31/10/13

Hoàng Hiệp & Dương Hương Ly


Bài thứ 5 trong album Anh Thơ vol 6 là Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây. Hôm trước nghe Anh Thơ, hôm nay nghe Thu Hiền & Trung Đức



bản nhạc Hoàng Hiệp phổ thơ Phạm Tiến Duật năm 1971

Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây

Phạm Tiến Duât

Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Ðường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Ðông nhớ Trường Sơn Tây.

Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Ðông với Tây một dải rừng liền.

Trường Sơn tây anh đi, thương em
Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo
Muỗi bay rừng già cho dài tay áo
Rau hết rồi, em có lấy măng không.

Em thương anh bên tây mùa đông
Nước khe cạn bướm bay lèn đá
Biết lòng Anh say miền đất lạ
Chắc em lo đường chắn bom thù

Anh lên xe, trời đổ cơn mưa
Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ
Em xuống núi nắng về rực rỡ
Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư.

Ðông sang tây không phải đường như
Ðường chuyển đạn và đường chuyển gạo
Ðông Trường Sơn, cô gái "ba sẵn sàng" xanh áo
Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh.

Từ nơi em gửi đến nơi anh
Những đoàn quân, trùng trùng ra trận
Như tình yêu nối lời vô tận
Ðông Trường Sơn, nối tây Trường Sơn.


Hoàng Hiệp còn phổ mấy bài thơ nữa cũng của Phạm Tiến Duật: Qua cầu Tùng Cốc, Nghe hò đêm bốc vác, bài thơ về tiểu đội xe ko kính .. nhưng không được thành công lắm.

nhac sĩ Hoàng Hiệp
(1931 - 2013)
Hoàng Hiệp (1931 - 2013) tên thật Lưu Trần Nghiệp sinh năm 1931 tại An Giang. Các bút danh khác: Việt Nguyễn, Lưu Nguyễn. Đã từng công tác tại nhà xuất bản Âm nhạc, nhà xuất bản giải phóng. Tổng Biên tập báo Sóng nhạc (Hội Âm nhạc TPHCM), Chủ tịch Hội Âm nhạc TPHCM. Nỗi tiếng với dòng nhạc đỏ.

Ông vừa mới mất hồi đầu năm nay tại Saigon ( 9/1/2013 ).

Ông sáng tác được tất cả khoảng 400 ca khúc, ngoài ra còn một số sáng tác cho kịch nói, phim truyện, cải lương.

Ông bắt đầu được biết đến với Câu Hò Bên Bờ Hiền Lương sáng tác năm 1956, lời của Đằng Giao. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng kể lại ban đầu bài này bị chê là ủy mị, cấm phổ biến. Tình cờ ông Cụ nghe được, tỏ ra rất thích. Thế là nhạc phẩm lại được phép hát, nổi tiếng cả miền Bắc qua giọng ca Tân Nhàn, Thanh Huyền ..

Câu Hò Bên Bờ Hiền Lương - Thanh Huyền


Bài Cô Gái Vót Chông (1965) ông phổ bài thơ của Mô Lô Ychoi - nhà thơ người Êđê, lúc bấy giờ cũng là cán bộ tập kết, công tác ở Hội Văn nghê Việt Bắc



Hồi mới giải phóng nghe Tường Vy hát bài này cùng bài Tiếng Đàn Ta Lư của Huy Thục chả hiểu bả hát cái gì, Mỗi lần chiếc loa cạnh nhà phát là chạy ra lắng tai nghe nhưng quả thật bótai.com. Giọng bả lảnh lót qua chiếc loa rè long cả óc, chỉ nghe loáng tháng cái gì .. một hai ba bốn tên lình thủy đánh bộ mỹ .. rồi hú hú .. teng teng .. hic. Giờ nghe lại cho vui



Đất quê ta mênh mông (1968) là bản nhạc phổ thơ Dương Hương Ly.



đọc thơ: Đất Quê Ta Mênh Mông

Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh
Nay mẹ đã phơ phơ đầu bạc
Mẹ vẫn đào hầm dưới tầm đại bác
Bao đêm rồi tiếng cuốc vọng năm canh.

Đất nước mình hai mươi năm chiến tranh
Tiếng cuốc năm canh nặng tình đất nước
Hầm mẹ giăng như lũy như thành
Che chở mỗi bước chân con bước.

Đất quê ta mênh mông
Quân thù không xăm hết được
Lòng mẹ rộng vô cùng
Đủ giấu cả sư đoàn dưới đất
Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất
Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam.

Trên nắp hầm
Bầy giặc Mỹ xúm vào đánh mẹ
Nửa lời không hé
Mẹ lặng thinh trước những đòn thù.

Trên mình mẹ mang nhiều thương tật
Tóc mẹ bạc rồi lại bạc thêm
Nhưng đêm đêm
Từng nhát cuốc vẫn xoáy vào ruột đất.

Có những đoàn quân từ lòng đất xông lên
Quân thù bạt vía
Xung quanh chúng đâu cũng là trận địa.
Đất quê ta mênh mông
Lòng mẹ rộng vô cùng.


Dương Hương Ly là một bút hiệu khác của Bùi Minh Quốc (1940 - ) khi vào chiến trường B, làm Phó chủ tịch Hội văn nghệ và Tổng biên tập tờ Đất Quảng tại QN-ĐN. Sau 1975 ông lên Lâm Đồng sáng lập và chủ tịch đầu tiên của Hội văn nghệ ở đó.

Ông là tác giả mấy câu thơ hẳn nhiều người biết

Có khi nào trên đường đời tấp nập
Ta vô tình đã đi lướt qua nhau
Bước lơ đãng chẳng ngờ đang để mất
Một tâm hồn ta đợi đã từ lâu


Nhưng tác phẩm được đánh giá là quan trọng nhất của ông là bài thơ viết năm 1969 khi vợ ông nhà thơ Dương Thị Xuân Quý vừa bị lính Đại Hàn bắn.

Bài thơ về hạnh phúc

(Tưởng nhớ XQ thân yêu)

I
Thôi em nằm lại
Với đất lành Duy Xuyên
Trên mồ em có mùa xuân ở mãi
Trời chiến trường vẫn một sắc xanh nguyên.

Trời chiến trưòng không một phút bình yên
Súng nổ gấp. Anh lên đường đuổi giặc
Lấy nỗi đau vô cùng làm sức mạnh vô biên
Bước truy kích đạp trăm rào gai sắc
Ôi mũi lê này hôm nay sao sáng quắc
Anh mất em như mất nửa cuộc đời
Nỗi đau anh không thể nói bằng lời
Một ngọn lửa thâm trầm âm ỉ cháy
Những viên đạn quân thù bắn em, trong lòng anh sâu xoáy
Anh bàng hoàng như ngỡ trái tim rơi
Như bỗng tắt vầng mặt trời hạnh phúc.
Nhưng em ạ, giây phút này chính lúc
Anh thấy lòng anh tỉnh táo lạ thường
Nhằm thẳng quân thù, mắt không giọt lệ vương
Anh nổ súng.

II
Hạnh phúc là gì? Bao lần ta lúng túng
Hỏi nhau hoài mà nghĩ mãi vẫn chưa ra
Cho đến ngày cất bước đi xa
Miền Nam gọi, hai chúng mình có mặt.

Nhớ chăng em, cái mùa mưa đói quay đói quắt
Mỗi bữa chia nhau nửa bát măng rừng
Em xanh gầy, gùi sắn nặng trên lưng
Môi tái ngắt, mái tóc mềm đẫm ướt
Bao giốc cao em cần cù đã vượt
Và mỗi lần ngồi nghỉ, em nhìn anh
Em nói tới những điều em định viết
Giữa hai cơn đau em ngồi ghi chép
Con sông Giàng gầm réo miên man
Nước lũ về... Trang giấy nhỏ mưa chan
Em vẫn viết: lòng dạt dào cảm xúc.

Và em gọi đó là hạnh phúc...

Nhớ chăng em, ngày mở màn chiến dịch Đông Xuân
Em lên đường phơi phới bước chân
B.52 bom nghìn tấn dội
Kìa dáng em băng rường bước vội
Vẫn nụ cười tươi tắn ấy trên môi.
Thôn 6 Bình Dương bãi cát sóng dồi
Nắng long lanh trong mắt người bám biển
Giặc mới lui càn khi em vừa đến
Bà mẹ già kể chuyện chặn xe tăng
Quanh những bờ dương bị giặc san bằng
Đã lại mở những chiến hào gai góc
Những em bé, dưới mưa bom, vẫn đi làm đi học
Những vồng khoai ruộng lúa vẫn xanh tràn
Trong một góc vườn cháy khét lửa Na-pan
Em sửng sốt gặp một nhành hoa cúc.

Và em gọi đó là hạnh phúc...

Như chồi biếc gặp mưa xuân, như chim én say trời
Em mải mê, đi giữa bao người
Xuyên Thọ, Xuyên Châu, Xuyên Hà, Xuyên Phú...
Những mảnh đất anh hùng quyến rũ
Phút giây đầu đã ràng buộc đời em
Như tự lọt lòng từng biết mấy thân quen
Em nhỏ giao liên, mẹ hiền trụ bám
Cô du kích dịu dàng dũng cảm
Sông Thu Bồn hằng xao động tâm tư
Có tiếng hò như thực như hư
Em đã đến, tắm mình trong sóng nước
Sông kể em nghe chuyện đôi bờ thủa trước
Em mở mắt nhìn kinh ngạc những làng thôn
Và kêu lên khi đượ thấy cội nguồn
Mỗi sự tích trên đất này thắng Mỹ.
Em đã gặp bao anh hùng dũng sĩ
Đã cùng họ xẻ chia
Cọng rau lang bên miệng hố bom đìa
Phút căng thẳng khi vòng vây giặc siết
Nỗi thống khổ ngút ngàn không kể hết
Của một thời nô lệ đau thương
Em lớn lên bên họ can trường
Giữa bom gào đạn réo
Em đã thấy những tâm hồn tuyệt vời trong trẻo
Những con người như ánh sáng lung linh
Mỗi đêm ra đi giản dị hiến mình
Để làm nên buổi mai đầy nắng
Em bối rối, em sững sờ đứng lặng
Vẻ đẹp này em chưa biết đặt tên
Thức dậy bao điều mới mẻ trong em
Nơi ngọn bút nghe cuộc đời thôi thúc.

Và em gọi đó là hạnh phúc...

III
Em ra đi chẳng để lại gì
Ngoài ánh mắt cười lấp lánh sau hàng mi
Và anh biết khi bất thần trúng đạn
Em đã ra đi với mắt cười thanh thản
Bởi được góp mình làm ánh sáng ban mai
Bởi biết mình có mặt ở tương lai.
Anh sẽ sống đẹp những ngày em chưa kịp sống
Sẽ yêu trọn những gì em chưa kịp yêu
Em trong anh là mùa xuân náo động
Từ phút này càng rực rỡ bao nhiêu.


8 tháng 3 - 1969
6 tháng 9 - 1969

Vài chục năm trở lại đây ông là tiếng nói phản biện mạnh mẽ về nhiều vấn đề chính trị xã hội ..

Lá Đỏ (1974) Hoàng Hiệp phổ thơ Nguyễn Đình Thi, Tạ Minh Tâm trình bày




đọc thơ: Lá Đỏ

Nguyễn Đình Thi

Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai ác bạc quàng súng trường.
Ðoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa.
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhau nhé giữa Sài Gòn.
Em vẫy cười đôi mắt trong.


(Trường Sơn, 12/1974)


Sau 1975 ông cũng có một số bản nhạc được nhiều người yêu thích

Con Đường Có Lá Me Bay phổ thơ Diệp Minh Tuyền



đọc thơ

Con đường có lá me bay
Chiều chiều ta lại cầm tay nhau về
Con đường đưa bước chân đi
Êm êm đá lát lòng nghe bồi hồi
Em đi bình yên bên anh
Sóng đôi chung thuỷ như hồi chiến tranh
Như khi rừng xanh bên nhau
Đạn bom gắn bó ta thành tình yêu
Phải từng gìn giữ chắt chiu
Những giây hạnh phúc không nhiều bên nhau
Phải từng chờ đợi bấy lâu
Tháng năm xa cách hai đầu tiền phương
Phải từng đổ máu chiến trường
Mới về hạnh phúc trên đường chiều nay
Con đường có lá me bay


(1978)


Nhớ Về Hà Nội là một trong vài bài Hoàng Hiệp viết cả nhạc lẫn lời, được xếp vào trong số những ca khúc hay nhất viết về Hà Nội.



Nghe bản nhạc này lại nhớ đến một Nỗi Lòng Người Đi của Anh Bằng, một người cũng phải xa Hà Nội mình mến yêu nhưng trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác. Nghe lại nhé.



Trở Về Dòng Sông Tuổi Thơ ông phổ thơ Thanh Nguyên, nhà thơ nữ cùng quê An Giang với Hoàng Hiệp



 Chưa tìm được bài thơ gốc.
Cao Minh hát bài này thật tuyệt



lyrics
Quê tôi ai cũng có một dòng sông bên nhà
Con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi
Bao năm xa quê ấy trong mơ tôi vẫn thấy
Hôm nay tôi trở về lòng chợt vui thấy sông không già

Sông vẫn in màu mây
Vẫn khi vơi đầy vẫn mang phù sa làm đẹp thêm làng quê yêu dấu
Sông vẫn như thuở ấy
Vẫn con đò ngang đón đưa người sang và từng đêm hát ru đôi bờ

Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình
Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ
Con sông tôi tắm mát
Con sông tôi đã hát
Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà

Sông cũng như người ấy
Có khi vui buồn có khi hờn ghen, chỉ tình yêu tuổi thơ mới thấy
Ơi những con thuyền giấy ,những năm tuổi thơ đã đi về đâu ?
Ðể mình tôi nhớ nhung bây giờ...


hình: soft-full.net


30/10/13

Nhớ

tranh mực tàu Phuong Bình
Bài thứ 4 trong album Anh Thơ vol 6Nhớ



bản nhạc Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Nông Quốc Chấn

đọc thơ

Nhớ

... Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt...
(Ca dao)

Con suối nhớ ai
Róc rách róc rách
Đêm đêm ngày ngày
Nhắc thầm không trách.

Con chim nhớ ai
Bay đi bay lại
Mây chiều nắng mai
Xa xôi không ngại.

Cái nón nhớ ai
Dầm mưa dãi nắng
Đi trên đường dài
Không quên lời dặn

Chiếc khăn nhớ ai
Bời bời trong óc
Chỉ màu không phai
Trùm lên mái tóc.

Chiếc cày nhớ ai
Sáng chiều xới đất
Con trâu chiếc vai
Hẹn mùa lúa tốt.

Chiếc quạt nhớ ai
Bay như cánh bướm
Gió thoảng bên người
Lòng thêm mát đượm.

Ngọn đèn nhớ ai
Suốt đêm không ngủ
Như mắt canh trời
Bừng bừng tia lửa.

Ai nhớ cứ nhớ
Ai đi cứ đi
Chiến trường súng nổ

Thắng giặc, lại về!

Nông Quốc Chấn

29/10/13

Trần Hoàn - Lời người ra đi

Phùng Ngọc Hưng nghe hát "khúc dân ca" giận thì giận thương thì thương cảm xúc viết nên bài thơ Giận Mà Thương. Trần Hoàn đọc thơ đồng cảm phổ thành nhạc. Năm 1981 giữa lòng Moskva Đỗ Quý Doãn bấy giờ là sinh viên theo học ở đó đi xem đoàn Bông Sen qua biểu diễn, nghe Hồng Vân hát câu ví giặm giận thì giận thương thì thương viết bài thơ Giữa Mạc Tư Khoa Nghe Câu Hò Ví Giặm và lại được Trần Hoàn phổ nhạc.

27/10/13

¿Porque Te Vas?

Trong đêm định mệnh ấy, Phan Lạc Hoa nghe Thanh Hoa hát ba bài, hai bài của chính ông và một bài nhạc Tây Ban Nha.

Vì Sao Anh Ra Đi



26/10/13

Thanh Hoa

Bài thứ 2 trong album Anh Thơ vol 6 là Tình Yêu Bên Dòng Sông Quan Họ. Hôm nay nghe Thanh Hoa trình bày.


Thanh Hoa sinh năm 1950, Hà Nội. Năm 9 tuổi, cô bé Thanh đã đoạt giải nhất giọng hát Hoạ mi của thị xã Hà Đông. Sau khi tốt nghiệp trung cấp thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội Thanh Hoa về Đài phát thanh Giải phóng và sau đó Đài Tiếng nói Việt Nam.

Trong sự nghiệp của mình, Thanh Hoa đã đạt nhiều giải thưởng, kể cả các giải thưởng quốc tế ở Bulgari, Cuba, Tiệp .. Được phong danh hiệu NSND năm 2001.

Năm 2006 kỉ niệm 40 năm ca hát, Thanh Hoa tổ chức live show Hát Thầm.


25/10/13

Anh Thơ

Anh Thơ tên thật là Lê Thị Thơ, sinh năm 1976, người Thanh Hóa, nổi tiếng với dòng nhạc thính phòng và nhạc đỏ. Ngay trong thời gian học Nhạc viện Quốc gia Hà Nội Anh Thơ đã từng giành được nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi ca hát chuyên nghiệp: Giải nhất Tiếng hát truyền hình Hà Nội 1998; Giải 3 Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc 1999; Giải nhì nhạc thính phòng toàn quốc 2000; Giải nhất giọng ca Sóng phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam 2001. 

Hiện Anh Thơ là giảng viên thanh nhạc Nhạc viện Quốc gia Hà Nội. Cô đã cho ra mắt một số album:  Như ta có thể, Tình em, Một dòng nghiêng soi, Tình Quê, Nỗi Nhớ .. 

Mời nghe album Anh Thơ vol 6 Nỗi Nhớ do Thăng Long Audio-Visual sản xuất 2010, gồm 9 ca khúc

Cổ học tinh hoa

Cổ Học Tinh Hoa là tác phẩm của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân

Nguyễn Văn Ngọc (1890- 1942) hiệu Ôn Như, quê Hải Dương, tốt nghiệp trường Thong ngôn năm 17 tuổi, sau đó dạy trường Bưởi, trường hậu bổ .. rồi làm đốc học Hà Đông.
Ông tham gia soạn nhiều sách giáo khoa, trong đó có cuốn Luân Lý Giáo Khoa Thư. Các công trình lớn của ông là Tục ngữ phong dao (1928) và Truyện cổ nước Nam (1934), đến nay vẫn là những cuốn sách tham khảo không thể thiếu khi muốn tìm hiểu về văn học dân gian Việt Nam.

Trần Lê Nhân (1887 - 1975) hiệu Tĩnh Trai, đỗ Cử nhân năm 1912, làm việc ở Nha học chính Hà Nội, giáo thụ Quốc Oai, Hà Đông và rồi là giảng viên Hán ngữ tại ĐHSP và ĐHTH Hà Nội.

24/10/13

Những tình khúc mùa thu SBTN

Miền nam có lẻ còn chẳng bao lâu nữa là kết thúc mùa mưa, bước vào mùa khô. Mấy hôm nay trời đã nóng, bức. Nhưng qua nhà Hà Băng, Tam Anh mới biết bên Tây giờ mới đang thời kỳ thu chín .. Những tấm ảnh mùa thu với những hàng cây vàng cứ làm người ta nhớ đến tranh Levitan ... Hèn chi hai tuần liền chương trình Nhạc thính phòng SBTN của nhóm Trúc Hồ - Y Phương - Nguyên Khang đều dành cho những tình khúc mùa thu. Mời mọi người nghe nhé. Phần giới thiệu sau đây là trích của SBTN.

23/10/13

Sơn Ca 9: Lệ Thu

Bữa trước nghe Sơn Ca 10 với Thái Thanh và ban Hợp ca Thăng Long. Hôm nay nghe tiếp Sơn ca 9 với tiếng hát Lệ Thu trính bày một số ca khúc

1. Đêm đông (nhạc Nguyễn Văn Thương, lời Nguyễn Văn Thương và Kim Minh)
2. Thuyền viễn xứ (nhạc Phạm Duy, thơ Hà Huyền Chi)
3. Gửi gió cho mây ngàn bay (Đoàn Chuẩn - Từ Linh)
4. Bóng chiều tà (Trần Nhật Bằng)
5. Kiếp nào có yêu nhau (Phạm Duy)
6. Gợi giấc mơ xưa (Lê Hoàng Long)
7. Lá đổ muôn chiều (Đoàn Chuẩn - Từ Linh)
8. Rồi mai tôi đưa em (Trường Sa)
9. Còn chút gì để nhớ (Phạm Duy)
10. Ngăn cách (Y Vân)
11. Xin còn gọi tên nhau (Trường Sa)
12. Lá thư (Đoàn Chuẩn - Từ Linh)
13. Hận ly hương (Ngọc Long - Anh Hoa)
14. Tình khúc thứ nhất (Vũ Thành An & Nguyễn Đình Toàn)
15. Người về (Phạm Duy) - Lệ Thu
16. Bao giờ biết tương tư (nhạc Ngọc Chánh, lời Phạm Duy)
17. Tà áo xanh (Dang dở) (Đoàn Chuẩn - Từ Linh)

22/10/13

Tell Laura I Love Her


Hôm qua nghe My Way với lời Việt do Nam Lộc soạn. Ai thường xem các DVD ca nhạc của Trung tâm Asia thì chẳng lạ gì MC Nam Lộc. Ai từng sống ở Saigon trước 1975 càng không lạ gì Nam Lộc, người Việt hóa nhiều nhạc phẩm Tây rất thành công, góp phần ko nhỏ cho phong trào nhạc Trẻ thời bấy giờ. Tác phẩm của Nam Lộc được biết đến nhiều nhất có lẻ là Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu

lyrics
Tim em chưa nghe rung qua một lần
Làn môi em chưa hôn ai cho thật gần
Tình trần mong manh
Như lá me xanh
Ngơ ngác rơi nhanh.

Thu giăng heo may cho bóng cây lạnh đầy
Người cho em nghe câu nhớ thương từng ngày
Những ngày đợi chờ
Trong nắng vu vơ
Trong mắt ngây thơ.

Nhớ khói bay lạc vấn vương
Cho hơi ấm lên môi người
Lùa sương kín nhẹ vây ngập trường
Làn mây yêu thương
Vướng trong hồn em.

Người mang cho em nghe quen môi hôn ngọt mềm
Tình cho tim em rung những đêm lạnh lùng
Từng chiều cùng người
Về trong cơn mưa bay
Nghe thương nhớ tràn đầy
Lên đôi mắt thật gầy.

Trưng Vương hôm nay mây vẫn giăng đầy trời
Công viên năm xưa hoa vẫn rơi tuyệt vời
Bóng người thì mịt mùng
Từng hàng me run run
Trong cơn gió lạnh lùng
Trong nắng ngại ngùng.

Nắng vẫn vương nhẹ gót chân
Trưng Vương vắng xa anh dần
Mùa thu đã qua một lần
Chợt nghe bâng khuâng
Lá rơi đầy sân...

Nhớ khói bay lạc vấn vương
Nhớ khói bay lạc vấn vương
Nhớ khói bay lạc vấn vương ...

Trường Trưng Vương Sàigòn là hậu thân của trường Trưng Vương Hà Nội, được lập ra khi một số giáo viên học sinh trường này di cư vào Sài Gòn sau Hiệp định Genève 1954. Trường tọa lạc ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, xéo bên kia đường là Sở Thú. Trước 1975 Trưng Vương là trường nữ, trong khi trường Võ Trường Toản cũng nằm cạnh đó dành cho nam. Trường mang tên Trưng Vương, nên rất oách, đến ngày giỗ Hai Bà, 6/2 âl, cũng là ngày Phụ nữ thời ấy, trường được chọn hai nữ sinh đẹp nhất đóng vai Hai Bà, cưỡi voi diễu hành ..

 Xe hoa trường nữ Trưng Vương Sàigon diễu hành ngày 6/2 al năm 1960
Hình: đâu đó trên net


Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu là phiên bản tiếng Việt của bản nhạc nổi tiếng Tell Laura I Love Her, nhạc và lời của Jeff Barry and Ben Raleigh, do Ray Peterson thu lần đầu năm 1960. Nội dung lời tiếng Anh dĩ nhiên chẳng dính dáng gì đến trường nữ Trưng Vương, mà kể chuyện một anh chàng muốn có món tiền mua chiếc nhẫn tặng cho cô người yêu tên Laura, nên đã tham dự một cuộc đua xe, rồi bị tai nạn. Khi được kéo ra từ chiếc xe đang bốc cháy, trong cơn hấp hối anh còn thều thào

Tell Laura I love her. 
My love for her will never die ...

lyrics

Tell Laura I Love Her
written by Jeff Barry and Ben Raleigh

Tommy and Laura were lovers
he wanted to give here everything
Flowers presents and most of all a wedding ring
He saw a sign for a stockcar race
a thousand dollar prize it read
He couldn't get Laura on the phone
so to her mother Tommy said
Tell Laura I love her tell Laura I need her
Tell Laura I may be late
I've something to do that cannot wait

He drove his car to the racing ground
he was the youngest driver there
The crowd roared as they started to race
Around the track they drove at a deadly pace
No one knows what happened that day
how his car overturned in flames
But as they pulled him from the twisted wreck
With his dying breath they heard him say
Tell Laura I love her tell Laura I need her
Tell Laura not to cry my love for her will never die

Now in the chapel Laura prays for her Tommy who passed away
It was just for Laura that he lived and died
alone in the chapel she can hear him cry
Tell Laura I love her...
My love for her will never die

Ray T. Peterson sinh năm 1939 tại Denton, Texas. Thủa bé từng bị mắc bệnh bại liệt, nhưng may mắn sở hữu một giọng ca 4-quãng tám, từng là một hiện tượng vào thập niên 196x với một số ca khúc lọt vào top 100 trong một bảng xếp hạng thời bấy giờ: The Wonder Of You (1959) và đặc biệt với Tell Laura I Love Her (1960) được xếp thứ 7. Về sau, Ray Peterson trở thành mục sư, mất vì ung thư năm 2005.

Một số bản nhạc nổi tiếng khác của Ray Peterson:

The Wonder Of You
Bản nhạc do Baker Knight viết, được Ray Peterson thu năm 1959, lời thật lãng mạn

And when you smile the world is brighter
You touch my hand and I'm a king
Your kiss to me is worth a fortune
Your love for me is everything




Corinne, Corinna
Đây nguyên là một  ca khúc cũ, được khá nhiều người thu lại, đôi lúc có thay đổi ít nhiều lời và/hoặc giai điệu. Bản do Ray Peterson thu năm 1960, được xếp hạng 9 trong một top-100 thời ấy. Lời bản nhạc khá giản dị

I  love Corinna, tell the world I do
I pray at night she'd like to love me too
...
I love you so
Darling don't you know



Missing You
Bản nhạc do Dale Noe và Red Sovine viết, Ray Peterson thu năm 1961, được xếp thứ 29 trong top 100. Lời thật nồng nàn

Missin you
Cant help but wish that you
Were in my arms tonight
Making love to me

Kissin you kissin you
Thats all I want to do



lyrics
Missing You

Written by: Dale Noe, Red Sovine

Missin you
Cant help but wish that you
Were in my arms tonight
Making love to me

Kissin you kissin you
Thats all I want to do
It never seems just right
Now that we are apart it for you to write
Saying you love me too

Missin you
Cant help but wish that you
Were in my arms tonight
Making love to me

I always spend my time
Just writing lines to you
Cant wait for you to write
Sayin you love me too

Missin you
Cant help but wish that you
Were in my arms tonight
Making love to me.

Bản The Wonder Of You về sau được Elvis Presley thu lại


Mời nghe Ray Peterson trình diễn lại bản nhạc đắc ý nhất của mình khi tuổi đã xế chiều




21/10/13

My Way

My Way là một trong những bản nhạc được yêu thích nhất thế giới. Theo một thống kê thì cho đến nay My Way đã có trên 2500 phiên bản, chỉ thua Yesterday của nhóm Beatles với số phiên bản là 3000.

My Way được Frank Sinatra thu năm 1969, và từ đó gắn chặt với tên tuổi ông - nhắc đến My Way là nhớ đến F Sinatra và ngược lại, nhắc đến Sinatra người ta có lẻ nhớ trước hết đến My Way ..

20/10/13

Sơn ca 10

Băng nhạc Sơn Ca do nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông chủ trương, phát hành lần đầu tiên năm 1971, và đến 4/1975 tổng cộng được 10 băng, trong đó từ băng Sơn Ca 5 trở đi, mỗi băng dành riêng cho một ca sĩ, lần lượt là Phương Dung, Giao Linh, Khánh Ly, Sơn Ca, Lệ Thu, Thái Thanh và trở lại Phương Dung

Mời nghe
Sơn Ca 10: Tiếng hát Thái Thanh và Ban hợp ca Thăng Long

19/10/13

nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

nhac sĩ Nguyễn Văn Đông
Nguyễn Văn Đông sinh năm 1932 tài Sàigon, nhưng quê Tây Ninhm cha mẹ là điền chủ lớn, có nhiều ruộng đất ở đó. Năm 14 tuổi ông được gia đình gởi vào Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, sau đó là trường Võ bị ở Vũng Tàu, tốt nghiệp với cấp bậc thiếu úy.

Sau 1975, mang cấp bậc đại tá, ông bị đi học tập cải tạo 10 năm. Ra trại, ông không làm hồ sơ đi Mỹ, sống tại Phú Nhuận, phụ vợ bán bánh mì kiếm sống qua ngày; không sáng tác gì nữa, và cũng từ chối mọi lời mời đi Mỹ tham gia các chương trình ca nhạc của một số trung tâm.

Ông bệnh mất ngày 26/2/2018 tại Sài gòn; thọ 86 tuổi.

Ông sáng tác rất sớm, ca khúc đầu tay là Thiếu Sinh Quân Hành Khúc viết khi ông 16 tuổi, đang theo học tại trường này. Nhưng ca khúc đầu tiên đem lại tên tuổi cho ông là Chiều Mưa Biên Giới. Trong một cuộc phỏng vấn (Trường Kỳ thực hiện), ông kể lại:

Bản nhạc Chiều Mưa Biên Giới được viết vào năm 1956. Lần đó tôi dẫn đầu một nhóm biệt kích bí mật đi điều nghiên chiến trường dọc theo biên giới Miên-Việt và Đồng Tháp Mười. Trên đường về, anh em chúng tôi lâm vào cảnh trời chiều gió lộng, mưa gào như vuốt mặt. Giữa cánh đồng hoang vắng tiêu sơ, lối vào tiền đồn thì xa xôi, thoáng ẩn hiện những nóc tháp canh mờ nhạt ở cuối chân trời. Và từng chập gió buốt kéo về như muới sát vào thịt da. Từ trong cảnh ấy, tận đáy lòng mình đã nghe nẩy lên những cung bậc rung cảm, những trường canh đầu tiên buồn bã cho bài Chiều Mưa Biên Giới anh đi về đâu...”

18/10/13

Tiếng hát Hà Thanh 2

Nghe tiếp một album nhạc của Hà Thanh và xem mấy tấm hình cho đỡ buồn




cùng bay nào

thơm cái rồi ngủ ngoan nhé

một người đi với một người, một người cái gì đó trông theo :)

lệch

làm dáng tí nào

hồi ức

sầu lẻ bóng

ai đang đi trên cầu tre rớt xuống sông ướt cái quần nilon ..

giấc ngủ cô đơn

nguồn hình: lượm trên net

17/10/13

Tiếng hát Hà Thanh

ca sĩ Hà Thanh
Hà Thanh là một trong những ca sĩ hàng đầu của miền Nam thời 196x, cùng với Thái Thanh, Kim Tước, Mai Hương, Lệ Thu, Thanh Thúy .. thường xuyên xuất hiện trên các làn sóng phát thanh đài Sài gòn, Quân đội .. được các trung tâm thu dĩa săn đón.

Hà Thanh tên thật Trần Thị Lục Hà, sinh năm 1939 tại Hương Trà, Thừa Thiên - Huế, nổi tiếng từ 1953 sau khi đạt giải nhất trong một kì thi Tuyển lựa ca sĩ do Đài phát thanh Huế tổ chức, Hà Thanh bấy giờ chỉ mới 15, phải khai thêm tuổi dự thi. Tuy nhiên phải đến giữa thập niên 196x mới chính thức trở thành ca sĩ chuyên nghiệp.

15/10/13

Ca khuc da vàng

bìa tập nhạc Ca Khúc Da vàng,
tranh Đinh Cường, Nhân Bản xb Saigon 1967
Ngày nay nhiều người biết đến Trịnh Công Sơn qua những tình khúc của ông, nhưng trước 1975, TCS được biết đến nhiều nhất là do những ca khúc viết về thân phận của người dân một  nước nhược tiểu trên bàn cờ thế giới, bị đẩy vào một cuộc chiến được ông gọi thẳng bằng một cái tên ko chút hoa mỹ - ba mươi năm nội chiến từng ngày ... Tình ca TCS dĩ nhiên có những cái riêng, tuy vậy, không có tình ca TCS thì có tình ca của nhiều tác giả khác. Nhưng chỉ TCS mới có những ca khúc đầy nỗi niềm về phận người trong cuộc chiến tranh bị nhân danh đủ thứ với  Hát trên Những Xác Người, Nối Vòng Tay Lớn, Người Mẹ Ô Lý ..  Những ca khúc sau này thường được gọi chung là các ca khúc da vàng, lấy tên tập nhạc mở đầu cho loại nhạc này, Ca Khúc Da Vàng, được in lần đầu năm 1967 gồm 12 ca khúc 

14/10/13

Lá thu buồn . La complainte des infidèles



Văn Cao và Phạm Duy là đôi bạn thân, nhưng trong lúc Văn Cao rất thích mùa thu: "Không gì bằng khi nói đến thu mà không ai muốn nói đến mùa xuân nhiều. mùa hạ thì càng không muốn nói .. mùa thu gợi đến cái gì về nam nữ .. có lẻ là bởi mùa cưới .." (VC phát biểu trong một clip ca nhạc) thì Phạm Duy lại ko nghĩ thế. Ông viết nhiều về mùa xuân và cả mùa hạ. Dù vậy, ông cũng có gần chục bài mùa thu: Thu chiến trường, Tình ca mùa thu (tơ tình), Nước mắt mùa thu, Tình Thu, Tiếng Thu, ... trong đó nổi tiếng nhất là  Mùa thu chết. Nổi tiếng ko chỉ là một bản nhạc hay, mà còn vì một thời bản nhạc đã bị làm to chuyện, rằng thì là Mùa thu chết ở đây bị hiểu là Cách mạng mùa thu 8/45 và bản nhạc mang tính xỏ xiên cho dù Phạm Duy ghi rõ phổ thơ Apollinaire.

Mùa Thu Chết là bài hát gắn liền với tên tuổi của Julie Quang - bấy giờ là vợ của Duy Quang, cùng trong ban nhạc The Dreamers. Hãy nge Julie kể chuyện

11/10/13

Hữu Loan - Tím cả chiều hoang

Phần tiều sử sau do chính Hữu Loan viết, trích lại từ một bài viết của ông trên talawas.de:

nhà thơ Hữu Loan
tranh Đinh Quang Tính
Tên Hữu Loan cũng có tên đời là Nguyễn Văn Dao, Sắt Đỏ, Tốt Đỏ, Binh Nhì… Tên chợ là Ông già Vườn Lồi (Phù Viên Lỗi). Sinh năm Bính Thìn (1916), tại thôn Vân Hoàn, Nga Sơn, Thanh Hóa.

Từ 1936 đến 1942 làm cách mạng trong phong trào học sinh và nhà trường.

Từ 1943 đến 1945 về đi cày và đánh cá, làm Việt Minh và làm khởi nghĩa huyện nhà [1] . Cùng năm làm Ủy ban Lâm thời tỉnh phụ trách 4 ty Giáo dục, Thông tin, Công chính và Thương chính. Chán lại về đi cày và đánh cá nuôi bố mẹ già.

Từ nửa năm 1946 đến 1951, điện mời làm chủ bút báo Chiến sĩ Quân khu IV ở Huế. Gặp Nguyễn Sơn, ủng hộ đường lối ưu tiên với văn nghệ sĩ [2] .

Khi Nguyễn Sơn bị đình chỉ công tác, trả cho Trung Quốc, đường lối Nguyễn Sơn bị Lê Chưởng và Hoàng Minh Thi phản đối, Hữu Loan đề nghị giữ Phạm Duy ở lại không được, lại về đi cày cho đến 1954 tiếp quản thủ đô lại có điện mời ra làm biên tập cho báo Văn nghệ, được mời vào làm hội viên Hội Nhà văn. Sau tham gia Nhân văn rồi bỏ về đi cày, đi thồ, từ 1958 cho đến giờ  [3] …. (@talawas)

9/10/13

Khánh Ly

Mời nghe một chương trình Nhạc chủ đề dành cho Khánh Ly do Duy Trác phụ trách trên VOVN



Khánh Ly

Album 50 năm đời vẫn hát với 10 ca khúc Khánh Ly hát chung với tác giả:

7/10/13

Dư âm 2

nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý
tranh Nguyễn Xuân Hoàng
hình: blog hoinhacsi.org
Nguyễn Văn Tý sinh 1925 tại Vinh, tuy quê ở Sài Sơn, Hà Nội, trong một gia đình có bố là trùm phường bát âm, thạo hát văn, hát chèo và hát ả đào. Lớn lên ông học trường Quốc học Vinh, đồng thời học nhạc với giáo viên người Pháp, linh mục người Tây Ban Nha và nhạc sĩ người Hoa, từng chơi nhạc cho phòng trà ở Vinh.
Năm 1945, ông tham gia Việt Minh,  viết tác phẩm đầu tay Ai Xây Chiến Lũy năm 1949.
Năm 1950, ông sáng tác “Dư âm” tác phẩm làm ông điêu đứng nhưng cũng là tác phẩm làm nên tên tuổi Nguyễn Văn Tý. Giai thoại về Dư Âm được kể đi kể lại nhiều, đại khái ông lấy vợ năm 1946 nhưng đến 1947 thì bà mất, để lại cho ông một cô con gái. Vì thế bạn đưa về nhà người quen giới thiệu cô chị, nhưng lại bị hớp hồn bởi cô em. Mối tình bị ngăn cản, nên thăng hoa thành Dư Âm.

Tương tự một số ca khúc thời đầu kháng chiến chống Pháp như Tạ Từ của Tô Vũ, Gởi Gió Cho Mây Ngàn Bay của Đoàn Chuẩn Từ Linh, .. Dư Âm có dư vị lãng mạn của những ca khúc tiền chiến, cái lãng mạn lúc bấy giờ được kết án là "ủy mị", "tiểu tư sản" và vì thế tác giả bị kiểm điểm, bị buộc phải đến các đơn vị nói chuyện, đưa tác phẩm của mình ra tố khổ, dù kết quả như ông kể lại trong một cuộc phỏng vấn " trên tôi đứng kể tội Dư Âm, bộ đội ngồi dưới nghe chỉ cười ồ lên, và sau đó vẫn lén lút hát .."

4/10/13

Chân dung âm nhạc: Nguyễn Văn Tý

nhạc sĩ  Nguyễn Văn Tý
hình: vietinfo.com
Nguyễn Văn Tý sinh năm 1925 tại Vinh, nhưng quê Sóc Sơn, Hà Nội. Hiện sống ở Sài gon

Ông sáng tác không nhiều, nhưng các tác phẩm ông viết đều mang đậm chất dân ca, từ lâu đã đi vào lòng nhiều thế hệ yêu nhạc ...

Mời xem chương trình Chân dung âm nhạc: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý do VTC 3 thực hiện, nghe lại một số ca khúc tạo nên tên tuổi Nguyễn Văn Tý, từ Dư Âm sáng tác thời kháng chiến nhưng vẫn được xem là thuộc dòng nhạc tiền chiến do chất lãng mạn tiểu tư sản của nó, một thời đã làm tác giả bị kiểm điểm lên bờ xuống ruộng, nhưng cũng chính là một trong các ca khúc để đời của ông, đến các ca khúc viết trong thời thiên đường với bao niềm tin Bài ca Năm Tấn, Em Đi làm Tín Dụng, .. đến những bản tình ca viết ở tuổi 80 .. 






3/10/13

Trần Mạnh Tuấn

Mời xem Trần Mạnh Tuấn chơi saxophone trong live show Dấu ấn 2 ngày 7/9/2013




le saxophoniste
Gen Paul

1/10/13

Nhạc Phạm Mạnh Cương

Thu CaThương Hoài Ngàn Năm theo đánh giá của chính Phạm Mạnh Cương trong một bài phỏng vấn, là hai ca khúc để đời của ông. Tuy nhiên trong số gần 100 ca khúc còn lại, không ít bài hay .. Mời nghe
List nhạc lấy từ trang web saigonocean