27/3/20
Từ nguyên của Hẻm và Ngõ
Bạn đọc: Xin ông cho biết nguồn gốc của hai từ “hẻm” và “ngõ” trong tiếng Việt? Xin cảm ơn. Đỗ Sơn Ngân (Paris)
Học giả An Chi: “Hẻm” và “ngõ” có thể được xem là một cặp đối lập về phương ngữ giữa tiếng Việt miền Nam với tiếng Việt miền Bắc. Hiện nay TP Hồ Chí Minh dùng “hẻm” để chỉ khái niệm mà Hà Nội gọi là “ngõ”.
“Hẻm” là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ [險] mà âm Hán Việt hiện hành là “hiểm”. Trong tiếng Hán, “hiểm” có thể là danh từ hoặc tính từ nhưng một số quyển từ điển Hán Việt quen thuộc chỉ ghi nhận tính từ “hiểm” rồi dịch nghĩa là:
- “Hiểm nghèo, không bằng phẳng” (Đỗ Văn Đáp);
- “[Thế đất] khó đi, [sự tình] không tốt, [tính tình] tham độc” (Đào Duy Anh);
- “1. Hiểm trở […]; 2.[sự gì] yên hay nguy thành hay hỏng không thể biết trước được […]; 3.hiểm hóc, gian hiểm […]; 4.không dễ dàng, không như thường […]” (Thiều Chửu);
- “Khó khăn trở ngại - độc ác, hại người” (Nguyễn Quốc Hùng).
Xin nói rõ rằng trong khi dẫn lời giảng của Đào Duy Anh và Thiều Chửu, chúng tôi đã mạn phép đặt những từ “thế đất”, “sự tình”, “tính tình” và “sự gì” trong ngoặc vuông vì những từ này không trực tiếp thuộc về nghĩa của từ được giảng. Đó là những lời giảng về tính từ “hiểm” [險] của tiếng Hán trong một số từ điển Hán Việt. Tính từ này cũng đã được Mathews’ Chinese English Dictionary dịch là “dangerous” (nguy hiểm); còn Dictionnaire classique de la langue chinoise của F.S. Couvreur thì dịch là “haut, escarpé” (cao, dốc). Từ “hiểm” [險] này cũng chỉ đi vào tiếng Việt với tư cách tính từ và được Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học (Vietlex) giảng là “1- có địa hình dễ gây tai nạn cho người đi lại [……] 2- ở vị trí mà nếu bị tổn thương thì dễ ảnh hưởng nghiêm trọng một cách khó lường với toàn bộ, toàn cục [……] 3- thường gây nguy hại một cách khó lường”.
Nhưng nếu chỉ đơn thuần căn cứ vào tính từ “hiểm” thì ta sẽ khó tìm đến được với từ nguyên của “hẻm” trong tiếng Việt trừ phi ta chịu nhìn vào cả danh từ “hiểm” [險] mà từ điển Couvreur dịch là “précipice, obstacle, endroit difficile à franchir” (vực thẳm, vật chướng ngại, chỗ khó vượt qua) còn từ điển Mathews thì dịch là “a narrow pass” (hẻm núi hẹp). Đây chính là cái nghĩa của từ “hẻm” trong “hẻm núi” và đây cũng chính là căn cứ ngữ âm - Ngữ nghĩa cho phép ta khẳng định rằng “hẻm” trong “hẻm núi” chính là điệp thức của “hiểm-narrow pass”. Về nghĩa thì chuyện đã rõ còn về âm thì mối quan hệ giữa “hiểm” với “hẻm” vẫn là chuyện thường thấy qua nhiều thí dụ về IÊ- ↔ E- trước M, N, P, T và U[w]:
- “Biện” [瓣], cánh hoa ↔ “bèn” trong “rã bèn”;
- “Chiếp” [囁], dáng miệng mấp máy ↔ “chép” trong “chép miệng”;
- “Diệp” [葉], lá → chỉ cái gì mỏng, nhẹ ↔ “dẹp”;
- “Điếm” [玷], vết ố trên ngọc ↔ “đém” là cái đốm mờ;
“điến” [淟], vẩn đục, bẩn ↔ đen;
- “Kiềm” [鉗] là kìm kẹp, trói buộc ↔ “kèm” trong “kèm cặp”;
- “kiển” [繭] ↔ “kén” trong “kén tằm”;
- “Kiếu”, quen đọc thành “khiếu”
[叫], gọi ↔ “kêu”;
- “Liệt” [烈], lửa cháy mạnh ↔ “lẹt” trong “khét lẹt”;
- “Nhiên” [然], đốt bằng lửa ↔ “nhen” trong “nhen nhúm”; v.v…
Cứ như trên thì “hẻm” trong tiếng Việt là do “hiểm” [險] (= hẻm núi) của tiếng Hán mà ra. Và trong tiếng Việt thì nó đã xuống núi mà đi vào thành phố, có nhiều phần chắc chắn là thông qua con đường của biện pháp ẩn dụ. Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi muốn thảo luận kỹ về lời giảng từ “hẻm” trong Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên (TĐVT) và quyển từ điển cùng tên của Trung tâm Từ điển học (Vietlex) do Hoàng Phê chủ biên (TĐHP). TĐHP giảng:
“I (danh từ) 1- lối đi hẹp, hai bên có vách núi cao: hẻm núi – hẻm đá || 2- (khẩu ngữ) ngõ hẻm (nói tắt) [……]
“II (tính từ) [đường, ngõ] nhỏ và hẹp, hai bên thường có tường vách, khó đi: hang cùng ngõ hẻm [……]”.
Còn TĐVT thì giảng:
“1- chật hẹp và khó đi: đường hẻm, ngõ hẻm. 2- ngõ hẹp, đường hẹp, hai bên có tường cao, núi cao”.
Mặc dù vẫn phảng phất nghĩa gốc của từ “hẻm” nhưng những lời giảng trên đây thì lại không rạch ròi, trước nhất là ở chỗ tiếng Việt chỉ có tính từ “hiểm” chứ không có tính từ “hẻm”. Hai thí dụ “đường hẻm”, “ngõ hẻm” trong TĐVT là những danh ngữ cố định còn thí dụ “hang cùng ngõ hẻm” trong TĐHP là một thành ngữ nên ta không thể căn cứ vào những tổ hợp cố định để chứng minh về từ loại của từ “hẻm”. Đó là ta còn chưa nói đến chuyện “hang cùng ngõ hẻm” chỉ là “hang cùng ngõ hẹp” bị bóp méo mà thôi. Ngoài những tổ hợp này và một vài tổ hợp cố định khác mang tính phương ngữ (như “xó hẻm”, “lỗ hẻm”), ta không thể tìm thấy bất cứ một cấu trúc tự do nào trong đó “hẻm” lại là một tính từ. Tiếng Việt chỉ có danh từ “hẻm” mà thôi, như trong tiểu mục I.1. của TĐHP và tiểu mục 2 của TĐVT. Ngay từ giữa thế kỷ XVII, “hẻm” đã tồn tại như một danh từ, như đã thấy trong từ điển 1651 của A. de Rhodes. Như vậy là tiếng Việt đã theo rất sát nghĩa gốc của danh từ “hiểm”, ghi bằng chữ [險] trong tiếng Hán. Đây là một chữ thuộc bộ “phụ” [阜] (đứng bên trái làm bộ thủ thì viết thành [阝]),dùng để chỉ những khái niệm vốn liên quan đến núi. Chữ này có một đồng nguyên tự là [嶮], cũng đọc là “hiểm”, thuộc bộ “sơn” [山]; bộ này tất nhiên cũng dùng để chỉ những khái niệm vốn liên quan đến núi. Những cứ liệu trên cho phép ta khẳng định rằng “narrow pass” (hẻm núi hẹp) trong từ điển Mathews mới đích thị là nghĩa gốc của danh từ “hiểm” trong tiếng Hán.
Thế là từ “hiểm” [險] của tiếng Hán đã đi vào tiếng Việt với hai hình thức ngữ âm khác nhau:
1- Với âm “hiểm” thì đây là một tính từ được dùng theo nghĩa bóng (so với nghĩa gốc trong tiếng Hán);
2- Với âm “hẻm” thì đây là một danh từ, được dùng theo nghĩa gốc trong tiếng Hán.
Những quyển từ điển ra đời trước thế kỷ XX đều chỉ ghi nhận “hẻm” với tính cách là một danh từ (chứ không phải tính từ):
- Từ điển A. de Rhodes: “caminho estreito || semita” (đường nhỏ hẹp).
- Dictionarium Anamitico Latinum của Pierre Pigneaux de Béhaine: “semita” (đường nhỏ hẹp).
- Quyển từ điển cùng tên của J.L. Taberd (Serampore, 1838) cũng dịch y hệt.
- Đại Nam quấc âm tự vị của Huình-Tịnh Paulus Của: “chỗ chẹt, chỗ hóc hiểm”.
- Dictionnaire annamite-français của J.F.M. Génibrel: “sentier” (đường mòn).
Mà ngay trong một cấu trúc cố định như “đường hẻm”, chẳng hạn, thì “hẻm” cũng chẳng phải là tính từ như TĐHP và TĐVT đã ngộ nhận. “Đường hẻm” cũng có cấu trúc y hệt như “đường lộ” (trong phương ngữ Nam Bộ). Ở đây, ta tuyệt đối không có bất cứ lý do ngữ học nào để phủ nhận từ loại danh từ của “lộ” mà ghép nó vào từ loại tính từ. “Lộ” là danh từ 100%. Thì “hẻm” cũng thế thôi chứ không thể nào khác. “Hẻm” cũng như “lộ” đều là những danh từ đứng làm định ngữ cho danh từ “đường” để tạo ra những hạ danh (hyponym) “đường hẻm”, “đường lộ” mà “đường” là thượng danh (hyperonym). Trong trường hợp này và hai trường hợp trên, ta không thể chơi theo cái mốt của TĐHP và TĐVT mà gọi “hẻm”, “lộ” là tính từ được.
Tóm lại, tiếng Việt chỉ có danh từ “hẻm” chứ không có tính từ “hẻm”. Và “hẻm” là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ [險] mà âm Hán Việt hiện hành là “hiểm”, có nghĩa gốc là đường núi nhỏ hẹp quanh co. Đi vào tiếng Việt dĩ nhiên là nó vẫn giữ nguyên nghĩa gốc đó trong danh ngữ “hẻm núi” mà nam thanh nữ tú thời @ có thể ít ai biết đến (Chúng tôi chỉ nói về mặt từ ngữ chứ không nói đến địa vật). Nhưng “hẻm” còn xuống núi rồi đi vào thành phố và được vận dụng theo biện pháp ẩn dụ để chỉ những con đường nhỏ hẹp, quanh co, so với những con đường chính mà chúng được xem là nhánh.
Còn “ngõ” thì sao? Thì cũng là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ [戶] mà âm Hán Việt hiện hành là “hộ”. “Môn” là cửa hai cánh; “hộ” là cửa một cánh. Phần lớn các quyển từ điển đều giảng như thế. Nhưng Từ hải (bản cũ, thời Dân Quốc) đi xa hơn và đầy đủ hơn nên đã giảng kỹ thêm: “[…] phàm xuất nhập xứ viết hộ; […] trùng huyệt chi xuất nhập xứ; […] điểu sào chi xuất nhập xứ” (phàm chỗ ra vào [đều] gọi là hộ; […] chỗ ra vào của hang thú; […] chỗ ra vào của tổ chim). Chính vì cái nghĩa rộng này nên từ điển Thiều Chửu mới dịch “hộ” là “cửa ngõ” còn từ điển Nguyễn Quốc Hùng thì dịch là “cửa”, là “cổng”. Đó là nói về mặt ngữ nghĩa; nó cho ta thấy mối tương quan giữa “hộ” [戶] và “ngõ”.
Còn về ngữ âm thì chúng tôi đã có nói đến duyên nợ lịch sử giữa ba nguyên âm U, Ô, O nên xin không nhắc lại ở đây. Riêng về mối quan hệ phụ âm đầu “H ↔ NG”, rất xưa, giữa “hộ” và “ngõ”, thì ta cũng có thể tìm được một số dẫn chứng. Trước nhất, ngay trong nội bộ của tiếng Hán và chữ Hán, thì từ/chữ có phụ âm đầu NG vẫn được dùng làm thanh phù cho từ/chữ có phụ âm đầu H, hoặc ngược lại, như:
- “Ngà”, nay đọc thành “nha” [牙] hài thanh cho “ha” [訶];
- “Ngọ” [午] hài thanh cho “hứa” [許];
- “Nguyên [元] hài thanh cho “hoàn” [完], [岏];
- “Ngược” [虐] hài thanh cho “hước” [謔];
- “Nghiêu” [堯] hài thanh cho “hiêu” [嘵], [髐]; v.v...
Ngược lại:
- “Hóa” [化] hài thanh cho “ngoa” [訛], [靴], [囮];;
- “Hiện” [見], cũng có âm “kiến”, hài thanh cho “nghiễn” [硯]; v. v…
Rồi sang tiếng Việt thì ta có:
- “Hàm” [含] ↔ “ngậm”;
- “Hám” [咸] là đầy đủ (cũng đọc “hàm”, với nghĩa khác) - “ngám” (= vừa khít);
- “Hôi: [灰], nguội lạnh ↔ “nguôi/nguội”;
- “Hồng” [鴻] , vịt trời ↔ “ngỗng”;
- “Hung” [匈], ác, xấu ↔ “ngông”;
- “Huyết” [目+ 穴], liếc nhìn sợ hãi ↔ “nguýt” (lườm); v.v…
Trở lên là cứ liệu về tương quan H ↔ NG; còn về quan hệ giữa thanh điệu 6 (dấu nặng) của “hộ” với thanh điệu 3 (dấu ngã) của “ngõ” thì đây cũng là chuyện mà ngữ âm học lịch sữ đã khẳng định. Bây giờ xin trở lại với nghĩa của “ngõ” trong tiếng Việt. Từ điển A. de Rhodes có mục “ngõ, cửa ngõ” mà lời giảng bằng tiếng Bồ và tiếng La đã được nhóm Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính dịch là “cửa phía ngoài sân của ngôi nhà và giáp với công lộ”. Nghĩa này của danh ngữ “cửa ngõ” vẫn được phương ngữ Nam Bộ dùng cho đến gần đây để chỉ khái niệm “cổng” của phương ngữ Bắc Bộ. Trong danh ngữ này thì “ngõ” là chỗ từ sân nhà đi ra đường và từ ngoài đường đi vào sân nhà còn “cửa” là vật chắn chỗ đó để đóng mở khi cần thiết. Nghĩa của “ngõ” ở đây hoàn toàn trùng hợp với nghĩa của chữ “hộ” [戶] mà Từ hải đã giảng mở rộng là “phàm chỗ ra vào đều gọi là hộ; chỗ ra vào của hang thú; chỗ ra vào của tổ chim”. Đây chính là nghĩa gốc của từ “ngõ” trong tiếng Việt; nghĩa này đã đưa đến nghĩa phái sinh mà TĐHP giảng là “đường nhỏ và hẹp trong làng xóm, phố phường”. Đây chính là cái nghĩa của từ “ngõ” mà người Hà Nội đang dùng để chỉ khái niệm “hẻm” ở trong Nam.
A.C
Năng lượng Mới số 530
18/3/20
Biết Nói Gì Về Thái Thanh?
Thái Thanh đã mất lúc 11:50 am tại Miền Nam Cali. Hưởng thọ 86 tuổi.
Nhớ những chiều xưa tìm đến quán cafe vắng, nhờ mở nghe Thái Thanh, vừa uống cafe vừa đọc Kim Dung .. Tiếng hát Thái Thanh vẫn là chỗ dựa cho những nỗi buồn vô cớ (và có cớ), cho đến bây giờ ..
Rất nhiều người đã viết về Thái Thanh, người ca ngợi hết lời, nhưng cũng có người lắc đầu nghe ko vô .. Cũng là chuyện bình thường, như người thích đùi gà, người lại sợ đùi gà như sợ phong.
Copy về đây cho ai chưa đọc bài viết của Ấu Lăng trên trang web Văn Học & Nghệ Thuật ngày 03/11/2012. Trong bài gốc, link các bài hát đưa lên dropbox và cả Youtube tiếc là đã bị hỏng cả. Xin thay lại bằng một playlist link Youtube (có thể ko đúng version của link gốc) đặt ở cuối bài
*
Nhớ những chiều xưa tìm đến quán cafe vắng, nhờ mở nghe Thái Thanh, vừa uống cafe vừa đọc Kim Dung .. Tiếng hát Thái Thanh vẫn là chỗ dựa cho những nỗi buồn vô cớ (và có cớ), cho đến bây giờ ..
Rất nhiều người đã viết về Thái Thanh, người ca ngợi hết lời, nhưng cũng có người lắc đầu nghe ko vô .. Cũng là chuyện bình thường, như người thích đùi gà, người lại sợ đùi gà như sợ phong.
Copy về đây cho ai chưa đọc bài viết của Ấu Lăng trên trang web Văn Học & Nghệ Thuật ngày 03/11/2012. Trong bài gốc, link các bài hát đưa lên dropbox và cả Youtube tiếc là đã bị hỏng cả. Xin thay lại bằng một playlist link Youtube (có thể ko đúng version của link gốc) đặt ở cuối bài
*
Không chỉ một người, tiếp cận "hiện tượng" Thái Thanh từ góc độ "tiểu sử" (một tiểu sử "trải dài" vài thời kỳ lịch sử thăng trầm của đất nước, mà chủ yếu là "đất nước" VNCH trước 1975) cùng toàn bộ gia tài đồ sộ (năm bẩy trăm) các ca khúc bà đã hát (từ dân ca, tình ca, tâm ca, bi ca, hoan ca, hùng ca, đạo ca, ...), đã gọi bà là tiếng "khóc cười theo mệnh nước nổi trôi". Cũng không chỉ một người, từ góc độ "thưởng thức ca nhạc", mệnh danh bà là "tiếng hát vượt thời gian", "giọng ca vàng không tuổi" - chính xác là "The Ageless Golden Voice", như được in trên bìa một băng nhạc SG xưa. (Chưa kể đến năm 1998 tôi được nghe một danh xưng nữa dành cho danh ca, từ miệng một giáo viên mới ở Hà Nội vào Sài Gòn: "Ở ngoài ấy người ta gọi Thái Thanh là Tiếng Hát Lên Đồng"!)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)