8/4/25

Chiều không gió

 

Chiều không gió

Truyện ngắn


I. Người bạn

Tôi trở lại làng quê vào một chiều tháng Tư, nắng hanh và gió lặng. Mười lăm năm rồi kể từ ngày hòa bình.
Ngang qua một quán nhỏ bên đường, tôi ghé mua thẻ nhang. Định ghé nhà người bạn cũ, thắp cho nó. Lữ – thằng bạn thân từ hồi tiểu học. Mùa hè đỏ lửa năm 1972, nó thi hỏng tú tài hai, bị gọi nhập ngũ vào Thủ Đức, ra trường về Thủy Quân Lục Chiến. Từ sau ngày thống nhất, không có tin tức gì về nó.

Tôi ghé nhà lúc trời đã ngả chiều. Căn nhà tre vách đất, mái tranh đã sậm màu nâu đen mốc thếch. Dàn bí trước sân không còn trái, lá già úa cong.
Bà cụ – mẹ Lữ – ngồi trên chõng tre, tóc cắt ngắn, bạc trắng, mắt lóa vẫn còn nhận ra tôi, đáp lại lời chào.
Nghe tiếng, vợ nó từ dưới bếp chạy lên. Cô bé trắng trẻo xinh xinh ngày nào giờ đã thiếu phụ da khô, đen. Thấy tôi, em mừng rỡ:
— Trời ơi, anh! Lâu quá mới gặp lại…
Phải, gần hai mươi năm, từ ngày tôi bỏ làng lên tỉnh trọ học. Ngày Lữ lấy vợ, tôi bận, không về kịp, nhưng vẫn nhớ dáng cô gái học sau chúng tôi mấy lớp, hay đứng ở đầu dốc ngóng ra sông.

Tôi ngập ngừng:
— Cho anh thắp nén nhang…

Em lúng túng:
— Dạ… anh vào thắp cho ông bà nén nhang. Còn anh Lữ… em chưa có tin tức gì, nhưng chắc ảnh chưa mất đâu anh. Em đi xem nhiều nơi, thầy nào cũng bảo… ảnh đang sống ở xa, chưa tiện tin về...

Tôi nhìn em. Ánh mắt em chùng xuống, rồi ngước ra hiên.

Lòng tôi se thắt. Tôi đã gặp một người quen cùng đơn vị với nó kể lại, những ngày cuối tháng Ba ấy, đơn vị bị phục kích trên đường rút quân về Đà Nẵng. Khi tập hợp lại ở Sơn Chà, không còn thấy Lữ đâu nữa.

Có những sự thật, nói ra không làm ai nhẹ lòng. Chỉ khiến hi vọng tan như tro.


II. Người mẹ

Tôi ngồi trên chõng, nghe tiếng chân người ngoài sân.
Cái thằng bạn học thuở nhỏ, hay rủ con tôi ra bến tắm sông, giờ tóc đã hoa râm.
Mười lăm năm rồi. Tôi chỉ mong có ai đến, thắp cho nó nén nhang. Vậy mà… chẳng có nhang nào cả.

Tôi muốn lập bàn thờ cho nó từ lâu. Mỗi năm giỗ chồng, lòng lại quặn thắt. Nhưng con dâu tôi… nó không chịu.

Tôi từng góa bụa lúc mới ngoài hai mươi. Chồng tôi đi lính, chết tận bên Tây. Không có con. Tôi ở vậy, nuôi mẹ chồng, đến gần bốn mươi mới lén lút làm vợ bé một người đàn ông đã có vợ con – chỉ mong có đứa con để nương tựa khi tuổi già.

Tôi hiểu cảnh đàn bà chờ chồng. Chờ mãi, rồi chẳng ai về.

Ba năm sau ngày hòa bình, tôi nói với nó:
— Mình lập bàn thờ đi con. Con thắp cho nó nén nhang, rồi tìm đứa nào tử tế hiền lành mà đi bước nữa… Đời người con gái, dài lắm mà cũng ngắn lắm.

Nó khóc. Rồi đi xem bói. Về bảo tôi:
— Thầy nói ảnh chưa chết.

Nghe nó nói, tôi nửa tin nửa ngờ, nhưng bụng cũng thầm hi vọng. Ừ, biết đâu đấy. Chỉ thương nó, còn trẻ quá mà cứ phải mòn mõi đợi chờ.

Sau vài lần thúc dục, nó cứ khóc, không nghe. Tôi dần không dám nhắc chuyện bàn thờ nữa. 

Có người cùng cầu trời khẩn Phật, có người nghe kể chuyện nghịch ngợm thời nhỏ của nó cùng tốt. 

Nhưng nhiều khi nhìn nó, tôi lại ứa nước mắt, lặng lẽ. Giá như chúng nó kịp có một đứa con thì tôi cũng đỡ băn khoăn.


III. Người vợ

Tôi biết anh đã chết. Từ lâu rồi.

Ngày ấy, khi cả nước đang hân hoan hòa bình, tin rụng xuống làng như lá cuối mùa. 
Tôi lặn lội tìm hỏi bạn bè cùng đơn vị anh ấy. Đã biết tin anh mất trên đường rút quân về Đà Nẵng vào một ngày cuối tháng ba.

Tôi không muốn lập bàn thờ.
Mẹ nhiều lần bảo tôi làm. Mẹ cũng nhiều lần bảo tôi đi lấy chồng. Đừng phí hoài một tuổi xuân như mẹ xưa.

Mẹ nói anh đã chết. Nhưng trong mắt mẹ, tôi thấy niềm hi vọng mong manh, anh chỉ chưa về. Mẹ không thể tưởng tượng tượng được con mẹ chết đâu đó giữa rừng, hay dưới biển. Chết mất xác.

Tôi không đi. Không phải vì hi vọng. Mà vì tôi cần ở lại.
Mẹ già yếu, chỉ còn tôi bên cạnh. Mẹ không nói, nhưng tôi biết – tôi là người cuối cùng còn ngồi lắng nghe chuyện anh nghịch ngợm hồi còn thơ dại mẹ kể đi kể lại anh mỗi ngày.

Nếu tôi đi, mẹ còn lại gì?
Một căn nhà lặng gió, một bóng già và mấy câu chuyện cũ mèm không ai hỏi nữa.

Tôi nói dối. Tôi đi xem bói. Tôi kể cho mẹ nghe những lời “anh vẫn còn sống”… chỉ để mẹ thôi giục tôi bước đi.
Tôi ở lại.
Ở lại vì anh. Vì mẹ anh. Vì chính tôi – người không biết bắt đầu lại từ đâu.


IV. Người bạn (kết)

Chiều xuống chậm, ánh nắng vỡ thành những vệt cam loang cuối hiên.
Không gió. Lá tre cũng ngưng xào xạc. Chỉ có tiếng võng kẽo kẹt đầu nhà, như ai đó vẫn đong đưa trong ký ức.

Tôi lặng lẽ cắm ba cây nhang lên bàn thờ ông bà. Làn khói quẩn quanh.

Tối đó tôi ngủ lại làng.
Trằn trọc. Gió không lên.

Trong giấc mơ, tôi thấy Lữ mặc áo lính cũ, đứng bên bờ sông. Gió ngược thổi tóc hắn bay rối, mặt quay đi.
Tôi gọi.
Hắn không quay lại.

Mười lăm năm rồi. Bao lâu nữa thì một người thật sự vắng mặt?
Tôi không biết.
Bởi có khi, sống không phải là để giữ lấy sự thật, mà để giữ lấy nhau.

Chat GPT

6/4/25

Một bát cơm ngàn nhà

1.

一缽千家飯 孤身萬里遊 青目睹人少 問路白雲頭

(布袋和尚偈)

Âm.
Nhất bát thiên gia phạn,
Cô thân vạn lí du.
Thanh mục đổ nhân thiểu,
Vấn lộ bạch vân đầu.
(Bố Đại hòa thượng kệ)

Chú
1. 一缽千家飯
缽 (cũng viết 鉢) bát: Bình bát. Tiếng Phạn là pātra (bát-đa-la), trong Phật giáo chỉ cái bát của nhà sư dùng để khất thực, còn gọi là ứng lượng khí (應量器), nghĩa là dụng cụ chứa đựng vừa đủ: Nhà sư cầm bát đi xin ăn, khi thấy đủ thì dừng, không tham cầu quá mức.
千家飯. Thiên gia phạn: cơm ngàn nhà. 千 thiên: Nghìn. Chỉ số lượng rất lớn. 家 gia: nhà. 飯 phạn: cơm, thức ăn, bữa ăn. Tu sĩ đi khất thực khắp nơi, vì thế mà gọi là “cơm ngàn nhà.”
Nghĩa cả câu: Một bình bát xin cơm nghìn nhà.

2. 孤身萬里遊
孤身 cô thân: một thân, một mình.
萬里 vạn lí: ngàn dặm.
遊 du: đi lại, ngao du.
Nghĩa cả câu: Một mình rong ruổi vạn dặm.

3. 青目睹人少
青目 thanh mục: mắt xanh. Từ này có hai nghĩa:
i) Theo truyền thuyết, con ngươi của Phật Thích Ca có màu xanh thẫm như đá thanh. Do đó, từ này được dùng để chỉ những nhà sư có đạo hạnh.
ii) như 青眼 thanh nhãn: chỉ sự sự yêu mến, ưu ái.
Nguyễn Tịch, đời nhà Tấn, khi tiếp người nào mà quý trọng thì con ngươi mắt đen, người nào coi khinh thì con ngươi mắt trắng. Vì thế thanh nhãn 青眼 biểu thị quý trọng. 青 ở đây vốn có nghĩa đen, nhưng ta quen dịch là "mắt xanh".
(zdic. 青目, 1.佛教传说释迦佛瞳子如绀青色。因用指有道行的僧人。 2.犹青眼﹐青睐。)
睹 đổ: nhìn thấy.
少 thiểu: ít ỏi, thưa thớt, hiếm hoi.
Nghĩa cả câu: Mắt xanh thấy người ít ỏi.
Do mắt xanh có hai nghĩa như đã trình bày, nên câu này có thể hiểu theo nhiều cách:
i) Với ánh mắt trí tuệ, thấy người ngộ đạo thật quá ít.
ii) ít người được "lọt vào mắt xanh" của sư.
iii) ít người nhìn sư bằng cặp mắt xanh. (Phần lớn là sự khinh thường, thậm chí còn la mắng, đánh đuổi)

4. 問路白雲頭
問 vấn: hỏi.
路 lộ: đường.
白雲頭 bạch vân đầu: đầu mây trắng.
Nghĩa cả câu: Hỏi đường nơi đám mây trắng.

布袋和尚 Bố Đại hòa thượng (?~916年) sống vào cuối thời Đường, đầu thời Ngũ Đại, được coi là hóa thân của Bồ tát Di Lặc. Ông chống gậy đi khắp nơi hóa duyên, thân chỉ mang một túi vải, nên người đời gọi là hòa thượng Bố Đại (布袋: túi vải). (Trong Cô gái Đồ long cũng có một nhân vật có nick là Nhà sư Túi Vải)
偈 (kệ): Bài thơ ngắn truyền tải tư tưởng Phật giáo.

Bản dịch thơ (trên mạng)
Một bát cơm ngàn nhà,
Thân chơi muôn dặm xa,
Mắt xanh xem trần thế,
Mây trắng hỏi đường qua

Bản dịch êm tai, khá hay; dù để mất sự đối ngẫu rất đẹp của hai câu đầu trong nguyên tác (nhất bát -- cô thân, thiên gia phạn -- vạn lí du). Và câu ba là phỏng dịch, lại thất luật.

2.

Đời nhà Thanh, Thư Ngọc Luật Sư (1645~1722), trong tác phẩm Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu Hương Nhũ Kí (毗尼日用切要香乳記) cũng có một bài kệ gần giống, có lẽ lấy ý từ bài kệ trên.

一鉢千家飯、
孤僧萬里遊、
爲了生死事、
乞化度春秋

Âm
Nhất bát thiên gia phạn,
Cô thân vạn lí du.
Vị liễu sinh tử sự
Khất hóa độ xuân thu

Chú.
Câu 3 爲了生死事、
爲 vị: vì. để.
了 liễu: làm xong, hoàn thành, hiểu rõ..
生死事 sinh tử sự: chuyện sống chết. Trong Phật giáo, "liễu sinh tử" chỉ sự thấu suốt lẽ sinh tử, thoát khỏi vòng luân hồi.
Nghĩa cả câu: Vì để thấu suốt việc sinh tử.
Câu 4. 乞化度春秋
乞化 khất hóa: xin ăn, hóa duyên. 乞 khất: xin. Như: khất thực 乞食 xin ăn. 化 hóa: cầu xin. Như hóa duyên 化緣 nghĩa là lấy lời đạo nghĩa khiến cho người sinh lòng từ thiện mà giúp cho. (zdic: 乞化. 1.行乞。 2.化缘。)
度 độ: vượt qua, trải qua.
春秋 xuân thu: mùa xuân và mùa thu, phiếm chỉ thời gian.
Nghĩa cả câu: Đi xin ăn để sống qua ngày. Khất thực để độ đời qua năm tháng.

Hai câu đầu bài này cũng như bài kệ của Bố Đại, đều mô tả đời sống khất thực tự do, tùy duyên, vô trú. Hai câu sau thì có khác biệt lớn. Bài thơ của Bố Đại khắc họa hình ảnh một thiền sư đạt đạo, ung dung tự tại, mắt xanh nhìn đời, tùy duyên đây đó như mấy trời vô câu vô thúc. Bài kệ này là lời dặn dò với một thiền sinh: Muốn thấu suốt lẽ sinh tử, hãy ôm bình bát vào đời. Chỉ khi đối mặt với đủ hỉ nộ ái ố, mới mài giũa được tham sân si, chứng nghiệm lời Phật dạy về khổ và con đường diệt khổ.
Đây chính là con đường "tập học" mà sư Minh Tuệ thường đề cập. "Nếu ẩn tu một mình, có ai đụng chạm gì đến mình đâu, thế thì làm sao biết mình có tham sân si hay không" (nhớ đại ý).

2/4/25

Hàn dạ ngâm

 

寒夜吟 
寒極不能眠,起改新詩句。
奴添,奴身吟久。
席去匆,卻把奴兒
高伯适

Âm

Hàn cực bất năng miên, Khởi cải tân thi cú.

Chúc tận hoán nô thiêm, Nô ngoạ thân ngâm cửu.

Xuyết tịch khứ thông thông, Khước bả nô nhi phú.

.

-          寒極 hàn cực: lạnh hết sức. 不能眠 bất năng miên: không thể ngủ.

-          起改 khởi cải: dậy sửa đổi. 新詩句 tân thi cú: câu thơ mới làm.

-          燭盡 chúc tận: đèn đuốc hết dầu. 唤奴添 hô nô thiêm: gọi đầy tớ lấy thêm.

-          奴臥 nô ngọa: đứa ở nằm. 身吟久 thân ngâm cửu: người rên mãi.

-          敠席 xuyết tịch: nhấc chiếu lên. 去匆匆 khứ thông thông: đi vội vàng.

-          卻把 khước bả: lại đem cho. khước, phó từ: lại. bả: cấp cho, đem cho. 奴兒覆 nô nhi phú: đứa ở đắp. phú: che trùm, đắp.

Bài này từng được đưa vào giảng dạy trong chương trình trung học VN

Giản thể

寒极不能眠,起改新句。
奴添,奴臥身吟久。
敠蓆去匆匆,却把奴儿复

Nghĩa

Rét quá không thể ngủ được, Ngồi dậy sửa lại mấy câu thơ mới làm.

Đèn hết dầu gọi đứa ở lấy thêm, Đứa ở nằm rên rỉ hoài.

Vội vàng đi lấy chiếc chiếu, Đắp lên mình đứa nhỏ.

Tạm dịch

Rét quá ngủ không yên,

Dậy sửa thơ vừa viết.

Cạn dầu kêu tớ thêm,

Tớ nằm rên rỉ miết.

Vội vàng chạy tới xem,

Đắp cho nó chiếc chiếu.