Thế Ngữ bình

Thiếu nữ - Thái Tuấn
Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi
Mẹ hiền ru những câu xa vời
À à ơi ! Tiếng ru muôn đời
Tiếng nước tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi
Tiếng nước tôi ! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi
Tôi yêu tiếng ngang trời
Những câu hò giận hờn không nguôi
Nhớ nhung hoài mảnh tình xa xôi
Vững tin vào mộng đẹp ngày mai
Một yêu câu hát Truyện Kiều
Lẳng lơ như tiếng sáo diều (ư diều) làng ta
Và yêu cô gái bên nhà
Miệng xinh ăn nói thật thà (à à) có duyên
...

15/2/13

Đức Huy 3

Nghe lại mấy bài đáng chú ý nhất của Đức Huy, và nghe nhà văn Nguyễn Đình Toàn với Bông Hồng Tạ Ơn, phần viết về Đức Huy

14/2/13

Đức Huy 2

Khỏa thân - tranh Phan Kế An
Trong Bông Hồng Tạ Ơn, nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã viết đại khái Đức Huy cả tuổi đời lẫn tuổi nghề đều không còn trẻ, nhưng nhạc của ông luôn luôn là nhạc trẻ, bởi nó luôn đem lại cho người nghe cảm tưởng trẻ trung. Và hát nhạc của ông, nghe nhạc của ông  như một cách gợi nhớ lại một thời tuổi trẻ, và mượn cánh để bay về cõi riêng của mình ..

Vậy thì hôm nay mời các bạn trẻ nghe CD Tình Khúc Đức Huy phát hành 1996 tại Mỹ, để bản thân tôi cũng được nghe ké - chữ của Nguyễn Đình Toàn. Và tiếp theo, nghe bài viết của Hoài Nam phát trong chương trình 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam trên đài SBS (Úc Châu), phần viết về nhạc sĩ Đức Huy

13/2/13

Đức Huy 1


Trước 1975 nghe tiếng Đức Huy - cùng Trường Kỳ, Tùng Giang, .. nổi danh trong nhóm nhạc trẻ đầu tiên của VN - nhưng không để ý lắm, vì thực lòng không thích mấy band nhạc hippy tóc tai rũ rượi quần túm áo tơi chơi cho mấy club của lính Mỹ ..

Sau này có dịp bạn bè rủ đi karaoke .. Ngồi nghe chúng hát, hóa ra mấy bản nhạc lâu nay thường nghe lại là của Đức Huy: Bay đi cánh chim biển, Và tôi cũng yêu em, Yêu em dài lâu, Người tình trăm năm .. .

Đức Huy tên thật là Đặng Đức Huy sinh năm 1947 tại Sơn Tây, theo gia đình vào Nam từ 1954, sống qua nhiều nơi: Đà Nẳng, Đà Lạt, Nha Trang và Sài Gòn.

Từ thời còn học trung học ông được người anh họ là Nguyễn Tuấn Khanh (tức nhạc sĩ Nguyễn Vũ - tác giả của Bài Thánh Ca Buồn, Huyền Thoại Một chiều Mưa, .. ) hướng dẫn học nhạc. Năm 16 tuổi ông đã được một ban nhạc chuyên nghiệp mời chơi đàn. Thời gian học đại học, ông tham gia nhiều ban nhạc trẻ như Crazy Boys, Revolution, Strawbery Four và bắt đầu sáng tác. Năm 1969 ông công bố bài hát Cơn Mưa Phùn được nhiều người trẻ ưa thích.

4/1975 ông di tản qua Mỹ, làm nhiều việc để kiếm sống và học thêm về nhạc. Đến 1985 ông bắt đầu theo con đường âm nhạc chyên nghiệp. Từ 2004 ông trở về Việt Nam biểu diễn, ban đầu là tham gia một số chương trình, đi đi về về giữa Nỹ và Việt Nam, sau này thì cưới vợ ở luôn Sai gòn, tham gia làm giám khảo nhiều game show ca nhạc trên tv ..

Hôm nay mời nghe những sáng tác trước 1975 của Đức Huy (trừ bài Và Tôi Cũng Yêu Em sáng tác sau 1975 ở Mỹ)Ngài ra mời xem thêm một clip phát trên VTV3 để biết thêm tí về cuộc sống, quan niệm sáng tác .. của ông. Ngày mai ta sẽ nghe nhiều hơn các bản nhạc sáng tác trong giai đoạn sau này, khi ông đã được học hành nhạc lý tử tế hơn, chứ không chỉ dựa vào năng khiếu như thời gian đầu

12/2/13

Ban Kích động nhạc AVT . Trường Kỳ


Thập niên 50-60 tại miền Nam, một ban nhạc “có một không hai” mang tên AVT được thành lập gồm 3 người Lữ Liên, Tuấn Đăng, Vân Sơn. AVT là ban “kích động nhạc” thường mặc áo dài khăn đóng, sử dụng nhạc cụ dân tộc đàn tỳ bà, đàn nguyệt, đàn cò…

Sự độc đáo của họ còn ở chỗ những ca khúc họ trình bày mang tính châm biếm, giễu nhại mà trước đó tinh thần ấy chỉ gặp được trong thơ Tú Xương. Tam nghiệp, Ba bà đi bán lợn xề, Nàng dâu nhà tôi, Chúc tết, Du xuân, Tập lái Vespa… là những ca khúc thu đĩa nhựa 33 vòng đã tạo nên tên tuổi chói sáng của ban nhạc có một không hai này (thời điểm ấy chỉ một mình quái kiệt Trần Văn Trạch với một số ít bài trào phúng, nhưng kết hợp thành hẳn một ban nhạc như AVT thì chưa từng có trước đó).

Thể loại âm nhạc, giễu nhại mang đậm tính dân gian của AVT thực sự đã góp phần làm nên sự phong phú cho sinh hoạt tinh thần của khán giả. Nghe AVT chỉ thấy vui và hiểu thêm tính hài hước ẩn dụ trong ca từ thoạt nghe rất bình dân, cái duyên ngầm của văn chương kiểu Ba Giai - Tú Xuất qua ca khúc của họ
.
(theo Thanh Niên)

11/2/13

Ban "Kích động nhạc" AVT

tranh Sosuke Morimoto
Ai sống ở miền Nam trước 1975 hẳn không quên ban nhạc AVT ra đời giữa 196x với Anh Linh, Vân Sơn và Tuấn Đăng. Tên AVT vẫn được giữ khi Hoàng Hải, rồi Lữ Liên thay chân Anh Linh; và sau 1975 qua Mỹ Lữ Liên lập nhóm với Trường Duy, Hoàng Long. (Những bản nhạc được nghe sau đây phần lớn là do AVT Hải Ngoại - các bản nhạc thâu trước 1975 giờ âm thanh tệ quá.) Ở bài viết này khi đánh giá về nhạc hài VN có nhắc đến ban AVT, (trích):

Nhạc hài của AVT (hầu hết do Lữ Liên và Duy Nhượng sáng tác) phát triển trên nền âm nhạc dân tộc (đặc biệt là chèo, dân ca Bắc Bộ và Trung Bộ) nên nghe rất gần gũi mà cũng rất hóm. Ra sân khấu, AVT diện khăn đóng, áo gấm thụng ba màu khác nhau. Mỗi người sử dụng một nhạc cụ dân tộc: đàn sến (Tuấn Đăng), đàn cò (Lữ Liên) và trống (Vân Sơn). Khi có những câu thoại thì mỗi người nói rặt giọng của mỗi miền Trung, Nam, Bắc. Dù là bài hát hài nhưng nội dung xuyên suốt, ca từ không tục nhưng hết sức ý nhị, thâm thúy ...

Mai sẽ tìm hiểu thêm về ban nhạc AVT và đặc biệt về Lữ Liên - bố của Tuấn Ngọc, Khánh Hà .. bằng cách nghe lại hai bài nói chuyện của Trường Kỳ trên VOA từ 2007.
Còn bây giờ thì nghe nhạc đã nhé

10/2/13

Nhạc xuân và tranh em bé của Volegov


Xuân & Tuổi Trẻ - La Hối


Đón Xuân - Phạm Đình Chương


Ly Rượu Mừng - Phạm Đình Chương-


Xuân Ca - Pham Duy - Nguyên Thảo


Gởi Người Em Gái - ĐC TL


Xuân Về - Thẩm Oánh


Bến Xuân Xanh - Dương Thiệu Tước


Xuân Tha Hương Phạm Đình Chương


Nhớ Bạn - Vũ Thành


Bến Xuân - Văn Cao


Chúc Mừng Năm Mới - Quí Tị 2013


Trong hình trên có ghi một câu đối làm từ nhiều năm trước:

Gia trung hữu tiếu, Tết
Tâm thượng vô dục, Xuân.
Nhà có tiếng cười, ấy Tết. 
Lòng không tham muốn, là Xuân

Đâu cần Tết đến mới tết, Xuân về mới xuân ?
Ôi, biết là thế, nhưng đâu phải lúc nào cũng giữ được tiếng cười trong nhà ? Bao nhiêu thứ sân si làm những người thân thiết hóa cách xa, cuộc sống lắm lúc trở nên buồn bã. Mấy ngày tết không bị công việc kiếm sống hàng ngày lôi đi, có lẽ cũng nên để lòng lắng lại tí, suy nghĩ về những người gần gủi, nên chăng ?
Đầu năm bạn ghé thăm, lại làm bạn bận lòng rồi .. Thôi cùng nghe nhạc nhé. Để được mượn lời nhạc, chúc bạn mọi điều tốt lành trong năm mới

9/2/13

Chuyện lì xì ngày Tết

Sắp tết, đọc lại một bài viết cũ của nhà văn Vương Trí Nhàn
Chuyện lì xì ngày Tết
Vương Trí Nhàn

(..)
Anh A mào đầu kể, mấy ngày tết đi chúc tết đã mệt nhoài, tối nào về cũng có một việc phải làm là quản tiền mừng tuổi mà đứa con trai anh đã nhận hôm ấy. Rồi ra, đây cũng là việc mà tết xong anh phải lo tổng kết  lên kế hoạch  đối phó với nó khá tỉ mỉ.
     -- Sao lại căng thẳng đến thế ?-- tôi hỏi lại.
     -- Trẻ con giờ khôn lắm, nó biết đấy là dịp trời cho, tiền kia là tiền của nó, mình không thể muối mặt đòi lại nó được. Sẽ được tùy nghi tùy tiện, muốn làm gì thì làm. Được phiêu lưu trong hư hỏng… Thật chẳng khác gì người ta -- không cần biết con mình còn vụng về thế nào -- đưa cho con mình con dao sắc, bố mẹ có gỡ mãi cũng không nổi.
     Chỉ còn có cách an ủi là nghĩ rằng trước đó mình cũng đã tham gia vào việc trao con dao sắc cho con người khác nghịch chơi. Trách ai được nữa.
      Anh B kể về một nỗi khó xử khác:
      -- Có lần đến một nhà quen, đôi bên mừng tuổi con cái. Tôi cứ theo thói quen đưa cái bao sắp sẵn hai mươi ngàn, nghĩ là lì xì trẻ lấy lệ. Nhưng về hỏi con mới biết hôm ấy con tôi được anh bạn lì xì một trăm ngàn. Tự nhiên cảm thấy như mắc một món nợ. Vợ tôi thì bảo thôi rút kinh nghiệm sang năm phải tìm hiểu trước, xem bạn bè mình năm vừa qua làm ăn thế nào sẽ lì xì cho con mình bao nhiêu để mà ra đòn tương tự, chứ không lại mang tiếng là bủn xỉn.
     Anh C tiếp tục trở lại khía cạnh tiền làm hư trẻ:
     -- Chưa nói chuyện tiêu vung cả lên sau, --  ngay lúc nhận tiền, ở đứa trẻ lập tức hình thành một thái độ. Hễ ai cho nhiều tiền thì đó là người tử tế đàng hoàng, ngược lại thì đó là người kém cỏi nếu không muốn nói là tồi tàn, bất lịch sự, không biết cách cư xử. Đồng tiền mừng tuổi trở thành yếu tố quyết định trong việc đánh giá con người của chúng, đã đáng sợ chưa? Phần lớn trẻ hiện nay cư xử như tôi vừa kể.  Nội cái việc cỏn con này, đã chứng tỏ chúng ta vụng về  và vô nguyên tắc vô trách nhiệm thế nào trong việc  đối xử với cái thế hệ tương lai mà lúc nào ta cũng lo lắng.
(..)
 Để sang một bên việc mừng tuổi đối tượng làm ăn để ra giá, để mặc cả, để hối lộ, và mừng tuổi người lạ để khoe của ngạo đời, --  hãy nói mối quan hệ hàng ngày giữa những người công nhân viên chức lao động bình thường. Việc mừng tuổi tràn lan vô tội vạ hiện nay chính là một bằng chứng của việc con người không đủ sức kiểm soát nổi các hành động của chính mình. Ta tưởng ta làm việc tử tế với người khác. Hóa ra ta đẩy đối tượng của mình vào một tình thế hết sức khó xử. Ta muốn tỏ ra yêu thương con bạn nhưng làm thế là nối giáo cho giặc, đánh thức cái phần hư hỏng trong đứa trẻ. Làm một việc dễ dẫn đến hiệu quả tai hại – trong nhiều trường hợp phải gọi là một việc xấu -- mà lại cứ đinh ninh là làm việc tốt và vênh vang tự hào vì điều đó.

6/2/13

Blogger 4 Tổng kết và bổ sung

1. Với các bạn mới bắt đầu lập blog, đọc:
- Blogger 1 hướng dẫn các điểm cơ bản nhất: đang kí để tạo một Google blog, cách set các tiện ích (widget) thường dùng Nhãn, Recent Posts, Recent Visitors, Lưu trữ blog, Danh sách Blog .. .
Ở Blogger 1 cũng nêu những điểm cần lưu ý nhất khi viết bài, cách chèn hình, nhạc, video ..
- Blogger 2 trả lời một số câu hỏi của một số bạn: cách tìm bạn, kết bạn, cách ẩn bài chưa muốn đăng, cách set tiện ích Recent Commentschèn hình, nhạc, video vào còm.
Phần chèn hình, nhạc, video giới thiệu đến một số trang web để bạn tìm hiểu cách làm và lấy code ở đó. Tuy nhiên do một số bạn than cách làm ở mấy trang ấy phức tạp, ko làm được nên đã cải tiến và bổ sung mới, để các bạn ko những có thể chèn hình, nhạc, video vào còm mà còn chèn được một số yahoo smiley, thay đổi cỡ và màu chữ ở còm .. Nhưng quan trọng nhất, qui trình làm rất đơn giản, dễ dàng làm theo. Những cải tiến, bổ sung này được trình bày ở Blogger 3.

5/2/13

Phố Buồn

Nhân em Ớt nhắc đến bản Phố Buồn của Phạm Duy, mời mọi người nghe lại bản nhạc này qua tiếng hát Thanh Thúy, và tìm hiểu thêm cái ghê gớm của bản nhạc qua bài nói chuyện của Thế Ngữ (Trần Như Vĩnh Lạc) trên VOVN Radio 04/09/2002

4/2/13

Thien Ca

Tháng Sáu 92, tôi đi hát ở Boston. Vì từ nơi cực Ðông của Hoa Kỳ qua Pháp không xa lắm, tôi đi Paris chơi một tuần. Bỗng nhiên, tôi có một ngày chủ nhật đi lang thang một mình trong thành phố để gậm nhấm rồi hoá giải một nỗi buồn. Trong dĩ vãng, mỗi khi gặp phải chuyện buồn, tôi đều phản ứng như vậy (..)

2/2/13

Con Duong Cai Quan




Trường ca Con Đường Cái Quan gồm 19 ca khúc ngắn có thể biểu diễn độc lập, nội dung được chính tác giả cho biết:
Trường ca đưa ra một lữ khách đi trên con đường xuyên Việt, đi từ Ải Nam Quan cho tới mũi Cà Mau, đi từ ngày lập quốc cho tới khi đã hoàn thành xứ sở, đi trong lịch sử và lòng dân, đi tới đâu cũng có tiếng dân chúng địa phương ca hát chúc tụng lữ khách đi nối liền được lòng người và đất nước... Trường ca CON ÐƯỜNG CÁI QUAN gồm có ba phần :
Phần Thứ Nhất : Từ Miền Bắc, mang tính chất hào hùng của miền quê cha đất tổ.
Phần Thứ Hai : Qua Miền Trung, với tình thương yêu chan chứa niềm xót xa.
Phần Thứ Ba : Vào Miền Nam, tỏ sự vui mừng của con người đã cả thắng thiên nhiên để hoàn thành nước Việt..."

English 4 kids - Magic English




1/2/13

Pham Duy 1

Nhạc của ông được nhiều thế hệ hát và hát khắp nơi. Nhạc ông được nhiều người nhớ và nhớ bằng những kỷ niệm đặc biệt. Nhạc ông được hát với một trái tim sôi nổi, nhưng cũng được hát với một nỗi buồn cùng cực. Nhạc ông có nước mắt. Và cũng được hát với một nụ cười.

Nguyễn Xuân Hoàng
(Văn tháng 6+7/2003
)

Sở dĩ cái tiếng Việt Nam có thể gợi nơi tôi một chút ý tưởng hoà bình và đẹp đẽ, nhân ái và từ thiện, sở dĩ trải qua nhiều tháng nhiều năm, tôi đã có thể yêu mến nước Việt Nam ít ra cũng như yêu mến chính nước tôi, sở dĩ như thế trước hết và trên hết là chính nhờ Phạm Duy và một số nghệ sĩ Việt Nam khác.

Georges-Étienne Gauthier

Tình Ca - Nguyên Thảo


Về Miền Trung - Thái Thanh


Nương Chiều - Đức Tuấn


Quê Nghèo - Quang Linh


Bà Mẹ Quê - Thái Hằng


Bà Mẹ Gio Linh - Duy Quang


Nha Trang Ngày Về - Tuấn Ngọc


Tình Hoài Hương - Thái thanh


Tôi Đang Mơ Giấc Mộng Dài - Thái Thanh


Tình Ca - Nguyễn Đình Nghĩa